Top 20 của IMDB, bạn có đồng ý?

Số phim hay trong top 20 IMDB

  • Không thích phim nào, hoặc từ 4 phim trở xuống

    Số phiếu: 18 32.1%
  • Có từ 5 đến 8 phim hay

    Số phiếu: 10 17.9%
  • Có từ 9 đến 12 phim xứng đáng nằm trong list này

    Số phiếu: 14 25.0%
  • Đa số, từ 13 dến 16 phim đều rất hay

    Số phiếu: 7 12.5%
  • Nhất trí với bảng xếp hạng, từ 17 phim trở lên

    Số phiếu: 7 12.5%

  • Số lượng người bầu chọn
    56
  • Poll closed .

GENERALS

Ban Quản Trị
Ðề: Top 20 của IMDB, bạn có đồng ý?

Có lẽ các fan & anti-fan hơi căng thẳng quá, cảm nhận mỗi người ở các góc độ khác sau về bất cứ sự việc gì cũng có thể khác nhau, các a/e nên bình tĩnh hơn chút nhé ^^
 

witch_king

New Member
Ðề: Top 20 của IMDB, bạn có đồng ý?

Xin thưa với các bác, em vừa đọc xong cái topic này, và kết quả là tức...cười quá xá, nên không thể không hồi âm.
Toàn là dân mê phim ảnh cả, có cần phải ném đá qua lại thế này không, làm người dưng như em phải chóng cả mặt
Quan điểm nghệ thuật mỗi người mỗi khác là chuyện thường tình, trung thành tuyệt đối với quan điểm của riêng mình cũng hoàn toàn bình thường, đến cái định nghĩa ban đầu (thế nào là hay? thế nào là dở? thế nào là lôi cuốn?...) còn khác nhau nữa thì đành phải chịu thôi chứ cãi nhau làm gì cơ chứ.
Không biết các bác thế nào chứ em đây thì luôn cho rằng hoạt động nghệ thuật hầu hết đều phải phục vụ số đông, chính vì thế một phim hay là phim được số đông ủng hộ, còn phim được số đông ủng hộ mà mình có thấy hay hay không lại là chuyện khác.
VD: Nếu tụi bạn hỏi em: "Mày biết phim nào hay giới thiệu cho tao" thì em sẽ liệt kê khoảng 1/2 cái top 20 của IMDB này; còn nếu "Mày thấy phim nào hay?" thì không do dự "TDK, The Matrix, 2 phần Transformers,....". Thế nó mới đau đấy =))
 

splendidriver

New Member
Ðề: Top 20 của IMDB, bạn có đồng ý?

Hình như cái bạn Witch King nói chính là cái mà mình nói đi nói lại nói tái nói hồi từ bài đầu tiên đến giờ thì phưởi?

Mà từ đầu giờ mình có căng thẳng gì đâu :)), vui là khác.
 

Pinetree

Member
Ðề: Top 20 của IMDB, bạn có đồng ý?

Không biết các bác thế nào chứ em đây thì luôn cho rằng hoạt động nghệ thuật hầu hết đều phải phục vụ số đông, chính vì thế một phim hay là phim được số đông ủng hộ, còn phim được số đông ủng hộ mà mình có thấy hay hay không lại là chuyện khác.

Tôi lại có suy nghĩ trái ngược với bác, cá nhân cho rằng hoạt động nghệ thuật là để phục vụ cho bản thân các nghệ sĩ, chính vì thế 1 phim hay là 1 phim khiến người ta nhìn thấy tâm hồn và tâm huyết của các nhà làm phim, còn nó hay với ai, phổ thông đến mức nào, có được số đông ủng hộ hay không thì lại là chuyện khác... cũng vì những tư tưởng phục vụ số đông, kiếm thật nhiều tiền, bom tấn này nọ nên mới hình thành cái cụm từ "phim thương mại" $-):-&
 

vietcuonghp

New Member
Ðề: Top 20 của IMDB, bạn có đồng ý?

Tôi lại có suy nghĩ trái ngược với bác, cá nhân cho rằng hoạt động nghệ thuật là để phục vụ cho bản thân các nghệ sĩ, chính vì thế 1 phim hay là 1 phim khiến người ta nhìn thấy tâm hồn và tâm huyết của các nhà làm phim, còn nó hay với ai, phổ thông đến mức nào, có được số đông ủng hộ hay không thì lại là chuyện khác... cũng vì những tư tưởng phục vụ số đông, kiếm thật nhiều tiền, bom tấn này nọ nên mới hình thành cái cụm từ "phim thương mại" $-):-&

Cái này làm em nhớ lại hồi xưa trong giới nghệ sĩ Việt Nam có cuộc bút chiến nảy lửa về "nghệ thuật vị nghệ thuật" (người nghệ sĩ chỉ vì bản thân nghệ thuật mà sáng tác) hay "nghệ thuật vị nhân sinh" (chủ trương nghệ thuật phải gắn liền với đời sống xã hội, phải phục vụ con người).
Vậy cuối cùng, tác phẩm điện ảnh phục vụ cho ai ?
Đó là điều mỗi người tự cảm nhận ...
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Pinetree

Member
Ðề: Top 20 của IMDB, bạn có đồng ý?

Cái này làm em nhớ lại hồi xưa trong giới nghệ sĩ Việt Nam có cuộc bút chiến nảy nửa về "nghệ thuật vị nghệ thuật" (người nghệ sĩ chỉ vì bản thân nghệ thuật mà sáng tác) hay "nghệ thuật vị nhân sinh" (chủ trương nghệ thuật phải gắn liền với đời sống xã hội, phải phục vụ con người).

Không có gì đối nghịch ở 2 quan điểm trên, đơn giản chỉ là 1 cái xếp trước và 1 cái xếp sau, cụ thể là "nghệ thuật vị nghệ thuật (1)" xếp trước và "nghệ thuật vị nhân sinh (2)" xếp sau... nếu chỉ có (1) mà không có (2) thì tác phẩm đó vẫn có giá trị kết nối tâm hồn... nếu có cả (1) và (2) thì tác phẩm đó vừa có giá trị tầm hồn vừa có tính thực dụng... còn nếu chỉ có (2) mà thiếu (1) thì tác phẩm đấy là phi nghệ thuật... vì sao? vì nó vốn đã không mang suy nghĩ và cảm xúc thật của chính người tạo ra nó.

