Nhiếp ảnh - Một số sai lầm thường gặp

Naero

New Member
Bài này em viết cho 4r trường em cũng lâu rồi. Giờ post lại làm quà ra mắt anh em nhiếp ảnh hdvn :D tất cả chỉ là kinh nghiệm đúc rút từ những sai lầm của bản thân em, nên nếu có gì ngu xi thì các bác cũng đừng chém em nhé :D

Đầu tiên là những kinh nghiệm liên quan tới thiết bị, tức là cái máy ảnh.

Sai lầm số 1: Số chấm (megapixel) càng cao cho ảnh càng đẹp

Em thấy rất nhiều người khi hỏi về một chiếc máy ảnh thì câu đầu tiên là “Bao nhiêu chấm?” Nhiều người nghĩ rằng một chiếc máy ảnh càng nhiều chấm thì sẽ cho ra ảnh có chất lượng càng đẹp. Các tờ báo khi phân tích về một chiếc máy ảnh mới ra lò cũng thường đề cập tới vấn đề này đầu tiên. Họ lập luận rằng những chiếc máy ảnh có độ phân giải lớn sẽ cho ra những bức ảnh có sự chuyển màu mượt mà hơn, màu sắc chi tiết hơn, ảnh đẹp hơn.

Tuy nhiên theo em thì điều này không hẳn lúc nào cũng đúng, thậm chí còn có thể ngược lại. Vì một tấm ảnh có chất lượng tốt hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác, mà một trong số đó là con chip cảm biến của máy ảnh. Cụ thể hơn là kích thước của con chip đó. Kích thước của những con chip này thường được ghi dưới dạng 1/3.4”, 1/3.2”, v..v.. Hiểu một cách nôm na là chip có kích thước càng lớn thì chất lượng ảnh càng tốt. Bởi độ phân giải của ảnh thực chất là số điểm ảnh nén trên tấm chip này. Và do đó nếu như số điểm nén quá lớn trên một con chip quá nhỏ thì hệ quả là lượng ánh sáng mỗi điểm ảnh nhận được càng thấp, chất lượng ảnh sẽ càng tệ, độ noise càng cao. Lập luận này từng được đưa ra với một ví dụ kinh điển là Canon S3is chụp đẹp hơn S5is, dù S3is (6mpx) là phiên bản đời trước của S5is (10mpx) nhưng dùng chung một con chip cảm biến – nghĩa là cùng kích thước con chip.

Một lí do khác nữa, đó là số điểm ảnh có ý nghĩa trong việc nói lên size ảnh tối đa có thể in ra đạt chất lượng tốt thì đúng hơn là chất lượng của tấm ảnh. Với những ảnh cỡ thông thường mang tính chất kỷ niệm như 9x12, hay 10x15 thì thật sự là ảnh do một cái máy 6mpx chụp so với ảnh do một cái máy 10mpx chụp chả khác nhau tẹo nào. Thậm chí một cái máy 6mpx có khi còn cho ảnh đẹp hơn đối với những tay máy amateur, bởi khi đó ảnh càng chi tiết thì lại càng bộc lộ những sai xót của mình trong tấm ảnh mà thôi.

Ngày nay những cái máy ảnh tầm 5mpx đổ xuống không còn được sản xuất nữa. Giá thành máy cũng ngày càng rẻ. Tuy vậy với mục đích chụp ảnh để giải trí và lưu giữ kỷ niệm, thì một cái máy tầm 6 - 8mpx có thể coi là hợp lý, thay vì phải bỏ ra thêm tới 1 - 2tr chỉ để đạt được 10mpx với lại 12mpx mà chả để làm gì. Tiền thừa đó dùng để rửa máy thì hợp lý hơn :">


Sai lầm số 2: Zoom quang, zoom số và siêu zoom
Bỏ qua sai lầm số 1, nhiều người tiếp tục mắc phải sai lầm số 2, đó là nhăm nhăm chọn những máy có số zoom lớn, và thường nhầm lẫn giữa zoom số cũng như zoom quang.

