Mỗi Ngày Một Bài Karaoke

vuboy007

Active Member
Bài viết: NHỮNG NHẠC SĨ TIÊN PHONG CỦA DÒNG NHẠC BOLÉRO VIỆT NAM
Tác giả: Kiva (Một khán giả yêu Nhạc Vàng)

Như chúng ta đã biết, sau 30 tháng 4 - 1975, chính quyền mới đã gộp tất cả các bản nhạc thời VNCH gọi chung là “Nhạc Vàng”.

Nhìn tổng quát, nhạc trước 75 có nhiều thể loại:
1. Nhạc trữ tình mang nhiều âm hưởng của nhạc Tây phương, bàng bạc nét lãng mạn của nhạc tiền chiến (nhạc của Phạm Duy, Phạm Đình Chương, Hoàng Trọng, Văn Phụng, Cung Tiến…) - Ca sĩ thống lĩnh dòng nhạc nầy là cô Thái Thanh và Anh Ngọc.

2. Nhạc thính phòng, êm dịu, nhẹ nhàng, phiêu lãng (nhạc của Từ Công Phụng, Vũ Thành An, Ngô Thụy Miên…) là loại nhạc sở trường của ca sĩ Lệ Thu, Tuấn Ngọc…

3. Nhạc Trịnh Công Sơn chất chứa một chút triết lý, một chút phản chiến, rất được ưa chuộng với giọng ca cô Khánh Ly.

4. Nhạc thời trang là loại nhạc đại chúng (pop music) là thể loại thông dụng nhất trong giai đoạn nầy, nó xoay quanh một số chủ đề:
- Nhạc quê hương (nhạc của Hoàng Thi Thơ, Duy Khánh, Thanh Sơn, Phạm Thế Mỹ…)
- Nhạc tình (nhạc của Lam Phương, Hoài Linh, Anh Bằng, Lê Dinh…)
- Nhạc lính (nhạc Trần Thiện Thanh, Minh Kỳ, Trúc Phương…)

Chỉ là cách chia tương đối vì mỗi nhạc sĩ có khi họ viết nhiều thể loại. Mỗi một thể loại, các nhạc sĩ viết bằng nhiều giai điệu khác nhau. Ví dụ, với nhạc thời trang, các giai điệu thường được dùng là: Slow Rock, Habanera, Boléro, Rumba Boléro… nhưng mà nhiều nhất là Boléro.

Ngoài ra, còn nhiều thể loại khác nữa, không kể ra hết được. Tôi chỉ xin thu hẹp đề tài vào nhạc Boléro để nhìn rõ hơn về dòng nhạc hiện được đại chúng ưa chuộng nhất, và cũng xin gói gọn trong thời kỳ khởi đầu của dòng nhạc Boléro ở Việt Nam để tìm hiểu những nhạc sĩ tiên phong, có công khai phá dòng nhạc Boléro Việt Nam (1954 - 1965).

Boléro là loại nhạc khiêu vũ do một vũ sư người Tây Ban Nha tên Sebastian Cerezo sáng tạo ra vào năm 1780. Dần dần điệu nhạc nầy thịnh hành ở các nước châu Âu như Anh, Pháp… Chính người Pháp đã mang điệu Boléro sang Cuba khoảng năm 1800 và trở thành điệu nhảy đường phố phổ biến ở Cuba và các xứ Nam Mỹ.

Khoảng thập niên 50, điệu Boléro bắt đầu du nhập vào Việt Nam. Boléro từ đầu là một giai điệu như những giai điệu khác: Rumba, Chachacha, Valse… về sau đã trở thành một dòng nhạc đại chúng khi vào Việt Nam: Dòng nhạc Boléro Việt Nam.

