Vĩnh biệt high-end audio!?

symphony

Well-Known Member
666rip.promo_.jpg


Thật đau đớn! Giống như vết cứa được thực hiện chậm rãi bởi một chiếc dao cùn, ngành công nghiệp âm thanh high-end đang hấp hối ngay trước mắt chúng ta. Trong khi đó, chúng ta - những vị bác sĩ đáng kính của ngành công nghiệp nghe nhìn - lại không thể đưa ra một phương thuốc thần kỳ nào, chúng ta chỉ biết ôm nhau khóc rưng rức và nhìn bệnh nhân vật vã trong đau đớn.

Cái chết, có lẽ một cái chết đang đến thật gần và tất cả các phương thuốc sẽ trở nên vô hiệu. Phải chăng, linh hồn nuôi sống high-end audio, đôi tai, đã không còn nằm trong bộ ngũ giác thần thánh nữa mà chỉ là công cụ để con người sinh hoạt và lao động?

Có lẽ nào lại như thế...

Xu hướng đóng cửa của các đại lý âm thanh high-end tại Mỹ đáng báo động đến mức có thể dùng một từ khá ghê gớm là “nền kinh tế”. Phụ nữ tiếp tục lảng tránh thứ âm thanh tuyệt vời của cặp loa ngàn đô để đi tìm những thứ dài và to. Còn đàn ông, họ vẫn mê loa đài nhưng con số lại đang giảm dần vì.. tuổi già và cái chết. Những thanh niên “to cao đen hôi” thì lại có quá nhiều thứ hấp dẫn để tiêu tiền hơn là amplifier, hoặc có thể jazz hay rock’n’roll từ những hệ thống triệu đô nghe quá tởm lợm so với Lady Gaga gợi tình của họ.

Thật tuyệt vời! Với vẻ mặt nghiêm nghị và đày tự hào, cuối cùng chúng ta cũng đã dùng ngón tay mà thượng đế ban cho để chỉ thằng vào những kẻ đã giết chết ngành công nghiệp âm thanh high-end. Và chết tiệt chưa? Chúng ta đã tìm nguyên nhân - nhưng chúng ta vẫn không thể giải quyết được mọi thứ ngay cả trong ánh sáng. Ngành công nghiệp âm thanh tiếp tục nằm vật vã trên giường bệnh và mọi người chỉ biết cầm tay nó an ủi với anh mắt thông cảm.

Một cảnh tượng thật là cảm động.

Trong tâm trí của hầu hết người yêu nhạc tại Mỹ, High End đơn giản là không tồn tại. Còn đối với “dân tộc thiểu số” Việt Nam, High End là quá đắt đỏ...

... phải không nhỉ?


Sau đây là một vài tiết mục múa minh họa:

Chi phí để sắm một hệ thống Class A
(Được đăng tải trên mục "Recommended Components" của Stereophile - số tháng 10 năm 1993)



  • Cartridge: Symphonic Line RG-8 Gold $5000
  • Tonearm: SME V $2550
  • Turntable: Basis Debut Gold Standard (w/vacuum hold-down) $8900
  • CD Transport: Proceed CD Library $13,000
  • Digital Cable: TARA Labs Digital Master $59
  • 5 DAC: Mark Levinson No.30 $14,950
  • Interconnects: MIT MI-330 CVT Terminator (3x1m) $5400
  • Preamplifier: Rowland Consummate $8750
  • Power Amplifiers: Mark Levinson No.20.6 $15,950
  • Loudspeakers: Wilson WATT3/Puppy2/WHOW $26,620
  • Speaker Cables: MIT MH-750 CVT Shotgun Terminator $4500
  • Total Retail Price: $106,215

Hệ thống trên thực sự là rất khiêm tốn và rất cơ bản. Nó đã sử dụng dây cáp với độ dài ngắn nhất có thể, bỏ qua các tiết mục như bộ lọc điện và thậm chí cũng không đụng đến các thiết bị triệu đô. Tóm lại, chưa có gì gọi là quá xa xỉ trong danh sách "Recommended Components" (các thiết bị đề xuất), nhưng để sắm được từng đó, chắc chắn nhiều người bắt đầu nghĩ đến việc cắm sổ đỏ, thậm chí một cọng dây ngắn cũng khiến họ nghĩ đến chuyện mua xe hơi.

