Ngạc nhiên chưa: Fujifilm có thể là hãng camera lớn nhất thế giới, không phải Sony hay Canon

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Thật là một sự xoay chuyển kỳ lạ khi công ty từng cạnh tranh với Kodak trong lĩnh vực sản xuất phim nhưng sau đó kiếm được rất ít tiền từ việc kinh doanh máy ảnh và giờ lại trở thành nhà sản xuất máy ảnh lớn nhất thế giới.

589824_70849780813047_847680515342336


Tuy nhiên, trước khi ngạc nhiên về thành tích kỹ thuật của các hệ thống X và GFX, hãy suy nghĩ rằng chính những chiếc máy ảnh film giấy lấy liền Instax của Fujifilm mới là nguồn gốc thành công của công ty khi bán được hơn 50 triệu chiếc cho đến nay. Làm thế nào mà Fujfilm làm được điều đó cho đến thời điểm hiện tại?

Dù Fujifilm có thể được coi là một cái tên nổi tiếng của những người đam mê náy ảnh, với những sức mạnh vượt trội từ các hệ thống X và GFX, thế nhưng, di sản của công ty lại trải dài hơn thế nhiều. Công ty Nhật Bản đã bắt đầu sản xuất máy ảnh từ năm 1948 và đã sản xuất những mẫu Medium Format, 35mm, compact nhỏ gọn xuyên suốt lịch sử hình thành của mình.

Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh cốt lõi của họ luôn là film, vốn xuất phát từ năm 1934. Fujifilm đã trở thành nhà sản xuất film lớn nhất tại Nhật Bản trước khi soán ngôi Kodak trong cuộc chiến tranh giành thị phần toàn cầu. Fujifilm trở thành một liên doanh tự nhiên với Xerox về các giải pháp photocopy, với việc đa dạng hóa làm cho những hình ảnh điện tử cũng như vật liệu từ tính trở thành một lĩnh vực trọng tâm nghiên cứu và phát triển, bên cạnh một bước đi ngang sang lĩnh vực hình ảnh y tế.

Do đó, không có gì ngạc nhiên khi Fujifilm sản xuất máy ảnh số đầu cuối đầu tiên của mình dưới dạng Fujix DS-1P. Bước nhảy vọt về công nghệ này đã dẫn đến sự sụp đổ của các máy ảnh SLR của Fujifilm và dù hãng sản xuất máy ảnh compact với số lượng lớn nhưng lại không thể chuyển sang DSLR. Thay vào đó, công ty dựa vào mối quan hệ đối tác với Nikon và phát triển những thân máy ảnh của mình. Do đó, Fujifilm chưa bao giờ tự mình sản xuất 1 chiếc máy ảnh DSLR và chuyển thẳng sang những chiếc máy ảnh mirrorless với dòng X-series.

Tất cả những gì mà điều này che giấu chính là ngành kinh doanh film đã đạt đến đỉnh cao, giữ vững cho đến năm 2003, sau đó rơi xuống vực và đến năm 2009, nó mất 90% thị trường. Đối với Fujifilm và Kodak, vốn là những công ty có hoạt động kinh doanh phụ thuộc phần lớn vào nguồn doanh thu này, đó là một cú sốc có tính hệ thống.

Kiến trúc sư đứng sau sự thay đổi của Fujifilm chính là Chủ tịch kiêm CEO Shigetaka Komori, người đã triển khai VISION 75 nhằm tái cấu trúc công ty và tập trung đầu tư vào các lĩnh vực tăng trưởng tiềm năng mà họ có chuyên môn. Ngành y tế là một mục tiêu rõ ràng đã sử dụng chuyên môn về hình ảnh và hóa học công nghiệp nhằm hướng đến mục tiêu hình ảnh y tế và dược phẩm.

917504_70849780813046_847676220375040

Đã có sự thay đổi đáng kể. Bộ phận giải pháp hình ảnh vốn chiếm 54% doanh thu vào năm 2001 đã giảm xuống chỉ còn 13% trong năm 2021, trong khi lĩnh vực Chăm sóc sức khỏe hiện chiếm 38%. Sự khác biệt càng rõ ràng hơn khi nhìn vào thu nhập hoạt đông: lần lượt là 9,5% và 65%. Rõ ràng, tiền đang được đổ vào mảng chăm sóc sức khỏe.

Trục quay kỹ thuật số
Phương pháp tiếp cận của Fujifilm với máy ảnh số có ý nghĩa hơn trong bối cảnh này. Sự tập trung rõ ràng cho đến đầu những năm 2000 chính là film và dẫu họ có các công nghệ kỹ thuật số của riêng mình, thế nhưng, số tiền mà họ thu được thực tế đến từ việc bán máy ảnh compact và bridge. Về cơ bản, VISION 75 đã giết chết sản xuất film như một phân khúc kinh doanh chính, cùng với những chiếc DSLR S Pro sử dụng ruột Nikon, dù nó đã bỏ lại “con bò vắt sữa” máy ảnh compact.

Vậy Fujifilm nên phát triển một chiếc máy ảnh ống kính tháo rời như thế nào? Việc tạm dừng ôm ấp ý tưởng đó mà VISION 75 tạo ra đã giúp Olympus và Panasonic tiếp thị mirrorless vào năm 2009. Hai năm sau đó, thế giới đã biết đến tầm nhìn của Fujifilm về một lương lai kỹ thuật số phong cách hoài cổ X100.

