Nhìn lại lịch sử của máy nghe nhạc cầm tay

torune

Film critic
Trang tin thiết bị nghe nhìn What Hi-Fi đang rục rịch chuẩn bị công bố giải thưởng dành cho các sản phẩm năm 2014. Trong thời gian chờ đợi và suy đoán những sản phẩm nào tốt nhất trên phương diện nghe và nhìn. Hãy cùng nhìn lại một khoảng thời gian lịch sử, từ năm 1983 tới nay, và xem chúng ta đã thay đổi cách mình nghe nhạc trên các thiết bị cầm tay như thế nào.

attachment.php
Nhìn lại lịch sử của máy nghe nhạc cầm tay

Trong những ngày đầu, kích thước là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình lựa chọn máy nghe nhạc cầm tay. Thiết bị phải có khả năng lưu trữ hàng nghìn bài hát mà vẫn dễ dàng đút túi với cân nặng và trăm gram. Thêm nữa, những tai nghe khó tính còn đòi hỏi chất lượng âm thanh phải thật tự nhiên.

attachment.php
Chúng ta đã thay đổi cách mình nghe nhạc trên các thiết bị cầm tay như thế nào?

Trở về năm 1983, khi các sản phẩm đầu tiên được trao giải ‘What Hi-Fi? Awards’, mọi thứ rất khác với bây giờ. ‘Personal’ (Cá nhân) và ‘Portable’ (Dễ di chuyển) là 2 hạng mục phân loại sản phẩm rõ ràng nhất. Akai PM-R2 (đầu radio/cassette, giá 80 bảng Anh thời đó) nghiễm nhiên chễm chệ với ngôi vị ‘Personal of the Year’ (Thiết bị cá nhân của năm) trong khi boombox (đầu radio/cassette, thiết kế 2 loa bự nằm ở 2 bên) Marantz Superscope thống lĩnh danh hiệu ‘Portable’. Đó chỉ là bước khởi đầu của cuộc cách mạng máy nghe nhạc. Nào, hãy tiếp tục khám phá…

attachment.php
Akai PM-R2

Đầu cassette được thu nhỏ

Máy nghe nhạc cầm tay đời đầu là phiên bản thu nhỏ của đầu chạy băng cassette, một vài mẫu mang âm hưởng loa bự của thiết kế boombox. CD bắt đầu tấn công vào những thiết bị này và những máy nghe đĩa CD bắt đầu xuất hiện vào năm 1983. Tuy nhiên, mãi tới cuối thập kỷ 80, chúng mới có dịp áp đảo thị trường. Sony D100 xuất hiện với danh hiệu ‘CD Personal’ (máy chơi CD cá nhân) của năm 1987. Sản phẩm hoà chung trào lưu đang lên của đĩa compact đang xâm chiếm thế giới số.

attachment.php
Sony D100

CD player thừa hưởng thiết kế cũ

Từ người thắng giải năm 1989 - Panasonic RX DS300 (radio/CD player với hệ thống bass XBS) - cho tới người thắng giải năm 1990 - Sharp CD75E, ý tưởng về một sản phẩm được gọi là ‘portable’ bắt đầu thay đổi. Theo ban giám khảo, các thiết bị thắng giải nhờ thiết kế và tính năng đóng vai trò làm cầu nối giữa ‘một sản phẩm hay di chuyển’ và ‘một sản phẩm hi-fi cao cấp’ tại gia. Tuy nhiên, sang năm 1991, hạng mục ‘Portable’ không có ai thắng giải và thị trường có chiều hướng ảm đạm với dòng sản phẩm radio/CD player nhán dãn portable nhưng vẫn bự nhưng những chiếc thùng gỗ.