Trong phim ảnh cũng vậy, có những nhà làm phim độc lập họ làm hoàn toàn vì sở thích cá nhân và ước mơ của họ, có thể chỉ là 1 đoạn clip rất ngắn chia sẻ free, không hề có 1 triết lý, thông điệp to tát gì liên quan đến tập thể con người hay đời sống xã hội, tất cả chỉ là cảm xúc cá nhân hay ngẫu hứng từ 1 hoàn cảnh thực tế, thậm chí là không hợp thời nhưng vẫn (sẽ) có người đồng cảm đến phát khóc... đây chính là những phim có (1) mà ko có (2)

... ngược lại có những kiểu làm phim thương mại tính toán uốn nắn kịch bản theo thị hiếu khán khả, những thước phim nhồi nhét thời sự, nhồi nhét kỹ xảo, nhồi nhét xxx... tất cả những chiêu để kiếm thật nhiều tiền, câu thật nhiều khách và đương nhiên họ đạt được mục đích song bộ phim đó cũng chỉ đc xếp vào thể loại giải trí mà thôi.... đó là 1 ví dụ cho phim có (2) mà thiếu (1)

Vậy cuối cùng, tác phẩm điện ảnh phục vụ cho ai ?
Đó là điều mỗi người tự cảm nhận ...

Em đã nói quan điểm ở post trước, 1 tác phẩm điện ảnh chân chính là để phục vụ cho niềm đam mê và tư tưởng thật của các nhà làm phim, là cầu nối giữa họ với khán giả, còn có bao nhiêu khán giả bước qua cái cầu đó, tư tưởng của phim bao trùm được đến đâu, mang tính thực tế thế nào... thì lại là chuyện xếp sau, chí ít là không sự giả tạo hay gượng ép gì ở đây.
 

splendidriver

New Member
Ðề: Top 20 của IMDB, bạn có đồng ý?

Ha, chủ đề hay quá :D. Tớ xin phép được đưa ra 1 số quan điểm của tớ về nghệ thuật (trên cơ sở tớ là một sinh viên ngành nghệ thụât)

Ngày xưa, thời Phục hưng, thì hội hoạ luôn hướng tới việc mô tả hiện thực sao cho càng giống càng tốt, và chính vì các hoạ sĩ đã đạt được tới đỉnh cao của cái mục đích ấy mà người ta coi đó là một trong những giai đoạn huy hoàng của lịch sử nghệ thụât.

Sau này khi các phái dã thú, lập thể, trừu tượng ra đời, cái quan điểm về nghệ thuật cũng dần thay đổi theo. Với dã thú thì nghệ thụât phải là mô tả hiện thực bằng ngôn ngữ riêng, cảm xúc riêng của người nghệ sĩ. Với lập thể thì là biến thiên, cách điệu, thậm chí làm quái dị hiện thực theo những suy nghĩ, cảm xúc, cảm quan, cách nhìn về hiện thực của hoạ sĩ.

Và tới thời hiện đại, khi phái trừu tượng ra đời, người ta cho rằng đây chính là tột độ của nghệ thuật. Vì sao thế? Nhiều người bảo là xem tranh trừu tượng chả hiểu gì. Vì trên thực tế tranh trừu tượng đựơc vẽ ra không phải để ai HIỂU cả, mà là để khán giả "CẢM".

Người nghệ sĩ vẽ tranh trừu tượng khác những trường phái khác ở chỗ họ không miêu tả, không cách điệu hiện thực nữa, họ vẽ ra những thứ mang tính "tinh thần" nhiều hơn. Và ta hiểu đơn giản hơn thì đó là họ vẽ ra "cảm xúc" (hay suy nghĩ, tâm trạng,... những thứ thuộc về tinh thần) của họ bằng bất cứ phương tiện gì có thể.

Thế nên khi thưởng thức nghệ thụât trừu tượng (hay mới đây còn có nghệ thụât sắp đặt và nghệ thụât biểu diễn) được làm ra để cho khán giả thưởng thức nó bằng những cảm quan cá nhân của mình, bằng cảm xúc cá nhân của mình. Khán giả nhìn vào tác phẩm và CẢM thấy gì, chứ không phải họ NHÌN thấy gì nữa. Và điều chắc chắn là mỗi khán giả sẽ lại có một cảm xúc, trạng thái khác nhau khi thưởng thức cùng một tác phẩm.

Vậy thì ta nói trừu tượng là vị nghệ thuật cũng đúng, mà là vị nhân sinh cũng chẳng sai. Và trừu tượng cho ta hiểu rằng, nghệ thụât là ở trong mỗi con người, chứ không phải ở trong tác phẩm. Từ nhân sinh mà mới có nghệ thuật, rồi nghệ thuật lại vị nhân sinh.

Và mình tin là mọi thứ nghệ thụât khác cũng vậy thôi, điện ảnh cũng ko phải là ngoại lệ.

Phim nghệ thuật là phim mà xem xong, khán giả mỗi người đều có một cảm nhận riêng về nó, những họ đều có cảm xúc, tâm trạng, và khán giả phải suy ngẫm về nó, để "CẢM" nó chứ không phải "HIỂU" nó.

Còn phim giải trí là phim xem xong rồi quên, xem chỉ để vui, khôgn có cảm xúc hoặc cảm xúc hời hợt. Dù có suy nghĩ thì cũng chỉ dừng ở mức "HIỂU" nội dung phim, còn "CẢM" thì không.

Câu chữ hơi khó hiểu một chút, nhưng hi vọng mọi người vẫn hiểu ý
 

saycaphe

Member
Ðề: Top 20 của IMDB, bạn có đồng ý?

ko hỉu sao phim UP mà đc đến 8.7 điểm nữa :( còn mấy cái Star War thì nuốt ko trôi:D
 

witch_king

New Member
Ðề: Top 20 của IMDB, bạn có đồng ý?

