Vi phạm bản quyền, trái ổi và đứa trẻ

ktq

Member
Ðề: Vi phạm bản quyền, trái ổi và đứa trẻ

Đúng là mọi thứ đều phải có giới hạn.

Bài viết này mình không có ý định ca tụng hành động vi phạm bản quyền, thay vào đó là muốn mọi người hãy công bằng với nó, đừng coi nó là quá xấu xa và đặc biệt là các công ty đừng gào thét nữa. Hãy làm cái gì đó tốt hơn đi.

Vậy thì những người vi phạm cũng đừng gào thét kêu ca. Hãy để mọi việc tự nhiên diễn ra. Nếu biết vi phạm thì khi bị tóm cũng đừng trách móc.
 

kUtU

Member
Ðề: Vi phạm bản quyền, trái ổi và đứa trẻ

Ngụy biện..!
Ai có tựt thì cứ giựt cửa mềnh đê...
 

maxymax

Member
Ðề: Vi phạm bản quyền, trái ổi và đứa trẻ

Đọc bài viết thấy nghiêm trọng nhưng lời ý thì rất vui. Cảm ơn bác chủ thớt.

Em thì chẳng biết nghĩ đến những vấn đề cao siêu nhưng em cho rằng mấy cái luật đó là những thứ vớ vẫn của bọn mọt sách có chức quyền, được loby để làm tiền cho giới tư bản giải trí và phần mềm Mỹ và chẳng qua đó là một sự tước đoạt quyền tự do của con người trong việc chia sẻ tài nguyên mà mình tích cóp được ở trên mạng.

Chẳng có cái luật nào cấm người ta mua bánh rán chỉ được ăn cho riêng mình mà không được mời người khác xơi cùng cho nó tình cảm và nếu chia sẻ cho người khác thì là phạm tội. Vậy thì tại sao tôi mua 1 cái đĩa phim hay tôi lại không được mời người thân, bạn bè xem cùng? Nếu bạn bè tôi ở xa không đến xem cùng được thì tại sao tôi không thể chia se nó cho họ qua mạng internet? Chỉ khi nào, tôi dùng cái đó để kinh doanh, thu tiền thì tôi mới là người vụ lợi, ăn trên lưng, trên mồ hôi xương máu tư bản thôi chứ. Sao có lẽ đâu bán một thứ hàng cho người mua rồi cho người đi theo rình mò xem họ ăn như thế nào, ăn với ai, đi toa-lét chỗ nào như thế không chứ.

Đồng ý với tác giả là, sự thua lỗ của ngành công nghiệp giải trí là sự ngụy biện và đó chỉ là trò ăn vạ. Vì thực ra, họ thua lỗ không phải vì bị ăn cắp bản quyền mà là họ không có hình thức kinh doanh phù hợp. Doanh thu từ các bộ phim chủ yếu do các rạp chiếu và tiền nhượng bản quyền trình chiếu đem lại. Vậy thì thua trên mặt trận này là thua, không đổ lỗi, ăn vạ ai được. Chứ còn với sự phát triển của các kênh truyền hình cả miễn phí và trả tiền ngày nay thì phim nào vừa mới ra rạp mà chẳng lên truyền hình mà HBO, Diva, Cinemax... là những ví dụ. Phí thu truyền hình trả tiền không phải là đắt so với thu nhập bình quân đầu người ở các quốc gia. Vì vậy, chẳng phải ăn cắp thì người dân vẫn có phim xem. Và dĩ nhiên, họ trả tiền bản quyền qua các đài truyền hình đấy chứ. Truyền hình trả tiền các phát triển thì dịch vụ cho thuê băng đĩa càng teo tóp lại. Vì thế, doanh thu bán, cho thuê băng đĩa cho nhu cầu cá nhân, hộ gia đình giảm là đương nhiên. Cái đó chẳng có gì phải khóc lóc. Thu qua một đầu mối là kênh truyền hình không tốt hơn là thu nhặt tiền xu sao?

Còn nói về game, thì giờ đây game online hay offline chiếm ưu thế? Cái đó phải thống kê. Nhưng với sự phát triển của internet thì thị phầm game offline sẽ thu hẹp lại do không thể hấp dẫn bằng game online. Game online càng phát triển thì phần thu bản quyền qua các nhà phát hành càng tăng và thu bản quyền qua các đại lý phát hành không tiết kiệm chi phí khai thác hơn là thu trực tiếp của người chơi sao?

Cái vấn đề khốn nạn, chó chết là ở cái bọn tham ăn, đã bán sản phẩm cho người ta rồi còn định tận thu bằng cách hạn chế người ta chia sẻ cho nhau xem và dùng cá nhân. Thửu hỏi xem, các bôh pjim mượt mà load trên mạng có bao nhiêu phim xuất phát từ nguồn ăn cắp? Họ vẫn mua đàng hoàng và họ chia sẻ cho bạn bè xem chung qua internet thì có gì mà phải rạo rực lên. Khi nào họ thu tiền chia sẻ thì hãy tính chứ.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ðề: Vi phạm bản quyền, trái ổi và đứa trẻ

Việt Nam đã bắt đầu có những động thái về phim HD rồi nhé, bác nào tranh thủ đi nghe thảo luận sẽ rõ, các bác trung ương, viện - sở - bộ bắt đầu có những tham luận về "nguồn phim HD trên mạng" đang phát triển tại Việt Nam rồi đó, tôi được biết vấn đề này khi trao đổi với ngài giám đốc viện - chuẩn bị ban hành một quy chuẩn dạng tem rồi đấy, mua về mà dán lên ổ cứng ha ha...

Hội thảo "Đăng ký và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ"
Địa điểm:
Công viên Phần mềm Quang Trung, quận 12, TP.HCM
Thời gian:
28/02/2012 08:00- 28/02/2012 12:00
Đơn vị tổ chức: Công viên phần mềm Quang trung
Nội dung: Bàn thảo về bảo hộ sở hữu trí tuệ - 300 ngàn đồng/ người tham dự.
 
