Nhân vật "Tây Du Ký" phiên bản cũ và mới

hoangtubongma

Active Member
Ðề: Nhân vật "Tây Du Ký" phiên bản cũ và mới

Bộ Trần Hạo Dân thì ko biết. Còn bộ của Trương Vệ Kiện thì lố bịch chịu không nổi, một thằng người đi làm trò khỉ không hơn không kém.
Bác này nói lạ nhỉ thằng đấy diễn vai khỉ mà bác. Nó ko làm trò khỉ thì làm trò gì:)):)):))
 

tuyetmuavienxu

Active Member
Ðề: Nhân vật "Tây Du Ký" phiên bản cũ và mới

Không biết trong này có bác nào coi Tây Du Kí của TVB chưa ạ? Nó gồm 2 phần do Trương Vệ Kiện và Trần Hạo Dân đóng Tôn Ngộ Không. Cá nhân em thấy phần này thậm chí còn hay hơn phiên bản 1986 vì nó nói nhiều hơn về tình thầy trò và có giảng giải 1 số giáo lý rất thâm thúy của nhà Phật. Cách xây dựng tình tiết cùng diễn xuất của Đường Tăng (hình như do ông Giang Thanh gì đó đóng) và Trần Hạo Dân trong phim này cực kì truyền cảm và xúc động. Người thầy thực sự đóng 1 vai trò rất quan trọng trong chuyến hành trình. Trư Bát Giới và Sa Tăng đôi chỗ có bộc lộ sự bùng nổ, thể hiện 1 góc khuất đẹp của tâm hồn. Phiên bản 1986 thì em thấy vai trò của Đường Tăng, Trư Bát Giới và Sa Tăng hơi mờ nhạt, nhất là Đường Tăng. Em nghĩ nếu có dịp các bác nên tìm xem thử :).
Uhm, mình cũng có coi vài tập Tây du kí do Trương Vệ Kiện đóng. Mình không thích cách tạo hình nhân vật Tôn Ngộ Không cho lắm. Phiên bản này bày ra Tôn Ngộ Không yêu iếc tùm lum... Mình không thích...:-??
 

hlr23710

Member
Ðề: Nhân vật "Tây Du Ký" phiên bản cũ và mới

Các bác nhầm rồi ạ. Phiên bản yêu đương thì đúng là coi quá lố bịch. Cái em nói là phiên bản TNK khác kìa. Bản yêu đương tên Tề thiên Đại thánh, còn bản TVB em đang nói đến tên là Tây Du Ký, năm 1996. Tây Du Ký của TVB có 2 phần: phần 1 do TVK đóng TNK, phần 2 do THD.

Em thấy phiên bản của TVB không hề kém cạnh gì so với đàn anh nếu ko muốn nói là có 1 số điểm cộng mà 1986 không có hoặc thiếu.
+ 1 là có đi vào giải thích 1 số khía cạnh của giáo lý nhà Phật. Ở 1986, cái này gần như ko đề cập tới. Còn TVB thì hoàn toàn khác. Ví dụ: Đường Tăng sau 1 thời gian thỉnh kinh mới được đoàn tụ với gia đình. Nhưng ngày đoàn tụ cũng là ngày cha của Đường tăng phải xuống địa phủ đầu thai do dương thọ đã tận. Tuy có thể cứu được cha, nhưng ĐT vẫn kiên quyết để quỷ sai bắt cha đi. Mọi người đều sững sờ, chê trách ĐT là bất nhân, bất hiếu. Thế nhưng ông đã cùng TNK đi xuống địa phủ thăm cha, giải thích về sinh tử cho cha hiểu. Em còn nhớ câu đó thế này: "Lòng không vướng bận, không hề lo lắng, không có lo sợ. Nếu không có lo sợ thì làm sao có khổ ải được chứ."