Vấn đề "vị nghệ thuật" hay "vị nhân sinh" từ lâu WK đã nghe nhiều bác nói đến. Thế nhưng, trên quan điểm cá nhân, em quả thật không muốn tách biệt hai khái niệm này, vì thực tế là chúng cũng không quá khác xa nhau.
Lúc trước em có nói, nghệ thuật thuộc về số đông, điều này không hẳn là sai, và có quá nhiều lý do để tin vào điều đó. Hoạt động nghệ thuật là những hoạt động phục vụ cho đời sống tinh thần của con người, nuôi dưỡng tư tưởng và tình cảm của chúng ta. Thế nhưng, khi cảm nhận một tác phẩm nghệ thuật nào đó, chúng ta cảm nhận nội dung mà tác phẩm truyền đạt dựa trên những trải nghiệm, quan điểm cá nhân hay của người tạo ra nó?? Tất nhiên là cá nhân. Vậy thì khi bảo một phim là phim hay, đánh động lòng người, mang nhiều ý nghĩa,….thì đấy chỉ là ý kiến chủ quan. Còn khi chúng ta dùng những dẫn chứng để chứng minh một phim là phim hay thì lại là chuyện khác. Khi đó, những dẫn chứng được nêu ra phải đảm bảo yêu cầu “mọi người đều thấy”, chứ không phải “chỉ mình tui thấy, mấy anh thấy hay không thì tùy”. Chính vì lẽ đó, khi cần chứng minh The Godfather là hay, ai cũng có thể đưa ra nhiều lý do, những lý do không thể chối cãi về mặt khách quan, còn nếu chủ quan thì một thằng ranh nào đấy có thể bảo “Al Pacino diễn mà hay ho gì”, “cốt truyện chán phèo, có gì mà kịch tính”, blah blah. Nhưng các bác sẽ bảo thế nào??
Bác Pinetree đã từng bảo rằng:
Em đã nói quan điểm ở post trước, 1 tác phẩm điện ảnh chân chính là để phục vụ cho niềm đam mê và tư tưởng thật của các nhà làm phim, là cầu nối giữa họ với khán giả, còn có bao nhiêu khán giả bước qua cái cầu đó, tư tưởng của phim bao trùm được đến đâu, mang tính thực tế thế nào... thì lại là chuyện xếp sau, chí ít là không sự giả tạo hay gượng ép gì ở đây.
Thế nhưng, khi niềm đam mê và tư tưởng thật của nhà làm phim khác xa với người xem, đến mức trở nên lạc loài, thì ai sẽ bước qua cây cầu ấy?? Có lẽ chỉ chính họ mà thôi…. Còn nếu một người đã xem, đã hiểu được nhà làm phim, sau đó có thể diễn giải cho người khác cùng hiểu, thì tại sao bộ phim không thể?? Chẳng lẽ họ cho rằng phải thật khó hiểu thì mới thể hiện trình độ của mình?? Em từ trước đến giờ vẫn coi rẻ những suy nghĩ như thế [-(
Rồi giả sử, nếu ai đó lấy một phim được 3-4đ trên Imdb rồi tâng lên tận mây xanh, cho rằng những ẩn ý trong ấy chỉ có mình mới cảm nhận được, thì cũng chẳng ai rỗi hơi mà ngó đến, các bác nghĩ là vì sao??
Nhắc đến tâm hồn và tâm huyết của nhà làm phim, có lẽ nhiều bác đã quá khắt khe với những phim được gán cái tiếng “thương mại”. Em thì không phản đối gì cái tên “phim thương mại”, nhưng chẳng qua vì nó nhanh chóng kiếm lời, và có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, việc gán cho “phim thương mại” những tiếng xấu như bỏ qua giá trị nghệ thuật lại có vẻ như “vơ đũa cả nắm”. Làm sao chúng ta biết được những chú robot hiện đại, những cảnh chiến đấu thật đến từng cm, những cảnh cháy nổ tưng bừng của Transformers không phải là tâm huyết và niềm đam mê của nhà làm phim? Thay vì đầu tư vào cốt truyện và diễn xuất, đơn giản là họ đã chuyển hướng sang đầu tư cho kỹ xảo, cho hiệu ứng, thế thôi. Transformers đạt doanh thu cao chẳng qua vì cách thể hiện tâm huyết này phù hợp với thị hiếu của khán giả mà thôi. Những người mê Transformers, nếu vẫn còn coi trọng cốt truyện, như em đây, sẽ hài lòng chấm cho bộ phim điểm 7-8, riêng những người hâm mộ chỉ quan tâm đến kỹ xảo sẽ chấm 9-10, và em thấy đây là chuyện hoàn toàn bình thường, không có gì đáng trách.
P/S: Nói đến vấn đề này, em nhớ đến cái cách dạy và học văn mà em từng “được” trải qua trong nhiều năm trời. Nếu một tác phẩm là hay, thì tại sao trong bài giảng cần phải mổ xẻ từng câu từng chữ rồi ca ngợi hết lời thì mới thấy được cái hay? Em vẫn nghĩ nếu một tác phẩm là hay thì người đọc phải tự cảm nhận cái hay, giáo viên Văn chỉ cần cung cấp kiến thức và công cụ để cảm nhận cái hay, chứ không phải cảm nhận giúp học sinh!
 

subin

Active Member
Ðề: Top 20 của IMDB, bạn có đồng ý?

Ha, chủ đề hay quá :D. Tớ xin phép được đưa ra 1 số quan điểm của tớ về nghệ thuật (trên cơ sở tớ là một sinh viên ngành nghệ thụât)

Ngày xưa, thời Phục hưng, thì hội hoạ luôn hướng tới việc mô tả hiện thực sao cho càng giống càng tốt, và chính vì các hoạ sĩ đã đạt được tới đỉnh cao của cái mục đích ấy mà người ta coi đó là một trong những giai đoạn huy hoàng của lịch sử nghệ thụât.

Sau này khi các phái dã thú, lập thể, trừu tượng ra đời, cái quan điểm về nghệ thuật cũng dần thay đổi theo. Với dã thú thì nghệ thụât phải là mô tả hiện thực bằng ngôn ngữ riêng, cảm xúc riêng của người nghệ sĩ. Với lập thể thì là biến thiên, cách điệu, thậm chí làm quái dị hiện thực theo những suy nghĩ, cảm xúc, cảm quan, cách nhìn về hiện thực của hoạ sĩ.

Và tới thời hiện đại, khi phái trừu tượng ra đời, người ta cho rằng đây chính là tột độ của nghệ thuật. Vì sao thế? Nhiều người bảo là xem tranh trừu tượng chả hiểu gì. Vì trên thực tế tranh trừu tượng đựơc vẽ ra không phải để ai HIỂU cả, mà là để khán giả "CẢM".

Người nghệ sĩ vẽ tranh trừu tượng khác những trường phái khác ở chỗ họ không miêu tả, không cách điệu hiện thực nữa, họ vẽ ra những thứ mang tính "tinh thần" nhiều hơn. Và ta hiểu đơn giản hơn thì đó là họ vẽ ra "cảm xúc" (hay suy nghĩ, tâm trạng,... những thứ thuộc về tinh thần) của họ bằng bất cứ phương tiện gì có thể.

Thế nên khi thưởng thức nghệ thụât trừu tượng (hay mới đây còn có nghệ thụât sắp đặt và nghệ thụât biểu diễn) được làm ra để cho khán giả thưởng thức nó bằng những cảm quan cá nhân của mình, bằng cảm xúc cá nhân của mình. Khán giả nhìn vào tác phẩm và CẢM thấy gì, chứ không phải họ NHÌN thấy gì nữa. Và điều chắc chắn là mỗi khán giả sẽ lại có một cảm xúc, trạng thái khác nhau khi thưởng thức cùng một tác phẩm.