Ðề: Vi phạm bản quyền, trái ổi và đứa trẻ

Việt Nam đã bắt đầu có những động thái về phim HD rồi nhé, bác nào tranh thủ đi nghe thảo luận sẽ rõ, các bác trung ương, viện - sở - bộ bắt đầu có những tham luận về "nguồn phim HD trên mạng" đang phát triển tại Việt Nam rồi đó, tôi được biết vấn đề này khi trao đổi với ngài giám đốc viện - chuẩn bị ban hành một quy chuẩn dạng tem rồi đấy, mua về mà dán lên ổ cứng ha ha...

Hội thảo "Đăng ký và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ"
Địa điểm:
Công viên Phần mềm Quang Trung, quận 12, TP.HCM
Thời gian:
28/02/2012 08:00- 28/02/2012 12:00
Đơn vị tổ chức: Công viên phần mềm Quang trung
Nội dung: Bàn thảo về bảo hộ sở hữu trí tuệ - 300 ngàn đồng/ người tham dự.
 

thich_xem_phim

Active Member
Ðề: Vi phạm bản quyền, trái ổi và đứa trẻ

Hành vi hái trộm “ổi” sẽ không ảnh hưởng gì lắm nếu chỉ có mình bạn trộm, nhưng đằng này là cả làng trộm nó khác.

Hành vi hái trộm “ổi” sẽ không ảnh hưởng gì lắm nếu tui trồng “ổi” để làm kiểng, nhưng đằng này tui trồng “ổi” để bán, “ổi” là nguồn thu nhập chính của tui.

Hành vi hái trộm “ổi” sẽ không ảnh hưởng gì lắm nếu bạn trộm về để mình bạn ăn, nhưng đằng này bạn trộm "ổi" về rồi đem cho người khác miễn phí xong bạn bán “máy ép ổi làm sinh tố” để thu lời.

"Ổi" tui dở không ai thèm mua thì tui lỗ đương nhiên không phàn nàn, nhưng "ổi" tui ngon nhưng không bán được vì bị bạn trộm đem cho không người khác. Tui thiệt hại trong khi bạn thu lợi từ số "ổi" trộm ngon đó.

Trộm cả làng + nguồn thu nhập chính + thu lời từ việc bán các sản phẩm dịch vụ khác trên nền tảng “ổi” trộm miễn phí => ảnh hưởng lớn.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

mr_thuan21

Member
Ðề: Vi phạm bản quyền, trái ổi và đứa trẻ

Thèm ăn ổi rồi các bác ơi! Trước bé em cũng ăn trộm ổi! giờ vào HDvietnam chôm chỉa;;)
 

Dr_slums

New Member
Ðề: Vi phạm bản quyền, trái ổi và đứa trẻ

Hành vi hái trộm “ổi” sẽ không ảnh hưởng gì lắm nếu chỉ có mình bạn trộm, nhưng đằng này là cả làng trộm nó khác.

Hành vi hái trộm “ổi” sẽ không ảnh hưởng gì lắm nếu tui trồng “ổi” để làm kiểng, nhưng đằng này tui trồng “ổi” để bán, “ổi” là nguồn thu nhập chính của tui.

Hành vi hái trộm “ổi” sẽ không ảnh hưởng gì lắm nếu bạn trộm về để mình bạn ăn, nhưng đằng này bạn trộm "ổi" về rồi đem cho người khác miễn phí xong bạn bán “máy ép ổi làm sinh tố” để thu lời.

"Ổi" tui dở không ai thèm mua thì tui lỗ đương nhiên không phàn nàn, nhưng "ổi" tui ngon nhưng không bán được vì bị bạn trộm đem cho không người khác. Tui thiệt hại trong khi bạn thu lợi từ số "ổi" trộm ngon đó.

Trộm cả làng + nguồn thu nhập chính + thu lời từ việc bán các sản phẩm dịch vụ khác trên nền tảng “ổi” trộm miễn phí => ảnh hưởng lớn.
Bổ xung 1 vài ý kiến đó là:
Mua cái bánh rán hay trái ổi ăn 1 lần hết rồi thôi nhưng copy thì dùng dài dài vì vậy không thể so sánh bản quyền và trái ổi hay cái bánh rán đc. Nếu bạn chia cái bánh rán thì bạn sẽ phải ăn ít đi 1 nửa nhưng chia 1 sẻ 1 bộ phim bạn vẫn "hưởng" nguyên bộ phim.
Hành vi trộm về để mình ăn cũng vẫn là ăn trộm đừng quên điều đó.
 

symphony

Well-Known Member
Ðề: Vi phạm bản quyền, trái ổi và đứa trẻ

Mọi sự so sánh trên đời đều khập khiễng. Không tin các bạn thử đưa ra một so sánh nào đó đi, mình sẽ chỉ ra cái khập khiễng cho.

Vấn đề ở đây là các yếu tố so sánh có được đặt ở trong cùng một không gian hay không, nếu không thì chắc chắn sẽ xuất hiện sự khập khiễng.

Trở lại với bài viết, các nhà sản xuất phim, các nhà sản xuất phần mềm đang thổi phồng rằng vi phạm bản quyền có thể giết chết họ. Nhưng sự thật ở đây là không phải như vậy, cái giết chết họ chính là chất lượng. Cũng giống như việc đứa trẻ (tất cả chúng ta) vặt dăm bảy trái ổi thì làm sao có thể khiến người làm vườn phá sản được, chính chất lượng trái ổi mới làm họ phá sản chứ.

Còn ổi ngọt hay không, màu gì, ăn uống và những thứ nhỏ nhen khác thì mình không quan tâm nhé!

Mình không ủng hộ việc down phim, nhưng mình xem đó như là một giải pháp duy nhất để phổ biến công nghệ ra toàn thế giới.

Liệu điều đó làm cho thế giới của chúng ta tốt đẹp hơn không?

Liệu việc các nhà làm phim mất tiền bản quyền và việc một đứa trẻ ở vùng quê nghèo có thể xem Kungfu Panda thì cái nào sẽ quan trọng hơn?

