Thu phí bản quyền máy photocopy: Ngừa kẻ gian, thiệt cả người ngay

NGUAHOANG282

New Member
Vấn đề thu phí bản quyền thế nào cho hợp lý lại nóng lên, sau khi trung tâm Quyền tác giả văn học Việt Nam đề nghị thu phí bản quyền khi photocopy tác phẩm văn học.

298350.jpg

Phí sao chụp photocopy sẽ tăng?​

Chủ tiệm photocopy sẽ tăng giá?

Trước đó, dự thảo Nghị định về quy định về sản xuất, xuất khẩu và nhập khẩu lưu hành đĩa quang trắng cũng đưa nhóm máy in photocopy, scan, máy vi tính, máy photocopy, máy in đơn năng/ đa chức năng, điện thoại di động có dùng thẻ nhớ, flash drive, đầu thu/ phát DVD/VCD/CD, máy quay phim kỹ thuật số, thiết bị thu phát sóng truyền hình, phát thanh... vào danh mục phải chịu phí bản quyền.

Ngoài bản chính, trung bình hồ sơ hải quan cần hai bản sao các loại hợp đồng, danh mục hàng hóa, hồ sơ kỹ thuật, theo anh Vĩnh Bằng (công ty Sunair). “Nếu là thiết bị máy móc phức tạp, hồ sơ kỹ thuật có khi tới cả 100 trang”, anh Bằng cho biết. Chuyên kinh doanh khí nhập khẩu, mỗi tháng công ty Sunair của anh Bằng có 10 hồ sơ hải quan, khá nhỏ so với các đơn vị chuyên về xuất nhập khẩu hay giao nhận.

Phí sao chụp giấy tờ, theo anh Bằng, không phải nhiều. Tuy vậy, anh Bằng không đồng ý phải trả thêm tiền nếu các chủ tiệm photocopy tăng giá vì lý do phải đóng phí bản quyền. “Việc sao chụp là theo quy định của nhà nước, chứ chúng tôi không vi phạm bản quyền”, anh Bằng cho biết. Nếu các chủ photocopy không tăng giá với người chụp, thì bản thân họ phải chịu phí này tính theo giá bán máy. Tình huống này có thể xảy ra trong thực tế nếu Nghị định thu phí về quy định về sản xuất, xuất khẩu và nhập khẩu lưu hành đĩa quang trắng được ban hành mà không sửa đổi gì so với dự thảo.

Theo dự thảo, với các sản phẩm có chức năng sao chép, tiền bản quyền sẽ được tính bằng công thức sau: 2% x số lượng thiết bị x 65% giá bán thiết bị. Dự báo của GfK, riêng thị trường máy ghi hình có doanh số năm 2008 là 81 triệu USD.

Không thoả đáng cho người tiêu dùng và doanh nghiệp

Một nhà phân phối các thiết bị số, chủ lực là máy quay phim, máy chụp ảnh, máy in, máy photocopy tại TP.HCM (đề nghị không nêu tên) cho rằng, những quy định về việc thu bản quyền khi sử dụng những thiết bị trên là không thoả đáng. Nhà phân phối này cho rằng, đó là hình thức tăng thuế gián tiếp lên sản phẩm. “Nếu được phê duyệt, mức thu trên sẽ làm giá thành sản phẩm đội lên với tỷ lệ tương ứng. Tỷ lệ này sẽ được nhiều bên chia nhau, còn nếu không chia, người tiêu dùng sẽ không mua.

Cho dù thế nào, nhà phân phối và nhà bán lẻ sẽ gặp nhiều khó khăn. Đây sẽ là cơ hội cho hàng nhập lậu vào thị trường”, nhà phân phối này bức xúc. Theo ông Nguyễn Quốc Bảo, giám đốc Thành Công Mobile, nguồn thu trên chỉ tác động tới doanh nghiệp vì nguồn nhập khẩu hàng hoá đã được kiểm soát chặt chẽ từ hải quan. “Sức mua đã chậm nay gặp thêm những quy định đụng đến tiền bạc như vậy sẽ làm thị trường ảm đạm hơn. Chưa biết mức thiệt hại sẽ như thế nào”, ông Bảo bình luận thêm.