Chưa có tài liệu thật chính xác, nhưng theo một số người nghe nhạc thì bài Boléro Việt Nam đầu tiên là bài Duyên Quê của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ sáng tác năm 1955 (Em gái vườn quê, cuộc đời trong trắng…) Năm 1956, có bài Dựng Một Mùa Hoa của Hoài An và Phó Quốc Thăng (Chào bình minh hoa ban mai lả lơi…) Dẫu sao, từ giữa thập niên 50 đã manh nha thể loại Boléro ở Việt Nam. Đến đầu thập niên 60, các nhạc sĩ đồng loạt cho ra đời rất nhiều bài Boléro được người nghe đón nhận rất nồng nhiệt, nhiều bài còn được yêu thích đến tận bây giờ, không hề xưa cũ. Thế hệ nhạc sĩ tiên phong khai phá dòng nhạc Boléro Việt Nam là những tài danh mà tên tuổi còn được ngưỡng mộ không phai mờ.

Một số bài Boléro điển hình được sáng tác trong khoảng thời gian từ "giữa thập niên 50" đến "giữa thập niên 60":

Hoàng Thi Thơ:
- Trăng rụng xuống cầu (1956)
- Đường xưa lối cũ
- Ai nhớ chăng ai (1958)

Lam Phương:
- Chuyến đò vĩ tuyến (1956)
- Nắng đẹp miền Nam (1957)
- Chiều hành quân (1958)

Trúc Phương:
- Tình thắm duyên quê (1957)
- Chiều làng em (1958)
- Đò chiều (1959)
- Chiều cuối tuần (1959)
- Nửa đêm ngoài phố (1960)
- Tàu đêm năm cũ (1961-1962)
- Ai cho tôi tình yêu (1963)

Mạnh Phát:
- Bến nước tình quê (Hợp soạn với Lê Mộng Bảo)
- Hoa nở về đêm (1962)
- Đêm không trăng sao (1963)
- Vọng gác đêm sương (1963)

Châu Kỳ:
- Sao chưa thấy hồi âm (1965)
- Hồi âm (1965)
- Cánh nhạn hồi âm

Duy Khánh:
- Biết trả lời sau (1965)
- Tình ca quê hương

Minh Kỳ:
- Chỉ có một người
- Chuyến tàu hoàng hôn (Hợp soạn với Hoài Linh, 1962)

Hoài Linh:
- Sầu tím thiệp hồng (Viết chung với Minh Kỳ, 1965)
- Biệt kinh kỳ (Hợp soạn với Minh Kỳ)
- Giọt lệ vu quy (Với Tuấn Khanh, 1965)
- Nhịp cầu tri âm
- Buồn vào đêm (Viết với Thanh Sơn)

Anh Bằng:
- Lẻ bóng (1962)
- Đôi bóng (1963)
- Nửa đêm biên giới (1963)
- Đêm không ngủ (1964)
- Truyện tình Lan và Điệp (1964-1965)
- Truyện tình Trương Chi - Mỵ Nương (1965)
- Sầu lẻ bóng (1965)

Lê Dinh:
- Ngày ấy quen nhau (1959)
- Tấm ảnh ngày xưa (1961)
- Ga chiều (1962)
- Hạnh phúc đầu Xuân (Hợp soạn với Minh Kỳ)

Hoài An:
- Tình lúa duyên trăng (Lời: Hồ Đình Phương)
- Kỷ niệm nào buồn (1964)
- Tâm sự ngày Xuân (1965)

Y Vân:
- Đôi mái chèo trăng
- Cánh hoa thời loạn
- Những bước chân âm thầm

Phạm Thế Mỹ:
- Bến duyên lành
- Nắng lên xóm nghèo
- Đan áo mùa Xuân
- Những ngày xưa thân ái
- Trăng tàn trên hè phố

Anh Việt Thu:
- Hai vì sao lạc
- Như giọt Xuân rơi

Dzũng Chinh:
- Những đồi hoa sim (1964)
- Tha La xóm Đạo

Phạm Mạnh Cương:
- Loài hoa không vỡ

Lê Trực:
- Tiếng còi trong sương đêm

Tuấn Khanh:
- Quán nửa khuya (1959, hợp soạn với Hoài Linh)

Và rất nhiều bài Boléro khác được ra đời trong thời gian nầy. Nếu hiện nay là thời kỳ “bùng nổ hát nhạc Boléro” thì thập niên 60 có thể gọi là thời kỳ “bùng nổ sáng tác nhạc Boléro”. Số bài Boléro ra đời trong khoảng thời gian đầu (1954-1960) còn khiêm nhường, sang đầu thập niên 60 các nhạc sĩ hăng say sáng tác các bản nhạc theo thể điệu Boléro vì nó được quần chúng đón nhận nồng nhiệt (hợp với tâm tình tác giả và giọng ca lúc bấy giờ).

