Mỹ lo mạng 5G của Trung Quốc 'chia rẽ thế giới'

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Người đứng đầu FCC cho rằng việc tạo ra 5G kết hợp chính sách kiểm duyệt gắt gao của Trung Quốc có thể gây tác động tiêu cực đến Internet.

"Chúng tôi không muốn Internet bị Balkan hóa", Chủ tịch Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) Ajit Pai phát biểu tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại (CFR) ở New York (Mỹ) hôm 5/11. "Sự nổi bật của Trung Quốc trong công nghệ không dây 5G thế hệ mới không chỉ đe dọa đến an ninh Mỹ, mà còn có thể dẫn đến sự chia rẽ mạng Internet hết sức nguy hiểm".

874ee132-0002-11ea-ab68-c2fa11-5837-4526-1573009108.png

Chủ tịch FCC Ajit Pai. Ảnh: Bloomberg

Ông Pai nhắc đến vấn đề Balkan hóa (Balkanised) - một từ địa chính trị để chỉ quá trình chia cắt một vùng hay một nước thành những vùng hay nước nhỏ hơn thường thù nghịch hay không hợp tác với nhau. Theo SCMP, ý của chủ tịch FCC là rất rõ ràng, trong đó lo ngại Mỹ - Trung sẽ tiếp tục đối đầu về công nghệ di động trong tương lai.

Thực tế, bài phát biểu của ông Pai cũng lộ rõ sự lo lắng này. "Bạn không cần phải tìm ra bằng chứng cho thấy chính quyền Trung Quốc sẽ sử dụng sức ảnh hưởng ngày càng tăng của mình trong thương mại toàn cầu để thúc đẩy lợi ích của chính mình", ông Pai nói. "Tôi lo kết quả cuối cùng (những tiến bộ về công nghệ của Trung Quốc) về cơ bản sẽ tạo ra thế đối lập, với một phiên bản tự do và bản còn lại được xây dựng bởi chính quyền Trung Quốc bị kiểm duyệt nặng nề. Điều đó thực sự không may mắn cho người dùng".

Cùng với đó, Pai ám chỉ sự xuất hiện của các công ty công nghệ Trung Quốc dưới danh nghĩa "lực lượng toàn cầu", đặc biệt là sự trỗi dậy mạnh mẽ của Huawei - gã khổng lồ viễn thông của đất nước tỷ dân, là nhà cung cấp thiết bị 5G lớn nhất thế giới.

Từ lâu, chính quyền Tổng thống Donald Trump coi các sản phẩm của Huawei là "mối đe dọa an ninh quốc gia", đồng thời liệt vào danh sách thực thể hồi tháng 5. Tuy nhiên, hãng nhiều lần phủ nhận cáo buộc, đồng thời vẫn tích cực hoạt động ở nhiều lĩnh vực, mà mới nhất là hỗ trợ ba nhà khai thác viễn thông China Mobile, China Telecom và China Unicom cùng bắt tay để cùng cung cấp mạng 5G lớn nhất trên thế giới.

Trước đó, trong một bài phát biểu trên WSJ, ông Pai cũng cho rằng việc cho phép các thiết bị viễn thông 5G Trung Quốc lắp đặt ở Mỹ có thể "mở ra cơ hội kiểm duyệt, giám sát, gián điệp và những hành động gây hại khác".

Ngoài ra, người đứng đầu FCC cũng tiết lộ việc dành riêng nguồn lực để triển khai 5G tại Mỹ và đảm bảo quốc gia này vẫn tiên phong trong công nghệ kết nối không dây thế hệ mới. Chúng vẫn ưu tiên sự an toàn, bảo mật và mang tới các tiện ích cho người dùng.

Theo Số Hóa​
 
Bên trên