Nhạc số : Chia sẻ kiến thức và bàn luận

Frey

Active Member
Re: Ðề: Re: Ðề: Nhạc số : Chia sẻ kiến thức và bàn luận

Anh Frey mở dùm 1 topic cho anh em tham gia đi. :D

Mai mốt bác Trung viết đầy đủ rồi ngắt trong đó ra thành từng topic riêng, trong đó sẽ thảo luận riêng. Bây giờ mình mở topic mới có khi lại trùng với các ý bác Trung viết. Mà trình tôi còi viết rất khó hiểu, sao dám múa rìu qua mắt thợ.
 

DanielTran

Well-Known Member
Ðề: Re: Ðề: Nhạc số : Chia sẻ kiến thức và bàn luận

@Danieltran: trong digital có giảm jitter mấy đi nữa thì tiếng đàn piano vẫn k thể ngân & vang như analog đc vì analog có convert gì đâu? Tín hiệu từ cây kim cà trên rãnh LP được khuyếch đại trực tiếp = phono preamp: ANALOG - ANALOG 1:1 luôn >:D<

Nhờ Modder JBN đi qua xóa hộ mấy bài spam này nhé. Cám ơn

620px-Note_frequencies.png


Vâng bác nếu so sánh với analog thì không nói, đây là em bảo sự cải thiện về jitter sẽ cải thiện về chất âm của lossless.

Mỗi khi bấm một phím đàn thì nó không tạo ra một tần số nhất định mà còn có rất nhiều các hài âm kèm theo. Giả sử do jitter khiến cho những hài âm này không phát ra cùng lúc với nốt chính mà sớm hơn hoặc muộn hơn một ít, thì thứ mà chúng ta nghe được đã bị biến âm đi ít nhiều; nếu có nhiều nhạc cụ cùng chơi mà jitter làm cho bị lệch nhiều quá thì bản nhạc sẽ bị thiếu chi tiết, các lớp nhạc cụ bị mờ, và chất âm của từng nhạc cụ không giống như bản thu.
 

trung224

Well-Known Member
Ðề: Re: Ðề: Nhạc số : Chia sẻ kiến thức và bàn luận

620px-Note_frequencies.png


Vâng bác nếu so sánh với analog thì không nói, đây là em bảo sự cải thiện về jitter sẽ cải thiện về chất âm của lossless.

Mỗi khi bấm một phím đàn thì nó không tạo ra một tần số nhất định mà còn có rất nhiều các hài âm kèm theo. Giả sử do jitter khiến cho những hài âm này không phát ra cùng lúc với nốt chính mà sớm hơn hoặc muộn hơn một ít, thì thứ mà chúng ta nghe được đã bị biến âm đi ít nhiều; nếu có nhiều nhạc cụ cùng chơi mà jitter làm cho bị lệch nhiều quá thì bản nhạc sẽ bị thiếu chi tiết, các lớp nhạc cụ bị mờ, và chất âm của từng nhạc cụ không giống như bản thu.

Bác giải thích về jitter đúng quá. Em cũng hiểu như bác nhưng thật sự không thể giải thích rõ ràng như vậy. Nếu được bác cho phép, em xin quote lên post 1 để mọi người cùng thấy
 

DanielTran

Well-Known Member
Ðề: Re: Ðề: Nhạc số : Chia sẻ kiến thức và bàn luận

Bác giải thích về jitter đúng quá. Em cũng hiểu như bác nhưng thật sự không thể giải thích rõ ràng như vậy. Nếu được bác cho phép, em xin quote lên post 1 để mọi người cùng thấy

Bác cứ tùy nghi, kiến thức em có cũng là học hỏi từ mọi người.
 

ko853

Well-Known Member
Ðề: Nhạc số : Chia sẻ kiến thức và bàn luận

Bác Trung cho hỏi nhạc trong máy tính khi chuyển sang PCM để truyền (passthrough) qua DAC ngoài thì bị giảm chất lượng đúng ko? Nếu bị giảm thì giảm như thế nào? Chỉ có định dạng dts, ac3 khi truyền qua là giữ nguyên.
 

trung224

Well-Known Member
Ðề: Nhạc số : Chia sẻ kiến thức và bàn luận

Bác Trung cho hỏi nhạc trong máy tính khi chuyển sang PCM để truyền (passthrough) qua DAC ngoài thì bị giảm chất lượng đúng ko? Nếu bị giảm thì giảm như thế nào? Chỉ có định dạng dts, ac3 khi truyền qua là giữ nguyên.