Năm 1960, thanh niên nam nữ Saigon điên đảo vì một bản Boléro ngoại quốc: “It’s Now or Never” do nam danh ca Elvis Presley trình diễn.

Sang năm 1961, lại thêm một phen “bấn loạn” vì bản “Histoire d’un amour” do nữ ca sĩ người Pháp Dalida truyền cảm hứng. Đây là hai bản nhạc Boléro thời thượng mà giới trẻ miền Nam đã thuộc nằm lòng, như thêm hương vị cho lòng yêu thích Boléro của khán giả Việt Nam.

Dân miền Nam trước 75 chưa đến 20 triệu người, số lượng nhạc sĩ ít hơn bây giờ rất nhiều. Thế mà chỉ vỏn vẹn 20 năm (1954-1975) các nhạc sĩ VNCH đã sáng tác hàng chục ngàn bản nhạc mà thể loại Boléro là chủ đạo. Ngày nay, trào lưu hát nhạc Boléro đã sáng tác từ nửa thế kỷ trước. Nó vẫn còn hợp thời, quá hợp thời, ý tình như nói thay cho lòng người hiện tại. Lịch sử đã có sự sắp xếp rất thuận lý và lý thú: Bùng nổ đặt nhạc Boléro đi trước, bùng nổ hát nhạc Boléro theo sau. Có những người vừa hát vừa cám ơn các nhạc sĩ trước kia đặt nhạc hay quá. Cám ơn! Cám ơn! Thật thán phục các nhạc sĩ ngày trước không chỉ ở nét nhạc mà còn ở lời ca.

Về nét nhạc thì từ âm giai thất cung (Do Re Mi Fa Sol La Si) của Tây Phương, thường thấy trong các bản nhạc tiền chiến, các nhạc sĩ dòng nhạc Boléro Việt Nam có khuynh hướng nghiêng về giai điệu ngũ cung (Hò Xự Xang Xê Cống) mang âm hưởng Dân ca, có một chút gì đó hơi hao hao với điệu lý, câu hò miền Nam:

“Mây trắng bay qua khi trăng dần lan
Muôn câu hò nhịp nhàng khắp thôn trang
Đoàn người say sưa vui tiếng hát vang
Lúa dâng sữa ngọt đậm tình ta với nàng…”

(Trăng Về Thôn Dã của Hoài An & Huyền Linh)

Boléro từ Nam Mỹ khi du nhập vào Việt Nam thì nhịp điệu chậm hẳn lại để thích hợp với tính cách (tâm hồn, cách hát) của người Việt Nam. Boléro ở Cuba viết theo nhịp 3/4, sang Việt Nam các nhạc sĩ đã chuyển thành nhịp 4/4, và rồi nhạc Boléro Việt Nam đã khác rất nhiều so với Boléro nguyên thủy.

Nhưng nét đặc biệt nhất của Boléro Việt Nam là phần lời ca. Lời rất đời, nghe tới đâu hiểu tới đó, nghe tới đâu thấm tới đó. Nó nói lên tâm sự của từng người, nói lên hoàn cảnh đất nước bi đát vì chiến tranh, nói luôn hoàn cảnh nghiệt ngã của tầng lớp thanh niên phải đối diện với chia ly, mất mát, chịu đựng. Nó trở thành dòng nhạc lớn của Việt Nam vì nó rất Việt Nam.

