Ryzen 9 3900X - Bộ vi xử lý dành cho dân thiết kế

Đối với dân thiết kế, làm đồ họa, một chiếc laptop nhỏ gọn để có thể trình bày ý tưởng của mình đến khách hàng là một trong những lựa chọn tuyệt vời. Bên cạnh đó, họ sẽ phải đánh đổi sự nhỏ gọn bằng tốc độ xử lý không mượt mà, các tác vụ đồ họa chạy như rùa bò, máy nóng và đơ trong khi sử dụng và nhiều vấn đề khác. Chính vì vậy, một chiếc máy bàn có cấu hình chuyên dành cho đồ họa sẽ là trợ thủ đắc lực của các Designer ngày nay. Laptop dùng để trình bày ý tưởng, show các kết quả cuối cùng và chiếc máy bàn xử lý các công đoạn, thao tác liên quan đến đồ họa chắc hẳn sẽ tốt hơn một chiếc laptop. Vậy cấu hình máy bàn dành cho dân Designer sẽ được dựng như thế nào trong nửa cuối năm 2020?


b6SDlAw.jpg



Với sự phát triển không ngừng nghỉ của công nghệ hiện nay, máy tính cá nhân đã đạt được sức mạnh xử lý vượt mức mong đợi cùng giá thành cũng rất hợp lý. Đặc biệt trong những năm gần đây, một trong 2 nhà sản xuất vi xử lý máy tính hàng đầu thế giới – AMD – có những bước tiến rõ rệt, mang đến cho người dùng các sản phẩm đáng đồng tiền bát gạo. AMD chia các sản phẩm vi xử lý của họ thành những phân khúc khác nhau, phục vụ cho các nhu cầu khác nhau. Nếu bạn là người dùng phổ thông, văn phòng cơ bản, dòng vi xử lý Athlon và Ryzen 3 sẽ đáp ứng tốt nhu cầu đó. Với phân khúc trung cấp, AMD cung cấp các CPU Ryzen 5 cho máy tính cá nhân với nhu cầu cao hơn. Ryzen 7 dành cho những người có nhu cầu làm việc trên máy tính với khối lượng công việc lớn, giải trí cao cấp. Cuối cùng là Ryzen 9, một trong những sản phẩm cao cấp nhất hướng tới các đối tượng làm việc multi-tasking, ảo hóa hay đồ họa, thiết kế, kiến trúc. Nếu là dân đồ họa chuyên nghiệp thì Ryzen 9 sẽ phù hợp với bạn mà điển hình là Ryzen 9 3900X.


I – Giới thiệu


Vì sao là Ryzen 9 3900X mà không phải các CPU khác trong dòng Ryzen 9? Bài viết hôm nay hướng tới một cấu hình có hiệu năng tốt dành cho đồ họa nhưng cũng hướng tới việc tiết kiệm tối đa chi phí cho người dùng. Với mức giá trên dưới 11 triệu đồng, Ryzen 9 3900X sở hữu 12 nhân 24 luồng xử lý, điều mà trước đây chúng ta chỉ thấy ở những dòng CPU dành cho Workstation có giá cao ngất ngưởng. Thông thường, các CPU có nhiều nhân, nhiều luồng xử lý cũng đồng nghĩa với xung nhịp xử lý không được cao. Tuy nhiên Ryzen 9 3900X lại là một trường hợp ngoại lệ khi mức xung nhịp mặc định của nó là 3.8GHz và mức xung nhịp boost là 4.6GHz. Bộ nhớ đệm của CPU này lần lượt là 768KB với bộ nhớ đệm L1, 6MB với bộ nhớ đệm L2 và lên đến 64MB với bộ nhớ đệm L3. Ryzen 9 3900X hỗ trợ ram DDR4 kênh đôi với tốc độ lên đến 3200MHz và được trang bị PCIe 4.0 mới nhất.


