Đâu là lí do khiến LG thất bại ở thị trường smartphone?

1. Những cú “phốt” liên tục trong nhiều năm và cách giải quyết “không đẹp”
smartekvn-lg-g4-dot-tu.jpg

LG G4 mắc lỗi đột tử (bootloop)
Đây chính là nguyên nhân trực tiếp nhất dẫn tới tình hình thua lỗ liên tục 5 năm của hãng và cũng là lí do hàng đầu khiến LG phải đóng cửa mảng smartphone. Vậy hãy cùng nhìn lại những cú “phốt” điển hình nhất:
  • Loạn, liệt màn hình cảm ứng trên LG G2 (2013)
  • Nứt mic trên LG G3 (2014)
  • “Đột tử” trên LG G4LG V10 (2015)
  • Bóng mờ màn hình trên LG G4, LG V10 (2015)LG G5, LG V20 (2016)
  • Sự ọp ẹp và thiếu thiết thực trên LG G5
  • Flagship đời mới dùng cấu hình đời cũ và cảm biến camera “dỏm” trên LG G6 (2017)
Chỉ 1 cú “phốt” hay một vài lỗi nhỏ xuất hiện trên sản phẩm thôi cũng đủ để người dùng quay lưng. Đằng này LG không chỉ mắc mắc lỗi liên tục mà còn toàn mắc phải những lỗi nghiêm trọng trên chính 2 dòng Flagship hàng đầu của mình.

Bên cạnh đó còn là cách giải quyết không triệt để của LG – chỉ sửa chữa miễn phí khi máy còn trong thời hạn bảo hành. Đây là cách xử lí không đề “đẹp” của một ông lớn khi mà sản phẩm tung ra thị trường gặp lỗi phát sinh ngay chính trong quá trình sản xuất. Thử nhìn sang người anh em đồng hương – Samsung xử lí lỗi cháy nổ trên chiếc Galaxy Note 7 sẽ thấy ngay sự khác biệt. Có lẽ nếu “thẳng tay” hơn trong giải quyết các “phốt” thì LG đã không phải ngập ngùi rút khỏi thị trường smartphone.

2. Sự cạnh tranh khốc liệt từ các ODM và các hãng Trung Quốc
Không khó để nhận ra các thương hiệu smartphone đến từ Trung Quốc đang ngày một chiếm lĩnh từng thứ hạng trên bảng thị phần smartphone toàn cầu: Top 10 thương hiệu smartphone lớn nhất thế giới thì có tới 7 thương hiệu đến từ Trung Quốc.
Top-10-hang-smartphone.png

Top 10 hãng smartphone lớn nhất thế giới Q4/2020
Từ 2015 đến nay, các hãng Trung Quốc đánh mạnh vào thị trường các nước đang phát triển với thị hiếu “điện thoại giá rẻ cấu hình cao”. Bên cạnh đó chính là sự hỗ trợ đắt lực từ các ODM, cho phép smartphone của họ không chỉ “mạnh” mà còn “rẻ” để đáp ứng được thị hiếu này. Ngay chính cả ông hoàng như Samsung cũng phải thuê các ODM sản xuất smartphone tầm trung của mình để cạnh tranh thì lối đi nào cho LG khi cả flagship lẫn các dòng tầm trung đều mờ nhạt

3. Sự sáng tạo quá mức và sáng tạo ngay trên flagship của mình
smartekvn-lg-g5-thiet-ke-module.jpg

LG G5 với thiết kế module (2016)
Nghe có vẻ tức cười nhưng đây là một thực tế dẫn tới sự thất bại của LG trên thị trường smartphone. Các sản phẩm của họ luôn sáng tạo, luôn thay đổi nhưng đôi khi chưa thiết thực và cái sai lớn nhất chính là dám sáng tạo ngay trên flagship của mình. Cùng điểm lại những lần sáng tạo để đột phá của LG:
  • LG G2 với thiết kế viền màn hình siêu mỏng trong khung viền nhựa và mắc lỗi liệt màn hình cảm ứng hàng loạt
  • Từ LG G4 đến LG V20 dùng màn hình lượng tử (Quantum IPS) và mắc lỗi bóng mờ
  • LG V10 với sự xuất hiện của màn hình phụ nhưng gặp lỗi hở sáng
  • LG G5 với thiết kế module mới lạ nhưng lại bất tiện, không thực tế và không chắc chắn
  • LG G8 với cảm biến 3D cho phép điều khiển bằng cử chỉ nhưng lại khó dùng và kém thông minh
Điểm chung ở đây là sự đột phá lại luôn đi kèm với những lỗi tương ứng, đặc biệt còn trên chính những dòng flagship. Thử hỏi người dùng nào còn đủ lòng tin để duy trì? Nếu khôn khéo hơn, LG nên học theo Samsung, thử nghiệm cái mới trên dòng cận cao cấp trước rồi hãy đem lên dòng cao cấp của mình.