Định dạng nào cũng bị giảm chất lượng thôi bác ạ. Vì việc giảm chất lượng hoàn toàn do hiện tượng vật lý, ko liên quan đến định dạng. Chi tiết em sẽ giải thích trong post 5 của em
 

thanhyk

Well-Known Member
Ðề: Nhạc số : Chia sẻ kiến thức và bàn luận

Phần 4 có rồi, bác trung224 nên post vài chữ trang mới khi viết phần mới để AE biết...

Em thấy hiện nay những thiết bị đọc lossless (có thể xem là transport) gọn mà đa năng (network) đang phổ biến, phần lớn người dùng thích nó hơn là 1 pc/laptop để play. Liệu có sự 'hạp' giữa thiết bị play network và Dac giải mã, có cần quan tâm thiết bị play network hãng này có hạp với Dac hãng kia...

Em nghĩ đa phần nghe nhạc truyền thống CD chỉ quan tầm liệu với giá không mắc hơn gấp đôi (và khuynh hướng phải rẻ dần), chúng ta có thể sắm 1 bộ phát nhạc lossless (gồm thiết bị play và Dac) để thay thế cho cái đầu cdp đang dùng mà chất lượng âm thanh tương đương (amply và loa không thay đổi). Dù sao phần mắc hơn này được bù vào tính tiện lợi của nghe nhạc lossless (nguồn free, điều khiển đa năng, không dây,...)

Em cho rằng nghe nhạc lossless sẽ phát triển rất mạnh, cho nến các bộ nghe nhạc lossless tầm trung sẽ nhanh chóng có giá thấp. Thật tiện lợi khi nghe nhạc online và offline, điều khiển từ xa, thậm chí truyền dẫn không dây đến loa... Nghĩ đến việc sáng 1 bản nhạc (cài sẵn) đánh thức ta dậy, chiều về nhà nhấn đt nghe bản dương cầm, thậm chí báo giờ đưa con đi học bằng bản nhạc khác...thay cho giọng the thé hằng ngày của ai đó...
 

dungtam25

Well-Known Member
Ðề: Nhạc số : Chia sẻ kiến thức và bàn luận

Phần 4 có rồi, bác trung224 nên post vài chữ trang mới khi viết phần mới để AE biết...

Em thấy hiện nay những thiết bị đọc lossless (có thể xem là transport) gọn mà đa năng (network) đang phổ biến, phần lớn người dùng thích nó hơn là 1 pc/laptop để play. Liệu có sự 'hạp' giữa thiết bị play network và Dac giải mã, có cần quan tâm thiết bị play network hãng này có hạp với Dac hãng kia...

Em nghĩ đa phần nghe nhạc truyền thống CD chỉ quan tầm liệu với giá không mắc hơn gấp đôi (và khuynh hướng phải rẻ dần), chúng ta có thể sắm 1 bộ phát nhạc lossless (gồm thiết bị play và Dac) để thay thế cho cái đầu cdp đang dùng mà chất lượng âm thanh tương đương (amply và loa không thay đổi). Dù sao phần mắc hơn này được bù vào tính tiện lợi của nghe nhạc lossless (nguồn free, điều khiển đa năng, không dây,...)

Em cho rằng nghe nhạc lossless sẽ phát triển rất mạnh, cho nến các bộ nghe nhạc lossless tầm trung sẽ nhanh chóng có giá thấp. Thật tiện lợi khi nghe nhạc online và offline, điều khiển từ xa, thậm chí truyền dẫn không dây đến loa... Nghĩ đến việc sáng 1 bản nhạc (cài sẵn) đánh thức ta dậy, chiều về nhà nhấn đt nghe bản dương cầm, thậm chí báo giờ đưa con đi học bằng bản nhạc khác...thay cho giọng the thé hằng ngày của ai đó...


Em hiểu chưa kịp ý bác :((
 

Frey

Active Member
"Nếu bác nào vẫn muốn dùng SPDIF thì phương pháp tốt nhất là mua 1 bộ chuyển USB sang SPDIF, cách này sẽ làm giảm Jitter của viêc dùng SPDIF. Có hai sản phẩm rất được audiophile đánh giá tốt là Audio GD Di-2014 và Audiophileo
http://www.audiophilleo.com/
http://www.audio-gd.com/Pro/dac/DI2014/DI2014EN.htm"

Bác Trung viết chỗ này tự nhiên thấy tiếc con DI2014 đang bán hix
http://www.hdvietnam.com/diendan/24...am/1098610-ban-usb-converter-audio-gd-di.html
nhưng nếu k bán thì hơi thừa vì k dùng đến. DI 2014 là 1 trong những giải pháp tốt cho vấn đề sử dụng ngõ SPIDF của các DAC đời cũ (16/44.1), e sẽ mở riêng 1 topic về vấn đề chơi lossless rẻ mà chất lượng cao.
 

dearienmd

Member
Ðề: Nhạc số : Chia sẻ kiến thức và bàn luận

Bác Trung viết xong phần 4 sẽ làm khối bác đang xài dac xịn muốn bán đi để trải nghiệm Yggdrasil.
 

justbenice

Moderator
Ðề: Nhạc số : Chia sẻ kiến thức và bàn luận

Bác Trung viết xong phần 4 sẽ làm khối bác đang xài dac xịn muốn bán đi để trải nghiệm Yggdrasil.