5KGNclX.jpg



Ngoài các nhu cầu render sử dụng hiệu năng từ CPU thì những công việc liên quan đến chỉnh sửa hình ảnh, video, hiệu ứng kỹ xảo, dựng hình nhân vật trong các trò chơi điện tử yêu cầu một chiếc card đồ họa tương đối mạnh. Ứng cử viên đi cùng Ryzen 9 3900X trong bài test ngày hôm nay là card đồ họa Radeon RX 5700. Đây là dòng card đồ họa thuộc phân khúc cao cấp sử dụng GPU Navi 10 với nhiều công nghệ mới nhất hiện nay cho nền tảng chơi game đột phá. Theo AMD cho biết thì đây là nền tảng đồ họa hoàn toàn mới, sử dụng các đơn vị tính toán mới cho hiệu suất cao, tiết kiệm điện năng, độ trễ bộ nhớ thấp và băng thông cao hơn. Kiến trúc mới mà Radeon RX 5700 sử dụng có hiệu suất cao hơn so với kiến trúc Graphics Core Next (GCN) trước đây. Những hiệu ứng cháy nổ, hiệu ứng ánh sáng trong game sẽ được tối ưu tốt hơn với FPS cao hơn. AMD Radeon RX 5700 có 40 đơn vị xử lý, đồng nghĩa nó sẽ có 2560 nhân xử lý RDNA. Bộ nhớ của Radeon RX 5700 được sử dụng là GDDR6 thay vì HBM như thế hệ VEGA cũ và nó sở hữu 8GB VRAM với bus bộ nhớ là 256-bit và tốc độ bộ nhớ 14Gbps.


D6AGlQs.jpg



II – Hiệu năng


Cấu hình test:

_ CPU: AMD Ryzen 9 3900X

_ Main: Asrock X470 Taichi Ultimate

_ Ram: GSkill 2x8GB Bus 3400

_ VGA: Radeon RX 5700 8GB


T0Uw4lH.png



CPU-Z


Một phần mềm dùng để xem thông số hệ thống và chấm điểm CPU với giao diện trực quan, dễ sử dụng cho tất cả mọi người. Xem thử CPU-Z sẽ chấm cho hệ thống của mình bao nhiêu điểm nhé.


VG8MDWc.png



Điểm Single Thread: 531 điểm

Điểm Multi Thread: 8167.3 điểm


Cinebench R15


CB15 hỗ trợ hệ thống lên đến 256 luồng. Hiệu suất của bộ vi xử lý và cạc đồ họa, như thường lệ, được xác định trên cơ sở các cảnh 3D. Đối với bài kiểm tra CPU là một cảnh với khoảng 280.000 đa giác được sử dụng, trong khi bài kiểm tra GPU dựa trên OpenGL đi kèm với khoảng một triệu đa giác, kết cấu độ phân giải cao và nhiều hiệu ứng khác nhau. Kết quả sẽ được đưa ra theo điểm cuối cùng (CPU) và FPS (GPU).


zjCrp3h.png



_ Single Core: 209 cb

_ CPU: 3111 cb

_ GPU: 158.39 FPS


Cinebench R20


RPtbMDD.png



Maxon đã phát hành điểm chuẩn Cinebench R20 của họ, có nhiều khả năng hơn để xử lý các bộ vi xử lý nhiều luồng. Bạn cần một PC có bộ nhớ ít nhất 4 GB và hỗ trợ tập lệnh SSE3. Maxon cho biết Cinebench R20 hiện đang sử dụng bộ nhớ gấp bốn lần và gấp tám lần sức mạnh tính toán của CPU so với Cinebench R15.

_ Single Core: 517 pts

_ CPU: 7086 pts


Superposition


Kiểm tra hiệu suất và độ ổn định cực cao cho phần cứng PC: card màn hình, nguồn điện, hệ thống làm mát. Kiểm tra hệ thống của bạn trong trạng thái bình thường và chế độ ép xung với tải trong đời thực! Cũng bao gồm trải nghiệm tương tác trong một môi trường đẹp, chi tiết.


1080P Extreme


PeIIJwV.png



4K Optimized


GaJu543.png



3DMark


Fire Strike



Điểm tổng: 22105

Điểm đồ họa: 28212

Điểm vật lý: 26840


WFZeJwX.png



Fire Strike Extreme


Điểm tổng: 12659

Điểm đồ họa: 13500

Điểm vật lý: 26866


mgdHtpt.png



Fire Strike Ultra


Điểm tổng: 6846

Điểm đồ họa: 6875

Điểm vật lý: 26219


8BswnmN.png



Time Spy


Điểm tổng: 9388

Điểm đồ họa: 9237

Điểm CPU: 10351

Xq7BEY1.png



Time Spy Extreme


Điểm tổng: 4497

Điểm đồ họa: 4280

Điểm CPU: 6318


KcM4zEg.png



PCMark 10


Để test hiệu năng của hệ thống trong việc xử lý các tác vụ văn phòng, mở ứng dụng duyệt web, hình ảnh, thiết kế thì mình sẽ sử dụng phần mềm PCMark 10.


