Tuần lễ phim Nhật Bản 2010 tại TP.HCM và Nha Trang

poly

Banned
Vào lúc 17:30 ngày 8/10/2010 (thứ sáu), tại Rạp BHD Star Cinema (Maximark, Lầu 4, Đường 3/2, Q.10) sẽ khai mạc “Tuần lễ phim Nhật Bản tại TP.HCM” do Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại TP.HCM phối hợp cùng Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam (The Japan Foundation) tổ chức. Chương trình được thực hiện nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị và giao lưu văn hoá giữa hai nước, tạo điều kiện cho người dân thành phố có cơ hội tiếp xúc và hiểu biết nhiều hơn về đất nước, con người, văn hoá xã hội từ truyền thống đến hiện đại của Nhật Bản qua phim ảnh.


LHP_-_Poster_%2840x60%29cm.jpg




“Tuần lễ phim Nhật Bản tại TP.HCM” sẽ diễn ra từ ngày 8/10 đến ngày 14/10/2010, giới thiệu 8 bộ phim hấp dẫn của Nhật Bản gồm “Chuyến bay vui vẻ” (Happy Flight), “Rashomon” (Rashomon), “Tony Takitani” (Tony Takitani), “Những cô gái nổi loạn” (Kamikaze Girls), Quan khâm sai Sansho (Sansho the Bailiff), Phim hoạt hình “5cm 1giây” (5centimeters per second), “Yunagi thành phố mùa lặng gió của xứ sở Hoa anh đào” (Yunagi City, Sakura Country), “Ký ức của ngày mai” (Memories of Tomorrow).
Phim được thuyết minh tiếng Việt, phụ đề tiếng Anh.


lichchieutp.jpg


Vé mời xem phim được phát miễn phí tại:
Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại TP.HCM (13-17 Nguyễn Huệ, Q.1) , Tel: 08 – 38225314
(Từ ngày 4 đến 8 tháng 10, từ 14:00 – 16:00)


CHUY%E1%BA%BEN%20BAY%20VUI%20V%E1%BA%BA.jpg





8/10(thứ sáu)

17:30
Phim Chuyến bay vui vẻ (Happy Flight) (2008), 103 phút. Đạo diễn Shinobu Yaguchi
19:30
Phim Rashomon (Rashōmon) (1950), 88 phút. Đạo diễn Akira Kurosawa
21:15
Phim Tony Takitani (2004), Đạo diễn Jun Ichikawa, 75 phút.



Yunagi.jpg



9/10(thứ bảy)

10:00
Phim Những cô gái nổi loạn (Kamikaze Girls) (2004), 102 phút. Đạo diễn Tetsuya Nakashima
12:00
Phim Quan khâm sai Sansho (Sansho the Bailiff) (1954), 124 phút. Đạo diễn Kenji Mizoguchi
14:30
Phim Chuyến bay vui vẻ (Happy Flight) (2008), 103 phút. Đạo diễn Shinobu Yaguchi
16:30
Phim Ký ức của Ngày mai (Memories of Tomorrow) (2005), 122 phút. Đạo diễn Yukihiko Tsutsumi
19:00
Phim hoạt hình 5 cm 1 giây (5centimeters per second) (2007), 63 phút. Đạo diễn Makoto Shinkai
20:30
Phim “Yunagi, thành phố mùa lặng gió của xứ sở Hoa anh đào” (Yunagi City, Sakura Country) (2007) 118 phút. Đạo diễn Kiyoshi Sasabe


Nhung%20co%20gai%20noi%20loan.jpg



10/10(chủ nhật)

10:00
Phim hoạt hình 5 cm 1 giây (5centimeters per second) (2007), 63 phút. Đạo diễn Makoto Shinkai
12:15
Phim Tony Takitani (2004), Đạo diễn Jun Ichikawa, 75 phút.
13:45
Phim “Yunagi, thành phố mùa lặng gió của xứ sở hoa anh đào” (Yunagi City, Sakura Country) (2007)118 phút. Đạo diễn Shinobu Yaguchi
16:00
Phim Chuyến bay vui vẻ (Happy Flight) (2008), 103phút. Đạo diễn Shinobu Yaguchi
18:00
Phim Những cô gái nổi loạn (Kamikaze Girls) (2004), 102 phút. Đạo diễn Tetsuya Nakashima
20:30
Phim Ký ức của Ngày mai (Memories of Tomorrow) (2005), 122 phút. Đạo diễn Yukihiko Tsutsumi