Không có em . Hehe. Em đã tìm được cách làm cho LKS MH003 nghe hay hơn Yggdrasil. Thực ra Yggdrasil với giá 2300$ cũng kô phải là ai muốn mua cũng mua được. hic.
 

Frey

Active Member
"Phần 4:
1. Chip FPGA và ứng dụng DAC
Chip FPGA là một tập hợp các phần tử logic được nối với nhau sẵn nhưng không được viết code lên. Người mua chip sẽ tự viết code để điều khiển con chip đó thực hiện các tác vụ theo ý mình. Nó khác với chip DAC thường đó là với chip DAC thường, bác mua về cắm vào mạch là có thể dùng được vì chip đã được lập trình sẵn tất cả các lệnh giải mã, các bộ lọc tần số,… còn với chip FPGA, bác phải tự viết tất cả.
Tại sao lại phải dùng chip FPGA, nhiều nhà thiết kế âm thanh không hài long với những con chip DAC hiện có, và không muốn mình phải thụ động chạy theo con chip.
Ví dụ: DAC chip của Wolfson có tiếng bass tốt, nghe có vẻ analog nhưng kém chi tiết và treble yếu. chip của Texas Instrument có mid tốt, tiếng tự nhiên nhưng hai dải bass và treble ko tốt. Chip Sabre có đặc tính cực chi tiết, thông số tốt nhưng noi chung cho âm thanh hơi chói gắt, đặc biệt ở treble.
Vì thế, một số hãng lớn có đội ngũ kĩ sư code hung hậu đã quyết định dùng chip FPGA. Ví dụ điển hình là Chord Audio với “Hugo đại vương” Chord Hugo. Vì sẽ rất mất công viết cách giải mã cho từng tần số lấy mẫu, các kĩ sư của Chord đã cho upsampling tất cả tín hiệu lên 32 bit 104Mhz rồi cho giải mã. Đấy là về lý thuyết thì rất ổn nhưng con kết quả thì chưa biết. Bác nào có con Hugo có thể cho em biết nhận xét không.


PHẦN 4 bác Trung viết hay quá, cám ơn bác nhiều.
Tôi đã được nghe mấy con DAC xài chip FPGA như Chordette qute, 2qute (phần FPGA có taps tương tự như HUgo) , Exogal phải nói là âm thanh của chúng rất hay. Những bản 16/44.1 rip từ CD nghe hay hơn hẳn bản gốc chứ đừng nói đến chơi hi-res file, hay đến độ nghe xong 2 ngày sau tôi k dám nghe lại bộ của mình vì bị âm thanh đó ám ảnh!

Bác hoặc cao thủ nào đó có thể viết thêm về NOS DAC? Tuy chúng có vẻ lém vế so với mấy thím upsampling nhưng đụng vào con nào con nấy đều bỏng tay.

p380193434-3.jpg


32013hex3.jpg


jundac-03.jpg
 

justbenice

Moderator
Ðề: Nhạc số : Chia sẻ kiến thức và bàn luận

Em thấy giờ xuất hiện 1 vài DAC vẫn dùng chip ES9018 nhưng kết hợp với cả chip FPGA Spartan6 . Mà còn mù mờ quá chưa hiểu nghĩa là sao và nó có ích gì. Bác trung nếu có thời gian xem và giải thích thêm cho anh em về vấn đề này thì hay quá.
 

trung224

Well-Known Member
Ðề: Nhạc số : Chia sẻ kiến thức và bàn luận

Em thấy giờ xuất hiện 1 vài DAC vẫn dùng chip ES9018 nhưng kết hợp với cả chip FPGA Spartan6 . Mà còn mù mờ quá chưa hiểu nghĩa là sao và nó có ích gì. Bác trung nếu có thời gian xem và giải thích thêm cho anh em về vấn đề này thì hay quá.

Đây là một kiểu hybrid bác ah. Bản thân chip ES9018 có nguyên tắc hoạt động là đầu tiên tất cả tín hiệu số đi vào (44,1kHz, 48kHz, 96kHz, 192kHz,...) sẽ được oversampling lến tầm vài MHz (phần DSP digital signal processing, xử lý tín hiệu số) rồi từ đó mới chuyển sang giải mã sang dạng analog tức là xuất ra dòng điện.