786432_70849780813045_847671925407744

Điều này đã được đón nhận nồng nhiệt với những lời khen ngợi về sự kết hợp giữa ngoại hình cổ điển, chất lượng hình ảnh và kích thước (nhờ vào cảm biến APS-C nhỏ). Thật khó để biết liệu Fujifilm có cố gắng thử nghiệm điều gì đó mới hay không, hay liệu đã lên kế hoạch cho 1 chiếc máy ảnh hoán đổi ống kính nào không, hoặc APS-C có phải là một lựa chọn thiết kế chắc chắn hay không. Dù bằng cách nào, việc phát hành X-Pro1 vào năm 2012 (và cảm biến X-Trans) đã thay đổi thế giới máy ảnh, giúp cho Fujifilm trở lại con đường cũ.

5 năm sau, công ty lại gây ra bất ngờ cho các chuyên gia khi cho ra mắt chiếc máy ảnh mirrorless medium format thứ 2 – GFX-50S – với mức giá tương đối khiêm tốn dưới 10.000 USD. Quan điểm của Fujifilm: Full Frame là tồi tệ nhất trong cả 2 thế giới. Nếu muốn có chất lượng hình ảnh tuyệt vời trong một chiếc máy ảnh nhỏ gọn, hãy sử dụng dòng X-series APS-C. Nếu nghiêm túc về chất lượng hình ảnh, medium format GFX lại là câu trả lời phù hợp.

Rõ ràng, có một số lượng đáng kể nhiếp ảnh gia đồng ý với Fujifilm vì hồi năm 2019, Fujifilm đã xếp thứ 3 về doanh số bán máy ảnh mirrorless, xuất xưởng khoảng 500.000 chiếc. Rõ ràng, họ sẽ không sớm gây khó khăn với những cái tên như Sony hay Canon, nhưng đang bán chạy hơn cả Olympus lẫn Nikon.

Gã khổng lồ film
Tất cả những điều này đã che dấu đi “sự to lớn” của ngành phim và có 2 con số quan trọng cần làm nổi bật ở đây. Thứ nhất, trong số 13% doanh số từ Hình ảnh, 9% đến từ film (chủ yếu là Instax, các hệ thống ảnh lấy liền, và minilab) và chỉ 4% đến từ kỹ thuật số. Thứ 2, trước COVID-19, Fujifilm đã bán được 10 triệu chiếc máy ảnh Instax. Đúng vậy, năm 2019, Fujifilm đã bán được nhiều máy ảnh film lấy liền hơn toàn bộ ngành máy ảnh kỹ thuật số (không bao gồm smartphone).

786432_70849780813044_847667630440448

Cần nhớ rằng thành công của Instax không phải là ngay lập tức: Mini 10 xuất hiện vào năm 1998 và năm 2002, Fujifilm đã bán được 1 triệu chiếc máy ảnh. Đến năm 2004, con số này chỉ còn 100.000 thiết bị trước khi trục quay kỹ thuật số được giữ vững. Tuy nhiên, sự hồi sinh của Fujifilm đã chứng kiến những con số đó tăng lên 5 triệu thiết bị vào năm 2016 và 10 triệu thiết bị vào năm 2019. Đây là tâm lý “bán sản phẩm số lượng lớn với giá rẻ” (những chiếc máy ảnh này được bán với giá khoảng 100 USD), nhưng lợi nhuận lại được tạo ra từ việc bán film.

Tương lai của kỹ thuật số
Kỳ lạ thay, sự thành công của Bộ phận Hình ảnh phần lớn là nhờ film. Trên thực tế, những chiếc máy ảnh kỹ thuật số của Fujifilm có thể đang lỗ ròng khi bán phim trợ cấp chéo cho quá trình phát triển và sản xuất của họ. Đặc biệt hơn, Fujifilm đã cung cấp cho Nikon một bài học về sự thận trọng trong cách kinh doanh.

Thu nhập của bộ phần này đã sụt giảm do film. Giải pháp cho điều đó là tái cấu trúc và đa dạng hóa sang các thị trường liên quan mà cả người tiêu dùng và doanh nghiệp đều phải đối mặt. Đây là quá trình đau đớn mà Nikon đang thực hiện. Nikon lẽ ra phải xác định điểm lỗi duy nhất này sớm hơn và xoay chuyển trong các điều kiện ít căng thẳng hơn, một tình huống mà cả Sony lẫn Canon đều tránh được.

Điều quan trọng cần nhớ: lịch sử máy ảnh là duy nhất và nó không lặp lại. Kể từ sự ra đời của Lumix G1 vào năm 2009, ngành công nghiệp máy ảnh đã mất 10 năm để bước vào thị trường mirrorless mà chúng ta hiện đang thấy, vốn chỉ có một hướng đi duy nhất. Cơ hội này sẽ không xuất hiện nữa và những nhà đổi mới ban đầu đã đánh mất thế chủ động, nhường lại vị trí quan trọng cho Sony. Canon đã lao vào cuộc hỗn chiến với toàn bộ nguồn lực, Nikon loạng choạng ở phía sau và mất đà.

Trong thế giới mới này, Fujifilm đã và đang cày xới đều đặn, đưa ra một tầm nhìn kỳ lạ cho tương lai khác với những người khác. Và tầm nhìn đó mang đến khả năng cung cấp film song song cùng với những chiếc máy ảnh có sự lựa chọn cảm biến giữa APS-C và Medium Format.

Theo VN review​
 
Bên trên