Thật khó để trả lời bởi thế giới vốn bất đối xứng và việc so sánh giữa giá trị đạo đức với giá trị tiền bạc là điều không thể.


Thế theo các bạn giải pháp "chia sẻ tự do" bây giờ sẽ là gì đây?

Theo mình các nhà làm phim cứ up phim của họ miễn phí lên internet, người dùng có quyền down và trả tiền cho những sản phẩm xứng đáng. Đó là tự do và mình nghĩ họ không bao giờ lỗ trừ khi những sản phẩm đó là kém chất lượng.

Vive le libéralisme!
 
Chỉnh sửa lần cuối:

symphony

Well-Known Member
Ðề: Vi phạm bản quyền, trái ổi và đứa trẻ

Có một ví dụ nhỏ như thế này:

Giả sử ở thời điểm hiện tại, một bộ phim A nào đó sẽ được phát hành. Luật bản quyền vẫn chưa đủ để răn đe và ở VN chúng ta có 1000 người download miễn phí bộ phim A.

Nếu như luật bản quyền đã có sức mạnh đủ để bảo vệ các bộ phim đó thì theo các bạn, sẽ có bao nhiêu người trong số 1000 người ở trên sẽ mua một chiếc đĩa Bluray của bộ phim A. Mình nghĩ là chưa đến 5 người.

Vậy trong thực tế, bộ phim A phim đã bị thiệt hại bao nhiêu nếu như luật bản quyền vẫn chưa đủ sức răn đe, 1000 hay 5?

Các bạn nghĩ sẽ có bao nhiêu người trong 1000 người ở trên vừa down phim vừa xem phim ở rạp (và trả tiền đàng hoàng)? hơn 5 người không?

Mọi thứ quả là rắc rối!
 

Dr_slums

New Member
Ðề: Vi phạm bản quyền, trái ổi và đứa trẻ

Có một ví dụ nhỏ như thế này:

Giả sử ở thời điểm hiện tại, một bộ phim A nào đó sẽ được phát hành. Luật bản quyền vẫn chưa đủ để răn đe và ở VN chúng ta có 1000 người download miễn phí bộ phim A.

Nếu như luật bản quyền đã có sức mạnh đủ để bảo vệ các bộ phim đó thì theo các bạn, sẽ có bao nhiêu người trong số 1000 người ở trên sẽ mua một chiếc đĩa Bluray của bộ phim A. Mình nghĩ là chưa đến 5 người.

Vậy trong thực tế, bộ phim A phim đã bị thiệt hại bao nhiêu nếu như luật bản quyền vẫn chưa đủ sức răn đe, 1000 hay 5?

Các bạn nghĩ sẽ có bao nhiêu người trong 1000 người ở trên vừa down phim vừa xem phim ở rạp (và trả tiền đàng hoàng)? hơn 5 người không?

Mọi thứ quả là rắc rối!
Bạn này mới nói đúng 1 nửa. Đúng là nếu không có luật bản quyền thì sẽ có 1000 người xem bộ phim A và không có ai mua bộ phim A. Nếu có luật 1000 người đó phần lớn không xem nhưng có 5 người xem (có trả tiền bản quyền). Vậy nhà sản xuất thu đc $ bản quyền của 5 người xem. Theo bạn nhà sản xuất có nên áp dụng luật bản quyền không?
 

nguyenkim

Well-Known Member
Ðề: Vi phạm bản quyền, trái ổi và đứa trẻ

Luật bản quyền sẽ làm giàu cho những nước phát triển và làm nghèo trí tuệ cho các nước nghèo và kém phát triển! VN là nước nghèo, nên luật bản quyền sẽ làm nghèo nhiều thứ, trong đó có trí tuệ! :((
 

tarzan1234

New Member
Ðề: Vi phạm bản quyền, trái ổi và đứa trẻ

Đọc bài viết thấy nghiêm trọng nhưng lời ý thì rất vui. Cảm ơn bác chủ thớt.

Em thì chẳng biết nghĩ đến những vấn đề cao siêu nhưng em cho rằng mấy cái luật đó là những thứ vớ vẫn của bọn mọt sách có chức quyền, được loby để làm tiền cho giới tư bản giải trí và phần mềm Mỹ và chẳng qua đó là một sự tước đoạt quyền tự do của con người trong việc chia sẻ tài nguyên mà mình tích cóp được ở trên mạng.

Chẳng có cái luật nào cấm người ta mua bánh rán chỉ được ăn cho riêng mình mà không được mời người khác xơi cùng cho nó tình cảm và nếu chia sẻ cho người khác thì là phạm tội. Vậy thì tại sao tôi mua 1 cái đĩa phim hay tôi lại không được mời người thân, bạn bè xem cùng? Nếu bạn bè tôi ở xa không đến xem cùng được thì tại sao tôi không thể chia se nó cho họ qua mạng internet? Chỉ khi nào, tôi dùng cái đó để kinh doanh, thu tiền thì tôi mới là người vụ lợi, ăn trên lưng, trên mồ hôi xương máu tư bản thôi chứ. Sao có lẽ đâu bán một thứ hàng cho người mua rồi cho người đi theo rình mò xem họ ăn như thế nào, ăn với ai, đi toa-lét chỗ nào như thế không chứ.

Đồng ý với tác giả là, sự thua lỗ của ngành công nghiệp giải trí là sự ngụy biện và đó chỉ là trò ăn vạ. Vì thực ra, họ thua lỗ không phải vì bị ăn cắp bản quyền mà là họ không có hình thức kinh doanh phù hợp. Doanh thu từ các bộ phim chủ yếu do các rạp chiếu và tiền nhượng bản quyền trình chiếu đem lại. Vậy thì thua trên mặt trận này là thua, không đổ lỗi, ăn vạ ai được. Chứ còn với sự phát triển của các kênh truyền hình cả miễn phí và trả tiền ngày nay thì phim nào vừa mới ra rạp mà chẳng lên truyền hình mà HBO, Diva, Cinemax... là những ví dụ. Phí thu truyền hình trả tiền không phải là đắt so với thu nhập bình quân đầu người ở các quốc gia. Vì vậy, chẳng phải ăn cắp thì người dân vẫn có phim xem. Và dĩ nhiên, họ trả tiền bản quyền qua các đài truyền hình đấy chứ. Truyền hình trả tiền các phát triển thì dịch vụ cho thuê băng đĩa càng teo tóp lại. Vì thế, doanh thu bán, cho thuê băng đĩa cho nhu cầu cá nhân, hộ gia đình giảm là đương nhiên. Cái đó chẳng có gì phải khóc lóc. Thu qua một đầu mối là kênh truyền hình không tốt hơn là thu nhặt tiền xu sao?