Cần phải nói ngay là con số zoom số (digital zoom) chả mang ý nghĩa gì cả. Chỉ có con số zoom quang (optical zoom) là có giá trị mà thôi. Ko tin mọi người cứ thử lấy một cái máy ra và zoom thử sẽ biết. Đẩy hết cỡ zoom quang sẽ là tới zoom số. Ảnh phóng đại trong khoảng zoom quang vẫn giữ được chất lượng như khi không zoom, nhưng chuyển sang vùng zoom số thì nhòe nhoẹt trông phát tởm. Đó là vì zoom quang dựa trên các tính chất vật lý của thấu kính, còn zoom số dựa trên các phép tính nội suy của phần mềm bên trong máy ảnh.

Máy chụp ảnh PnS có độ zoom quang lớn nhất hiện nay cũng chỉ dừng ở mức 22x - thường gọi là các máy superzoom, bởi thế nên nếu có bác bán hàng thích lòe bịp nào quảng cáo với bạn rằng cái máy abc này có độ phóng đại lên tới 32x, 40x thì phải hiểu rằng họ đang nói về tổng độ phóng đại chứ không phải nói về zoom quang của máy, và nó được tính bằng optical zoom x digital zoom. Ví dụ Canon IXY 800IS có optical zoom là 4x và digital zoom là 3x thì tổng độ phóng đại sẽ là 4x3=12x. Tuy nhiên trên thân máy hay trên ống kính, bao giờ nhà sản xuất cũng chỉ ghi optical zoom mà thôi, bởi vì chỉ có nó là có giá trị sử dụng như em đã nói ở trên.

Một số người không thích chơi máy DSLR vì sự cồng kềnh lích kích của nó, thường tìm tới những máy PnS có zoom quang lớn (5x-10x) hoặc những máy superzoom (12x-22x). Đồng ý là khả năng “kéo vật lại gần” lớn như vậy sẽ có ích trong nhiều trường hợp, ví dụ như ko thể tiến lại gần vật thể hay chụp trộm chẳng hạn :"> tuy vậy sau một thời gian dài dùng superzoom thì em nhận ra rằng nó chả cần thiết.

Thứ nhất, ở độ zoom càng lớn thì chất lượng ảnh sẽ càng giảm. Nó sẽ còn phụ thuộc vào khả năng khử rung của máy, cũng như khả năng giữ máy đứng im của tay người chụp.
Thứ nữa là đôi khi vì ỉ lại ở cái tính năng zoom xa của máy mà ta lười không thèm di chuyển, trong khi việc tiến lại gần mẫu thường sẽ cho ta những góc máy sáng tạo hơn, ảnh sẽ đẹp hơn rất nhiều. Bởi vậy nên với các máy PnS, tầm zoom quang 4x-6x có thể coi là lý tưởng.

Tạm post thế thôi. Xem ý kiến các bác thế nào rồi post tiếp ạ :">
 

tieuthieugia

Well-Known Member
Ðề: Nhiếp ảnh - Một số sai lầm thường gặp

em hay chụp lén hàng xóm nên rất khoái siêu zoom
zoom 10x nè.....

5.jpg
 

Naero

New Member
Ðề: Nhiếp ảnh - Một số sai lầm thường gặp

em hay chụp lén hàng xóm nên rất khoái siêu zoom

Người ta thường nói rằng dùng máy siêu zoom có mấy cái lợi:

1. Lens liền nên ko lo bụi vào sensor
2. Được lợi một cái lens tele
3. Nhẹ mà nhìn vẫn pro

Ngày xưa em cũng dùng siêu zoom suốt mà. FZ7, FZ18 của Lumix rồi tới S5is của Canon. Nhưng lâu rồi em nhận ra được mấy điều trên. Bây giờ bên cạnh con 20D, thỉnh thoảng cầm mấy em PnS tầm 3x, 4x thấy rất tiện và hay. Cảm giác như mình chăm chỉ zoom chân hơn hẳn :p