Tony.jpg



11/10(thứ hai)

12:00
Phim “Yunagi, thành phố mùa lặng gió của xứ sở hoa anh đào” (Yunagi City, Sakura Country) (2007) 118 phút. Đạo diễn Kiyoshi Sasabe
14:15
Phim hoạt hình 5 cm 1 giây (5centimeters per second) (2007), 63 phút. Đạo diễn Makoto Shinkai


5cm.jpg



12/10(thứ ba)

12:30
Phim Những cô gái nổi loạn (Kamikaze Girls) (2004), 102 phút. Đạo diễn Tetsuya Nakashima



rashomon.jpg



13/10(thứ tư)

12:00
Phim Chuyến bay vui vẻ (Happy Flight) (2008), 103phút. Đạo diễn Shinobu Yaguchi
14:00
Phim Tony Takitani (2004), Đạo diễn Jun Ichikawa, 75 phút.


kyucngaymai.jpg



14/10(thứ năm)

12:00
Phim Ký ức của Ngày mai (Memories of Tomorrow) (2005), 122 phút. Đạo diễn Yukihiko Tsutsumi
14:15
Phim hoạt hình 5 cm 1 giây (5centimeters per second) (2007), 63 phút. Đạo diễn Makoto Shinkai


quankhanmsai.jpg




LIÊN HỆ NHẬN VÉ:

TP.HCM: Tổng Lãnh Sự Quán Nhật Bản TP.HCM
13-17 Nguyễn Huệ, Q.1
Rạp BHD Star Cinema (Maximark, Lầu 4, Đường 3/2, Q.10, TPHCM )

dscf3133q.jpg


Nha Trang: Rạp 10 – Hoàng Hoa Thám


lich%20chieunhatrang.jpg


nguồn:
http://www.hcmcgj.vn.emb-japan.go.jp/vn/2010/thang1020101001jpfilm.html
 
Chỉnh sửa lần cuối:

poly

Banned
Ðề: Tuần lễ phim Nhật Bản 2010 tại TP.HCM

Phim Rashomon là phim kinh điển hay nổi tiếng thế giới. Thông tin từng phim khác poly chưa rõ, nhưng kinh nghiệm tuần phim nắm ngoái là các phim Nhật đều hay, nhiều phim khá sốc về bạo lực và tình dục. Ai xem nhiều phim Nhật rồi thì sẽ rõ.
 

nham18

Member
Ðề: Tuần lễ phim Nhật Bản 2010 tại TP.HCM

Đến hẹn lại lên!
Đa số chúng ta chỉ biết về điện ảnh Nhật qua những bộ phim "giải trí" hoặc ăn theo manga, anime và đa phần nó đều là những bộ phim mì ăn liền. Nhưng nếu ai đã từng xem qua dòng phim chính thống của Nhật thì chắc chắn sẽ rất ngạc nhiên và có cái nhìn khác về nó :)
 

Hạnh Mèo

New Member
Ðề: Tuần lễ phim Nhật Bản 2010 tại TP.HCM

Xem 2 cái phim kinh điển của Nhật là Seven Samurai & Ran thì Seven Samurai hay còn Ran thì xem thấy cứ tởm tởm thế nào, không khí và tạo hình nhân vật thật là dị. Nhất là quả đầu củ hành tây của bọn này trông phát tởm, ko hiểu thằng nào nghĩ ra mà giỏi thế.