Còn nói về game, thì giờ đây game online hay offline chiếm ưu thế? Cái đó phải thống kê. Nhưng với sự phát triển của internet thì thị phầm game offline sẽ thu hẹp lại do không thể hấp dẫn bằng game online. Game online càng phát triển thì phần thu bản quyền qua các nhà phát hành càng tăng và thu bản quyền qua các đại lý phát hành không tiết kiệm chi phí khai thác hơn là thu trực tiếp của người chơi sao?

Cái vấn đề khốn nạn, chó chết là ở cái bọn tham ăn, đã bán sản phẩm cho người ta rồi còn định tận thu bằng cách hạn chế người ta chia sẻ cho nhau xem và dùng cá nhân. Thửu hỏi xem, các bôh pjim mượt mà load trên mạng có bao nhiêu phim xuất phát từ nguồn ăn cắp? Họ vẫn mua đàng hoàng và họ chia sẻ cho bạn bè xem chung qua internet thì có gì mà phải rạo rực lên. Khi nào họ thu tiền chia sẻ thì hãy tính chứ.


Em xin có vài ý kiến:

Đỏ 1: Bác so sánh việc mua bánh rán và chia nhau với mua phim, vậy để em hỏi bác câu này: Nếu bác muốn chia cái bánh rán cho 1 người khác, bác vẫn được ăn toàn bộ cái bánh rán hay chỉ được ăn một nửa? Nếu bác muốn chia cái bánh đó cho 10 người, 100 người hay 1 triệu người thì thế nào? Bác có thể copy nguyên bản, phép thần thông quảng đại giống Tôn Ngộ Không đến biến 1 cái bánh rán thành 100 cái được không? Nếu 2 người chia nhau 1 cải bánh rán, mỗi người một nửa không đủ no, bác sẽ "hóa phép" để biến nó thành 2 cái hay là bác sẽ phải đi mua thêm cái nữa? Nếu bác mua một đĩa phim, và bác đem cái đĩa đó cho người khác, chẳng ai phàn nàn vì lúc đó nó hoàn toàn giống như việc bác mua 1 cái bánh rán và đem cho. Nếu đúng là bác có tài thần thông quảng đại để biến 1 cái bánh rán thành 100, thì em xin đồng ý là bác có lý khi so sánh mua bánh rán với việc sao chép và chia sẻ phim, còn nếu không, so sánh của bác là cực kỳ vô lý và không có cơ sở.#-o


Đỏ 2: Đã lấy không của người ta rồi còn chửi người ta chó chết, khốn nạn, bác có thấy như thế là quá đáng không?#-o Còn nếu bác vẫn nghĩ là việc copy và chia sẻ phim chẳng khác gì chia sẻ bánh rán, chẳng có gì sai cả thì bác nên đổi nick của bác thành "Tề Thiên Đại Thánh".:D


Cá nhân em thấy việc copy phim và chia sẻ trên Internet là sai và em không làm. Toàn bộ phim em sở hữu đều được mua đàng hoàng tử tế, và đến nay tổng chi phí cho bộ sưu tập phim của em có lẽ lớn hơn tổng chi phí cho cái TV và dàn âm thanh ghẻ của em cộng lại. Cũng giống như chi phí mua phần mềm cài trên máy tính của em có lẽ cũng gần bằng nếu không nhiều hơn chi phí em dành mua cái máy tính.
Mặc dù vậy em cũng có phần đồng ý với bác chủ thớt Symphony là nhiều khi các hãng phim hay phần mềm cứ gào toáng lên về việc thua lỗ do việc chia sẻ bất hợp pháp. Em nghĩ những phim nào hay thì người ta mới lấy, còn phim dở thì ai thèm?=; Nhưng phim hay thì lúc nào chẳng có lãi, lãi lớn là đằng khác, chỉ có phim dở mới lỗ thôi. Nhưng công bẳng mà nói thì nếu không bị copy bất hợp pháp nhiều thì có lẽ những phim lãi sẽ lãi nhiều hơn, nhưng phim chỉ lỗ một chút sẽ không lỗ và các phim thua lỗ nhiều thì sẽ thua lỗ ít hơn.
Chúng ta cũng không nên biện minh cho việc chia sẻ phim một cách bất hợp pháp và coi nó là một điều hoàn toàn bình thường. Ít nhất chúng ta cũng nên thấy đó là việc sai không nên làm. Còn việc chúng ta có (buộc phải) làm hay không, có thể vì nhiều lý do, thì lại là chuyện khác. Còn nếu ai cứ khăng khăng rằng việc này chẳng có gì sai thì em xin lỗi, em thấy chẳng khác gì việc "đái" (đi tiều tiện) ở ngoài đường được coi là một điều bình thường ở Việt nam ta những năm về trước, cái thời mà cái câu "hôn trộm, đái đường" còn phổ biến (có lẽ giờ vẫn còn nhưng ít hơn :D)

Dù em không ủng hộ, em cũng không lên án việc tải phim trên mạng. Dù em nghĩ điều đó là sai, không nên làm, nhưng có thể vì nhiều lý do mà không phải ai cũng tránh được những điều mình biết là không nên làm. Hơn nữa mỗi người có ranh giới giữa đúng sai, phải trái và lựa chọn của riêng mình.