Các bác đã động viên thế thì em xin post tiếp ạ, hehe :D

Sai lầm số 3: Lên đời Body
Sai lầm này thường dành cho những ai mới bắt đầu vào con đường DSLR. Nhiều người cứ có tiền phát là hau háu lên đời body, với suy nghĩ body ngon hơn cho ảnh đẹp hơn. Thực ra suy nghĩ này mình ko dám nói là sai, nhưng cũng không hẳn là đúng. Cái đúng là ở chỗ body xịn hơn, chip xử lý tốt hơn, phần mềm thông minh hơn, tính năng vượt trội hơn sẽ là trợ thủ tốt cho việc chụp choẹt. Còn cái sai là ở chỗ, chất lượng ảnh 90% được quyết định bởi cái lens mà các bạn dùng (ở đây chỉ đề cập tới phần thiết bị). Tất nhiên cũng không nên lôi Nikon D700 ra so sánh với 300D của Canon để làm bằng chứng bởi như thế là quá khập khiễng Nhưng nếu số tiền có hạn, việc lên đời tốt hơn hết nên ưu tiên cho cái lens.

Ngày nay DSLR đã rẻ hơn rất nhiều. Với một cái body tầm $300- $400, có thể ung dung mà chụp choẹt thỏa thích. Kèm theo đó nên có ít nhất 3 cái lens: 1 cái góc rộng (wide), 1 lens tele và 1 lens KIT. Nhiều người chê lens KIT nhưng với em nó thực sự rất tiện dụng. Nhiều khi đi xa ko vác theo được cả 3 cái lens thì cứ lắp con KIT vào là có thể tùy nghi xử lý mọi tình huống.


Sai lầm số 4: Cho mượn lens, body thì khư khư giữ!
Một sai lầm nữa cho những ai chơi DSLR, đó là vì tình bạn hữu mà thường gật đầu ngay tắp lự mỗi khi ai đó hỏi mượn lens. Nhưng cái body thì lại lăn tăn vì sợ hỏng. Thực ra, lens mới là cái phải giữ khư khư mới phải. Không chỉ vì việc bảo quản lens phức tạp hơn mà còn bởi vì khi đã dùng quen một cái lens rồi, ta sẽ có cái gọi là “cữ tay” mỗi khi sử dụng nó.

Việc đẩy lens qua lại về bản chất là khiến cho những viên bi bên trong lens chuyển động, làm lăng kính xê dịch với những quãng đường nhỏ tính bằng micromet. Thử tưởng tượng việc cho một tay mơ nào đó cầm vào ống kính và vặn ngoéo một phát sẽ dẫn đến thảm kịch gì? Quãng đường tính bằng micromet này khi lens trở về tay ta sẽ được chuyển sang tính bằng hàng chục micromét cho một cú vặn nhẹ, do ren đã bị chờn. Kết quả là độ focus cũng như độ zoom đều trở nên vụng về thiếu chính xác.

Đá qua PnS, chính xác hơn là siêu zoom một tí. Đây là lí do tại sao những máy có zoom ring (xoay xoay vặn vặn trên thân ống kính như lens rời) thường được đánh giá cao hơn là loại zoom cổ áo (nút zoom vòng quanh nút chụp). Bởi vì zoom ring có độ chính xác lớn hơn rất nhiều chứ ko phải chỉ vì cái dáng pro của nó khi chụp :D

Đó là chưa kể giá thành một cái lens chất lượng tốt thường có giá gấp vài lần body mà nó được lắp vào.