Ngày ấy ở miền Nam, giữa trưa trời nắng gắt, bác nông phu trên đồng cạn, dưới đồng sâu, làm sao có thể hát một câu nhạc cổ điển Tây Phương cho trâu đi bừa? Nhưng bác rất dễ dàng buông ra vài câu Boléro mùi mẫn:

“Đây xóm nghèo quê tôi khi nắng lên
Hương lúa ngọt tình quê thêm trìu mến…”

(Nắng Lên Xóm Nghèo của Phạm Thế Mỹ)

Còn nữa, ngày anh lên đường ra tiền tuyến, đôi tình nhân bịn rịn chia tay, xót thương cho đời nhau, còn gì ray rứt hơn:

“Xe lăn êm êm lúc ga chiều sắp lên đèn
Mưa thu bay bay vắt ngang trời ướt vai mềm
Hoàng hôn dần xuống
Người trai vì nước đi xây tình quê hương…”

(Chuyến Tàu Hoàng Hôn của Minh Kỳ & Hoài Linh)

Bất cứ lúc nào, nơi nào (ngay cả trong tiệc cưới, bên bàn nhậu…) người Việt Nam vẫn thường hát nhạc Boléro. Âm nhạc Việt Nam buồn vì lịch sử Việt Nam buồn: Do chiến tranh, và bị đô hộ của ngoại bang. Nếu chê bai nhạc Boléro tầm thường, lời lẽ không tinh tế, sâu sắc, là nhạc sến thì tội nghiệp cho dân Việt Nam. Họ có đòi hỏi gì cao siêu đâu, họ rất bình dị. Nhưng hoàn cảnh đất nước không may, đời sống họ vấp phải nhiều khốn khó. Họ cần đến âm nhạc để được xoa dịu, vỗ về, họ cần đến Boléro để bày tỏ nỗi niềm tâm sự.

Giờ đây, sau 40 năm bị “bức tử” (kể từ năm 1975), dân Việt Nam mới đòi lại được quyền hát Boléro và làm cho nó hồi sinh dù chưa hoàn toàn, có những bản nhạc lính vẫn còn bị cấm. Nhìn giới trẻ thi nhau hát Boléro (rất khó khăn, hạn chế về chọn bài, lời ca) trong các cuộc thi được tổ chức liên tục trong nước mới thấy rõ bản chất mộc mạc, hồn nhiên trong tâm hồn người Việt Nam: Có sao nói vậy. Trong trường hợp nầy, tôi suy nghĩ hoài câu “Nghệ thuật vị nhân sinh”. Nghệ thuật đã luôn ở bên cạnh để nâng đỡ tinh thần, là niềm an ủi rất lớn giúp dân Việt Nam vượt qua bao gian khổ trong chiến tranh trước 75 và đối diện với những bất cập trong hiện tại. Nghệ thuật cao quý như vậy sao gọi là sến? Các nhạc sĩ tiên phong khai phá dòng nhạc Boléro Việt Nam có cảm thấy nao lòng hay không?!
Một bài viết rất hay và đầy đủ về nhạc Boléro vậy mà lúc trước thằng ku NS Quốc Trung gì đó lên chê bai này nọ (nói nghe nhạc Boléro làm thanh niên hết sức sống, ca từ bình dân...)
http://news.zing.vn/quoc-trung-thanh-nien-ma-nghe-nhac-sen-la-bat-thuong-post351591.html
đọc mà mình thấy bức xúc và bị anh em ném đá quá trời, mình làm về nghệ thuật thì một tác phẩm dù ra đời bao lâu mà lúc nào công chúng cũng thích và đón nhận là một thành công lớn..trong khi ku NS Quốc Trung này làm nghệ thuật sáng tác nhạc mà mình không biết sáng tác bài gì cho ra hồn và ai nghe hay là sáng tác mình khứa nghe và hát mà bày đặt lên dạy đời thiên hạ..sáng đọc bài NHỮNG NHẠC SỸ TIÊN PHONG DÒNG NHẠC BOLÉRO hay quá nên búc xúc khứá NS Quốc Trung nên giải tỏa stress chút..hehe..
Chúc mọi người luôn vui và càng đam mê dòng nhạc Boléro.!
 