Em nghĩ ai có điều kiện thì nên mua, không nhiều thì ít, mua được chút nào hay chút đó, coi như đó là đóng góp một chút và trả công cho công sức của người ta. Đó cũng là cách mình tôn trọng dành cho những người làm ra những sản phẩm đó, dù đó là phim, nhạc, trò chơi điện tử hay phần mềm. Với riêng cá nhân em thì nó còn là sự tự trọng của chính bản thân, em nghèo nhưng em không lấy không của người khác. Em khá nghiêm khắc với bản thân ở điểm này. Em thấy có điều nực cười là nhiều người bỏ ra nhiều chục triệu, thậm chí nhiều trăm triệu để sắm bộ dàn HD cực kỳ xịn, nhưng vẫn vin vào lý do "khó khăn", rồi "điều kiện Việt nam còn nghèo" đề biện minh cho việc tải phim và phần mềm lậu.8-}
 

Dr_slums

New Member
Ðề: Vi phạm bản quyền, trái ổi và đứa trẻ

Còn 1 điều nữa đó là mọi người cho rằng mua bản quyền sẽ làm cho nước giàu càng giầu và nước nghèo càng nghèo là chưa đúng thực chất. Nước nghèo sẽ mãi nghèo nếu người ta không tôn trọng giá trí tuệ của người khác. Đã bao h mọi người hỏi tại sao người ta có thể làm đc những phim cực hay? tại sao người ta viết đc phần mềm giỏi? tại sao người ta làm đc ipad, iphone còn mình thì mãi chỉ làm đc hàng nhái hàng giả? Vì chúng ta không tôn trọng bản quyền không trả công xứng đáng cho người có trí tuệ có thể sống bằng trí tuệ của người ta vậy nên người có trí tuệ đi làm cho nước khác nơi người ta coi trọng bản quyền và trả tiền để người ta sống đc và làm ra cái hay hơn còn ở ta càng ngày chất lượng hàng hóa càng đi xuống vì hàng thật chưa ra hàng giả đã bán đầy rẫy.
Quay lại ví dụ ông bán ổi. Nếu không có ai ăn cắp ông ý thay vì mất thời gian trông bọn ăn cắp sẽ dành thời gian trồng và nghĩ ra cách chăm sóc cây ổi để ổi ngon hơn. Nếu bọn ăn cắp nhiều quá thì ông ý không trồng nữa tài năng của ông ý và mảnh vườn nhà ông ý rất tốt cho trồng ổi sẽ bị bỏ hoang.
Cái này cũng giống như tham gia giao thông ai đến đèn đỏ cũng muốn nhanh 1 tý thế là tắc đường. Đã tắc lại có cái thói quen chỉ cần nhanh mình nên lại càng tắc.
 

maxymax

Member
Ðề: Vi phạm bản quyền, trái ổi và đứa trẻ

Em xin có vài ý kiến:

Đỏ 1: Bác so sánh việc mua bánh rán và chia nhau với mua phim, vậy để em hỏi bác câu này: Nếu bác muốn chia cái bánh rán cho 1 người khác, bác vẫn được ăn toàn bộ cái bánh rán hay chỉ được ăn một nửa? Nếu bác muốn chia cái bánh đó cho 10 người, 100 người hay 1 triệu người thì thế nào? Bác có thể copy nguyên bản, phép thần thông quảng đại giống Tôn Ngộ Không đến biến 1 cái bánh rán thành 100 cái được không? Nếu 2 người chia nhau 1 cải bánh rán, mỗi người một nửa không đủ no, bác sẽ "hóa phép" để biến nó thành 2 cái hay là bác sẽ phải đi mua thêm cái nữa? Nếu bác mua một đĩa phim, và bác đem cái đĩa đó cho người khác, chẳng ai phàn nàn vì lúc đó nó hoàn toàn giống như việc bác mua 1 cái bánh rán và đem cho. Nếu đúng là bác có tài thần thông quảng đại để biến 1 cái bánh rán thành 100, thì em xin đồng ý là bác có lý khi so sánh mua bánh rán với việc sao chép và chia sẻ phim, còn nếu không, so sánh của bác là cực kỳ vô lý và không có cơ sở.#-o


Đỏ 2: Đã lấy không của người ta rồi còn chửi người ta chó chết, khốn nạn, bác có thấy như thế là quá đáng không?#-o Còn nếu bác vẫn nghĩ là việc copy và chia sẻ phim chẳng khác gì chia sẻ bánh rán, chẳng có gì sai cả thì bác nên đổi nick của bác thành "Tề Thiên Đại Thánh".:D

Khi viết cái comment đó, em hiểu là sẽ có thắc mắc như vậy. Cái đó không có gì là ngạc nhiên cả vì nếu đè luật pháp ra mà nói thì cái topic này đâu có gì để mà bàn đâu. Luật Mỹ cấm mà. Đã là luật thì nếu mình liên đới thì cứ thế mà thi hành thôi, bàn gì nữa?. Tuy nhiên, thi hành luật thì cũng có cái vui vẻ nhưng cũng có cái ấm ức và em hiểu rằng bài viết này được viết ra từ cái nỗi ấm ức ấy. Có thế thôi.

Sở dĩ bác tin cái phần mềm, cái chương trình phim hay game gì gì đó (sau đây em gọi là "Cái Ấy" cho nó ngắn gọn) khác với bánh rán là bởi vì bác tin rằng nó có cái gì đó siêu việt và nhạy cảm không thể tả được nên nó cần phải bảo vệ và hạn chế quyền người tiêu dùng đến mức như thế và em tin chắc rằng những nhà lập pháp cũng bảo là họ đã được nghe "các bên" liên đới chứng minh một cách "ngọan mục" rằng bảo vệ quyền lợi cho nhà sản xuất là hoàn toàn đúng.