Vậy thì ta nói trừu tượng là vị nghệ thuật cũng đúng, mà là vị nhân sinh cũng chẳng sai. Và trừu tượng cho ta hiểu rằng, nghệ thụât là ở trong mỗi con người, chứ không phải ở trong tác phẩm. Từ nhân sinh mà mới có nghệ thuật, rồi nghệ thuật lại vị nhân sinh.

Và mình tin là mọi thứ nghệ thụât khác cũng vậy thôi, điện ảnh cũng ko phải là ngoại lệ.

Phim nghệ thuật là phim mà xem xong, khán giả mỗi người đều có một cảm nhận riêng về nó, những họ đều có cảm xúc, tâm trạng, và khán giả phải suy ngẫm về nó, để "CẢM" nó chứ không phải "HIỂU" nó.

Còn phim giải trí là phim xem xong rồi quên, xem chỉ để vui, khôgn có cảm xúc hoặc cảm xúc hời hợt. Dù có suy nghĩ thì cũng chỉ dừng ở mức "HIỂU" nội dung phim, còn "CẢM" thì không.

Câu chữ hơi khó hiểu một chút, nhưng hi vọng mọi người vẫn hiểu ý

mình đồng ý với quan điểm này. Thật ra làm 1 bộ phim thì bao giờ cũng đi theo 2 trường phái là 1 là thu tiền nhiều gặt thật nhiều tiền, 1 theo trường phái làm phim nghệ thuật, để mọi người CẢM như của bạn nói, có thể nói đây là trường phái làm phim để dành giải cũng được.

Có thể thấy rõ nhất điều này ở Pixar và DreamWork, phim của Pixar làm rất tốn kém, nhưng doanh thu rất lởm, nhưng về khoản giật giải và nghệ thuật thì Dreamwork ko thể bằng được(Ít ra tính đến thời điểm này). Phim của Dreamwork thường nặng về tính comedy(hài hước), vì thế nó thu hút rất nhiều khách và thường có doanh thu vượt hơn nhiều so với Pixar.

Một bộ phim kỹ xảo hoành tráng bao giờ cũng thu được rất nhiều tiền, nhưng nó sẽ bị mai một đi theo năm tháng, kỹ xảo chủ yếu là vấn đề công nghệ, mà công nghệ thì ngày một phát triển, tớ cá là khoảng 10 hay 20 năm nữa, nhưng phim kỹ xảo kiểu như Transformer sẽ ít được nhắc đến nữa vì lúc đấy chắc chắn sẽ có những phim BOM TẤN về kỹ xảo, hoành tráng và gặt về rất nhiều tiền.

Nhưng các bạn sẽ nhớ gì về những phim như thế? Những cảnh hoành tráng à? Hay nhưng pha đánh nhau, những phim kiểu này xem rồi thì thôi, khoảng 10 20 năm nữa, sẽ có những phim hoành tráng hơn nữa, rồi phim 4D, có ai còn để ý đến những phim như Transformer ko? Còn những phim mang tính nghệ thuật, làm để người ta CẢM, thì nó sẽ sống mãi với thời gian, dù kỹ xảo, dù hiệu ứng chả có gì, người ta vẫn cứ tôn vinh nó, mình cá là dù có 30 thậm chí 50 năm nữa, những phim như The Godfather, Schindler's List, Annie Hall, Forrest Gump hay The Shawshank Redemption sẽ ko bị người ta lãng quên đâu. Ai ko tin thì có thể nhìn những phim như Casablanca (1942) hay Gone with the wind (1939), những phim như này có ai quên ko? Chúng ta lại lật lại lịch sử 1 chút phim King Kong (1933) giờ còn ai nhớ tới ko?, Kỹ xảo hoành tráng đấy? 1933 thì so với bây giờ hoành tráng mấy cũng đọ sao được đúng ko.
 

Pinetree

Member
Ðề: Top 20 của IMDB, bạn có đồng ý?

Thế nhưng, khi niềm đam mê và tư tưởng thật của nhà làm phim khác xa với người xem, đến mức trở nên lạc loài, thì ai sẽ bước qua cây cầu ấy?? Có lẽ chỉ chính họ mà thôi….

Bác hiểu sai rồi và bác cũng đánh giá nghệ thuật hơi thấp đấy, vấn đề không phải là tư tưởng đó giống hay khác mà quan trọng là nghệ sĩ có đủ tài năng và công cụ để chèo lái tư duy của khán giả trở nên giống mình hay không... kể cả những tư tưởng tiêu cực, lạc loài thì NT luôn có cách khiến người ta đam mê nó, thậm chí trở thành tín đồ của nó, chỉ là khó hay dễ mà thôi.
 

splendidriver

New Member
Ðề: Top 20 của IMDB, bạn có đồng ý?

Mình không tin có bất cứ nghệ sĩ nào muốn lèo lái tư tưởng của khán giả mình theo tư tưởng trong tác phẩm cả, và mình biết là người nghệ sĩ chân chính sẽ không làm thế trong tác phẩm của mình.

Nhiệm vụ của người nghệ sĩ khi sáng tác nghệ thụât phải là đưa ra công cụ, gợi mở, gợi ý cho khán giả thưởng thức nghệ thuật có thể cảm nhận và suy tư về tư tưởng trong phim theo cách riêng của họ. Tuỳ vào hoàn cảnh sống, điều kịên sống, cách sống và cả kinh nghiệm sống của mỗi người mà tư tưởng rút ra được từ một bộ phim nghệ thụât của mỗi người sẽ khác nhau, thậm chí là đối lập nhau và gây ra tranh cãi.

Nếu để ý các bạn sẽ thấy những tác phẩm nghệ thuật vĩ đại nhất lịch sử luôn luôn khiến cho người ta phải tranh cãi nảy lửa trong cả một thời gian dài mà khôgn bao giờ có thể đưa ra lời đáp chính xác về ý nghĩa/tư tưởng của tác phẩm. Một phần vì người nghệ sĩ đó đã qua đời và không thể giải đáp, một phần vì những người nghệ sĩ không muốn giải đáp, vì chính những tranh cãi mang tính lịch sử đó lại là mục đích lớn nhất khi người nghệ sĩ sáng tác ra tác phẩm. Vì thành công của một tác phẩm nghệ thụât phải là có càng nhiều cách cảm nhận khác nhau về nó càng tốt, vì như vậy là nó đã khiến người ta phải suy tư nhiều về nó, khiến người ta nhớ đến nó mãi mãi, vì sẽ chẳng có ai giải đáp cho họ cả.