Có đến 99% người tiêu dùng Mỹ và 99,99% người tiêu dùng tại Việt Nam đều nghĩ rằng giá của các thiết bị âm thanh high end là... phi thực tế.

Liệu hầu hết những người xung quanh bạn có biết tên các thương hiệu âm thanh high-end danh tiếng? Để khách quan, hãy hỏi ngay và luôn. Chắc chắn rằng sẽ rất ít trong số đó biết được các thương hiệu âm thanh này.

Kết luận: ngành công nghiệp âm thanh High End thực sự thảm bại về việc in thương hiệu vào tâm trí người tiêu dùng và làm cho mọi người biết rằng nó có tồn tại. Điều trớ trêu là các thương hiệu âm thanh high-end lại luôn mang đến những thứ tốt nhất thế giới trong lĩnh vực này.

Ngành công nghiệp ô tô có vẻ lại được người tiêu dùng đối xử tốt hơn. Các tạp chí chuyên về xe hơi đã khiến cho công chúng tiêu tốn không biết bao nhiêu là thời gian vào cho Ferrari Testarossa, Lamborghini Diablo, McLaren F1 (giá chỉ 750.000 thôi à!) hay Corvettes thần thánh.

Vâng, anh em HDvietnam là những tay hay mơ mộng và thích những thứ hão huyền. Một sáng nọ chúng ta thức dậy và có một gã quái quỷ nào đó hấp hôi ở bên bờ Tây của đại dương. Chết tiệt! Chúng ta lại có tên trong cái tờ di chúc triệu đô mới oái ăm chứ!

Cá là hầu hết mọi người sẽ nghĩ ngay đến một chiếc xe hơi khi cầm trong tay triệu đô. Nào, mua Honda Civic với hệ thống ổn định thân xe điện tử nhé, hay là mua Ford Probe với 24 van, động cơ 6 xi lanh, túi khí, chống bó cứng phanh và rất nhiều tính năng sẽ khiến bạn vô cùng thoải mái.

Không thể phủ nhận ô tô là đôi chân của cả gia đình, nó mang đến cho bạn sự tự tin, thoải mái và an toàn. Nhưng không phải vì thế mà âm thanh lại là thứ vô giá trị. Âm thanh từ những thiết bị high-end chính là âm nhạc, nó phục vụ cho tất cả mọi người trong gia đình, và là một thứ tuyệt vời để “nâng cao dân trí”.

Thật không may, vấn đề là hầu hết người dân Mỹ có thể nhận biết được sự khác biệt giữa động cơ 4 và 8 xi lanh. Trong khi đó rất ít người có thể chỉ ra sự khác biệt giữa ampli đèn điện tử và ampli bán dẫn. Điều này cũng có thể áp dụng được tại Việt Nam.

Người tiêu dùng phổ thông đều tin rằng các thiết bị âm thanh hầu hết đều giống nhau, do đó sản phẩm có nhiều tính năng và mức giá trung bình lại chiếm một lượng thị phần rất lớn. Trong khi đó, giới audiophile lại luôn biết rằng sự khác biệt về chất lượng âm thanh vẫn tồn tại và một chiếc amplifier có thể cho chất âm khác nhau tùy thuộc vào điều kiện thực tế của người dùng.


Làm cách nào để mọi người có thể biết được giá trị của High End Audio?

Hiệu ứng âm thanh là thông số chỉ đo được bằng tai, còn sự khác biệt giữa các thiết bị âm thanh high-end là không rõ ràng đã khiến cho hầu hết công chúng chỉ biết tròn mắt đứng nhìn khi các đấng cao nhân bàn luận.

Trớ trêu thay, khả năng tái tạo lại hiệu ứng âm thanh và sự khác biệt về chất âm lại là một chủ đề chính và quan trọng của High End Audio. Chủ đề tuyệt vời này dường như chỉ để cho các audiophile chiến đấu, còn người tiêu dùng phổ thông lại đứng ngoài cuộc. Trong khi đó, nếu như được phổ biến hóa rộng rãi, cuộc tranh cãi này sẽ mang đến lợi ích cho tất cả - từ người tiêu dùng đến nhà sản xuất.