+2 là về cách xây dựng nhân vật.
Đường Tăng như em đã nói, khác xa 1986. ĐT của 1986 chủ yếu là ngồi để yêu quái bắt và chờ TNK đến cứu. ĐT ở TVB ko như thế. Ông xứng đáng là 1 người thầy với tấm lòng nhân ái, từ bi, không ngại gian khó, rất yêu thương và tin tưởng học trò. Ông không phải là 1 gánh nặng cho học trò mà ngược lại, ông là chỗ dựa vững chắc cho lòng tin và ý chí của học trò. Diễn xuất của ĐT trong phiên bản này thực sự rất gây xúc động. 1 con người giàu chiêm nghiệm, thông tuệ Phật pháp cũng dc cho thấy rõ. Ông khuyên nhủ học trò mình khi chúng làm sai, lắng nghe tâm sự và an ủi chúng những khi chúng cần. Ông như 1 người thầy, người cha thực sự. Đến cả yêu quái cũng không ít con kính nể ông hết 8, 9 phần.
Bát Giới, ở cả 2 phiên bản đều lười nhác, hèn kém và luôn nghĩ đến "chuồn là thượng sách" khi gặp yêu quái. Nhưng trong bản TVB, khi thầy gặp nguy, TBG đã cho thấy đâu đó trong anh vẫn là 1 con người biết trọng tình trọng nghĩa. Anh đã có vài lần gạt bản tính xấu của mình sang 1 bên để xả thân cứu thầy, trả thù cho sư huynh, bất chấp tính mạng.
Sa Tăng. Có 1 chuyện về Sa Tăng ở bản TVB thế này. TNK 1 lần lâm nguy, mất hết phép thuật. Sa Tăng vì muốn cứu TNK đã 1 mình cõng tượng quan âm về chỗ TNK hằng mong người sẽ hiển linh giúp đỡ. Nhưng vì kiếp nạn này của TNK, trời đất đều không muốn giúp nên đã gây khó dễ. Cứ đi vài bước, Sa Tăng phải hạ tượng quan âm 1 lúc sau đó mới đi tiếp được. Thế nhưng ST vẫn kiên trì tiến bước.

Nói thì còn dài lắm, nhưng mong các bác nếu có nhã hứng thì hãy coi thử bản này. Em tin rằng các bác sẽ có thêm 1 góc nhìn mới lạ về Tây Du Ký.

Vẫn biết kinh điển là kinh điển, nhưng kinh điển ko có nghĩa là cái hay duy nhất.
:):):):):):):):):):)
 
Chỉnh sửa lần cuối:

hoangtubongma

Active Member
Ðề: Nhân vật "Tây Du Ký" phiên bản cũ và mới

Các bác nhầm rồi ạ. Phiên bản yêu đương thì đúng là coi quá lố bịch. Cái em nói là phiên bản TNK khác kìa. Bản yêu đương tên Tề thiên Đại thánh, còn bản TVB em đang nói đến tên là Tây Du Ký, năm 1996. Tây Du Ký của TVB có 2 phần: phần 1 do TVK đóng TNK, phần 2 do THD.

Em thấy phiên bản của TVB không hề kém cạnh gì so với đàn anh nếu ko muốn nói là có 1 số điểm cộng mà 1986 không có hoặc thiếu.
+ 1 là có đi vào giải thích 1 số khía cạnh của giáo lý nhà Phật. Ở 1986, cái này gần như ko đề cập tới. Còn TVB thì hoàn toàn khác. Ví dụ: Đường Tăng sau 1 thời gian thỉnh kinh mới được đoàn tụ với gia đình. Nhưng ngày đoàn tụ cũng là ngày cha của Đường tăng phải xuống địa phủ đầu thai do dương thọ đã tận. Tuy có thể cứu được cha, nhưng ĐT vẫn kiên quyết để quỷ sai bắt cha đi. Mọi người đều sững sờ, chê trách ĐT là bất nhân, bất hiếu. Thế nhưng ông đã cùng TNK đi xuống địa phủ thăm cha, giải thích về sinh tử cho cha hiểu. Em còn nhớ câu đó thế này: "Lòng không vướng bận, không hề lo lắng, không có lo sợ. Nếu không có lo sợ thì làm sao có khổ ải được chứ."

+2 là về cách xây dựng nhân vật.
Đường Tăng như em đã nói, khác xa 1986. ĐT của 1986 chủ yếu là ngồi để yêu quái bắt và chờ TNK đến cứu. ĐT ở TVB ko như thế. Ông xứng đáng là 1 người thầy với tấm lòng nhân ái, từ bi, không ngại gian khó, rất yêu thương và tin tưởng học trò. Ông không phải là 1 gánh nặng cho học trò mà ngược lại, ông là chỗ dựa vững chắc cho lòng tin và ý chí của học trò. Diễn xuất của ĐT trong phiên bản này thực sự rất gây xúc động. 1 con người giàu chiêm nghiệm, thông tuệ Phật pháp cũng dc cho thấy rõ. Ông khuyên nhủ học trò mình khi chúng làm sai, lắng nghe tâm sự và an ủi chúng những khi chúng cần. Ông như 1 người thầy, người cha thực sự. Đến cả yêu quái cũng không ít con kính nể ông hết 8, 9 phần.
Bát Giới, ở cả 2 phiên bản đều lười nhác, hèn kém và luôn nghĩ đến "chuồn là thượng sách" khi gặp yêu quái. Nhưng trong bản TVB, khi thầy gặp nguy, TBG đã cho thấy đâu đó trong anh vẫn là 1 con người biết trọng tình trọng nghĩa. Anh đã có vài lần gạt bản tính xấu của mình sang 1 bên để xả thân cứu thầy, trả thù cho sư huynh, bất chấp tính mạng.
Sa Tăng. Có 1 chuyện về Sa Tăng ở bản TVB thế này. TNK 1 lần lâm nguy, mất hết phép thuật. Sa Tăng vì muốn cứu TNK đã 1 mình cõng tượng quan âm về chỗ TNK hằng mong người sẽ hiển linh giúp đỡ. Nhưng vì kiếp nạn này của TNK, trời đất đều không muốn giúp nên đã gây khó dễ. Cứ đi vài bước, Sa Tăng phải hạ tượng quan âm 1 lúc sau đó mới đi tiếp được. Thế nhưng ST vẫn kiên trì tiến bước.