- Bác hỏi là bánh rán chia được cho bao người ăn và Cái Ấy nhân được cho bao người? Câu trả lời là: về mặt luật pháp mà nói thì ăn trộm dù chỉ 1 trinh cũng là ăn trộm, đều là hành vi có tội nếu luận trên góc độ luật pháp. Nếu xét một cách công bằng, chia sẻ cho nhau 1 phần tỷ dự liệu Cái Ấy là bất hợp pháp thì ăn 1 hạt đường của cái bánh rán không phải của mình cũng vậy và dựa trên thuyết tương đối mà xét thì Cái Ấy kia nhân được bao nhiêu lần thì cái bánh rán của em chia được bấy nhiêu lần, phỏng ạ? Nếu bác đã coi cái tinh thần là thứ tạo nên giá trị cho Cái Ấy của bác thì chia sẻ bánh rán cho bạn cũng là chia sẻ từng ấy tinh thần. Đã gọi là giá trị tinh thần thì làm gì có thước đo hả bác. Vậy tại sao bánh rán thì không cấm chia sẻ cho nhau mà Cái Ấy của bác lại cấm? Thế có phải ấm ức không? Bác sẽ nói là vì Cái Ấy nó có giá trị lớn và bánh rán thì nhỏ đúng không? Vậy sao 1 cái máy bay giá trị khoảng nửa tỷ Obama không cấm chia sẻ mà Cái Ấy của bác lại cấm? Bác sẽ bảo là vì Cái Ấy của bác dễ bị đánh cắp phải không? vậy sao kim cương dễ bị đánh cắp mà nó không bị cấm chia sẻ mà Cái Ấy của bác thì cấm? Bác lại sẽ nói bởi vì Cái Ấy bán ra chỉ để tiêu dùng cá nhân. Nếu vậy thì có thỏa thuận nào giữa người bán và người mua là Cái Ấy chỉ xài cá nhân, không được chia sẻ hay đó chỉ đơn thuần là Luật bảo phải làm như thế không? Vậy nếu Cái Ấy phải xài cá nhân mới bảo vệ được nhà sản xuất thì tại sao họ lại bán bản quyền cho tổ chức để họ chia sẻ lại cho cả tỷ người dùng sau đó?

- Nếu cứ phát triển những câu đối đáp kiểu đó thì chúng ta sẽ lâm vào một mớ bùng nhùng không thể giải đáp được vì bản chất kinh tế thì chúng đều là hàng hóa và người mua trả tiền mua nó vì họ tìm kiếm giá trị sử dụng và người sản xuất ra thứ đó bán cái giá trị sử dụng đó để lấy tiền. Có khác chăng là ở chỗ bình thường tiền trao, cháo múc rồi thì phủi mông đứng đậy, đường ai nấy đi, hàng hóa chuyển giao thì dùng sao là quyền của người mua chứ anh bán đâu còn cái gì mà kiểm soát người dùng nhưng ở đây người bán còn muốn chòng vào cổ người mua cái nghĩa vụ là phải ăn cho riêng mình nếu không mày chết với ông mà thực ra về mặt thực thi thì chả làm được nhưng như đã nói ở trên, luật pháp trong trường hợp cứ đứng ra nhận là sẽ thực thi được đấy. Đó là lý do có vụ giết heo dọa khỉ vừa rồi và Megaload là vật tế thần. Cái dở hơi là ở chỗ, thói đời kẻ phạm tội là kẻ ăn không cái gì đó hoặc chiếm đoạt cái gì đó mà không trả tiền, tức là phải thông qua hoạt động trao đổi được công nhận nhưng ở đây kẻ phạm tội lại là kẻ trả tiền đàng hoàng và cho không người khác? Vậy đó có còn là đạo đức? Bác chủ thớt bóng bẩy lấy hình tượng cửa hàng không ai canh, ai bảo vệ chứ chả cần phải thế hãy thử lấy ví dụ các bà nội trợ người Nhật, dùng cái nồi cơm điện chán chê, mê mỏi nó vẫn chạy tốt mà thèm muốn đổi sang cái nồi xịn quá để chiều thằng chồng cho nó cơm dẻo, canh ngọt đành lau chùi cẩn thận cái nồi cũ để gọn ghẽ dưới chân cầu thang trước nhà mình để ông đi qua, bà đi lại có khó khăn, tũng quẫn cần thì lấy mang đi cho con nhờ. Ám vào cái trường hợp này có lẽ phải ra tòa vì dám chia sẻ cho thằng khác lấy mất mà đáng ra thằng lấy mới là thằng có tội chứ vì có phải của nó đâu mà lấy. Anh chị nào ủng hộ triết lý này thì liệu chừng làm từ thiện quần áo cũ cho người nghèo có ngày cớm đến gõ cửa mời qua đồn nói chuyện phải quấy đấy.

- Em có văng lung tung vài câu vì em thấy thế là vớ vẩn, bất công cho người chia sẻ Cái Ấy thôi, chứ theo luật giờ, trên mạng hở ra cái gì em down vô tư, em chả sao, em chả việc gì phải chửi bậy. Em có chửi là vì cái bọn ngu kia, đứa có tội thì không bắt nhưng đi bắt người có đức. Mà em nghĩ chúng chả ngu bao giờ, em mà được loby nghẹn chổng phao câu lên trời mà chả đứa nào làm gì được em thì bảo gì em gật hết. Bác chẳng cần phải nguy hiểm hay sách mé gì em vì em biết viết comment lên đây là ngu rồi thể nào chả ăn gạch, đâu mong được "thánh thần" gì nhưng kệ chứ thích chém gió mà phải không bác chủ thớt.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Dr_slums