Chỉnh sửa lần cuối:

thehien_Am

Well-Known Member
Một bài viết rất hay và đầy đủ về nhạc Boléro vậy mà lúc trước thằng ku NS Quốc Trung gì đó lên chê bai này nọ (nói nghe nhạc Boléro làm thanh niên hết sức sống, ca từ bình dân...)
http://news.zing.vn/quoc-trung-thanh-nien-ma-nghe-nhac-sen-la-bat-thuong-post351591.html
đọc mà mình thấy bức xúc và bị anh em ném đá quá trời, mình làm về nghệ thuật thì một tác phẩm dù ra đời bao lâu mà lúc nào công chúng cũng thích và đón nhận là một thành công lớn..trong khi ku NS Quốc Trung này làm nghệ thuật sáng tác nhạc mà mình không biết sáng tác bài gì cho ra hồn và ai nghe hay là sáng tác mình khứa nghe và hát mà bày đặt lên dạy đời thiên hạ..sáng đọc bài NHỮNG NHẠC SỸ TIÊN PHONG DÒNG NHẠC BOLÉRO hay quá nên búc xúc khứá NS Quốc Trung nên giải tỏa stress chút..hehe..
Chúc mọi người luôn vui và càng đam mê dòng nhạc Boléro.!

- thằng Ns Quốc Trung là một thằng "đầu bó, óc chó, não lợn"
- còn nhạc Sến là nhạc gì đéo hiểu, có cái diễn đàn nào đó dùng từ "nhạc sến" nghe nó ngu như con lợn. Thể loại nhạc cách thường gọi là "nhạc vàng" hoặc "nhạc xưa pre75" chẳng qua thời buổi văn minh sung sướng nghe thêm ba cái nhạc cà giật trẻ trâu trình độ thấp kém nên tụi nó nghe tới dòng nhạc Vàng nó nghe không nỗi, nó muốn phải đập vô đầu giới trẻ những loại thị trường rẻ rúng để rồi khi chúng nó nghe tới nhạc Vàng thì cho là Sến không hợp thời đại, đúng là một lũ ngu, chết hết đi.....
- Còn nhạc mà kêu là "nhạc BOlERO" ngày xưa thì không nói, nhưng ngày nay "BOLERO" có 2 loại, loại chính thống dành cho những tâm hồn thanh cao, hát nghiêm túc, tôn trọng tuyệt đối hòa âm sáng tác của tác giả. Còn loại thứ 2 đó là "BOLERO BƯNG BÔ" đó là cái loại của đài truyền hình VĨNH LONG, cái loại của một cái phòng trà mượn danh "TIẾNG HÁT ĐỂ ĐỜI" để loi đầu mấy thằng hát tốt không biết chọn một đường nét riêng cho mình mà lại đi bắt chước chất giọng của những ca sĩ lớp đầu tiên.
*** Ông trời sinh con người giống nhau cái thứ gì nhưng có 3 cái là khác nhau: 1 là đường vân tay, 2 là ADN và 3 là chất giọng.
==> Muốn để đời thì nên chọn và biết thể hiện cái riêng của mình để tạo bản quyền chứ không phải bản crack, còn cái thứ bắt chước đó vô tình lại là cái ngu nhất trên đời. HẾT
 

dolongbinh1122

Well-Known Member
Bác phải cho anh em biết mất cái gì để anh em còn giúp chớ? :eek:


Đâu có mất gì đâu bác nhân ơi chỉ mất 1 ít nhị sen thôi à, bác có bài này không bác cho em xin nhé, cám ơn bác nhiều......... đi làm karaoke lưu động mà khách yêu cầu không có ạ.........

sẵn đây thú vui trồng cây của bác sao rồi, sở thích của em cũng như bác vậy đó ,em có ba cái đam mê điện tử trồng cây và năng lượng mặt trời, bác nên đầu tư một vài tấm năng lượng mặt trời để tưới cây đi cho đỡ tốn tiền điện.......
 

