Mặt lưng smartphone – Từ cao cấp đến tầm trung

torune

Film critic
Smartphone hiện tại hẳn là một sản phẩm mà ai cũng có thể dùng để khơi gợi nhiều đề tài xoay quanh nó để nói. Smartphone khắp hiện ở khắp mọi hang cùng, ngỏ hẻm, phủ sóng toàn bộ phân khúc người tiêu dùng từ bình dân đến cao cấp. Bên cạnh những thứ như cấu hình, màn hình, tính năng, camera trước lẫn sau… thì mặt lưng smartphone gần đây đã trở thành một tiêu chí mới mà người dùng cần đến để chọn mua sản phẩm cho riêng mình.

oppo-mat-lung-01.JPG

Đã qua cái thời di động đua nhau hiện lên với những thiết kế độc dị, không hãng nào giống hãng nào. Bước qua những năm sau 2010, các thiết bị di động bắt đầu được thông minh hóa, dần dà bị đóng khung bởi một ngoại hình nhất định mà nhìn thoáng qua khó biết được hãng nào. Cũng đúng thôi bởi lúc ấy, công nghệ hiển thị và phần cứng trên di động chưa chin mùi, phải chăng, nếu muốn cạnh tranh, các nhà sản xuất cần đẩy mạnh hơn ở cấu hình, tính năng và cả giá trị thương hiệu của họ nữa.

Có gì ‘hot’ ở mặt lưng smartphone?

oppo-mat-lung-02.jpg

Cuộc chơi giờ đây đã thay đổi. Ai cũng có thể làm smartphone, cơn sốt di động đến từ các hãng Trung Quốc tràn vào Việt Nam chưa bao giờ mạnh mẽ như thế. Và vì các smartphone đều na ná trước sau, các hãng cần tận dụng không gian sẵn có trên thân máy để làm mới chính mình. Mặt trước thì có màn hình. Gác mặt trước ra một bên, mặt sau của smartphone hiện nay cũng đa dạng không kém.

Có thể nói, khi mà các smartphone gần như bị đóng khung ở một khuôn mẫu hình viên gạch, mỏng, kích cỡ trong khoảng 5-6 inch, mặt trước dành phấn lớn diện tích để tương tác và hiển thị… thì mặt sau trở thành không gian mở, một trang giấy trắng để các nhà sản xuất có thể ‘múa may’ những đặc sắc tùy hứng của họ.

Mặt lưng nhựa, kim loại và kính!

oppo-mat-lung-03.jpg

Từ những ngày đầu, chất liệu nhựa đã được chọn để làm khung máy lẫn nắp lưng. Ưu điểm của vật liệu này này nhẹ, dẻo, linh hoạt. Nhưng, dùng lâu dễ bị biến dạng, méo mó và nhanh cũ.

Tiếp đến là kim loại – vật liệu ưa thích của những tên tuổi hàng đầu như Apple (iPhone), HTC và Samsung (Galaxy). Trong nhiều năm liền, những hãng lớn đều tung ra các mẫu flagship với mặt lưng kim loại (gồm cả những thiết kế nguyên khối). Máy có bề mặt kim loại cầm rất sướng tay, mát; đồng thời cải thiện quá trình tản nhiệt. Điểm trừ là khung / vỏ kim loại làm ảnh hướng đến phần nào chất lượng kết nối Wi-Fi và sóng di động.

Vật liệu phổ biến thứ ba là kính. Nặng hơn kim loại một chút nhưng một mặt lưng kính làm thiết bị toát lên ngay vẻ sang trọng. Thêm nữa, mặt kính rất dễ vệ sinh, lau chùi. Máy có mặt lưng kính cầm chắc tay nhưng đáng tiếc là lỡ có va đập mạnh thì chi phí sửa chữa khá tốn kém.

Cuộc đua thiết kế mặt lưng tràn xuống phân khúc tầm trung

oppo-mat-lung-04.jpg

Ngưỡng tưởng cuộc chạy đưa lưng ai đẹp hơn chỉ có trên các flagship (cao cấp). Ở hiện tại, mặt lưng của các smartphone cũng màu mè và đa dạng không kém, nếu không muốn nói là hơn.