Thế nên là các bạn hãy nhớ: Cho mượn body, lens thì còn tùy. Bạn bè thân thiết dĩ nhiên ko ai chấp nhau mấy cái lặt vặt cả. Nhưng hãy giao lens cho những người thật sự biết sử dụng, đặc biệt là với những em có giá trên trời như kiểu lens L của Canon chẳng hạn :D


Sai lầm số 5: Nikon, Canon hay Sony?

Câu hỏi mà ai cũng thắc mắc khi bắt đầu chọn mua một cái máy ảnh, đó là sử dụng máy của hãng nào? Ở đây dùng từ sai lầm có lẽ không đúng lắm. Chính xác hơn thì mình muốn chia sẻ những ý kiến cá nhân của mình về từng dòng máy này.

Đối với dòng PnS – nghĩa là máy du lịch, gia đình, Canon thường được ưa chuộng hơn Nikon vì mẫu mã đẹp, các phím điều chỉnh thông số thân thiện, menu đơn giản rõ ràng. Thêm vào đó là ảnh chụp khi đưa lên máy tính thường có màu rất đẹp, hầu như không cần phải chỉnh sửa gì cả.

Trong khi đó Nikon đa số các mẫu máy PnS thường có dáng vẻ hơi cục mịch, nhà quê, các phím điều chỉnh thông số đôi khi khá sơ sài, menu cũng không gây cảm giác hấp dẫn cho người sử dụng. Nước ảnh của Nikon khi lên máy tính thường có màu khá “rợ”, các gam màu nóng thường đậm hơn bình thường, đặc biệt nước ảnh có xu hướng ngả vàng, làm nhiều người thất vọng so với những gì mình hình dung qua khung ngắm khi chụp.

Tuy nhiên, ảnh khi rửa ra lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Nikon cho nước ảnh khi rửa ra phải nói là tuyệt đẹp. Như đã từng nhận định ở bài trước, nước ảnh của Nikon D40 thậm chí có thể sánh ngang với Canon 40D.

Bởi vậy, nếu bạn không mấy khi có ý định rửa ảnh ra để đưa vào album thì tốt hơn hết nên chọn 1 chiếc máy Canon. Ngược lại, hãy chọn Nikon.

Một ý kiến khác cho rằng màu của Canon quá thật, và quá chi tiết nên khi xem ảnh cảm giác thường "nhợt nhạt" và "xấu" mà ko biết rằng đó mới là đúng như thực tế. Trong khi đó nước ảnh của Nikon có vẻ nịnh mắt hơn và ko quá đi sâu vào chi tiết. Bởi vậy người ta mới thường chọn Nikon cho ảnh chụp landscape và Canon cho portrait.

Thế còn những dòng máy khác thì sao?

Máy PnS của Olympus bỏ qua không nói đến, bởi chất lượng của nó phải nói thật lòng là quá tệ hại. Mình mới chỉ sử dụng một con duy nhất của hãng này, không nhớ tên, nhưng cảm nhận về nó là mặc dù độ phân giải tương đối lớn (7mpx – có nghĩa là công nghệ không quá cũ), nhưng các nút bấm rất cứng, tốc độ hoạt động của máy cực kỳ chậm chạp, gây cảm giác nặng nề như đang phải “đánh vật” với cái máy, và chất lượng ảnh cũng chả có gì gây ấn tượng cả.

Fujifilm là dòng máy với nhiều kiểu dáng thời trang độc đáo, giá thành thường rẻ hơn một chút so với các máy khác tương đương về kỹ thuật của Canon và Sony. Công nghệ mà Fujifilm sử dụng nhằm hỗ trợ người chụp phải nói là thông minh. Fujifilm là nhà sản xuất nổi tiếng với các sản phẩm phim chụp, nên ở nhiều máy PnS, các hiệu ứng màu cũng rất thú vị.