Ví dụ về hội hoạ thì có bức The Last Supper của Leonard Davinci, về graphic novel thì đấy là Sandman của Neil Gaiman hay Watchmen của Alan Moore, ví dụ về âm nhạc thì có lẽ không phải liệt kê ra nữa, những bản nhạc hoà tấu của các nghệ sĩ vĩ đại như Beethoven, Mozart, Chopin vẫn sẽ sống mãi với thời gian, và ví dụ về điện ảnh thì có lẽ các bạn có nhiều hơn mình :)

Hơn nữa, nếu như ranh giới giữa nghệ thụât và phi nghệ thụât chỉ là khó hay dễ, thì người ta đã chẳng gọi nó là nghệ thuật. Thành công của tác phẩm nghệ thụât ko phụ thuộc hoàn toàn vào khổ luyện, nó là tài năng và không phải ai cũng có hoặc có nhưng ko phải ai cũng khám phá ra được.

Và như mình nói, giá trị tư tưởng của một tác phẩm khác nhau đối với mỗi người, và nó phải được người khán giả tự cảm nhận bằng chính tâm hồn mình chứ không phải nhờ có sự lèo lái của tác giả trong tác phẩm, và chính cái việc làm sao để gợi mở đủ để khiến cho mỗi khán giả lại có một cảm nhận khác nhau là cái đỉnh cao của nghệ thuật, bất kể đó là nghệ thụât gì.

Người nghệ sĩ chỉ cho khán giả cái mồi câu, còn câu được con cá gì là do mỗi người mà thôi.
 

Pinetree

Member
Ðề: Top 20 của IMDB, bạn có đồng ý?

Mình không tin có bất cứ nghệ sĩ nào muốn lèo lái tư tưởng của khán giả mình theo tư tưởng trong tác phẩm cả, và mình biết là người nghệ sĩ chân chính sẽ không làm thế trong tác phẩm của mình.

Nhiệm vụ của người nghệ sĩ khi sáng tác nghệ thụât phải là đưa ra công cụ, gợi mở, gợi ý cho khán giả thưởng thức nghệ thuật có thể cảm nhận và suy tư về tư tưởng trong phim theo cách riêng của họ. Tuỳ vào hoàn cảnh sống, điều kịên sống, cách sống và cả kinh nghiệm sống của mỗi người mà tư tưởng rút ra được từ một bộ phim nghệ thụât của mỗi người sẽ khác nhau, thậm chí là đối lập nhau và gây ra tranh cãi.

Nếu để ý các bạn sẽ thấy những tác phẩm nghệ thuật vĩ đại nhất lịch sử luôn luôn khiến cho người ta phải tranh cãi nảy lửa trong cả một thời gian dài mà khôgn bao giờ có thể đưa ra lời đáp chính xác về ý nghĩa/tư tưởng của tác phẩm. Một phần vì người nghệ sĩ đó đã qua đời và không thể giải đáp, một phần vì những người nghệ sĩ không muốn giải đáp, vì chính những tranh cãi mang tính lịch sử đó lại là mục đích lớn nhất khi người nghệ sĩ sáng tác ra tác phẩm. Vì thành công của một tác phẩm nghệ thụât phải là có càng nhiều cách cảm nhận khác nhau về nó càng tốt, vì như vậy là nó đã khiến người ta phải suy tư nhiều về nó, khiến người ta nhớ đến nó mãi mãi, vì sẽ chẳng có ai giải đáp cho họ cả.

Ví dụ về hội hoạ thì có bức The Last Supper của Leonard Davinci, về graphic novel thì đấy là Sandman của Neil Gaiman hay Watchmen của Alan Moore, ví dụ về âm nhạc thì có lẽ không phải liệt kê ra nữa, những bản nhạc hoà tấu của các nghệ sĩ vĩ đại như Beethoven, Mozart, Chopin vẫn sẽ sống mãi với thời gian, và ví dụ về điện ảnh thì có lẽ các bạn có nhiều hơn mình :)

Hơn nữa, nếu như ranh giới giữa nghệ thụât và phi nghệ thụât chỉ là khó hay dễ, thì người ta đã chẳng gọi nó là nghệ thuật. Thành công của tác phẩm nghệ thụât ko phụ thuộc hoàn toàn vào khổ luyện, nó là tài năng và không phải ai cũng có hoặc có nhưng ko phải ai cũng khám phá ra được.

Và như mình nói, giá trị tư tưởng của một tác phẩm khác nhau đối với mỗi người, và nó phải được người khán giả tự cảm nhận bằng chính tâm hồn mình chứ không phải nhờ có sự lèo lái của tác giả trong tác phẩm, và chính cái việc làm sao để gợi mở đủ để khiến cho mỗi khán giả lại có một cảm nhận khác nhau là cái đỉnh cao của nghệ thuật, bất kể đó là nghệ thụât gì.

Người nghệ sĩ chỉ cho khán giả cái mồi câu, còn câu được con cá gì là do mỗi người mà thôi.

Nhầm lẫn rồi, thứ nhất phải giải thích:

-Chèo lái ở đây tương đương với gợi mở, gợi ý chứ không phải phơi bày cưỡng ép, cũng như để diễn tả cái thối của 1 bức tranh chẳng ai đem sh!t chát lên nó cả
-Khó hay dễ ở đây ý nói đến tư duy nghệ thuật (giai đoạn tích luỹ sau khi sở hữu năng khiếu bẩm sinh), thiên tài mà cho ra đảo cũng thành vượn thôi.

Vấn đề nữa là post trên không có ý nghĩa bao chùm, tuy đều là nghệ thuật nhưng hội hoạ, âm nhạc, phim ảnh... lại là những môn khác nhau, môn cũ môn mới, chưa kể mỗi môn lại có nhiều trường phái rồi chia nhánh rất phức tạp nên không thể lấy ví dụ bừa bãi để đánh đồng được, cái mà bạn đề cập đến là dạng nghệ thuật mở (mỗi người 1 cảm nhận khác nhau thậm chí đối ngịch) nhưng lại bỏ qua dạng nghệ thuật kết nối tâm hồn khiến hàng triệu người cùng chung 1 cảm xúc, cùng tâm đắc 1 thông điệp... bạn nhắc đến Beethoven vậy bạn có biết các tuyệt phẩm của ông luôn có tư tưởng chủ đề rất rõ ràng, nó nằm ở đâu? nó nằm ngay ở cái tên ấy (bản "Định mệnh", bản "Đồng quê","Niềm vui"..v.v)... mặc dù tiềm thức mỗi người luôn khác nhau nhưng không có chuyện nghe bản "Đồng quê" lại hình dung ra thành thị được, đấy là nhạc bất hủ không lời chứ nói đến nhạc bất hủ có lời thì tư tưởng lại càng tập trung, tác giả muốn người nghe càng đồng cảm càng tốt chứ không phải mỗi người thấy một kiểu nhử bạn splendidriver nói đâu
 

splendidriver

New Member
Ðề: Top 20 của IMDB, bạn có đồng ý?