Nói chung chả thích bọn Nhật, phim Tầu vẫn dễ xem hơn.
 

poly

Banned
Ðề: Tuần lễ phim Nhật Bản 2010 tại TP.HCM và Nha Trang

Bộ phim vinh danh nước Nhật trên bản đồ điện ảnh thế giới

TT&VH Cuối tuần) - Điện ảnh Nhật Bản vĩ đại, và lẫy lừng nhất châu Á. Những thành tựu của điện ảnh Nhật Bản trên bình diện quốc tế xưa nay đều khiến các cường quốc điện ảnh thế giới như Mỹ, Ý, Anh, Pháp… phải nghiêng mình bái phục không kém những bước tiến thần kỳ của nước Nhật trong việc chinh phục kinh tế toàn cầu.

Tất cả khởi nguồn từ một bộ phim…

Kẻ chết đuối vớ được cọc!

1950, nước Nhật - 5 năm sau thế chiến thứ hai - vẫn còn oằn mình trong đống đổ nát, hoang tàn… Cả một dân tộc phải ngụp lặn trong muôn ngàn gian khó…

1951, một phái đoàn của công ty quảng cáo Unitalia Film (Ý), sang Nhật để chọn một phim chiếu tại LHP Venice - với mục đích nhằm đa dạng hóa màu sắc cho LHP. Người đứng đầu phái đoàn chọn phim là giáo viên người Ý Giuliana Stramigioli. Ông đưa ra đề nghị kỳ quặc với Hãng phim Daiei - sản xuất phần lớn phim tại Nhật lúc bấy giờ - chọn cho họ xem một bộ phim hay nhất và một bộ phim dở nhất trong năm qua của hãng. Rashomon được giới thiệu ở “hạng mục” phim dở nhất!

Sau khi xem xong, Giuliana khiến hãng Daiei bất ngờ khi chọn Rashomon - bộ phim mà họ đã gần như ném vào sọt rác! Cả hãng Daiei lẫn chính quyền Nhật Bản đều không đồng ý với sự lựa chọn của Giuliana với cái cớ “Rashomon chưa đủ tư cách đại diện cho nền điện ảnh Nhật” và đề xuất ông chọn một phim của đạo diễn Yasujiro Ozu sẽ mang tính điển hình hơn về sự xuất sắc của điện ảnh Nhật. Thậm chí họ còn nghi ngờ động cơ chọn phim của Giuliana là nhằm bêu xấu hình ảnh nước Nhật với thế giới! Nhưng tất cả đều phải chào thua trước sự kiên định của Giuliana: “Hoặc Rashomon hoặc không chọn phim nào!”

ed8hinh-bai-dien-anh.jpg



Số phận hiu hắt

Kịch bản Rashomon được viết kết hợp từ 2 truyện ngắn Rashomon (Lã Sanh Môn - 1914) và In a Grove (Chuyện trong rừng trúc - 1922) của tác giả Ryunosuke Akutagawa. Trong đó Rashomon được dùng là bối cảnh trung tâm, còn In a Grove là tuyến nhân vật và chuyện phim.

Trước khi thực hiện Rashomon, đạo diễn Kurosawa đã làm được 10 phim, và bị đánh giá là kẻ kém tài nhất trong số những đạo diễn của thế hệ ông, bởi chẳng có phim nào thu hút khán giả! Ban đầu hãng Daiei từ chối kịch bản Rashomon vì cho rằng chuyện phim quá rối rắm và lẩm cẩm. Nhưng rồi “mủi lòng” trước sự kiên trì của Kurosawa, hãng ban cho ông ơn huệ với kinh phí chỉ 250.000 USD để làm phim này. Phim được quay hầu hết trong phim trường của Daiei.