Như đã chia sẻ nhiều lần, vì phân khúc tầm trung hiện nay rất chật chội và gay gắt nên các nhà sản xuất đang cố gắng làm sao cho thiết kế của họ ấn tượng nhất có thể, dù chỉ qua cái nhìn đầu tiên. Kết hợp với công nghệ di động đang dần bão hòa ở khía cạnh phần cứng, tiêu chí ngoại hình bất ngờ lên ngôi.

Thị trường cũng một phần ‘thêm lửa’ vào cuộc chạy đua thiết kế mặt lưng của các hãng. Nên nhớ là phân khúc tầm trung đang có không chỉ nhiều, mà rất nhiều mẫu mã di động. Thành ra, mặt lưng đa dạng lại càng thỏa mãn được thị hiếu người tiêu dùng: người thích nhựa, người thích kim loại, người thích tối gian, người thích màu mè…

Mặt lưng OPPO F9 chuyển màu gradient độc đáo

OPPO F9 là một ví dụ cho sự bất chấp, làm mọi cách để gây ấn tượng với người dùng ở… cái lưng. Ở những tiêu chí khác, khen chê gì không biết. Nhưng với cái lưng của OPPO F9, xác định hãng đã cho ra một thiết kế lạ lẫm và thú vị mỗi khi tương tác với máy.

oppo-mat-lung-05.JPG

Trở lại những bài review trước, hẳn bạn đọc đã có dịp trên tay OPPO F9trải nghiệm màn hình tràn cảm hứng thác nước, lần này, chúng ta có cơ hội nói nhiều hơn về tấm lưng của chiếc smartphone.

Thoạt tiên, mặt lưng OPPO F9 phản chiếu ánh sáng mạnh nên dễ gây hiểu nhầm chất liệu là từ kính. Nhưng khi cầm máy lên mới biết hóa ra lưng máy làm bằng nhựa. Ngoại hình như kinh mà bản chất là nhựa nên mặt lưng dung hòa được điểm mạnh lẫn yếu của hai vật liệu nhựa và kính.

oppo-mat-lung-06.JPG

Tiếp đến là hoa văn cánh hoa. Thêm một điểm cho sự độc dáo. Kết hợp với nước sơn chuyển màu thì xác định, không hãng nào giống được Oppo ở khoản này. Lưng máy chuyển màu theo kiểu gradient. Màu sắc không chuyển đột ngột mà có một dải màu giao thoa nhẹ nhàng nằm ở giữa, cho cảm giác dịu nhẹ, dễ nhìn – vốn dĩ là ưu điểm của cách đổ màu gradient.

Ở những góc nhìn khác nhau, màu lưng máy cũng biến đối đa dạng linh hoạt, lúc thì thuần một màu chủ đạo ở phía trên, lúc thì thuần màu ở phía dưới, lúc thì họa tiết hiện ra, lúc thì ẩn lại...

Tiêu chí mặt lưng tiếp tục lên ngôi ở tầm trung

Song song với những tính năng mới không ngừng được phát triển, trong tương lai mặt lưng di động sẽ sớm trở thành một trong những tiêu chí quan trọng, thậm chí sống còn, để các hãng hơn thua nhau trên phân khúc tầm trung. Phần cứng của máy thì nhà sản xuất nào cũng làm được nên đánh chính xác vào thị hiếu và tâm lý của người tiêu dùng sẽ giúp họ chiếm ưu thế hơn trước đối thủ.

Bài bởi ekip HDVietnam
 

The drifter

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Ý tưởng hay đó, trước giờ đt đánh giá từ mặt trước, các cạnh bên, góc bo, khả năng chụp ảnh nhưng ít hãng chú ý mặt lưng. Trong khi nếu mặt lưng tạo được sức hấp dẫn thì khi cầm đt nghe - gọi hay nhắn tin cũng làm rạng mặt cho chủ sở hữu ko ít.
 

culacvang

Well-Known Member
nhưng mặt lưng nhựa nhìn cảm giác rẻ tiền lắm, h chỉ có kim loại và kính là sang thôi
có cái mặt gốm thì ko biết :D
 
Bên trên