Một khi đã là nghệ thuật, thì mặc định nó đã là "mở". bất kể loại hình nghệ thụât đó là gì. Chính vì nó mở và khiến cho mỗi người lại có một cảm nhận khác nhau về nó, nên người ta mới gọi là "nghệ thuật" là vì thế. Vì nó không phải là toán học, nghệ thuật không có cái kiểu "đáp án chính xác cuối cùng" mà tất cả mọi người đều đạt được.

Kể cả ví dụ của bạn về Beethoven cũng vậy thôi, "Đồng quê" nhưng sẽ có người bảo đồng quê này buồn, có người sẽ bảo vui, có người bảo đồng quê này nhiều suy tư kỉ nịêm, có người bảo là miêu tả đồng quê thanh bin qua nốt nhạc, có người lại cho là đồng quê này cổ kính, có người thấy đồng quê nhiều nông dân đi làm ruộng, có người thấy buổi chiều hoàng hôn trên cánh đồng,...

Cái hay của nghệ thuật là ở chỗ ấy. Có thể có nhiều tác phẩm nghệ thuật có chủ đề thật, nhưng như thế không có nghĩa là tác giả muốn khán giả đọc ra cái chủ đề đấy, mà muốn họ CẢM cái chủ đề đấy thông qua cảm xúc và trải nghiệm cá nhân của họ, vì thế nhờ đó, đối với nghệ thuật, bao giờ cũng có những cảm xúc khác nhau với mỗi người khác nhau.

Chủ đề có thể tập trung, có thể khiến nối kết hàng triệu tâm hồn thật đấy, nhưng thế còn người thứ 1 triệu 1 thì sao? Làm sao bạn dám khẳng định người ta sẽ có chung cảm nhận với 1 triệu người kia nếu họ có cách nhìn, cách tiếp cận khác? Tác giả không thể kiểm soát cảm xúc hay cách cảm nhận của khán giả được, họ có cách riêng của họ. Và mình tin chắc các tác giả cũng chẳng bao giờ muốn tất cả 100% khán giả của mình đều chỉ cảm thấy một loại cảm xúc khi thưởng thức tác phẩm của mình cả, nếu ai cũng "giải ra một đáp án chắc chắn" như vậy thì từ "nghệ thụât" vốn khó định nghĩa đã không tồn tại.

Chủ đề là chủ đề, chủ đề là vấn đề nội dung, ko phải vấn đề tư tưởng. Còn tư tưởng thì tác giả có thể đưa vào tác phẩm, nhưng thế không có nghĩa là họ muốn khán giả hiểu tác phẩm chỉ theo tư tưởng đó, đó chỉ là một trong rất nhiều lựa chọn của khán giả khi muốn cảm nhận tác phẩm mà thôi. Đấy là lý do mà trong hội hoạ, người hoạ sĩ không muốn khán giả "nhìn" thấy sự vật trong tranh, mà cần họ "cảm" thấy cảm xúc thông qua tranh, và niềm vui của nghệ sĩ chính là khi mỗi người xem tranh xong lại cho một cảm giác khác biệt.

Như mình đã nói, nghệ thuật ở trong mỗi con người, chứ ko phải trong tác phẩm.

Tác phẩm chỉ là mồi câu, còn con cá của mỗi người mỗi khác.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

vietcuonghp

New Member
Ðề: Top 20 của IMDB, bạn có đồng ý?

Có những tác phẩm mới ra đời thì rất bình thường, thậm chí còn được coi là nhảm nhí. Vài chục năm sau, tác giả qua đời, tự nhiên lại được đánh giá cao :D Như kiểu sống thì không ai để ý, chết rồi thì mới tôn vinh.
Bản thân em cho rằng một tác phẩm nghệ thuật hay luôn mang đến cho khán giả những cảm xúc, suy tưởng khác nhau nên việc tranh cãi, bàn luận là đương nhiên. Mỗi người cảm thụ nó một khác, đánh giá cao hay thấp cũng khác nhau. Buồn nhất là tác phẩm nào ai cũng hiểu giống nhau, thông điệp mang lại rõ ràng đến mức chả ai buồn bình luận.
Nghệ sĩ sáng tác ra tác phẩm. Còn hiểu nó như nào thì lại là một vấn đề khác, nhiều khi bản thân tác giả chưa chắc đã nhận ra hết vẻ đẹp của nó.
 

Pinetree

Member
Ðề: Top 20 của IMDB, bạn có đồng ý?

Có lẽ phải lấy 1 ví dụ cụ thể hơn nữa thì các bạn mới thấy rõ được:... 1 nhạc sĩ thiên tài vừa mất đi người mẹ, với cảm xúc tại thời điểm đó ông sẽ viết 1 khúc nhạc (không tên, không lời) tràn ngập nỗi buồn và nỗi buồn ở đây là nỗi buồn mất mẹ, nếu người nghe cảm nhận thành nỗi buồn mất cha đã là sai rồi chứ chưa nói đến nỗi buồn mất người yêu hay bạn bè... và ngay cả khi bạn đủ nhạy cảm để thấy rõ bài nhạc biểu lộ cảm xúc gì thì vẫn chưa tới đích đâu, muốn đạt tới đỉnh cao của sự đồng cảm thì người nghe và nghệ sĩ phải có tâm trạng và hoàn cảnh giống nhau, tất cả những người cảm nhận theo cách riêng và tâm trạng riêng của họ đều không thuộc diện mong muốn của nghệ sĩ... thế giới NT luôn tồn tại 2 dạng kén và không kén (chưa đề cập đến trình độ cảm thụ), đầu tiên là dạng ai ai cũng biết và mỗi người đều có thể cảm nhận theo cách riêng của họ, thứ 2 là dạng chỉ bạn và những người giống bạn mới thấy hết được vẻ đẹp thực sự trong tác phẩm... nghệ thuật là sáng tạo và nó cực kỳ rộng hơn, nó cởi mở nhưng nó cũng sàng lọc triệt để, không thể lấy quan điểm và nhận thức hiện tại của 1 số người để bao chùm được.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

splendidriver

New Member
Ðề: Top 20 của IMDB, bạn có đồng ý?