attachment.php
Sharp CD75E

Thời đại của đĩa quang từ

Những thiết kế của đời cũ vẫn còn tồn tại trong giữa thập niên 90, mãi cho tới năm 1998, các nhà sản xuất di động bắt đầu nhảy vào phân khúc này và liên tục gặt hái giải thưởng. Nổi bật trong hạng mục ‘Accessories’ (phụ kiện) là Sharp MD-MS702H - dấu hiệu đầu tiên cho thời kỳ hưng thịnh của máy chơi đĩa quang từ cỡ nhỏ (MiniDisc).

attachment.php
Sharp MD-MS702H

Thiên niên kỷ mới bắt đầu kéo theo sự trỗi dậy của chuẩn âm thanh MP3… và sản phẩm sáng tạo mang tên Creative Labs D.A.P. Jukebox - MiniDisc chơi MP3 thắng giải năm 2001. “Hãy tưởng tượng một jukebox (máy hát thùng điện tử có lỗ bỏ xu) có khả năng nhét đầy 150 album giờ đây nằm gọn trong túi của bạn”. 150 album ca nhạc có lẽ chẳng nhằm nhò gì so với các thiết bị bây giờ nhưng con số này thật sự lớn vào thời đó. Nối tiếp thành công, Creative tiếp tục tung Jubebox 3. Một lần nữa, sản phẩm thắng giải nhưng ở hạng mục ‘Acessories’. Điều này nói lên được gì? Rõ ràng, MiniDisc vẫn chưa có cửa cạnh tranh về chất âm so với các sản phẩm hi-fi (to cồng kềnh).

Âm thanh số càn quét thị trường

Hồi chuông tử thần đã rung lên cho MiniDisc (2002) và CD player (2003). Mặc dù vậy, CD vẫn chưa chết bởi nó nhảy sang các hệ thống hi-fi tại gia trong khi MiniDisc và đĩa quang từ chắc chắn bị người dùng “thất sủng”. Không lâu sau, lời chia tay của CD trong phân khúc ‘portable’ mang tới điềm báo khác: âm nhạc kỹ thuật số lên ngôi.

attachment.php
Âm thanh số càn quét thị trường

iAge - kỷ nguyên của Apple

Năm 2003, sự kiện trao giải thường niên chứng kiến một sản phẩm mới, mới tới nỗi nó vẫn tồn tại phổ biến trong suốt cả thập kỷ sau đó: iPod, thiết bị đơn giản và đầy tính thẩm mỹ tới từ nhà sản xuất máy tính Apple. Năm tiếp theo, hạng mục ‘portable’ lại xuất hiện trong các giải thưởng của What Hi-Fi cùng lúc với sự trở lại của hàng tá sản phẩm tự nhận mình là ‘portable’.

attachment.php
iPod của Apple

3 đời iPod, di động thông minh của Nokia và game console Sony PSP là 5 sản phẩm điển hình của thời đại mới cho phép người dùng thưởng thức âm nhạc và phim ảnh mọi lúc mọi nơi. Cuộc cách mạng kỹ thuật số mang hơi ấm tới thế giới của các máy ‘portable’ ở cả phương diện nghe lẫn nhìn. Mọi thứ thật tiện lợi, máy chơi nhạc MP3 phủ sóng khắp mọi nẻo đường, từ bình dân đến cao cấp. Cho tới khi…

Smartphone ra đời!

Với hằng hà sa số tính năng mà chưa ai từng nghĩ tới, theo nhiều người, smartphone kiêm luôn nhiệm vụ của máy nghe nhạc cầm tay. Chưa kể tới chất lượng âm thanh đang trên đà lên hi-res, màn hình HD ngày càng chi tiết. Đừng chần chừ tham gia vào một cuộc cá cược nếu bạn biết sản phẩm nào đó có khả năng vượt qua được người thắng giải hạng mục ‘portable’ của năm 2013: iPhone 5S. Đôi dòng ở trên chỉ nói tới smartphone mà chưa nói tới tablet đấy nhé!

