Trí tuệ nhân tạo: Chủ đề của MWC 2017?

torune

Film critic
01.jpg

Năm 2011, Marc Andreessen - nhà đầu tư đến từ Thung lũng Silicon - từng phát biểu rằng "phần mềm đang gặm nhấm thế giới". Sự bùng nổ gần đây của những hệ sinh thái ứng dụng đã và đang chứng minh cho quan điểm của ông, nhưng, mọi thứ đã thay đổi đáng kể từ lúc đó. Ngày nay, sẽ đúng hơn khi nói rằng "AI (trí tuệ nhân tạo) đang giật dây để các phần mềm gặm nhấm thế giới". Dù gì chăng nữa, khó mà làm ngơ được trước sự phổ biến của trí tuệ nhân tạo tại Mobile World Congress 2017 vừa diễn ra trong tuần qua.

Nhắc tới sự giao thoa giữa smartphone và AI, Motorola có khá nhiều tin bất ngờ tại triễn lãm cho giới di động. Dành cho những ai đã lỡ, Motorola đang làm việc với Amazon (nhiều khả năng có thêm Harman Kardon) để làm nên một Moto Mod tương tác với Alexa. Nghe khá ngầu nhưng việc này lại tạo thêm điều kiện cho trợ lý ảo Alexa tiếp cận gần hơn với dữ liệu cá nhân của người dùng thông qua chiếc di động!

02.jpg

Theo lời đại diện của Motorola, họ đặt ra một tình huống giả đình rằng, người dùng có thể nhờ AI (trên Alexa) đặt giúp một chỗ tại nhà hàng/quán ăn, căn cứ vào thông tin trích xuất từ email cá nhân. Trong một diễn biến khác, đầu năm nay, Huawei cũng từng công bố dự định đưa Alexa lên chiếc Mate 9 của họ.

Nói tới những trí tuệ nhân tạo như Alexa, AI này không giữ thế độc quyền mà sẽ gặp những đối thủ khác. Chẳng hạn như ở châu Á, Line Inc. (công ty sáng tạo ứng dụng chat Line) hiện cũng đang xây dựng một trợ lý ảo mang tên Clova dành cho smartphone và các loa ngoài có khả năng kết nối từ xa. Theo nhà sản xuất, ban đầu, họ dự tính đưa Clova lên những ứng dụng nội bộ, trước khi đẩy nó sang những thiết bị khác đang dần được thông minh hóa. Với Clova, người dùng có thể trò chuyện như cách mà họ nói với Alexa và độ phức tạp của cuộc hội thoại đang dần được Line cải thiện.

03.jpg

Cùng lúc, LG cũng không bỏ lỡ cuộc chơi AI nhờ móc nối với Google. Còn nhớ LG V20 nổi lên như smartphone đầu tiên được ăn bánh Nougat trước khi ánh đèn sân khấu đổ dồn về những chiếc Pixel. Sau đó, LG G6 xuất hiện, trở thành chiếc điện thoại thứ hai bên cạnh Pixel được trang bị Google's Assisstant. Không lâu sau đó, Google lại tuyên bố đưa Assisstant lên Android 6.0.

Căn cứ vào mô hình trên đây, những mẫu flagship như Sony XZ Premium nhiều khả năng sẽ được bán kèm với Assisstant, mang lại cho các fan của Android khả năng đọc thần chú để ra lệnh!?

Bên cạnh đó, cần lưu ý rằng những smartphone flagship khác không được công bố tại MWC 2017 ít nhiều vận hành nhờ một trợ lý AI nào đó để 'làm hài lòng người dùng' hay 'nâng cao hiệu suất công việc' của họ. Chẳng hạn như HTC U Ultra được gắn thêm một màn hình phụ - nơi hiển thị của những đề xuất và thông báo do HTC Companion tạo ra. Tiếp đó là tới Samsung và Galaxy S8 - mẫu smartphone liên tục xuất hiện trên mặt báo trong vài tuần qua cùng trợ lý ảo Bixby.

Mặc dù, chúng ta có thể nghĩ đơn giản rằng "trí tuệ nhân tạo" không khác gì những thực thể phần mềm có thể tương tác với người dùng hay thuật toán học máy (machine learning). Hoạt động của chúng có thể ít gây sự chú ý ở hiện tại, nhưng, các công ty đang đầu tư đang đánh cược thành công của họ trên khả năng dựng từ các câu lệnh để thấu hiểu dữ liệu mà chúng ta không thể hiểu được (như ở mức độ con người) và cải thiện chức năng từ đó.

04.jpg

Lấy Huawei P10 làm ví dụ. Tương tự đàn anh Mate 9, P10 thừa hưởng bộ thuật toán cho phép có cải thiện hiệu năng qua thời gian bằng cách tự mò ra trình tự mà người dùng tương tác với di động để phân bổ tài nguyên một cách hợp lý. Với bản cập nhật EMUI 5.1, chiếc P10 được kỳ vọng sẽ cải thiện khả năng quản lý tài nguyên (chẳng hạn như bộ nhớ...) khi khởi động hoặc trong lúc vận hành, dựa trên thói quen người dùng. Mục tiêu tối thượng là khiến cho di động vận hành nhanh hơn qua thời gian.

Chưa hết, thậm chí cả Netflix còn mang 'machine-learning' đến MWC 2017. Dịch vụ VOD nhận thức được rằng sự phát triển bền vững và hợp đồng với các đối tác nằm ở việc cải thiện trải nghiệm video trên di động. Trong thời gian tới, các thuê bao của Netflix sẽ được chứng kiến video có chất lượng tốt hơn nhờ sử dụng ít hơn băng thông mạng, tất cả nhờ có những thuật toán kiểm định lại câu hỏi "một video được đánh giá là đẹp sẽ như thế nào". Kết hợp những thuật toán này cùng một lịch trình mã hóa để nén từng cảnh phim riêng rẻ trong một phim/tập phim theo những cách khác nhau dựa trên những biến cố xảy ra trong từng khung hình, và cuối cùng, người xem có được một phức hợp dung hòa túi tiền và nhãn thị.

05.jpg

Cũng nhờ MWC 2017 và chủ đề được chia sẻ trên đây, quan khách tiếp tục chứng kiến RoboCar - xe đua không người lái sở hữu một cơ thể thắp sáng bằng LED, cùng nội thất dày đặc radar, LIDAR, cảm biến siêu thanh / tốc độ... và những thứ tương tự có thể tống dữ liệu vào một bộ não dán nhãn NVIDIA có thể làm toán siêu tốc trên cung đường nhựa.

Những dẫn chứng trên đây vô hình chung biến MWC 2017 - triễn lãm của smartphone, đồ gia dụng, xe cơ giới... thành nơi hội tụ của những tín đồ đam mê trí tuệ nhân tạo và machine-learning. Không còn đường lui nữa, điều chúng ta có thể là làm là chờ xem, trong thời gian tới, những công ty này liệu có cải thiện cuộc sống với lượng dữ liệu mà họ sở hữu hay gánh trách nhiệm khi mọi thứ trở nên bưng bét?

Theo engadget
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bên trên