New Member
Ðề: Vi phạm bản quyền, trái ổi và đứa trẻ

Mình không quote lại bài trên vì dài quá làm loãng diễn đàn.
Tất cả lý luận của bạn đều đánh đồng ý nghĩa vật chất với nghĩa tinh thần. Game hay phim là yếu tố tinh thần bạn xem phim hay chơi game tinh thần sảng khoái sao không chịu trả tiền cho người làm ra nó. Chắc bạn không hiểu kỹ cái luật về sở hữu trí tuệ đó là người mua có quyền sử dụng nhưng không có quyền chia sẻ và kinh doanh phát tán sản phẩm. Bạn không thể so sánh cái bánh hay trái ổi với phần mềm hay game vì những so sánh đó không tương đương. Nguyên tắc đầu tiên của so sánh là phải tương đương ví dụ của so sánh tương đương là 1 dặm bằng ~1,6km chứ không ai so sánh 1 m vuông và 1 mét dài cả vì 2 cái đó khác hệ quy chiếu. Chắc chắn bà bán bánh không bán cho bạn cái bánh rán với giá 2K nếu bạn có thể ăn đi ăn lại cái bánh đó từ ngày này sang ngày khác và rồi nhân cái bánh đó lên chia cho ai muốn ăn thì ăn vì trong "giao kèo" khi bán cái bánh đó (ở dạng vật chất tiêu thụ đc) là bạn muốn làm gì thì làm. Phầm mềm hay game không như thế bạn có thể chơi đi chơi lại game, xem lại bộ phim nhưng điểm mấu chốt là bạn chia sẻ bộ phim đó khiến người ta không bán đc bản khác thầm chí có người còn lợi dụng bán đĩa lậu để kiếm tiền như vậy lại càng không đúng.
Mọi người có thời gian nên đọc bài này:
http://vietluanonline.com/200511/TaisaocosukhacbietqualongiuanguoiVNvanguoiNhat.html
không biết có bị chặn không nếu không đọc đc thì google cụm từ "Tại sao có sự khác biệt quá lớn giữa người Việt Nam và người Nhật Bản"
*** Cá nhân mình thích nhất đọan "Trông người mà nghĩ đến ta"
Đặc biệt 3 khổ từ đọan "Mỗi khi nói về những tệ hại của đất nước VN hiện nay đa số chúng ta thường hay đổ hết trách nhiệm cho người Cộng Sản" cho đến đọan "Hết kẻ thù thực dân phải tìm ra một kẻ thù khác để có lý do hành động, chính vì thế cho nên máu và nước mắt vẫn tiếp tục rơi trên đất nước VN trong suốt hơn nửa thế kỷ qua." Và đọan đằng sau rất đáng để đọc và suy nghĩ.
Văn hóa kém nên đất nước chúng ta mới có bi kịch như ngày hôm nay. Nếu vẫn còn những người chỉ cần hở ra là ăn cắp và cho rằng ăn cắp đc là tốt và chẳng có gì sai trái cả thì các thế hệ sau mãi mãi chúng ta chỉ là những thằng ăn cắp của nhân loại thôi đừng mong đóng góp gì lớn đừng mong rạng rỡ non sông.
 

symphony

Well-Known Member
Ðề: Vi phạm bản quyền, trái ổi và đứa trẻ

Nguyên tắc đầu tiên của so sánh là phải tương đương ví dụ của so sánh tương đương là 1 dặm bằng ~1,6km chứ không ai so sánh 1 m vuông và 1 mét dài cả vì 2 cái đó khác hệ quy chiếu.

Tại sao không thể so sánh giữa 1m vuông và 1 mét dài được nhỉ?

"1 mét vuông gạch men với 1 mét dài gạch ống, bên nào nặng hơn" có phải là một phép so sánh không?

Vấn đề ở đây là bạn chỉ nhìn vào đối tượng dùng để so sánh (1 mét vuông gạch men1 mét dài gạch ống) chứ không nhìn vào đối tượng được so sánh (khối lượng). Cũng giống như việc bạn "cố tình" đi tìm sự khác nhau giữa trái ổi và vi phạm bản quyền để rồi kết luận rằng phép so sánh đó là hoàn toàn sai.


Nếu vẫn còn những người chỉ cần hở ra là ăn cắp và cho rằng ăn cắp đc là tốt và chẳng có gì sai trái cả thì các thế hệ sau mãi mãi chúng ta chỉ là những thằng ăn cắp của nhân loại thôi đừng mong đóng góp gì lớn đừng mong rạng rỡ non sông.

Trong giai đoạn hiện nay, nếu không vi phạm bản quyền phần mềm thì chắc chắn nền công nghệ của VN sẽ không thể tiến bộ được. Một ví dụ sinh động là bản thân mình, nếu không dùng Windows lậu thì chắc chắn mình chẳng biết quái gì về máy tính cả, những người xung quanh mình cũng thế.

Nó cũng giống như việc Mỹ, Nga, Anh, Pháp... ném sang châu Phi hàng trăm ngàn tấn vũ khí để rồi vơ vét hàng ngàn tấn vàng, hàng tá kim cương vậy thôi.

Vấn đề ở đây, như bạn Hoacola đã nói, cái gì cũng có giới hạn, chúng ta sẽ chắc chắn không thể mãi là kẻ ăn cắp....


Còn bạn muốn ca ngợi Nhật ư:

CAND.COM | T

Trích: "Với tư cách của các thực tập sinh, người Nhật bắt đầu xâm nhập vào các nhà máy công nghiệp của Mỹ và châu Âu bắt nguồn từ điều khoản cam kết các ông chủ tại đây phải nhận người Nhật vào làm việc. Đó là một phần của thỏa thuận mà phương Tây phải chấp nhận để có thể có quyền buôn bán tại xứ sở mặt trời mọc. Thế là trong đội ngũ công nhân trên có không ít những kỹ sư có kinh nghiệm được giả dạng nhằm tìm hiểu và đánh cắp những bí mật kinh tế của phương Tây."

Liệu đó là ăn cắp hay là lòng yêu nước?

Theo mình thì cả hai.


Liệu việc dùng win lậu của mình là ăn cắp hay lòng yêu nước --> Đó không phải là ăn cắp hay lòng yêu nước, đó là vi phạm bản quyền. Đơn giản vậy thôi.
 

Dr_slums

New Member
Ðề: Vi phạm bản quyền, trái ổi và đứa trẻ

Tại sao không thể so sánh giữa 1m vuông và 1 mét dài được nhỉ?

"1 mét vuông gạch men với 1 mét dài gạch ống, bên nào nặng hơn" có phải là một phép so sánh không?

Vấn đề ở đây là bạn chỉ nhìn vào đối tượng dùng để so sánh (1 mét vuông gạch men1 mét dài gạch ống) chứ không nhìn vào đối tượng được so sánh (khối lượng). Cũng giống như việc bạn "cố tình" đi tìm sự khác nhau giữa trái ổi và vi phạm bản quyền để rồi kết luận rằng phép so sánh đó là hoàn toàn sai.