attachment.php
iPhone 5S

Vỹ thanh

Vậy thì…máy nghe nhạc cầm tay thế hệ tiếp theo sẽ trông như thế nào? Liệu Sony Walkman NWZ-F886 hay Astell & Kern AK100 Mk II sẽ đi tiên phong với định dạng âm thanh hi-res (chất lượng cao) trên một thiết bị mang âm hưởng ngày cũ? Hay smartphone sẽ nhận thêm nâng cấp cho khả năng chơi nhạc? Hay các Wearable (thiết bị đeo mặc, vòng tay thông minh) một lần nữa thay đổi thói quen người dùng y như cách smartphone đã từng đối xử với MP3 player? Hãy cùng chờ đợi… kết quả công bố vào ngày 13/10/2014.

attachment.php
Theo What Hi-Fi​
 
Chỉnh sửa lần cuối:

rockloccoc

Well-Known Member
Ðề: Nhìn lại lịch sử của máy nghe nhạc cầm tay

Em thích hình ảnh thứ hai, ngầu và chất nhưng k kém phần sang....chảnh! :D
 

htl35

Member
Ðề: Nhìn lại lịch sử của máy nghe nhạc cầm tay

Nhớ cái thời mua được cái máy cassette phải đến mấy chỉ vàng.
 

lhq041095

Active Member
Ðề: Nhìn lại lịch sử của máy nghe nhạc cầm tay

Sao Iphone 5S của bác chủ không có cảm biến vân tay nhỉ???
 

C_Pham

Well-Known Member
Ðề: Nhìn lại lịch sử của máy nghe nhạc cầm tay

Sẽ là thiếu sót khi không nhắc tới Walkman (cassette) trong lịch sử thiết bị nghe nhạc cầm tay.
 

lan806

Well-Known Member
Ðề: Nhìn lại lịch sử của máy nghe nhạc cầm tay

0_2194_1.jpg

Ngày xưa xin mãi mới được cho mua cái này đấy bác ạ, mất ăn mất ngủ với nó. Mà hình như đời còn kém hơn con này
 

tuyen_kientruc2010

Well-Known Member
Ðề: Nhìn lại lịch sử của máy nghe nhạc cầm tay

CFD-A1101.png

CFD-A110

Sony cd boombox em thích mẫu trên hàng nội địa nhật rất đẹp, Sony nhiều mẫu độc lạ, đẹp.

51RcD5gMajL.jpg

Sony Cfd - G505
 
Chỉnh sửa lần cuối:

lan806

Well-Known Member
Ðề: Nhìn lại lịch sử của máy nghe nhạc cầm tay

Một số đời cassete của Sony thiết kế đầu từ tĩnh, tức là có tới 4 rãnh nhận tín hiệu cho 2 chiều băng nên khi sử dụng chức năng autorevert đầu từ không phải xoay loạch soạch giống như Sharp hay JVC,...
 

kant1522b

Member
Ðề: Nhìn lại lịch sử của máy nghe nhạc cầm tay

smartphone h thống lĩnh thị trường nhạc số luôn. máy nghe nhạc chỉ còn 1 góc nhỏ thôi.
 

lan806

Well-Known Member
Ðề: Nhìn lại lịch sử của máy nghe nhạc cầm tay

Con này thì quá xịn rồi, có auto-reverse luôn...! :-bd

Vâng cái của em không có bắt sóng đài nhưng phần chạy cassete đã là thần tiên với em lúc đó rồi, nhất là phần âm thanh bác ạ, bấm cạch nhẹ 1 cái đã đảo mặt băng rồi, chạy bằng băng Maxxell UDII nghe sướng đời luôn :))
 

vihuynh_bg

New Member
Ðề: Nhìn lại lịch sử của máy nghe nhạc cầm tay

Nhớ thời đó có máy nghe nhạc đĩa MiniDisc nhỏ nhỏ...cái máy vừa lòng bàn tay (có cục pin dài)nghe nhạc thì quá chất lượng so với băng đài lúc bấy giờ :v...
 
Bên trên