Vutunglam

Member
Bác nào cho em xin karaoke của 2 bài dưới này với. Cảm ơn nhiều

1. LK Trăng tàn trên hè phố, Những ngày xưa thân ái _ Đặng Thế Luân , Băng Tâm
2. Chuyến đi về sáng - Chế Linh - Thanh Tuyền
 

lequynhan

Well-Known Member
Đâu có mất gì đâu bác nhân ơi chỉ mất 1 ít nhị sen thôi à, bác có bài này không bác cho em xin nhé, cám ơn bác nhiều......... đi làm karaoke lưu động mà khách yêu cầu không có ạ.........

sẵn đây thú vui trồng cây của bác sao rồi, sở thích của em cũng như bác vậy đó ,em có ba cái đam mê điện tử trồng cây và năng lượng mặt trời, bác nên đầu tư một vài tấm năng lượng mặt trời để tưới cây đi cho đỡ tốn tiền điện.......

:p Cảm ơn bác đã hỏi thăm và động viên!

Em ít tiền nên thích kiểu tay chân, công nghệ quá thì tốn kém lắm bác ạ. Có khi tiền điện lại chả đáng bao :D
 

dolongbinh1122

Well-Known Member
Vang Trang Buon .huy Thai.mkv_snapshot_00.29_[2017.06.21_11.19.15].jpg
:p Cảm ơn bác đã hỏi thăm và động viên!

:D

Bác đừng nghỉ vậy mình dầu tư vô phải có cái lợi ạ, Em ít tiền nên thích kiểu tay chân, chận mình làm việc khac bác ạ, công nghệ quá thì tốn kém lắm bác ạ. tốn kiếm thì có khi mất điện mình cũng có cái sài, Có khi tiền điện lại chả đáng bao đúng vậy.....


Vang Trang Buon .huy Thai.mkv

https://www.fshare.vn/file/TWSZDJDYFYA7
 

Donnie Yen

Active Member
- Dòng nhạc trữ tình , quê hương bắt nguồn từ những năm giữa thập niên 50 mà còn tồn tại đến bây giờ và sau này mãi mãi , đủ thấy giá trị , sự quyến rũ của nó đối với cong người Việt Nam , văn hóa dân tộc . Sau này nó bị biến tấu bởi ĐVH , LQ... hoặc nghèo nàn sến sẩm NQL , VD , GT... tệ hơn nữa là nhạc remix . Nhạc sĩ QT có cách nhìn phiến diện và những nhận xét quá chủ quan và hợm hĩnh .
Hoàn toàn ủng hộ bài viết của anh Hiền , tuy nhiên anh gọi nhạc sĩ Quốc Trung là thằng thì hơi quá , anh nhỉ !
- Giọng ca để đời : những người hát trong đó chắc phải mix từng chữ , từng câu mới được như vậy . Ai đã từng hát live , có thể hát karaoke ở nhà không ai có thể hát mượt mà , chỉnh chu được như thế kể cả ca sĩ , vậy mà nhiều người vẫn tung hô vạn tuế rồi so sánh với các ca sĩ xưa , cực hài ...
 
Bác nào có bài Giã biệt Sài Gòn - Trường Vũ beat như bài này thì cho e xin với ạ. Em tìm mãi mà không có beat này :(
 

chithanh22

Well-Known Member
em vẫn tìm bài này,bác nào share cho em với
Hà Nội tình yêu tôi
http://www.nhaccuatui.com/bai-hat/ha-noi-tinh-yeu-toi-xuan-hao.5GHu1TIXBLRI.html
Anh sẽ tốt mà - Phạm Hồng Phước
Giai Điệu Tình Yêu - Thùy Chi
Mua thu tình yêu - hoàng hải
mưa nhạt nhòa - vy oanh
Con Tim Dại Khờ - Lệ Quyên
Vợ Chồng Quê - Thiên Tôn, Ngọc Hạ
co tich tinh yeu - minh vương
Biệt Khúc Ngàn Thu - Đinh Ứng Phi Trường, Vũ Duy Khánh
 

TiTa0108

Well-Known Member
Có Bác nào tàng trữ Điệu Ví Dặm Là Em - Anh Thơ cho Em xin với. của Mận và Nga thì Em có rồi. Thanks các Bác!
 
Bên trên