Trong giai đoạn hiện nay, nếu không vi phạm bản quyền phần mềm thì chắc chắn nền công nghệ của VN sẽ không thể tiến bộ được. Một ví dụ sinh động là bản thân mình, nếu không dùng Windows lậu thì chắc chắn mình chẳng biết quái gì về máy tính cả, những người xung quanh mình cũng thế.

Nó cũng giống như việc Mỹ, Nga, Anh, Pháp... ném sang châu Phi hàng trăm ngàn tấn vũ khí để rồi vơ vét hàng ngàn tấn vàng, hàng tá kim cương vậy thôi.

Vấn đề ở đây, như bạn Hoacola đã nói, cái gì cũng có giới hạn, chúng ta sẽ chắc chắn không thể mãi là kẻ ăn cắp....


Còn bạn muốn ca ngợi Nhật ư:

CAND.COM | T

Trích: "Với tư cách của các thực tập sinh, người Nhật bắt đầu xâm nhập vào các nhà máy công nghiệp của Mỹ và châu Âu bắt nguồn từ điều khoản cam kết các ông chủ tại đây phải nhận người Nhật vào làm việc. Đó là một phần của thỏa thuận mà phương Tây phải chấp nhận để có thể có quyền buôn bán tại xứ sở mặt trời mọc. Thế là trong đội ngũ công nhân trên có không ít những kỹ sư có kinh nghiệm được giả dạng nhằm tìm hiểu và đánh cắp những bí mật kinh tế của phương Tây."

Liệu đó là ăn cắp hay là lòng yêu nước?

Theo mình thì cả hai.


Liệu việc dùng win lậu của mình là ăn cắp hay lòng yêu nước --> Đó không phải là ăn cắp hay lòng yêu nước, đó là vi phạm bản quyền. Đơn giản vậy thôi.
Đỏ 1: bạn đã thêm dữ kiện vào câu hỏi và như vậy đã 2 cái đã cùng thứ nguyên đủ điều kiện so sánh tương đương (cái nào nặng hơn trong trường hợp ví dụ của bạn.
Đỏ 2: Microsoft đã từng đồng ý cho VN mua bản quyền giá rẻ chỉ đc phân phối trong VN và có bản dành cho các trường đại học nhưng kế hoạch phá sản vì người VN vãn không chịu mua phần mềm bản quyền vì dù có giảm giá nó vẫn đắt hơn cái đĩa CD lậu ngoài chợ (mình nhớ đâu họ đồng ý bán cho mình giá khoảng 35$/bản thì phải đã rất rẻ so với giá khoảng 200$ tùy phiên bản). Mình cũng là SV và trường mình cũng có hợp đồng với microsoft và tất cả đều mua phanà mềm office với giá khoảng 50$/bản. Vậy là chúng ta nhất quyết không chịu mua chứ không phải người ta không chịu bán.
Đò 3: Có 2 vấn đề. Thứ 1 sau khi ăn cắp người ta đã cải tiến và làm đc rất nhiều cái hay (theo mình chỗ này dùng từ chính xác là học hỏi). Còn bạn sau khi xem xong bộ phim bạn học hỏi đc cái gì từ việc làm phim và liệu bạn có thể làm đc phim bằng 1 nửa như thế không hay tiếp tục ăn cắp phim khác mãi mãi? Thứ 2 bạn có nhìn thấy cái từ "điều khoản cam kết" trong vú dụ của bạn không? Chắc bạn cũng hiểu nó có nghĩa là gì chứ? Người ta không ngu để dễ dàng cho 1 đứa vào ăn cắp công nghệ của mình đâu chẳng qua đó là 1 dạng bán công nghệ thôi.
 

symphony

Well-Known Member
Ðề: Vi phạm bản quyền, trái ổi và đứa trẻ

Đỏ 1: bạn đã thêm dữ kiện vào câu hỏi và như vậy đã 2 cái đã cùng thứ nguyên đủ điều kiện so sánh tương đương (cái nào nặng hơn trong trường hợp ví dụ của bạn.
Phép so sánh nào mà chả cần đối tượng dùng để so sánh và đối tượng được so sánh.

Đỏ 2: Microsoft đã từng đồng ý cho VN mua bản quyền giá rẻ chỉ đc phân phối trong VN và có bản dành cho các trường đại học nhưng kế hoạch phá sản vì người VN vãn không chịu mua phần mềm bản quyền vì dù có giảm giá nó vẫn đắt hơn cái đĩa CD lậu ngoài chợ (mình nhớ đâu họ đồng ý bán cho mình giá khoảng 35$/bản thì phải đã rất rẻ so với giá khoảng 200$ tùy phiên bản). Mình cũng là SV và trường mình cũng có hợp đồng với microsoft và tất cả đều mua phanà mềm office với giá khoảng 50$/bản. Vậy là chúng ta nhất quyết không chịu mua chứ không phải người ta không chịu bán.

Mình dùng máy tính từ năm 2002, tất nhiên hồi đó là win lậu. Còn bây giờ thì vi vu với key xịn.

Đò 3: Có 2 vấn đề. Thứ 1 sau khi ăn cắp người ta đã cải tiến và làm đc rất nhiều cái hay (theo mình chỗ này dùng từ chính xác là học hỏi).

Còn bạn sau khi xem xong bộ phim bạn học hỏi đc cái gì từ việc làm phim và liệu bạn có thể làm đc phim bằng 1 nửa như thế không hay tiếp tục ăn cắp phim khác mãi mãi?

Thứ 2 bạn có nhìn thấy cái từ "điều khoản cam kết" trong vú dụ của bạn không?

Chắc bạn cũng hiểu nó có nghĩa là gì chứ?

Người ta không ngu để dễ dàng cho 1 đứa vào ăn cắp công nghệ của mình đâu chẳng qua đó là 1 dạng bán công nghệ thôi.


Tranh luận kiểu này khá buồn cười và ngớ ngẩn. Thôi mình xin dừng tại đây và CHỊU THUA.
 
Bên trên