Panasonic Lumix cũng tương tự như Fujifilm, nhưng có thêm một điểm thú vị là các máy của hãng này được tích hợp ống kính của Leica. Nhiều người dùng PnS hay superzoom nhãn hiệu Panasonic thường nói vui rằng dùng máy này là được lợi một cái ống kính xịn. Bởi chất lượng ống của Leica có lẽ không cần phải bàn cãi. Kiểu dáng máy Lumix cũng tương đối đẹp, và phần mềm hỗ trợ người sử dụng cũng rất thân thiện, tuy đôi khi khá sơ sài.

Nhiều người phân tích rằng ở phân khúc DSLR, vì không hãng nào có thể cạnh tranh được với Canon và Nikon nữa, bởi thế nên các hãng khác thường tập trung đầu tư vào phát triển dòng máy PnS cũng như superzoom. Đó là lí do vì sao giá thành các máy ở phân khúc này của các hãng ngoài Nikon và Canon thường có giá rẻ hơn dù chất lượng là tương đương.

Tuy vậy, nếu được chọn lựa, mình vẫn sẽ chọn Canon cho dòng máy gia đình.

Đối với DSLR, câu chuyện lại tiếp tục xoay quanh Canon và Nikon. Những người chơi máy chuyên nghiệp thường ví von Canon như một chiếc xe tay ga, còn Nikon là xe côn tay. Những ai đã từng đi xe côn tay thì nhảy lên xe ga một phát là đi được ngay. Ngược lại, những ai đã quen đi xe tay ga thì phải mất rất nhiều thời gian mới dám leo lên một chiếc xe côn tay để sử dụng. Có điều, đã đi xe côn tay rồi thì chả ai thèm động tới mấy con xe ga nữa!

Xét về mặt kỹ thuật, các nút điều khiển và menu sử dụng của Nikon xem chừng kém thân thiện, rắc rối hơn một chút so với Canon. Tuy nhiên máy nào thì cũng vậy thôi, khi đã sử dụng quen rồi thì đều không có vấn đề gì cả (sự thân thiện, đơn giản hóa chỉ nên xét với dòng máy PnS). Cái hay nhất của Nikon so với Canon là sự dễ dãi trong việc sử dụng lens. Rất nhiều máy của Nikon có thể sử dụng chung một ống kính, trong khi đó ở Canon, việc này có phần hạn chế hơn. Những tay chơi DSLR cũng thường thích rửa ảnh ở size lớn để ngắm cho sướng mắt, và bởi thế nên vẫn với những lập luận về nước ảnh ở trên, Nikon một lần nữa chiếm ưu thế.

Bây giờ quay lại với kẻ hấp dẫn nhất: Sony.

Sở dĩ Sony không bao giờ được đem ra so sánh trong cuộc đối đầu giữa Canon và Nikon, là bởi vì công nghệ mà Sony đem áp dụng vào máy ảnh quá đỉnh cao. Không nên (và cũng không dám) đi sâu vào vấn đề này, mình chỉ dám nói rằng với công nghệ tiên tiến hơn hẳn những hãng khác, Sony cho tốc độ xử lý ảnh cực kỳ nhanh. Thêm vào đó, hầu hết các máy Sony đều được tích hợp phần mêm tự động xử lý ảnh thông minh ngay trên máy, là điều mà bây giờ các hãng khác mới đang loay hoay đưa vào sử dụng. Về mặt thời trang, không có gì để bàn cãi về mức độ đẹp trong thiết kế của các máy nhãn hiệu Sony. Và cũng giống như Panasonic Lumix, các máy của Sony được tích hợp ống kính Carl Zeiss cho chất lượng ảnh tuyệt hảo. Giá thành trên trời cũng là một lý do nữa khiến người ta không mấy khi đem Sony ra bàn luận với máy của những hãng khác.

Xin nhắc lại rằng trên đây chỉ là những kinh nghiệm của cá nhân mình đúc rút ra qua các con máy đã từng được sử dụng. Còn những bác kiểu như Hasselblad, Pentax hay Olympus (DSLR) thì mình ko dám ý kiến :D
 
Bên trên