tư vấn giúp em hệ thống mạng cho cả nhà

caothudeche

Moderator
Nhân đay tôi cũng xin làm sáng tỏ lại lần nữa đó là xem phim qua mạng gia đình thì chỉ cần mạng 100Mb là đủ (chứ không phải cần 1Gb). Cho dù là bạn có đang xem phim Bluray 3D iso đi chăng nữa. Tôi đã thử test qua 1 switch 100Mb chạy mượt mà. Và vì vậy đừng chê các đầu phát player có network 100Mb là cổ lỗ lỗi thời. Hổng biết chừng có khi là do mình lỗi thời đó. :)
Bác nói đến đây lại nhớ có 1 lần xem QC review (đương nhiên không phải HDVN) em HDD WD Mypassport wireless. Reviewer chém con đó chia sẻ 1 lúc 4 video full HD khác nhau cùng 1 lúc. Mình cũng thấy hơi giật mình, nhưng mà nghĩ lại cũng có thể.
Quay lại vấn đề mạng LAN 100Mbps, thì mình nghĩ 3D Bluray 4K vẫn chiến ngon lành cành đào. Nhưng cũng chỉ chút xíu tiền nữa là lên LAN 1Gbps, tại sao lại không? Việc chia sẻ, quản lý file trong LAN lúc này nhẹ nhàng hơn nhiều.
 
Đọc lại bài tôi nói ở trên phần chọn vị trí đặt modem sao cho hợp lý, tôi xin đính chính lại một chút ko nhiều người đọc vào lại ngộ nhầm. Đặt modem ở vị trí sao cho càng nhiều kết nối mạng từ nó đến càng nhiều thiết bị (có nối mạng) càng tốt là để các thiết bị này có thể truy xuất đến internet ở tốc tộ nhanh nhất mà nhà mạng cho phép. Nhất là những máy dùng để download. Chứ còn mấy đầu phát phim hay Nas/ Server (nếu có) thì ko cần thiết. Nói khác đi nếu mình ko biết chắc chất lượng và tốc độ mạng (qua dây) của modem mà nhà mạng cung cấp cho mình thì chớ có nối đầu phát phim HD và Nas/ server qua cái modem nhé. Thay vào đó hãy sử dung một switch 1Gb loại tốt một chút là yên tâm. Tóm lại, chúng ta sẽ ngầm hiểu, mặc dù kết nối bằng dây mạng (ko tính wifi), chúng ta sẽ có 2 loại tốc độ mạng. Một là tốc độ của kết nối internet, hai là tốc độ 1Gb trong mạng nội bộ.

Riêng về vấn đề khi truyền tải bằng dây đồng, tốc độ sẽ bị giảm tại điểm bị gập. Vấn đề này tuy không mới nhưng không phải ai cũng hiểu nó thấu đáo. Tôi cũng đồng ý với bạn caothudeche là tốc độ chắc chắn sẽ có giảm tại điểm gập. Nhưng theo mình nghĩ giảm ở mức như thế nào và có đáng để mình chú ý hay không trong môi trường truyền tải ngắn về khoảng cách (luôn dưới 50m) và không khắc khe (chỉ coi phim HD và có buffer bảo kê) cái này mới quan trọng. Tôi thì không dám lạm bàn thêm, chỉ xin trích một đoạn ngắn của một ông bạn đã phát biểu trên diễn đàn Cơ Điện tử như sau:

“Ở các diễn đàn điện tử nước ngoài người ta cũng tranh luận về vấn đề này rất nhiều.
Đa phần người cho rằng đi theo đường tròn là tốt hơn hoàn toàn là cảm tính.
Cá biệt có ông còn phán là electron nó như quả bóng, chạy đụng góc vuông nó dội ngược lại, còn đụng góc bẹt thì nó bật qua bật lại nên đi được, vãi!
Có ông thì phán electron nó chạy nhanh tốc độ ánh sáng nên gặp góc gấp khúc quá nó bo cua không kịp nên dễ té ngựa văng ra ngoài, vãi!
Nói đâu xa, ngay trong thread này cũng có người phán là tốc độ electron lên tới 300.000km/s như tốc độ ánh sáng trong chân không! vãi!
Thực ra electron di chuyển khá chậm, nếu bạn chịu khó đọc wikipedia sẽ biết. Còn tốc độ dòng điện đúng là tiệm cận 300.000km/s, vì tốc độ dòng điện chính là tốc độ truyền sự thay đổi của trường điện từ. Còn bản thân từng electron lại rất chậm chạp. Đây là ngộ nhận cơ bản của nhiều kỹ sư điện tử.

Quay lại vụ góc vuông, góc nhọn, đường tròn: đã có nghiên cứu nghiêm túc, xây dựng mạch thực tế và đánh giá kết quả. Kết quả là có sự ảnh hưởng của góc vuông: điện trở có sự thay đổi tại góc, có sự thay đổi EMI ra môi trường. Nhưng mức độ là cực kỳ nhỏ, thậm chí có thể nói là không thể đo chính xác khi dùng những công cụ như trong thí nghiệm trên.
Bạn nào quan tâm thì đọc bài này: http://ultracad.com/articles/90deg.pdf
và bài này: http://www.bigcarrotdigital.com/corners-USA.pdf

Vậy mình nghĩ nên dừng lo lắng về vấn đề này, và đừng lan truyền mấy cái tin đồn vớ vẩn mà không chịu kiểm chứng.”