Ông Lê Quang Thành, giám đốc chi nhánh CMS TP.HCM chỉ ra rằng, dù chỉ ở mức dự thảo nhưng ý tưởng thu phí bản quyền để bảo vệ quyền lợi của tác giả bằng cách thu phí thiết bị là giải pháp không thoả đáng cho người sử dụng và cả doanh nghiệp. Ông Thành nói: “Không thể tuỳ tiện đặt ra các mức thu như vậy. Sẽ còn bao nhiêu khoản phí khác sẽ được đặt ra. Ai sai, phạt người đó. Không thể có cách ngăn ngừa từ xa bằng phí được. Tiền lệ này sẽ rất nguy hiểm về sau…”.

Nếu như dự thảo nghị định vấp phải phản đối từ các nhà sản xuất và phân phối, lẫn người tiêu dùng, thì đề nghị thu phí bản quyền sao chụp tác phẩm văn học không được giới sinh viên hoan nghênh. Sinh viên Trần Minh Thùy, lớp quản trị V, trường Đại học Kinh tế TP.HCM cho biết thêm: trong trường, các thầy cô luôn khuyến khích sinh viên tìm đọc thêm sách ở ngoài. Mỗi học kỳ phải học 7 -8 môn, mỗi môn ngoài giáo trình chính thì phải tham khảo thêm nhiều sách.

Sinh viên không có khả năng mua hết, đa số mượn sách của thầy cô photo lại, giá mỗi quyển sách photo chỉ bằng khoảng 30 - 40% giá gốc. Nhưng tiền photo nhiều sinh viên cũng không có khả năng nên phải học chay, hoặc mượn lại sách của bạn bè, còn vào thư viện trường thì luôn trong tình trạng quá tải vào mỗi mùa thi.

Thùy cũng kiến nghị, thay vì sinh viên phải nộp tiền tác quyền khi sao chép sách, sao nhà trường không thu số tiền đó để mở rộng thư viện, mua thêm đầu sách phục vụ cho sinh viên học tập và

Theo MINH PHÚC - THU HẰNG - SGTT​

Nguồn : http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=288965&ChannelID=3
 
Ðề: Thu phí bản quyền máy photocopy: Ngừa kẻ gian, thiệt cả người ngay

Nhảm nhí hết trò , ai sai thì phạt người đó chứ cứ đẻ ra cái quy định kiểu này thì biết bao cho lại , mà tiền thu có đến được tay tác giả không hay lại đi m* nó đâu hết !
 

FreshWind

Member
Ðề: Thu phí bản quyền máy photocopy: Ngừa kẻ gian, thiệt cả người ngay

Chắc sắp tới mua HDD cũng phải trả tiền bản quyền mất! :))
 

duyngadocton

New Member
Ðề: Thu phí bản quyền máy photocopy: Ngừa kẻ gian, thiệt cả người ngay

Mấy bác bán máy photo bảo bao giờ thu tiền bản quyền mấy bác bán giấy thì em đóng. Mấy bác bán giấy nói thu giùm tiền thằng làm mực đi. Mấy thằng làm mực bảo sao không thu tiền thầy cô giáo, thầy cô giáo dạy cho học sinh biết việc chữ nên tụi học sinh cũng sao chép được vậy.

Thêm chữ TM
 

duycom

Ban Quản Trị
Ðề: Thu phí bản quyền máy photocopy: Ngừa kẻ gian, thiệt cả người ngay

Nếu thu phí thì mặc nhiên những tài liệu photo ra sẽ trở thành có bản quyền, vậy thì cũng lợi lắm đấy chứ nhỉ? Sách nước ngoài về VN bán rẻ như cho luôn.
 

DeathWings

New Member
Ðề: Thu phí bản quyền máy photocopy: Ngừa kẻ gian, thiệt cả người ngay

Mai mốt chép tay còn thu bản quyền nữa cơ =))
 

alozng

New Member
Ðề: Thu phí bản quyền máy photocopy: Ngừa kẻ gian, thiệt cả người ngay

Nhảm nhí hết trò , ai sai thì phạt người đó chứ cứ đẻ ra cái quy định kiểu này thì biết bao cho lại , mà tiền thu có đến được tay tác giả không hay lại đi m* nó đâu hết !

mấy ông ra qui định này chắc định ks với Bộ Y tế về việc đăng kí sức khỏe cấp bằng lái xe đây. Hai ông này ks kinh we, làm dân đc thêm vài lần thót tim và vỡ bụng vì cười =D>
 
Bên trên