Bộ phim xoay quanh một vụ án: Vợ của một Samurai bị tên cướp Tajomaru hãm hiếp trong rừng. Hiện trường để lại là xác người Samurai bị một thanh gươm đâm vào ngực. Sự kiện được kể lại trước công đường qua bốn lời khai khác nhau của người trong cuộc và nhân chứng: tên cướp Tajomaru, Massago - người vợ bị hãm hiếp, người chồng Samurai đã chết (nhập hồn về kể qua bà đồng cốt), và người tiều phu - nhân chứng duy nhất tại hiện trường. Cả bốn lời khai về một sự việc lại không giống nhau, khiến cho khán giả như lạc vào mê cung, không biết lời khai nào là sự thật…

Đúng như dự đoán của hãng Daiei, bộ phim là một thảm họa ở phòng vé! Thất bại nặng nề về mặt doanh thu chỉ là một phần, cay đắng nhất với Kurosawa là không ai hiểu được chuyện phim. Rashomon “đứng đầu bảng” danh sách phim dở nhất trong năm. Còn Kurosawa tội nghiệp thì vì quá xấu hổ nên về quê lánh mặt một thời gian… câu cá giải sầu!

Và chinh phục thế giới

Tại LHP Venice 1951, Rashomon gây chấn động bởi cách kể chuyện hết sức hiện đại, hấp dẫn và mới mẻ. Bởi thời điểm này, lối kể chuyện theo phong cách cổ điển vẫn chiếm ưu thế. Sự cách tân của Rashomon như một làn gió mới làm thay đổi hoàn toàn suy nghĩ của phương Tây về sức sáng tạo, tính thẩm mỹ và cảm nhận nghệ thuật từ một xứ sở châu Á xa lạ. Thế là chỉ mới vượt biên giới lần đầu, Rashomon đã lập tức giành được giải Sư tử vàng Venice 1951 một cách thuyết phục, mang vinh dự quốc tế đầu tiên về cho điện ảnh Nhật Bản. Không dừng lại ở đó, Rashomon tiếp tục vượt đại dương sang Mỹ và đoạt tiếp giải Oscar danh giá cho Phim nước ngoài hay nhất năm 1951.

Sự kiện này làm nước Nhật bối rối bởi họ đối xử quá tệ với bộ phim. Những kẻ trước đây phản ứng Rashomon và đạo diễn Kurosawa dữ dội nhất, thì nay bắt đầu tán dương ngược lại. Giới phê bình thủ cựu thì bực dọc, một số người thậm chí còn kết tội Rashomon bôi nhọ nước Nhật bằng những hình ảnh lạc hậu, hèn kém, làm tổn thương tinh thần võ sĩ đạo của người Nhật. Họ quả quyết rằng lý do bộ phim được hâm mộ và thành công ở phương Tây vì nó là “kẻ ngoại lai” và vì nó… “Tây” hơn hầu hết các bộ phim Nhật?!

Trả lời cho những nhận định cay nghiệt đó, đạo diễn Akira Kurosawa đã phải chua xót thốt lên: “Người Nhật đánh giá quá thấp về tài sản của chính mình!”. Nhưng điều quan trọng nhất là sau những thành công quốc tế lớn lao của Rashomon, Kurosawa vẫn tiếp tục làm phim và trở thành một tượng đài bất tử của điện ảnh thế giới, xứng đáng với danh hiệu “Hoàng đế điện ảnh Nhật Bản”.

Giá trị và tầm ảnh hưởng lớn lao

Không thể kể hết những giá trị nghệ thuật lớn lao mà Rashomon đã để lại cho thế giới điện ảnh. Trước nhất là kết cấu kịch bản vô cùng khéo léo, cấu trúc tự sự độc đáo và kỹ thuật sử dụng hồi tưởng lồng trong hồi tưởng của Kurosawa đến giờ thế giới vẫn còn sử dụng.

Thuật ngữ “rashomon” trong tâm lý học cũng đã ra đời từ chính bộ phim này (trong tiếng Anh hoặc một số ngôn ngữ khác) nhằm để mô tả những trường hợp không thể tìm ra được sự thật, bởi có quá nhiều lời khai mâu thuẫn hoặc những bằng chứng trái ngược nhau.

