Tìm hiểu về loa.

lehoang40

New Member
Trong khi tìm đọc các tài liệu kỹ thuật về loa, âm thanh, tình cờ mình đọc được các bài viết rất hay về loa của bác AudioRefine đăng trên vnav. Nhận thấy bài viết khá bổ ích và được sự đồng ý của tác giả, mình xin trích loại các đoạn viết của tác giả liên quan đến phần kỹ thuật của loa.
AudioRefine đã viết:
Xin gửi lời chào lời chúc sức khỏe chân thành nhất với các anh em trên diễn đàn. Em đã tham gia diễn đàn 4 năm rồi, được vui chơi học hỏi rất nhiều. Tham gia cộng đồng này em thấy tự hào lắm. Vốn bản tính nhút nhác đây gần như là bài pót đầu tiên trên internet của em, nếu có gì sơ suất mong được các Bác góp ý xây dựng. Em sẽ không pót được nếu không tự gây sức ép với bản thân mình, tự nhủ nếu ai cũng như nhút nhát như mình thì làm sao kiến thức cộng đồng mở rộng được. Chúc VNAV 2010 ngày càng phát triển là sân chơi lành mạnh cho các anh em. Em xin được bắt đầu.
Phần 1: Cơ bản về củ loa điện động:

1.1 Giới thiệu:
Chào các bạn: trong hệ thống nghe nhìn có lẽ loa và micro là bộ phận kém phát triển nhất. Ra đời từ hơn 100 năm qua thật sự nó chẳng có thay đổi gì đang kể. Nó gần như là 1 huyền thoại, mọi người nói về nó rất nhiều nhưng kết quả thường rất mông lung.
Loa có thực sự khó đến vậy không? Câu trả lời của mình là nó gồm nhiều cái rất đơn giản, nhưng vì quá nhiều nên thực sự tìm ra câu trả lời cho nó thật sự là quá khó.
Trên thế giới các công ty thật sự có thể thiết kế ra nó rất ít( thiết kế chứ không phải sản xuất ứng dụng). Phần lớn các cty này nằm ở các nước Bắc Âu nơi mà ngành khoa học có nhiều điều kiện để phát triển như Scanpeak, Seas. Các ngành khoa học để phát triển 1 củ loa theo mình ít nhất là 3 ngành gồm: Điện từ trường; âm học; cơ học vật liệu. Và cả tâm sinh lý học nữa( nếu có điều kiện mình sẽ nói rõ hơn).
Loa thực sự rất tệ, Chắc ít có thiết bị nào có thể tệ hơn nó được vì sao vậy.
Củ loa còn được gọi là Transducer (bộ chuyển đổi năng lượng).
Nó chuyển từ tín hiệu điện (từ máy khuếch đại) thành chuyển động cơ (cuộn dây động voice coil) sau đó thông 1 màng bức xạ (màng loa cone) thay đổi áp suất không khí tạo nên âm thanh. Các thiết bị tệ về hiệu suất như bình acqui (Điện↔Hoá) hay tấm Pin mặt trời (Quang↔Điện) cũng tốt hơn nó gấp nhiều lần vì nó phải qua trung gian là cơ học (Điện-Cơ-Âm).
Ví dụ 1 cái loa có độ nhạy là 95dB( hiệu suất rất cao đó), đưa vào đó 100W điện ta thu được khoảng 3W âm thanh, 97W còn lại chỉ để nhún nhảy màng loa và đốt nóng cuộn dây động thôi, quá hao phí.! Hầu hết các loa có hiệu suất khoảng 1% thôi đó các bạn.
Với 1 thiết bị có cấu tạo kém cỏi như vậy nhưng chúng ta buộc lòng phải sử dụng vì hiện nay chưa ai nghĩ ra cách nào hay hơn cả, chắc phải 50 năm nữa, có thể lúc đó ta có cách nào đó thay đổi trực tiếp áp suất không khí từ điện mà không cần phải hệ cơ học nào hết.
Nghe nản quá! Chẳng muốn nghiên cứu về nó nữa! Nhưng có lẽ vì tình yêu âm nhạc (ai mà không yêu nó chứ) mà các kỹ sư vẫn miệt mài nghiên cứu và cho ra nhưng sản phẩm lấy hết hồn vía chúng ta chỉ từ 1% nhỏ nhoi đó. Dám chắc 100% các kỹ sư thiết kế loa mê nhạc dữ lắm. Họ dùng khoa học để phục vụ cho nghệ thuật, tôi coi họ như thánh sống vậy rất đáng quí trọng. Hiểu thêm 1 chút về loa tôi không biết có giúp chút gì cho việc nghe nhạc không, hay có thể Diy 1 cái loa cho riêng mình không? Nhưng vì tài liệu về loa ở Việt Nam quá ít và cả ngàn câu hỏi trên diễn đàn nên hi vọng bài viết này sẽ gíup 1 ít cho các bạn. Loa không thuộc về các chuyên gia nó là của tất cả mọi người yêu âm nhạc, tôi nghĩ là vậy.

