Ứng viên tổng thống Mỹ chê bai CEO Facebook

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Joe Biden, ứng viên tranh cử tổng thống Mỹ đã chỉ trích Facebook và CEO Mark Zuckerberg liên quan đến vấn nạn tin giả và bảo vệ dữ liệu người dùng.

Trong cuộc phỏng vấn với New York Times, ứng viên tranh cử tổng thống Mỹ năm 2020 không ngần ngại chia sẻ suy nghĩ cá nhân của ông về Facebook và CEO Mark Zuckerberg.

"Tôi chưa bao giờ thích Facebook, chưa bao giờ là fan của Zuckerberg. Tôi nghĩ vấn đề nằm ở chính anh ta... Anh ta biết rõ điều đó", Biden cho biết.

Z17417122020.jpg

Joe Biden là Phó tổng thống Mỹ dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama, là một trong các đại diện Đảng Dân chủ tranh cử tổng thống Mỹ năm 2020. Ảnh: Reuters.

Cụ thể, Biden chỉ trích Facebook vẫn cho phép tin giả xuất hiện trong khi thừa biết đó là sai, nguyên nhân đến từ chính sách quảng cáo giúp chính trị gia đăng thông tin sai lệch.

Trong chiến dịch quảng cáo trên Facebook vào năm ngoái của Tổng thống Trump, Biden cũng là nạn nhân của thông tin sai lệch khi bị cho là "hứa gửi Ukraine một tỷ USD nếu sa thải công tố viên điều tra công ty của con trai ông".

Phó Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ 2009-2017 cũng kêu gọi bãi bỏ đạo luật trên Internet giúp Facebook và các website không cần chịu trách nhiệm trước bài đăng của người dùng, cụ thể là mục 230 của Đạo luật về Thông tin về Truyền thông.

Ngoài Biden, nhiều ứng viên Đảng Dân chủ như Elizabeth Warren hay Bernie Sanders cũng chỉ trích chính sách quảng cáo chính trị của Facebook, song Biden là người duy nhất đi xa đến mức muốn bãi bỏ mục 230 của đạo luật thông tin truyền thông.

Phát ngôn viên Facebook từ chối bình luận về ý kiến của Biden. Vào tuần trước, Phó chủ tịch mảng chính sách toàn cầu của Facebook, Monika Bickert đã đề cập đến mục 230 trong phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ.

Cụ thể, Bickert cho rằng mục 230 nhằm đảm bảo tự do ngôn luận, cho phép Facebook xây dựng cách tiếp cận của riêng mình để xóa nội dung thù địch hoặc vi phạm quy tắc cộng đồng.

Trong số những nhân vật tiếng tăm của Facebook, CEO Mark Zuckerberg là người chịu áp lực lớn nhất. Tháng 4/2018, anh phải ra điều trần trước Quốc hội Mỹ để trả lời về bê bối ảnh hưởng đến kết quả cuộc bầu cử năm 2016 cùng nhiều câu hỏi hóc búa sau vụ bê bối lộ thông tin liên quan đến Cambride Analytica ảnh hưởng đến 87 triệu người dùng.

Trong thời gian qua, nhà sáng lập Facebook cũng nhận chỉ trích vì lạm dụng quyền lực, không có những động thái phù hợp để bảo vệ thông tin người dùng.

Trong bài đăng của Washington Post tháng 3/2019, CEO Facebook thừa nhận đã đến lúc Internet có một bộ quy tắc mới tập trung vào 4 lĩnh vực: nội dung độc hại, bầu cử, quyền riêng tư và chia sẻ dữ liệu. Nhà sáng lập Facebook cho rằng bộ quy tắc mới là cần thiết để xác định trách nhiệm rõ ràng của chính phủ, các công ty Internet và người dùng.

Theo Zing​
 

bé bé

Well-Known Member
khi có rất nhiều người dùng facebook mà Joe lại chê Zuc thì có vẻ không khônm ngoan lắm
 
Bên trên