Lý do chipset Tensor của Google là một bước đệm lớn với tương lai Android

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Pixel 6, đặc biệt là Pixel 6 Pro, chắc chắn đã thu hút được vô số sự quan tâm của người dùng smartphone Android. Tuy vậy, Google xác nhận rằng nhu cầu cao đối với bộ đôi điện thoại này đang tạo ra các vấn đề liên quan đến chuỗi cung ứng cũng như sự ì ạch trong quá trình giao hàng.

hd.png


Một trong những điều lớn nhất khiến người dùng hào hứng với bộ đôi Google Pixel 6 đó chính là một bộ xử lý trung tâm hoàn toàn mới, có tên là Google Tensor. Dẫu SoC này được phát triển dựa trên một chipset Exynos, thế nhưng, Google đã tùy biến lại để mang đến khả năng xử lý mạnh mẽ, phù hợp với những gì có trong dòng smartphone Pixel của mình. Và dù chipset Tensor có vẻ như là một sự chuyển hướng không quá cần thiết đối với Google, thế nhưng, nó có thể thúc đẩy cách phát triển những chiếc điện thoại Pixel trong tương lai. Thậm chí, ở một mức độ nào đó, nó còn có thể tác động cả Android trong thời gian sau này.

Phương pháp tính toán mới
524288_70849780572417_245637769592832

Google không bao giờ thiếu sự lựa chọn đối với những bộ xử lý di động. Như đã chứng minh với những chiếc điện thoại Pixel từ năm 2016, Google có thể sử dụng dòng Snapdragon 8 cao cấp, dòng Snapdragon 7 trung cấp hoặc thậm chí là vô số chipset Dimensity 5G của MediaTek. Tuy nhiên, việc thiết kế bộ xử lý của riêng mình không chỉ là một màn trình diễn sức mạnh kỹ thuật. Đó là minh chứng cho một phương pháp mới để điện thoại và hệ điều hành di động xử lý các tác vụ, đặc biệt là những tác vụ nặng nề.

Không giống như thiết kế 3 cụm tiêu chuẩn mà ARM đang thúc đẩy, Google đã chọn trang bị cho Tensor 2 nhân Cortex-X1 “siêu mạnh mẽ” thay vì chỉ 1 nhân này trong Qualcomm Snapdragon 888 và Samsung Exynos 2100. Các chipset cao cấp tiêu chuẩn hiện tại thường tận dụng thêm 3 nhân “lớn” Cortex-A76 cũ kỹ để xử lý phần lớn khối lượng công việc của điện thoại. Tuy nhiên, với Tensor, Google muốn chứng mình rằng 2 nhân Cortex-X1 đã là quá đủ và nó thực sự hiệu quả hơn so với việc sử dụng cả 3 nhân Cortex-A76 khi chạy hết công suất trong khoảng thời gian dài.

Nếu Google có thể chứng minh điều đó đúng, họ có thể định hình lại thiết kế của các con chip ARM trong tương lai, kể cả chính ARM hay từ Qualcomm, Samsung và MediaTek. Bên cạnh đó, nhiều tin đồn cũng đã tiết lộ rằng Oppo và Xiaomi cũng sẽ tham gia vào việc phát triển những bộ xử lý của riêng mình. Lời hứa về mức độ hiệu suất năng lượng tốt hơn và tỏa nhiệt thấp hơn là những khía cạnh tuyệt vời để các nhà sản xuất theo đuổi, đặc biệt là khi smartphone ngày càng mạnh mẽ hơn và các ứng dụng ngày càng đòi hỏi khắt khe hơn.

655360_70849780572418_245642064560128

Bảo mật sâu tận bên trong
Không thể phủ nhận học máy (machine learning) đã trở thành một yếu tố quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, bất kể chúng ta có nhận ra điều đó hay không. Ngay cả trên những chiếc điện thoại, việc sử dụng mô hình học máy và AI đã trở thành diếm nhấn quảng cáo cho giao diện người dùng và đặc biệt là hình ảnh số. Dù hầu hết các bộ xử lý smartphone đều đã đủ mạnh mẽ để xử lý những vấn đề cơ bản, nhưng đôi khi, chúng phải “liên lạc với trung tâm đầu não” để tìm nạp dữ liệu, vốn đã được xử lý trên các trung tâm dữ liệu từ xa.