Cũng giống như xe ô tô, các thiết bị âm thanh có sự khác biệt, thậm chí một chiếc ô tô hay một chiếc loa khi đặt trong môi trường khác nhau thì hiệu năng cũng sẽ khác nhau. Vấn đề là các nhà sản xuất thiết bị âm thanh High End phải có trách nhiệm xã hội hóa để càng nhiều người nhận thức được điều đó càng tốt.

Cách tốt nhất để mọi người có thể phân biệt được sự khác biệt của thiết bị âm thanh high-end là cho họ nghe bằng tai. Tuy nhiên, đáng tiếc là ngành công nghiệp âm thanh high-end lại được tổ chức theo cấu trúc đúng nghĩa với cao cấp. Có nghĩa là người tiêu dùng phổ thông (người tiêu dùng phổ thông không theo nghĩa ít tiền nhé!) chỉ được tiếp cận các thiết bị này qua các đại lý cao cấp.

Tuy nhiên, sẽ phi thực tế khi yêu cầu các đại lý cao cấp mở cửa phòng nghe của họ để “nâng cao dân trí”, bởi phần lớn người nghe sẽ không phải là những khách hàng tiềm năng. Cũng không thể thực hiện điều này tại các đại lý High End cỡ nhỏ, bởi ở đó chỉ có nhiệm vụ bán hàng.

Dù sao đi nữa, các đại lý không phải là cách duy nhất để anh Năm, gì Tư hay chú Ba tiếp cận với High End Audio. Ngành công nghiệp âm thanh có rất nhiều cách để có tiếng nói chung với các khách hàng có tiền và đang chờ được “giải thoát”.

Có một thực tế là tại các nước công nghiệp khác, thiết bị âm thanh Hiend End đến từ Mỹ luôn được đánh giá cao về tính ưu việt nhưng ngay tại quê nhà, người dân vẫn ít khi đoái hoài đến các thương hiệu đó.

Ngành công nghiệp âm thanh High End đã đạt được những tiến bộ đáng kể và một trong những thứ tuyệt vời nhất chính là mức giá ngày càng hợp lý. Nhưng thật tệ hại, mức giá hay tiền bạc luôn là thứ khiến cho các thiết bị âm thanh high-end bị hiểu lầm.


High-end audio không đồng nghĩa với đắt tiền

Nhiều người cho rằng thiết bị âm thanh high-end phải là những thứ đắt tiền. Tuy nhiên sự thật là không phải vậy, một thiết bị âm thanh được gọi là High End khi nó có chất lượng âm thanh vượt trội. Phần lớn các thiết bị âm thanh không phải là những thứ quá đắt so với những gì mà bạn nhận được. Trong thực tế nhiều sản phẩm high-end có chất âm tuyệt vời nhưng lại được bán với mức giá rẻ hơn rất nhiều so với sản phẩm phổ thông cùng loại.

Thông thường cứ 6 tháng một lần, Stereo lại đưa ra danh sách "Recommended Components" để tạo ra một bức tranh tổng quan cho người dùng tham khảo. Nhìn chung, những thứ tốt đẹp thì bao giờ cũng tốn tiền và âm thanh không phải là ngoại lệ. Điểm khác biệt chính là mối quan hệ giữa giá cả và hiệu năng của các thiết bị âm thanh là rất... bá đạo! Một sản phẩm có giá gấp đôi không có nghĩa là chất lượng âm thanh cũng sẽ được đôi, có khi nó gấp 3 lần nhưng có khi chỉ gấp 1,001 lần.

Dưới đây là một danh sách về những cặp loa đáng chú ý theo tầm tiền

Recommended Components Loudspeaker Price/pair

  • Class E PSB Alpha $200
  • Class D Epos ES11 $850
  • Class C Vandersteen 2ce $1300
  • Class B Ensemble PA-1 $3200
  • Class B ProAc Response 3 $6500
  • Class A Sonus Faber Extrema $12,500
  • Class A Wilson WATT3/Puppy2/WHOW $25,000

Danh sách “Recommended Components” được xây dựng dựa trên những đánh giá chủ quan, nhưng chúng lại rất thực tế và chúng ta hoàn toàn có thể chuyển sang thành định lượng, tức là những con số.