Nghệ thuật sử dụng ánh sáng tự nhiên trong phim được các nhà làm phim phương Tây rất ngưỡng mộ. Nhà quay phim Kazuo Miyagawa là một trong những người hiếm hoi trên thế giới dám quay trực tiếp vào mặt trời. Những cảnh trong rừng ánh sáng tự nhiên quá yếu, ông đã giải quyết vấn đề bằng cách dùng nhiều tấm gương đặt rải rác để phản chiếu ánh sáng tỏ nhiên, làm cho ánh nắng mạnh trông như thể nó đi qua những cành cây, và chiếu vào diễn viên.

Đạo diễn kỳ cựu Robert Altman rất ngạc nhiên trước cách sử dụng ánh sáng trong phim. Ông khen ngợi cách Kurosawa sử dụng ánh sáng “lốm đốm” trong suốt bộ phim - điều này tạo cho các nhân vật và bối cảnh thêm sự mơ hồ. Nhà phê bình Tadao Sato cho rằng Rashomon đã sử dụng ánh sáng mặt trời một cách khác thường để tượng trưng cho điều ác và tội lỗi trong phim. Để quay cảnh mưa lớn trong phim, Kurosawa phải dùng nước pha với mực tàu vì ống kính camera thời ấy không thể nắm bắt cảnh mưa nếu chỉ sử dụng nước bình thường.

Tư tưởng và tinh thần của Rashomon là nguồn cảm hứng cho rất nhiều tác phẩm điện ảnh khác trên thế giới sau này. Năm 1964, Hollywood thực hiện bộ phim cao bồi The Outrage do Paul Newman, Claire Bloom và Edward G. Robinson thủ vai chính, hoàn toàn dựa theo cốt truyện của Rashomon. Phim Hero (Trương Nghệ Mưu), Vantage Point (Pete Travis), Courage Under Fire (Edward Zwick), One Night at McCool’s (Harald Zwart)… và nhiều series truyền hình khác cũng đều đi theo kết cấu kể chuyện của Rashomon.



Trước và sau Thế chiến thứ hai, chẳng ai biết điện ảnh Nhật Bản như thế nào. Từ sau thành công quốc tế của Rashomon, các đạo diễn Nhật Bản đã mạnh dạn đưa phim của mình ra nước ngoài thi thố và đạt được rất nhiều thành công, khiến phương Tây phải kính nể.

Thông điệp của bộ phim có lẽ là điều khiến khán giả phải day dứt mãi sau khi xem. Đó là ranh giới mong manh về tính bản thiện của con người. Người kể chuyện chưa phải là người biết hết tất cả, anh ta chỉ biết một phần của sự thật. Con người, kể cả người đã chết, không ai trung thực với sự thật. Tất cả đều che giấu sự thật theo cách có lợi nhất cho mình. Hay như lời nhà sư nói trong ngôi đền Rashomon đổ nát: “Con người sẽ mãi mãi không thể tìm thấy được sự thật, bởi sự yếu đuối và ích kỷ của chính mình”.

Thông điệp ấy đã được phát đi từ cách đây 60 năm, nhưng đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

Bá Vũ

http://thethaovanhoa.vn/176N2010032...h-nuoc-nhat-tren-ban-do-dien-anh-the-gioi.htm
 

nham18

Member
Ðề: Tuần lễ phim Nhật Bản 2010 tại TP.HCM và Nha Trang

Mới đội mưa đội gió đi xem Kamikaze Girls về, phải nói là lâu rồi mới có 1 bữa coi phim kinh khủng như bữa nay. Không biết do nguồn phim bên phía Nhật cung cấp hay do BHD mà có tới 2 track audio tiếng Nhật chồng lên nhau, 2 track này giống hệt nhau và track sau delay hơn track trước 3 giây. Nó cứ thế diễn ra nguyên phim y như echo trong karaoke, nhân vật nói câu nào là nó vang vang vọng vọng kéo dài ra cộng với thuyết minh tiếng Việt và sub Eng bị lệch làm thành 1 nồi lẩu xí quách thập cẩm nuốt ko nổi. Gần 2 tiếng đồng hồ bị tra tấn, bỏ về thì tức vì lội mưa đi nửa tiếng mới tới

Thấy lần liên hoan phim nào cũng vậy, feedback mỏi tay cũng vậy. Biết là xuất phát từ mục đích tốt đẹp nhưng chất lượng trình chiếu hình như bị coi thường quá. Chắc họ nghĩ là coi free rồi thì muốn chiếu sao chiếu. Mình ko phải là dạng người coi phim free rồi yêu sách này nọ, hình ảnh, âm thanh, chỗ ngồi sao cũng được nhưng thuyết minh hoặc phụ đề thì làm ơn đàng hoàng 1 tý, có hiểu được phim thì mới thấy được cái hay của nó chứ.
 