Tất nhiên, điều này đồng nghĩa rằng sẽ có những rủi ro liên quan đến việc truyền dữ liệu, đặc biệt là khi các thông tin nhạy cảm hơn đang được truyền đạt qua những kênh tiềm ẩn không an toàn. Dù đó có thể là phương pháp mặc định của Google khi lần đầu tiên đưa những thứ như Google Assistant vào điện thoại, nhưng họ chắc chắn cũng nhận ra rằng về lâu về dài, điều đó sẽ không khả thi về mặt kỹ thuật hoặc từ quan điểm bảo mật. Do đó, gã khổng lồ tìm kiếm đang nỗ lực hướng đến việc áp dụng mọi quy trình liên quan đến AI bên trong điện thoại. Google Tensor là thứ khiến điều đó thực sự trở nên khả thi.

786432_70849780572419_245646359527424

Pixel 6 có đầy đủ mọi ví dụ về cách học máy và AI có thể xác định trải nghiệm di động, từ việc dịch nhanh văn bản và âm thanh cho đến loại bỏ những yếu tố dư thừa ra khỏi hình ảnh của bạn. Thực tế, quá trình hoàn thành các tính năng đó cũng rất đáng chú ý, đặc biệt là khi chúng đều diễn ra trên chính thiết bị, và phần lớn không có dữ liệu nào được đưa lên đám mây.

Điều này không chỉ yếu cầu một bộ xử lý mạnh hơn mà còn là một mô hình “tính toán không đồng nhất” mới lạ hơn, đặt mọi bộ phận của bộ xử lý vào 1 tác vụ, bất kể đó là việc chỉnh sửa các yếu tố không mong muốn trong ảnh hay cố gắng dịch ngôn ngữ.

Các giải pháp bảo mật
Tensor không phải là chip tùy biến đầu tiên của Google được tích hợp vào bên trong một chiếc điện thoại Pixel. Thực tế, Pixel 3 đã được trang bị chipset Titan M của Google – một bộ xử lý riêng biệt chỉ dành cho mục đích bảo mật. Con chip Titan M2 thế hệ tiếp theo cũng xuất hiện trên Pixel 6 trong năm nay, nhưng điểm khác biệt là nó có nhiều tài nguyên hơn để tận dụng.

Bản thân Titan M2 cũng đã được nâng cấp, nhưng nó hoạt động song song cùng với Security Core của Google Tensor. Thông thường, Android được coi là một nền tảng kém an toàn hơn so với iOS của Apple và Google đang nỗ lực để thay đổi suy nghĩ đó, cả về phần mềm lẫn phần cứng. Dĩ nhiên, ngay cả khía cạnh bảo mật này cũng được các mô hình học máy hỗ trợ.

589824_70849780572420_245650654494720

Tổng kết
Google Tensor được coi là một nỗ lực của Google nhằm tiếp bước chiến lược kiểm soát cả phần cứng và phần mềm mà Apple đã thực hiện. Chipset này chắc chắn sẽ đánh dấu 1 chương mới cho dòng smartphone của riêng Google, nhưng nó cũng có thể ảnh hưởng gián tiếp đến điện thoại Android trong tương lai.

Các nhà sản xuất điện thoại đang bắt đầu quan tâm hơn đến việc thiết kế và đưa những chipset của riêng mình vào bên trong thiết bị của họ, nhưng không phải ai cũng đều có nhiều năm kinh nghiệm cũng như kiến thức về lĩnh vực đó. Google Tensor không chỉ thể hiện một cách hơi khác trong việc tạo ra một SoC, mà còn có thể truyền cảm hứng cho những công ty khác bên ngoài lĩnh vực đó. Với việc smartphone ngày càng trở nên phức tạp, đó có thể là những gì mà ngành công nghiệp này cần, đặc biệt là khi chúng tập trung hơn vào các công nghệ học máy nhằm bảo vệ smartphone sâu tận bên trong.

Theo VN review​
 
Bên trên