Vậy thì sẽ có người hiểu ra nỗi buồn của người nghệ sĩ là nỗi buồn lặng thing trầm lắng hay là nỗi buồn thấm đẫm nước mắt dằn vặt đau đớn, hay sẽ có người cảm thấy cả cuộc đời tình cảm dành cho mẹ thông qua bản nhạc, có người lại cảm thấy đó chỉ là những tháng ngày cảm xúc cô đơn mất mẹ. ==> That's what I meant.

Đồng cảm thì đồng cảm, như mình đã nói, người nghệ sĩ chân chính không làm ra tác phẩm có chức năng bắt khán giả phải cảm nhận tác phẩm theo tư tưởng của mình mà là để tự họ cảm nhận bằng chính cảm xúc của họ, nhờ đó, thành công của tác phẩm là khi có đa dạng những cảm xúc khác nhau cho cùng một tác phẩm. Còn khán giả có đồng cảm hay không thì còn tuỳ hoàn cảnh sống và xuất thân của mỗi con người nữa. Cái này quá chủ quan, và nghệ thuật không có chỗ cho sự chủ quan trong tư duy.

Nói như vậy không có nghĩa là bất cứ ai, bất cứ người nào, trình độ nào, lứa tuổi nào hoàn cảnh nào cũng có khả năng có được những cảm nhận thực sự tương xứng với tác phẩm. Có những người không hề có ý nịêm họ cần "cảm nhận/cảm xúc" khi thưởng thức một tác phẩm nghệ thuật, họ sẽ có những suy nghĩ sai lệch hẳn đi, và đánh giá sai tác phẩm (ví dụ tác phẩm âm nhạc nhịp nhanh và vui tươi mà lại hiểu ra là nhạc chiến tranh chả hạn) hoặc thậm chí là không có cảm nhận gì với tác phẩm (cái này nhiều là khác).

Chính vì thế cái mà mình muốn nói về sự đa dạng trong cảm nhận đối với tác phẩm là chỉ để nói những người thực sự "cảm nhận" tác phẩm, chứ không phải bất kỳ ai, kể cả những người chỉ thưởng thức tác phẩm một cách chân phương mà không thực sự "cảm" nó (đâu phải ai cũng cảm thấy gì đó khi xem một bức tranh trừu tượng?). Và ngay trong chính những người thực sự cảm nhận tác phẩm đã có những cảm nhận khác nhau.

Đúng, nghệ thuật là sáng tạo, cởi mở và sàng lọc, nhưng không có nghĩa là với một tác phẩm có tư tưởng của tác giả thì bắt buộc đáp án khi khán giả cảm nhận PHẢI là cái mà tác giả đưa vào. Không thiếu trường hợp chính những người khán giả đã khám phá ra những cái hay, cái đẹp của 1 tác phẩm nghệ thuật mà chính người tác giả khi sáng tác cũng không hề hay biết (vì họ đã đưa nó vào tác phẩm một cách vô thức theo bản năng của một nghệ sĩ)

Và người ta gọi một số thứ là "nghệ thuật" chính vì "nghệ thuật" làm "phong phú" tâm hồn con người. Khi người này cảm thấy thế này và chia sẻ với người kia cảm thấy thế khác thông qua thảo luận, thậm chí tranh cãi, họ sẽ dần mở rộng đựơc tâm hồn, mở rộng được cảm xúc.

Cùng một bát nước mắm thì có người thấy mặn chát, có người thấy mặn vừa, có người lại thấy chưa đủ mặn.
 

Supick

Well-Known Member
Ðề: Top 20 của IMDB, bạn có đồng ý?

đọc qua 19 trang thì quan điểm của mình khá đồng ý với bạn splendidriverSubin
1 bộ film tuỳ từng người mà có những cảm nhận khác nhau,ko thể ép nhận xét của mình cho người khác đc!:)
 

Pinetree

Member
Ðề: Top 20 của IMDB, bạn có đồng ý?

Vì như này

Có người hiểu ra nỗi buồn của người nghệ sĩ là nỗi buồn lặng thing trầm lắng hay là nỗi buồn thấm đẫm nước mắt dằn vặt đau đớn, hay sẽ có người cảm thấy cả cuộc đời tình cảm dành cho mẹ thông qua bản nhạc, có người lại cảm thấy đó chỉ là những tháng ngày cảm xúc cô đơn mất mẹ. ==> That's what I meant.

Thế nên

Người ta gọi một số thứ là "nghệ thuật" chính vì "nghệ thuật" làm "phong phú" tâm hồn con người. Khi người này cảm thấy thế này và chia sẻ với người kia cảm thấy thế khác thông qua thảo luận, thậm chí tranh cãi, họ sẽ dần mở rộng đựơc tâm hồn, mở rộng được cảm xúc.

Do đó tất cả những cảm nhận mà bạn nói trên đều là những cảm nhận thiếu và chưa sâu ==> cần người chia sẻ để lấp đầy đầy chỗ thiếu và hiểu sâu hơn về tác phẩm... vậy chẳng phải mục tiêu để mọi người đều có chung 1 cảm nhận sao?... Còn xảy ra tranh cãi thì chỉ có 2 trường hợp: có người sai hoặc cả hai đều thiếu (nói ngắn gọn mong bạn hiểu)

Đồng cảm thì đồng cảm, như mình đã nói, người nghệ sĩ chân chính không làm ra tác phẩm có chức năng bắt khán giả phải cảm nhận tác phẩm theo tư tưởng của mình mà là để tự họ cảm nhận bằng chính cảm xúc của họ, nhờ đó, thành công của tác phẩm là khi có đa dạng những cảm xúc khác nhau cho cùng một tác phẩm. Còn khán giả có đồng cảm hay không thì còn tuỳ hoàn cảnh sống và xuất thân của mỗi con người nữa. Cái này quá chủ quan, và nghệ thuật không có chỗ cho sự chủ quan trong tư duy.

Đúng, nghệ thuật là sáng tạo, cởi mở và sàng lọc, nhưng không có nghĩa là với một tác phẩm có tư tưởng của tác giả thì bắt buộc đáp án khi khán giả cảm nhận PHẢI là cái mà tác giả đưa vào.