Nhiều người cho rằng bộ code oversampling của chip ES9018 ko được tốt nên họ dùng chip FPGA Spartan6 viết 1 bộ code mới, oversampling tín hiệu lên đúng tín hiệu mà chip ES9018 dùng, khi đấy sẽ bỏ qua luôn phần oversampling do chip ES9018 làm, chỉ sử dụng bộ chuyển đồi của chip ES9018 ra analog thôi.
 

justbenice

Moderator
Ðề: Nhạc số : Chia sẻ kiến thức và bàn luận

Đây là một kiểu hybrid bác ah. Bản thân chip ES9018 có nguyên tắc hoạt động là đầu tiên tất cả tín hiệu số đi vào (44,1kHz, 48kHz, 96kHz, 192kHz,...) sẽ được oversampling lến tầm vài MHz (phần DSP digital signal processing, xử lý tín hiệu số) rồi từ đó mới chuyển sang giải mã sang dạng analog tức là xuất ra dòng điện.

Nhiều người cho rằng bộ code oversampling của chip ES9018 ko được tốt nên họ dùng chip FPGA Spartan6 viết 1 bộ code mới, oversampling tín hiệu lên đúng tín hiệu mà chip ES9018 dùng, khi đấy sẽ bỏ qua luôn phần oversampling do chip ES9018 làm, chỉ sử dụng bộ chuyển đồi của chip ES9018 ra analog thôi.

Cám ơn bác đã giải thích rất rõ ràng và cụ thể.
 

thanhyk

Well-Known Member
Ðề: Nhạc số : Chia sẻ kiến thức và bàn luận

Thế Dac trong oppo 105/D có oversampling ko ạ. Vd em nghe wav từ oppo ra amply 2 kênh.
 

trung224

Well-Known Member
Ðề: Nhạc số : Chia sẻ kiến thức và bàn luận

Thế Dac trong oppo 105/D có oversampling ko ạ. Vd em nghe wav từ oppo ra amply 2 kênh.

Có bác à, vì bản thân oversampling chính là cơ chế hoạt động của chip ES9018 rồi (không chỉ con chip này mà toàn bộ chip của hãng Sabre đều vậy hết).
 

thanhyk

Well-Known Member
Ðề: Nhạc số : Chia sẻ kiến thức và bàn luận

Thanks bác. Nhưng ý em là nó oversampling đến chuẩn gì, rồi sau khi xử lý hạ xuống bao nhiêu để xuất analog, chỉ thấy trên màn hình hiện chuẩn wav 16bit/44.1khz.
 

ko853

Well-Known Member
Ðề: Nhạc số : Chia sẻ kiến thức và bàn luận

+Phần 4.................
Phần 4:

3. Về 1 hệ thống nghe nhạc,
Theo quan điểm của em, chất lượng transport chiểm 2 phần, chất lượng DAC chiếm 3 phần, chất lượng amply 2 phần và chất lượng loa (tai nghe) chiếm 3 phần.1 transport tốt sẽ truyền tín hiệu tốt nhất, không nhiễu nhất đến DAC để xử lý. Một Ampli tốt cho bác đủ điện năng để loa vận hành và khuyếch đại âm thanh từ DAC theo cách hợp với loa nhất với ít nhiễu nhất. 1 đôi loa tốt sẽ tái tạo âm thanh trên quãng rộng nhất và tự nhiên nhất. Vậy 1 DAC tốt cho cái gì, nó giải mã âm thanh một trung thực và chi tiết nhất. Ampli có thể tăng bass về âm lượng nhưng không thể tăng khả năng tái hiện tiếng ngân của giọng hát hay đàn piano.
Về phần software cho DAC như bác thanhyk có hỏi, thật ra chuyên môn gọi là firmware.Ảnh hưởng của nó đến chất lượng DAC là rất nhiều, nó quyết định các bộ lọc tần số của tín hiệu đầu ra, tối ưu hóa tín hiệu nhận (giảm jitter), ảnh hưởng của nó phải chiếm đến 20% chất lượng DAC, chip DAC chỉ chiếm 20& chất lượng còn thiết kế mạch và chất lượng linh kiện phải chiếm 50% chất lượng DAC.

chất lượng transport chiểm 2 phần <-- Bác cho hỏi nếu dùng sound card nghe nhạc trực tiếp ko cần DAC thì ko cần khâu transport tín hiệu, tức là cái khoản transport xxem như đạt 100% phải ko bác?
 
Bên trên