YX5r3Sn.png



POV-Ray 3,7


POV-Ray được giới thiệu phiên bản 3,7 mới nhất; có hỗ trợ đa xử lý đối xứng (SMP) để cho phép trình render tận dụng lợi thế của nhiều bộ xử lý. POV-Ray 3,7 hỗ trợ bộ xử lý 64 lõi.

Ở bài test này, mình sử dụng file benchmark có sẵn của POV-Ray với độ phân giải hình ảnh 1920 x 1080 và bật tính năng khử răng cưa (Anti-aliasing).


sYQqN5j.png



Vray Benchmark


Thông qua một tệp thực thi độc lập, người dùng có thể chạy V-Ray Benchmark để xem hệ thống của họ thực hiện hiển thị các cảnh mẫu tốt như thế nào trong một khoảng thời gian cố định.


ruFm135.png



Điểm CPU: 19,503 Ksamples

Điểm GPU: 117 Mpaths


Corona Benchmark


Công cụ này rất dễ sử dụng, chỉ cần lưu, giải nén và chạy tệp có thể tải xuống từ trang web của họ và nó sẽ tự động cung cấp cho bạn kết quả mà chúng ta có thể sử dụng để so sánh hiệu suất giữa các CPU.


FLlFaPE.png



Thời gian hoàn thành render là 1 phút 17 giây với tốc độ 6,283,930 Rays/s


3DsMax Vray


Bài test thự tế khả năng render Vray của Ryzen 9 3900X thông qua một project có khoảng hơn 2 triệu polys. Tổng thời gian để render xong là 445 giây, tương đương 7 phút 30 giây.


zj3u05T.png



Photoshop Benchmark


Thang điểm chuẩn mà Puget System dựa trên cấu hình test của họ là I9-9900K lần lượt như sau:


  • Overal Score: 1000 điểm
  • General Score: 100 điểm
  • Filter Score: 100 điểm
  • GPU Score: 100 điểm

Bằng ứng dụng Puget Photoshop Benchmark, chúng ta có kết quả chấm điểm lần lượt như sau:


1RRNRQt.png



Premiere Benchmark


Hệ thống tính điểm được sử dụng trong điểm chuẩn của Puget dựa trên hiệu suất liên quan đến FPS của phương tiện thử nghiệm. Nếu Media là 29,97FPS và hệ thống phát lại ở 29,97FPS, thì kết quả là "100". Tương tự như vậy, nếu nó chỉ có thể phát lại ở một nửa FPS, điểm số sẽ là "50". Điểm cho Playback không được vượt quá 100 (vì bạn không thể phát ở tốc độ nhanh hơn FPS của Media), mặc dù điểm Export có thể cao hơn 100 tùy thuộc vào hiệu suất của hệ thống. Điểm Playback và Điểm Export đều được kết hợp thành Điểm tổng thể "Chuẩn" và "Mở rộng" tùy thuộc vào cài đặt trước điểm chuẩn mà bạn đã chọn.


jxoEkjM.jpg



After Effect Benchmark


Với phần mềm benchmark của Puget trong After Effect, điểm chuẩn được tính dựa theo cấu hình sử dụng I9-9900K, Ram 64GB, VGA RTX 2080 8GB. Điểm lần lượt như sau:

  • Overal Score: 1000 điểm
  • General Score: 100 điểm
  • Filter Score: 100 điểm
  • GPU Score: 100 điểm

Điểm của Ryzen 9 3900X lần lượt là:


9yasyPq.png



III – Kết luận

Bộ đôi Ryzen 9 3900X và Radeon RX 5700 là một trong những định hướng hợp lý dành cho dân thiết kế đồ họa hiện nay. Với mức giá không thể tốt hơn, bộ vi xử lý sở hữu 12 nhân 24 luồng như Ryzen 9 3900X mang đến hiệu năng render hình ảnh, xử lý các tác vụ độ họa tuyệt vời. Cùng với card đồ họa Radeon RX 5700 sẽ hỗ trợ đắc lực cho các họa viên, designer trong việc sáng tạo hình ảnh, xoay chuyển hình ảnh, vector một cách mượt mà. Một cấu hình không phải là rẻ nhưng cũng chẳng phải là đắt nếu bạn đang có ý định đầu tư nghiêm túc để phục vụ cho công việc của mình.
 
Bên trên