Nói thì còn dài lắm, nhưng mong các bác nếu có nhã hứng thì hãy coi thử bản này. Em tin rằng các bác sẽ có thêm 1 góc nhìn mới lạ về Tây Du Ký.

Vẫn biết kinh điển là kinh điển, nhưng kinh điển ko có nghĩa là cái hay duy nhất.
:):):):):):):):):):)
Theo quan điểm của mình, bản 1996 là bản hay nhất sau phiên bản 1986. Nó khắc họa tính cách nhân vật một cách toàn diện hơn so với bản 1986.
 
Ðề: Nhân vật "Tây Du Ký" phiên bản cũ và mới

Bản 86 vẫn là hay nhất. Tuy kỹ xảo hồi đó í ẹ và diễn viên họ đóng hơi ước lệ nhưng cử động và biểu cảm rất nhuần nhuyễn và linh hoạt.

Bản của TVK thì xào nấu thôi rồi, cứ như phim thần tượng ý :(
 

symphony

Well-Known Member
Ðề: Nhân vật "Tây Du Ký" phiên bản cũ và mới

Mình yêu Tây Lương nữ quốc do diễn viên Chu Lâm đóng. Trông giống mối tình đầu của mình :((



15.jpg


10071112432944061.jpg
 

kidkington

New Member
Ðề: Nhân vật "Tây Du Ký" phiên bản cũ và mới

phiên bản 2009 chưa xem .. nhưng mình đang trông đợi vào bản 2010 hơn ..tạo hình nhân vật lần này phá cách hẳn tuy nhiên cũng có vài chổ hơi lố .. như Tề thiên bị nung trong lò luyện đan khi chui ra được thì bị ..trụi lông :(
 

an khang

Member
Ðề: Nhân vật "Tây Du Ký" phiên bản cũ và mới

Em thik bản 2010 hơn! Bản 1986 kinh điển nhưng mà có nhiều khúc với phục trang giống diễn tuồng quá! Thôi hy vọng bản 2010 hehehehe!
 

sandra

New Member
Ðề: Nhân vật "Tây Du Ký" phiên bản cũ và mới

chỉ thích tây du ký phiên bản đầu tiên. tuy là phim xưa nhưng chính vì xưa nên mới có cái hay của nó.
 

quynhdaica

New Member
Ðề: Nhân vật "Tây Du Ký" phiên bản cũ và mới

KHông gì có thể thay thế em 1986
 

HHLONG

Member
Ðề: Nhân vật "Tây Du Ký" phiên bản cũ và mới

sỏry nhầm, mod xóa dùm
 

fankiemhiep

New Member
Ðề: Nhân vật "Tây Du Ký" phiên bản cũ và mới

Bản đầu tiên đương nhiên là hay nhất,không có ai có thể đóng Tôn Ngộ Không hay hơn Lục Tiểu Linh Đồng được.Bản đầu tiên nếu nói kém hơn những bản sau ở kỷ xảo thui,còn những diễn viên thì trội hơn hẳn,chưa thấy hằng nga nào bằng bản đầu đượC
 

bancanmuagi

Active Member
Ðề: Nhân vật "Tây Du Ký" phiên bản cũ và mới

bãn cũ là 1 huyền thoại rồi... ko bik bản mới có thể soán ngôi dc ko nữa
 

phihavn

Well-Known Member
Ðề: Nhân vật "Tây Du Ký" phiên bản cũ và mới

Bản 2010 thấy yêu quái đẹp thật. Còn về diễn viên theo em thấy bản 1986 vẫn là đẹp nhất.
 

kidkington

New Member
Ðề: Nhân vật "Tây Du Ký" phiên bản cũ và mới

có ai có thông tin gì về phim bản mới nữa không update tiếp đi ..tui cũng chỉ mới xem cái trailer .. nên cũng chẳng thể so sánh với phim 1986 nhiều hơn
 