Ở đây, chúng ta chọn số 6 như là điểm đại diện cho khả năng âm thanh ngang bằng với “nhạc sống”. Do những chiếc loa tốt nhất hiện nay vẫn chưa thể đạt đến mức 6 do đó chúng ta sẽ chọn điểm 5 cho chiếc loa tốt nhất ở trong danh sách trên.

Biểu đồ biểu diễn mối liên hệ giữa hiệu năng và giá cả dựa trên danh sách Recommended Components :

666RIPFig1.jpg


Trên biểu đồ chúng ta thấy PSB Alpha chính là chiếc loa có hiệu năng và giá tiền thấp nhất (chỉ 200 USD), trong khi đó, ở thái cực ngược lại chính là Wilson WATT3/Puppy2/WHOW. Ở trạng thái lý tưởng, mức giá càng cao thì hiệu năng nhận được càng cao. Tuy nhiên, hiệu năng trên biểu đồ này - như chúng ta thấy - không phải là đường thẳng mà là một đường tiệm cận. Nó tiệm cận với số điểm 6 hoàn thiện nhưng sẽ không bao giờ đạt được cho dù bạn có chi ra bao nhiêu tiền đi nữa.

Ban đầu, nếu bạn nâng cấp từ Class E PSB Alpha lên Class C Vandersteen 2ce thì hiệu năng sẽ tăng lên rất đáng kể, thậm chí tăng nhiều hơn so với mức giá, và đường cong gần như là đương thẳng đứng. Tuy nhiên, càng về sau thì mức giá càng tăng mạnh còn hiệu năng lại tăng không đáng kế. Điều này cũng có nghĩa là bạn sẽ phải trả rất nhiều tiền để có được những chiếc loa với hiệu năng cao nhất.


Như vậy, high-end audio có những đặc điểm gì?


  • Tại bất kỳ mức giá nào, thiết bị high-end audio luôn tốt hơn các thiết bị phổ thông có cùng mức giá. Người dùng sẽ nhận được nhiều hơn số tiền mà họ dã chi ra. PSB Alpha là một ví dụ minh họa cho thiết bị high-end audio ở mức giá sơ cấp.

  • Ở dưới đường tỷ lệ hiệu năng/giá thành tối ưu, giá tiền sẽ mang đến sự khác biệt đáng kể (đường thẳng đứng), còn trên đường tỷ lệ hiệu năng/giá thành tối ưu, giá tiền sẽ không mang đến sự khác biệt nhiều về hiệu năng (tiệm cận).

  • Những thiết bị tốt nhất có giá rất cao, điều này có nghĩa là sẽ rất ít người có thể tiếp cận được chúng và số lượng sản xuất sẽ rất hạn chế. Ngoài ra, chi phí để các hãng cải thiện hiệu năng ở tầm cao này sẽ vô cùng đắt đỏ và thị phần của chúng chiếm rất nhỏ trong thị trường high-end audio.


Cuộc hôn nhân giữa video và audio sẽ không đe dọa tương lai của high-end audio. Trái lại đây là cơ hội tuyệt vời để mọi người biết đến sự kỳ diệu của âm thanh high-end.

High-end audio sẽ chết?

Không, high-en audio sẽ không chết. Thiết bị âm thanh đã trở nên tốt hơn bao giờ hết và chúng ta đang có mọi thứ ở từng mức giá.



Trích từ bài viết trên tạp chí Stereophile - được xuất bản năm 1994 và tái bản năm 2013. Một số thông tin trên bài viết đã cũ.

Nguồn: R.I.P High-End Audio? | Stereophile.com

(Sự chênh lệch giữa hai cực của high-end audio đã trở nên rất lớn vào năm 2013. Tháng 01 năm 2013, Stereophile đã đánh giá rất cao Dayton Audio B652 với mức giá chỉ 40 US một cặp và Wilson Alexandria XLF với giá 200.000 một cặp - chênh lệch tới gần 200.000 USD.)
 

chaulong201

New Member
Ðề: Vĩnh biệt high-end audio!?

Hấp hối cũng đúng thôi, tại vì các bác cứ thích đồ cổ, cổ cũ ở chợ sắt Hải Phòng thôi. Các bác có đồng ý không nào
 

Tuannv20

Well-Known Member
Ðề: Vĩnh biệt high-end audio!?