Vấn đề không phải là ai bắt ai mà vấn đề là phải hợp, không hợp thì muốn bắt cũng chẳng được, còn hợp thì tự mà cảm nhận thôi, thế người ta mới dùng từ "kén"

Nói như vậy không có nghĩa là bất cứ ai, bất cứ người nào, trình độ nào, lứa tuổi nào hoàn cảnh nào cũng có khả năng có được những cảm nhận thực sự tương xứng với tác phẩm. Có những người không hề có ý nịêm họ cần "cảm nhận/cảm xúc" khi thưởng thức một tác phẩm nghệ thuật, họ sẽ có những suy nghĩ sai lệch hẳn đi, và đánh giá sai tác phẩm (ví dụ tác phẩm âm nhạc nhịp nhanh và vui tươi mà lại hiểu ra là nhạc chiến tranh chả hạn) hoặc thậm chí là không có cảm nhận gì với tác phẩm (cái này nhiều là khác).
Chính vì thế cái mà mình muốn nói về sự đa dạng trong cảm nhận đối với tác phẩm là chỉ để nói những người thực sự "cảm nhận" tác phẩm, chứ không phải bất kỳ ai, kể cả những người chỉ thưởng thức tác phẩm một cách chân phương mà không thực sự "cảm" nó (đâu phải ai cũng cảm thấy gì đó khi xem một bức tranh trừu tượng?). Và ngay trong chính những người thực sự cảm nhận tác phẩm đã có những cảm nhận khác nhau.

Post trước mình có nói là không đề cập đến trình độ cảm thụ nên trích dẫn trên là mặc nhiên đúng ko cần xét đến

Không thiếu trường hợp chính những người khán giả đã khám phá ra những cái hay, cái đẹp của 1 tác phẩm nghệ thuật mà chính người tác giả khi sáng tác cũng không hề hay biết (vì họ đã đưa nó vào tác phẩm một cách vô thức theo bản năng của một nghệ sĩ)

Một điều chắc chắn là dù vô thức hay không thì phải có thì mới đưa vào đc, tại sao khi tìm hiểu tâm lý trẻ nhỏ người ta thường xem những bức tranh chúng vẽ, bởi vì chúng đưa suy nghĩ của mình vào bức tranh 1 cách gần như vô thức theo bản năng, nhưng tại sao lại ko dùng cách đó để tìm hiểu tâm lý người lớn, bởi vì họ có khả năng kiểm soát và chủ động trong tư duy nghệ thuật... cũng chính khả năng này sẽ thể hiện trình độ của 1 nghệ sĩ.

Cùng một bát nước mắm thì có người thấy mặn chát, có người thấy mặn vừa, có người lại thấy chưa đủ mặn.

Tất cả những người thấy 'quá mặn' hay 'chưa đủ mặn' đều không thuộc diện mong muốn của người làm ra bát nước mắm đó, nói cách khác là không hợp khẩu vị

PS: nếu để ý thì tôi ko phản bác những ý chính splendidriver nói mà chỉ bổ sung thêm cái còn thiếu... nhưng hình như splendidriver vẫn chưa chấp nhận những ý bổ sung đó:-@
 

splendidriver

New Member
Ðề: Top 20 của IMDB, bạn có đồng ý?

Như đã nói, đã là nghệ thụât thì ko có đáp án cuối cùng. Và người nghệ sĩ không muốn khán giả của mình chỉ tìm ra một đáp án duy nhất cho tác phẩm của mình.

Đó không phải là sự thiếu sót hay sai lệch về cảm thụ, mà là sự khác nhau. Sự trao đổi giao lưu mà mình nói đến chỉ để biết người khác cảm thấy gì về tác phẩm đó, từ đó mở rộng tâm hồn, chứ không phải cảm thấy cảm xúc của người khác (impossible yeah?) Mà trên thực tế, họ càng đào sâu suy ngẫm tư duy về tác phẩm, họ càng khác nhau, chính vì thế mà mới có trao đổi và tranh cãi.

Còn sâu hay không, đúng sai thế nào, thiếu sót hay không, không ai có quyền đánh giá, đó là cảm nhận cá nhân của mỗi người. Không thể chỉ vì cái khán giả cảm thụ khác biệt với tư tưởng của tác giả mà cho là khán giả dốt được. Như thế là quá độc quyền về tư tưởng - một điều cấm kỵ trong nghệ thuật. Chả nhẽ lại bảo "nếu ông hiểu tôi thì hãy xem tác phẩm của tôi, không thì đừng chém gió linh tinh"? Suy nghĩ như thế này chính là lý do vì sao học sinh ngày nay chỉ biết chép lia lịa những gì giáo viên Văn đọc trên lớp mà không có sự cảm thụ của riêng mình. Vì đứa nào cũng nghĩ những phân tích, cảm thụ của cô giáo và sách dạy văn là "đáp án duy nhất" là "chuẩn mực". Nếu có "kén" thì đó là "kén" về trình độ cảm thụ (như bạn đã nói) chứ không phải kén ra chỉ toàn những người đồng cảm với nghệ sĩ. (ai là người đồng cảm với bức The Last Supper hay Mona Lisa của Leonard? Chả nhẽ những người vẫn đang tranh cãi về 2 bức vẽ này toàn sai với thiếu hết?)

Trừu tượng là đỉnh cao hội hoạ, và các hoạ sĩ đều đồng ý với tuyên ngôn "khi nào ta vẽ được như một đứa trẻ thì đó là đỉnh cao nghệ thuật trừu tượng". Và khi vẽ, chính các hoạ sĩ cũng chẳng biết là mình vẽ cái gì, họ chỉ vẽ thôi, vô thức hoàn toàn, còn cảm nhận ra sao thì họ để cho khán giả quyết định. Vậy chẳng nhẽ nói những nghệ sĩ này là những người nghệ sĩ không có trình độ và không chủ động trong tư duy nghệ thuật?

Điện ảnh cũng vậy thôi, tuy cơ bản khác nhau về phương pháp thể hiện nghệ thuật, nhưng mục đích thì hoàn toàn giống nhau, để cho mỗi khán giả có một cảm nhận của riêng mình, và để cho chính những khác nhau về cảm nhận đó đưa tác phẩm điện ảnh lên thành kinh điển. Và có khi chính tác giả là người đã cố tình đưa vào phim của mình những thứ gây ra tranh cãi đó, cái này còn khó hơn là đưa vào phim chỉ một tư tưởng tập trung rồi gặp nhau ai cũng gật gù tâm đắc một ý tưởng giống hệt nhau.

Ngoài đời thì chuyện bát nước mắm đúng như bạn nói, nhưng trong nghệ thuật, thằng làm ra bát nước mắm rất khoái khi thấy 3 thằng kia ngồi ăn cùng bàn rồi cãi nhau về độ mặn của nó.
 
Bên trên