4. Đi chậm hơn đối thủ và chính sách “tận dụng lại tối đa” những thứ sẵn có
smartekvn-lg-g8.jpg

LG G8 – Flagship 2019 nhưng vẫn mang thiết kế tai thỏ
Có một nghịch lí là LG luôn sáng tạo nhưng tại sao lại chậm hơn đối thủ? LG chậm hơn ở đây chính là chậm hơn trên những thị hiếu của người tiêu dùng. Chẳng hạn:
  • Năm 2015 các smartphone hầu hết đã chuyển sang dùng thiết kế kim loại, kính,… thì LG vẫn trung thành với lối thiết kế nhựa đi kèm với khả năng tháo rời nắp lưng không có khả năng chống nước. Đến 2016 họ mới áp dụng thiết kế kim loại lên chiếc LG G5, nhưng đáng nói đây lại là chất liệu “kim loại pha nhựa”
  • Năm 2017 dùng chip set đời cũ và sensor camera “dỏm” trên flagship đời mới (LG G6)
  • Năm 2018 dùng thiết kế tai thỏ (trào lưu từ 2017) trên LG G7, V40
  • Năm 2019 dùng thiết kế tai thỏ (trào lưu từ 2017) trên LG G8, V50
  • Năm 2020 dùng thiết kế giọt nước (trào lưu từ 2018) trên LG Velvet, LG V60
  • Sự cải lùi trên các dòng V50S và G8X, V60 và Velvet
  • Chuẩn quân đội MIL-STD-810G giúp bền hơn nhưng cũng khiến máy lúc nào cũng “vác” lên mình thiết kế dày cộm
Công nghệ thay đổi từng ngày, bạn chậm hơn đối thủ một ngày thì có nghĩa là bạn chậm hơn mãi mãi. Vì vậy, đây là một trong những nguyên nhân then chốt khiến LG thất bại ở thị trường smartphone

5. Không có dòng sản phẩm chủ chốt bên ngoài phân khúc cao cấp và chuyên “bỏ con giữa chợ”
Cac-dong-may-LG.png

Các dòng máy tầm trung, giá rẻ của LG
LG nổi tiếng với việc “đẻ” rất nhiều dòng sản phẩm khác nhau nhưng lại hay bỏ con giữa chợ. Từ đó không có dòng chủ lực để cạnh tranh ở phân khúc giá rẻ, trung cấp và cận cao cấp. Hãy nhìn lại trước khi LG rút khỏi thị trường smartphone hãng đã có những dòng sản phẩm nào nhé:
  • LG G Flex – dòng cao cấp ra mắt được 2 đời là G FlexG Flex 2
  • LG G Pro – dòng cao cấp ra mắt được 2 đời là G ProG Pro 2
  • LG Magna – dòng trung cấp ra mắt được 1 đời duy nhất
  • LG W – dòng giá rẻ ra mắt được 3 đời
  • LG Stylus – dòng trung cấp ra mắt được 3 đời
  • LG K – dòng giá rẻ ra mắt được 4 đời
  • LG Q – dòng trung cấp giá rẻ ra mắt được 4 đời
Điểm dễ thấy là LG không tập trung vào 1 hay 1 vài dòng trung cấp chính. Họ có rất nhiều nhưng lại không có hướng đi và điểm nhấn chính cho mỗi dòng. Chưa kể khi so với các hãng đến từ Trung Quốc, dòng giá rẻ và tầm trung của LG không có điểm mạnh để cạnh tranh cả về thiết kế, cấu hình lẫn tính năng

6. Không có Flagship Killer hay thậm chí là một flagship đúng nghĩa
maxresdefault.jpg

LG cần chính là một Flagship Killer đúng nghĩa
Sau những “phốt” lớn và sự tụt dốc liên tục trên thị trường smartphone, phải nói rằng thứ mà LG cần chính là tạo ra 1 flagship killer hay 1 flagship đúng nghĩa để gây được sự chú ý. Nhưng tiếc rằng mãi đến khi LG chính thức rút khỏi thị trường smartphone thì những chiếc flagship mới nhất của họ vẫn chỉ là G8, V50, Velvet và V60 không theo kịp với đối thủ.

7. Một vài lí do khác
Bên cạnh đó còn một vào lí do khác mà Smartekvn cho rằng cũng là nguyên nhân khiến LG thất bại ở thị trường smartphone:
  • Đội ngũ marketing yếu kém và không đầu tư đúng mức cho marketing
  • Không có thiết kế mang tính thương hiệu
  • Giao diện người dùng tuy mượt mà nhưng chưa đủ và chưa đẹp
  • Tối ưu phần cứng chưa tốt, không mang lại trải nghiệm xứng tầm với cấu hình
  • Chuyên dùng “đồ cũ” trên flagship của mình, chẳng hạn như cảm biến camera, bộ nhớ thế hệ cũ
Tóm tắt
Ở trên, mình vừa cùng các bạn điểm lại những lí do chính khiến LG thất bại ở thị trường smartphone, mà điển hình nhất bao gồm:
    • 5 “phốt” lớn của LG và cách giải quyết không được lòng người dùng
    • Sự cạnh tranh từ các ODM và các thương hiệu đến từ Trung Quốc
    • Sự sáng tạo quá mức và sáng tạo ngay trên flagship của mình
    • Đi chậm hơn đối thủ và chính sách “tận dụng lại tối đa” những thứ sẵn có
    • Không có dòng sản phẩm chủ chốt bên ngoài phân khúc cao cấp và chuyên “bỏ con giữa chợ”
    • Không có Flagship Killer hay thậm chí là một flagship đúng nghĩa
    • Một vài lí do khác thuộc về marketing, nhận dạng thương hiệu, khả năng tối ưu,…
Tuy LG đã chính thức thông báo đóng cửa mảng di động của mình, nhưng cũng không thể bỏ qua những đóng góp to lớn mà ông hoàng một thời đã đóng góp cho sự phát triển của nền di động. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn và vẫn rất mong ngày trở lại của LG trên thị trường smartphone.
Hẹn gặp lại các bạn ở topic lần sau :D
 
Bên trên