Titanik

New Member
Ðề: Tuần lễ phim Nhật Bản 2010 tại TP.HCM và Nha Trang

@ nham18 : bạn ơi vụ lệch thuyết minh là do bên đại sứ quán họ phụ trách ấy T_T
2 track này giống hệt nhau và track sau delay hơn track trước 3 giây.
hình như nham18 xem suất phim lúc sáng t7 nhỉ? mình cũng xem suất đó :D
phim Ký ức của ngày mai lúc 4h30 thì phải đợi hơn 15' phim thì thuyết minh mới khớp phim ( thật ra thuyết minh nhanh hơn phim vài giây )
cái này phải nói là quá đỡ so với phim 5cm/giây ( vì thuyết minh k tự chạy cùng phim,nhân viên phòng máy phải tự bấm cho nó chạy ) ,do phim k phụ đề tiếng Anh, nhân viên chỉ biết ngó vào cảnh hình đang phát mà bấm gây ra cho những người mù tiếng Nhật như TItanik chịu đựng hơn nửa đầu phim xem phim gần như câm (phim có tiếng của cảnh vật này nọ mà đối thoại hay tự thoại k ai hiểu gì hết :)) ),đến gần cuối phim mới đc thuyết minh :)) may mà đây là phim hoạt hình ,coi hình dễ đoán nghĩa 1 chút chứ k thì bó tay.

mà vụ thuyết minh đi sau phim hay đi trước phim vài giây là may mắn nhất rồi í . (k khớp đc đâu vì phải dùng remote canh phim bắt đầu rồi bấm mà )
 

nham18

Member
Ðề: Tuần lễ phim Nhật Bản 2010 tại TP.HCM và Nha Trang

@ nham18 : bạn ơi vụ lệch thuyết minh là do bên đại sứ quán họ phụ trách ấy T_T

hình như nham18 xem suất phim lúc sáng t7 nhỉ? mình cũng xem suất đó :D

Vậy tức là suất phim lúc sáng t7 cũng bị cái trò echo karaoke này hả trời ^:)^ Mình thì xem suất 6g chiều CN, nếu có đi chung thì dễ nhận ra mình lắm (cao nhất hdvn mà >:) )

mà vụ thuyết minh đi sau phim hay đi trước phim vài giây là may mắn nhất rồi í . (k khớp đc đâu vì phải dùng remote canh phim bắt đầu rồi bấm mà )

Đúng, đối với thuyết minh thì lệch 2-3 giây đã là may mắn lắm rồi (lệch chậm tốt hơn lệch nhanh). Nhưng lệch nhiều hơn nữa thì rất khó theo dõi và hiểu phim, thà tắt hẳn rồi để sub Eng thì coi còn hay và dễ hiểu hơn, chứ tiếng Nhật mình cũng điếc đặc, chỉ được cái khoái manga với sushi là giỏi :-@

@Titanik: mới vài phút mà đổi chữ ký khác rồi à :))
 

Mac18

Active Member
Ðề: Tuần lễ phim Nhật Bản 2010 tại TP.HCM và Nha Trang

Hix 5cm/s chiếu với các phim kia có hơi lạc lõng nhỉ:|
 

poly

Banned
Ðề: Tuần lễ phim Nhật Bản 2010 tại TP.HCM và Nha Trang

Ai không đi xem tuần phim Nhật lần này là đúng, không phải vì BHD STAR CINEMA mà vì chất lượng bản phim của đại sứ quán Nhật cung cấp quá tệ.
 
Bên trên