Khoái nhất câu này của bác chủ thớt "Phụ nữ tiếp tục lảng tránh thứ âm thanh tuyệt vời của cặp loa ngàn đô để đi tìm những thứ dài và to" :)):))
 

0203

New Member
Ối giời ơi! Em nhìn mức giá bộ tham khảo mà choáng. Đúng là bao giờ thành tỷ phú hoặc ai có đam mê thì mới sờ tới.
 
Ðề: Vĩnh biệt high-end audio!?

Nhìn danh sách các thiết bị được đề nghị chắc em phải cắm mấy cái nhà mới đủ thì làm sao mà tiếp cận được :D
 

Hung082012

New Member
Thích thì thích thật nhưng nhẩm tính giá thì ngất, mình chưa theo được.
 

HoangA1

Member
Ðề: Re: Ðề: Vĩnh biệt high-end audio!?

Có bác nào xách tay lô B652 về bán đi, em ủng hộ 1 đôi đó
 

caothudeche

Moderator
Ðề: Vĩnh biệt high-end audio!?

Cái này có lẽ phải nói là do cuộc sống ngày nay con người quá sa đà vào "kiếm tiền". Kiếm nhiều chả biết để làm gì? Như vậy là cái quỹ thời gian rỗi trong ngày nó cứ ngắn lại. Thời gian giành cho thư giãn giải trí ngắn đi, thậm chí chả còn biết đến giải trí là gì. Nhiều người hỏi đến là họ đam mê cái gì? thích cái gì? thì cứ ngẩn cả người ra.
Cộng thêm với vô số thứ giải trí hấp dẫn như internet, game, Smartphone... chả còn mấy ai đam mê 1 cái gì đó gọi là nghệ thuật nữa.
 

Wanderman

Member
Em nghĩ là chả chết được, tuy nhiên có thể sẽ phải co lại.

Giống như câu chuyện về sách giấy và sách điện tử, mặc dù chưa chết, nhưng sách giấy đã phải co lại do sự thuận tiện của sách điện tử và việc xuất bản những ấn phẩm điện tử.

Cái này là điều đương nhiên, với việc internet thâm nhập vào mọi ngõ ngách của cuộc sống và thói quen trau dồi kiến thức kiểu "chicken soup" đã tạo ra một "hệ sinh thái các công nghệ gián đoạn"(1) cho thế hệ trẻ thì bắt buộc các nhu cầu giải trí phức tạp, không thời trang như high-end audio sẽ co lại, chỉ còn sót lại ở giới đam mê thực sự và cũng là giới tinh hoa (elite) của lĩnh vực này mà thôi.

Tuy nhiên, rõ ràng một thanh niên trẻ mà có đam mê high-end audio, có kiến thức về lĩnh vực này khi đứng giữa một đám giai choai choai ngô nghê về high-end mà chém gió sẽ khiến cho bọn gái mới lớn, đang dậy thì mắt chữ A mồm chữ O, điểm số cao ngút trời ngay. :D


------------------------------------------------
(1) Trí tuệ giả tạo - Nicholas Carr
 
Ðề: Vĩnh biệt high-end audio!?

Có chết thì chắc cũng chả ảnh hưởng gì đến mình.8->
 

siusiuenen

New Member
Ðề: Vĩnh biệt high-end audio!?

Kinh tế toàn cầu bết bát thì kỹ nghệ ăn chơi là những ngành nghề chết trước tiên . Kinh tế khấm khá thì bà con rủng rỉnh tiền thì lại " phú quí sinh lễ nghĩa " .... chỉ tiếc là những hãng nổi danh đang dần dần bị bọn Tàu thâu tóm .
 

gvnth

Active Member
Ðề: Vĩnh biệt high-end audio!?

Tin vui, tin vui. Mấy ông gắn cái mác Hi-end, hiểu nôm na là đỉnh cao tận cùng rồi thế mà năm nào các ông cũng ra vài mẫu mới, vài cải tiến (có thể là chả cải thiện bao nhiêu) và cho một giá trên trời, thế thì "end" cái nỗi gì???
 

SamLanhZnO

New Member
Ðề: Vĩnh biệt high-end audio!?