Ðề: Nhân vật "Tây Du Ký" phiên bản cũ và mới

Đầu tiên em xin chào các bác.
Em thấy có nhiều ý kiến khen chê khác nhau.Thì đơn giản là tác phẩm đầu tiền xem của mỗi người đều có cảm giác là tình đầu vậy,nên xem các tác phẩm sau đều không có cảm giác mãnh liệt mê hoặc như tác phẩm đầu.
Hai tác phẩm tây du ký em chú ý nhiều nhất là tác phẩm năm 1986 của Lục tiểu linh đồng và tác phẩm 1996 của Trương vệ kiện.Nhưng tác phẩm làm em bị sốc và bị mê hoặc nhất là tác phẩm 1996 của Trương vệ kiện.
Trong cái vai tôn ngộ không ,trương vệ kiện đã làm toát lên hình anh điên cuồng và sự oai phong của nhân vật(Đại náo thiên cung và còn dám đứng trước phật tổ ngông cuồng).
Và tiếp theo là tình cảm thầy trò và những cảm xúc bản tính đời thường được bộc lộ trong 1996 làm em cực kỳ cảm động.Tiếp nữa là những tư tưởng và triết lý về phật giáo trong 1996 được thể hiển một cách khá là tinh phong.
Bây giờ là ý kiến của em đánh giá về các nhân vật của TDK 1986 và 1996:
-Tôn ngộ không: Em xin được cho 1996 một dấu.
_Trư bát giới: về nhân vật này thì có lẽ không cần bàn nhiều ,đương nhiên là không nhân vật nào qua được phiên bản 1986
-Đường tăng: em vẫn thích nhân vật của 1996 hơn,đường thỉnh kinh rất dài và nguy hiểm,nếu có một người thầy có thể làm 4 đệ tử đồng lòng thì vẫn tốt hơn đúng không.
-Xa tăng: hiếm có một hình tượng xa tăng nào vừa đần đần vừa chăm chỉ như TDK 1996 nhỉ.
-Bạch mã: em tặng 1986 một phiếu.
-Quan thế âm đại từ đại bi : Nếu ai mà đã từng xem 1996 thì không có lý do gì chọn Quan thế am bồ tát của các phiên bản khác.
-Phật tổ như lai: về ngài thì em không dám bàn luận.

Thầy trò đường tăng bao gồm có 5 người ,biểu đạt 5 điều của phật giáo,nếu muốn lấy được chân kinh thì phải hội đủ năm điều này.
-Đầu tiên là xuất hiện là Tôn ngộ không : Biểu đạt Lý trí .
-Sau đó là Đường tăng :Biểu đạt Tấm lòng bao dung.
-Tiếp là Bạch mã :Biểu đạt Sức sống,cơ thể
-Tiếp theo là Trư bát giới: Biểu đạt Dục vọng.
-Cuối cùng cần một thứ khá quan trọng ,đó là Xa tăng: Biểu đạt Nhẫn nại

Hội tụ Lý trí,Tấm lòng bao dung,Sức sống,Dục vọng,Nhẫn nại thì việc lấy kinh chỉ là việc sớm muộn.
 
Ðề: Nhân vật "Tây Du Ký" phiên bản cũ và mới

Theo em thấy Hóa trang và điễn xuất cảu các nhân vật ở phiên bản cũ rất tốt...Chỉ có ngày đó kĩ xảo phim thì không được như bây giờ...
Đặt biệt là hóa trang và diễn xuất của Bác "KHỈ" nhà ta...Dường như không thể có nghệ sĩ nào diễn xuất vượt qua được. Bác Lục Tiểu Linh Đồng đã không làm hổ danh truyền thống nhà Họ Lục...mà ngoài đời trông Bác ý cũng rất "Bảnh" phải không ạ!
Em cũng đang có dự định Down bộ phim kinh điển này về để giành cho con cháu sau này xem đó!Hiiii...Cảm ơn diễn đàn HD nhiều lắm...
 

tieukhau

New Member
Re: Ðề: Nhân vật "Tây Du Ký" phiên bản cũ và mới

Bản đầu tiên đương nhiên là hay nhất,không có ai có thể đóng Tôn Ngộ Không hay hơn Lục Tiểu Linh Đồng được.Bản đầu tiên nếu nói kém hơn những bản sau ở kỷ xảo thui,còn những diễn viên thì trội hơn hẳn,chưa thấy hằng nga nào bằng bản đầu đượC
Bạn nói đúng đó,chẳng ai có thể đóng hay hơn chú Lục.Chú ấy diễn là trên cả tuyệt vời.
Còn diễn viên đóng vai Quan Âm Bồ Tát cũng hay và có cốt cách hơn các diễn viên sau này,nụ cười của Phật Bà thật hiền từ.
Nhạc nền của phim cũng khó có bản nào qua được bản 86.
 

shinichihp

New Member
Ðề: Nhân vật "Tây Du Ký" phiên bản cũ và mới

Mình vote cho phiên bản 1986.
Bản 2010 thì chỉ vote 7 con yêu nhền nhện thui nhá, nhìn sexy hơn :x
 
Bên trên