Bạn cứ dùng cái Router trước xem sao, chừng nào ko được mới mua switch.
vì nhà e xây mới nên e tính trung tâm sẽ ta dùng switch để đi dây tỏa ra các tầng.moden nhà mạng vt cho e đc 4 cổng thì không đủ cho các phòng đc.tuy nhà e có ít phòng ( 5 phòng ) nhưng e đang hướng mỗi 1 phòng sẽ có 1 router riêng.
Cảm ơn bác những bài viết của bác rất có ích như người mới như em
 

GL Dũng

New Member
Phân biệt các loại dây nhảy quang?

Xuất phát từ nguyên nhân khách hàng không hiểu rõ sản phẩm dây nhảy quang, không tìm hiểu kĩ trước khi mua hàng, nghĩ rằng dây nhảy quang nào cũng như nhau, cứ rẻ là được, cắm vào loại nào thì cũng dùng được hết,…

Tất cả những hiểu lầm tai hại đó dẫn đến việc mua về không dùng được, mất tiền, mất công, mất thời gian. Và các sản phẩm này tại các cửa hàng thường không có chính sách đổi trả, mất thời gian tìm hiểu kỹ lại sản phẩm cần mua, mua đúng loại sản phẩm mình cần.

Vậy nên ở bài này sẽ giúp cho các bạn hiểu rõ hơn từng loại dây nhảy quang cũng như ứng dụng của từng loại.

1. Có nhiều loại dây nhảy quang hơn là bạn nghĩ

Trước kia người ta dùng chủ yếu là cáp đồng, loại cáp dùng để truyền tín hiệu chủ yếu là CAT5E, CAT6 làm bằng kim loại đồng hoặc nhôm.

Nhưng giờ đây, cáp quang gần như đã thay thế toàn bộ các loại cáp đồng, và xuất hiện ở khắp nơi có lắp đặt internet.

Và trong một hệ thống mạng cáp quang thì không thể thiếu dây nhảy quang để kết nối các thiết bị khác với nhau.

Có 4 loại đầu nối thường dùng nhất của thiết bị dây nhảy quang bao gồm:

Đầu SC: hay còn gọi là đầu vuông to, loại này thường thấy nhất ở các loại bộ chuyển đổi quang điện, converter quang hay các thiết bị như modem quang ở chính gia đình các bạn.

Đầu LC: hay còn gọi là đầu vuông nhỏ, nó có kích thước nhỏ hơn bằng phân nửa đầu SC, được sử dụng rộng rãi và gần như là tiêu chuẩn khi sử dụng module quang SFP.

Đầu FC: tên gọi dân dã là đầu tròn xoáy, cũng giống như bóng đèn đui xoáy, loại này có đầu làm bằng sắt, kết nối bằng cách cắm và vặn vào theo gen, đầu nối loại này thường được sử dụng khi kết nối các loại video converter quang, bộ chuyển đổi video sang quang trong hệ thống camera giám sát và một số thiết bị khác.

Đầu ST: Tên gọi khác là đầu tròn gài, giống như bóng điện có bóng đui xoáy và đui gài đó. Loại này giờ ít được sử dụng hơn và thường thấy ở các thiết bị đời cũ.

Vậy chốt lại: Điều đầu tiên các bạn cần quan tâm khi chọn mua dây nhảy quang là phải chuẩn đầu nối, nếu chọn sai tất nhiên là sẽ không cắm được vào thiết bị của bạn! Hãy nhớ có 4 đầu cơ bản và thường dùng nhất là: SCLCFCST tương ứng: Vuông toVuông nhỏTròn XoáyTròn gài.

2. Chủng loại dây nhảy quang

Nếu như với mạng cáp đồng CAT5E, CAT6 thì vẫn hoàn toàn ổn với một hệ thống mạng bình thường. Nhưng với dây nhảy quang thì khác, nó phụ thuộc phần lớn vào cáp quang và các thiết bị liên quang tới cáp quang.

Dây nhảy quang về cơ bản có 2 loại chính là dây nhảy quang Single Mode và dây nhảy quang Multimode.

Dây nhảy quang Single Mode (SM)

Dây nhảy quang SM được sử dụng để làm đầu nối giữa các liên kết quang, kết nối giữa các hộp ODF (Hộp phối quang), hoặc giữa các thiết bị truyền dẫn quang với nhau.

Màu đặc trưng của loại dây nhảy quang SM này là Màu vàng tươi.

Dây nhảy quang Multimode (MM)

Dây nhảy quang MM được sử dụng để kết nối các thiết bị chuyển đổi tín hiệu sử dụng chuẩn MM với nhau bao gồm bộ chuyển đổi Conveter quang, hộp phối quang ODF, Module quang,…

Dây nhảy quang MM có nhiều loại khác nhau, tuy nhiên sử dụng phổ biến nhất là:

Dây nhảy quang MM OM2 có màu đặc trưng là Màu cam.

Dây nhảy quang MM OM3 có màu đặc trưng là Màu xanh.

Dây nhảy quang MM OM4 có màu đặc trưng là Màu xanh hoặc Màu tím.

---

Golden Link
 
Bên trên