Tin vui, tin vui. Mấy ông gắn cái mác Hi-end, hiểu nôm na là đỉnh cao tận cùng rồi thế mà năm nào các ông cũng ra vài mẫu mới, vài cải tiến (có thể là chả cải thiện bao nhiêu) và cho một giá trên trời, thế thì "end" cái nỗi gì???

Bác nói đúng, nhưng kinh tế thị trường mà bác, ko cải thiện mẫu mã (cho dù chất lượng vẫn vậy) thì có mà chết đói.

ps : Nhiều bài viết tin tức trên trang chủ HDVN càng ngày càng lạm dụng ngôn từ tượng hình thái hoá, văn chương hoa hoè quá lố đâm ra mất hay, mình đọc thấy nó ngượng ngạo thế nào ấy.
666rip.promo_.jpg


Thật đau đớn! Giống như vết cứa được thực hiện chậm rãi bởi một chiếc dao cùn, ngành công nghiệp âm thanh high-end đang hấp hối ngay trước mắt chúng ta. Trong khi đó, chúng ta - những vị bác sĩ đáng kính của ngành công nghiệp nghe nhìn - lại không thể đưa ra một phương thuốc thần kỳ nào, chúng ta chỉ biết ôm nhau khóc rưng rức và nhìn bệnh nhân vật vã trong đau đớn.

Cái chết, có lẽ một cái chết đang đến thật gần và tất cả các phương thuốc sẽ trở nên vô hiệu. Phải chăng, linh hồn nuôi sống high-end audio, đôi tai, đã không còn nằm trong bộ ngũ giác thần thánh nữa mà chỉ là công cụ để con người sinh hoạt và lao động?

Có lẽ nào lại như thế...

Xu hướng đóng cửa của các đại lý âm thanh high-end tại Mỹ đáng báo động đến mức có thể dùng một từ khá ghê gớm là “nền kinh tế”. Phụ nữ tiếp tục lảng tránh thứ âm thanh tuyệt vời của cặp loa ngàn đô để đi tìm những thứ dài và to. Còn đàn ông, họ vẫn mê loa đài nhưng con số lại đang giảm dần vì.. tuổi già và cái chết. Những thanh niên “to cao đen hôi” thì lại có quá nhiều thứ hấp dẫn để tiêu tiền hơn là amplifier, hoặc có thể jazz hay rock’n’roll từ những hệ thống triệu đô nghe quá tởm lợm so với Lady Gaga gợi tình của họ.

Thật tuyệt vời! Với vẻ mặt nghiêm nghị và đày tự hào, cuối cùng chúng ta cũng đã dùng ngón tay mà thượng đế ban cho để chỉ thằng vào những kẻ đã giết chết ngành công nghiệp âm thanh high-end. Và chết tiệt chưa? Chúng ta đã tìm nguyên nhân - nhưng chúng ta vẫn không thể giải quyết được mọi thứ ngay cả trong ánh sáng. Ngành công nghiệp âm thanh tiếp tục nằm vật vã trên giường bệnh và mọi người chỉ biết cầm tay nó an ủi với anh mắt thông cảm.

Một cảnh tượng thật là cảm động.

Trong tâm trí của hầu hết người yêu nhạc tại Mỹ, High End đơn giản là không tồn tại. Còn đối với “dân tộc thiểu số” Việt Nam, High End là quá đắt đỏ...

... phải không nhỉ?


[/I]
 

suameo

Member
Ðề: Vĩnh biệt high-end audio!?

Tiền mua 1 chiếc oto có lý hơn chơi Hi-end, vì oto còn chạy ra đường, xài nhiều, đôi khi mua oto còn khiến nhiều người nhìn trầm trồ. Còn dàn hi-end thì chỉ nghe ở nhà, có hay có dở có xấu có đẹp cũng chỉ mình và vài người biết. Cho nên ko so nó với oto dc, he he, em mà có tiền cũng ưu tiên oto :D
 

hienpvc

Member
Ðề: Re: Ðề: Vĩnh biệt high-end audio!?

Đại đa số người có dàn âm thanh đắt tiền(Hi-end) ở cơ quan tôi hoặc tôi biết đều là những người mua để thể hiện đẳng cấp " Nhiều tiền" chứ không hiểu gì về âm thanh. Ngành hi-end audio chết cũng là lẽ phải.
 
Bên trên