2. Cấu tạo củ loa:
attachment.php

2.Chức năng của các thành phần:
a. Frame (Khung sườn loa):
Dùng để gắn các thành phần, loại cao cấp thì bằng nhôm đúc, bình thường thì bằng sắt dập đôi khi còn được làm bằng nhựa. Đối với các loa bổng và một số loa trung khung sườn thường kín (bít luôn đằng sau) khung sườn cũng là chổ cho các hãng thi thố tài năng, như loa bổng của B&W khung sườn phía sau làm bằng thủy tinh có hình dạng vỏ ốc giúp triệt tiêu hoàn toàn âm thanh từ phía sau màng loa. Khung sườn loa cho biết loa đó cao cấp cỡ nào còn về âm thanh không ảnh hưởng nhiều lắm chỉ mong sao nó đừng có bề mặt quá lớn gây phản xạ trực tiếp lại màng loa.
b. Surround, edge (viền nhún):
Các loa ngày xưa thì thường cùng chất liệu giấy với màng loa hoặc vải (xếp gấp lại) với loại này thì viền tương đối cứng và ảnh hưởng trực tiếp đến thông số kỹ thuật của loa, loại viền này nếu bị rách nên dán lại, không nên cắt ra chế lại bằng viền cao su mút thông dụng. Ngày nay khuynh hướng thiết kế viền nhún càng mềm dẻo và bền là được, với loại này chẳng may bị mục hay rách bạn có thể thay thế mà không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng (do độ cứng không đáng kể). Viền loa không phát ra âm thanh nó chỉ có tác dụng giữ kín hơi và độ mềm dẻo. Tuy nhiên nếu thay thế không đúng loại âm thanh sẽ rất khác nhau. Nhìn vào viền loa nếu có kinh nghiệm bạn có thể nhận biết loa âm thanh như thế nào dùng vào việc gì ví dụ như viền gân vải có thể dùng loa trầm hoặc trung trầm, viền mút mềm đa phần dùng làm loa trầm, viền cao su dày nên chỉ dùng cho Sub điện.
c. Spider, Damper (màng nhện):
Là thành phần cực kỳ quan trọng và lao động nặng nhọc nhất trong củ loa, khi đưa tín hiệu điện vào,loa di chuyển nhưng phải luôn quay về vị trí cân bằng để thực hiện cho những tín hiệu theo sau. Nó hoạt động như 1 cái lò xo, độ cứng của nó tuỳ vào ý đồ nhà thiết kế, ngoài ra nó còn giúp cho cuộn dây hoạt động đúng tâm. Độ động của củ loa phụ thuộc rất lớn vào độ nảy của màng nhện(lò xo) này. Màng nhện cấu tạo với hình dạng( các nếp gấp) khác nhau, vật liệu khác nhau sẽ cho âm thanh khác nhau. Việc sản xuất màng nhện tương tự như luyện thép, phải sử lý keo và thời gian hấp nhiệt để đạt được độ cứng độ dẻo mong muốn. Loa nếu sử dụng quá lâu, công suất quá lớn sẽ làm lão hoá (mỏi) màng nhện khiến âm thanh không còn rõ nét và ầm ì . Màng nhện quyết định chất lượng củ loa về độ bền âm thanh theo thời gian. Màng nhện bị rách bị hư sẽ là 1 tai hoạ nếu bạn không thể tìm được đúng loại. Các loa cao cấp yêu cầu phải có thời gian chạy rà chính là 1 phần tôi luyện cho màng nhện được hoạt động tối ưu.
Magnet (nam châm):
thường có 3 loại Alnocol, Ferrite, neodymium:
Alnicol: là vật liệu dùng trong các loa ngày xưa (1940-1965), đây là loại có từ trường rất mạnh ngày nay ít còn được dùng do rất mắc, loại này tuy tốt nhưng nếu hoạt động liên tục ở công suất cao sẽ dẫn tới sự truyền nhiệt độ từ cuộn dây vào nam châm làm cho nó giảm lực và không tự phục hồi, loại ferrite khi nguội lại có khả năng tự phục hồi từ trường.
Để cuộn dây hoạt động tối ưu nó cần được đặt trong 1 miền từ trường cao, miền này chính là khe từ nhỏ hẹp chỉ vài mm. Để tập trung thông lượng từ trường tại đây người ta dùng những miếng sắt dẫn từ. Kết hợp với nam châm gọi chung là mạch từ.
Cấu tạo mạch từ (gồm nam châm và các miếng sắt dẫn từ) của nam châm alnicol (thường là mạch nội từ) tốt về âm thanh hơn so với cấu trúc mạch từ ferrite do có ít khoảng trống trong mạch khi hệ dao động ít gây ra tạp âm.

Ferrtie: có lực từ yếu hơn alnicol ( cùng khối lượng)là loại dùng phổ biến nhất nó rẻ và khó bị khử từ khi hoạt động ở công suất cao. Thường mạch từ của Ferrite là loại ngoại từ.

Neodymium: Là sự kết hợp các ưu điểm của 2 loại trên, từ mạnh và khó bị khử từ. Ngoài ra do nhỏ gọn nó còn được dùng trong các loa xe hơi, micro v.v. Ngày nay do giá thành đã giảm khá nhiều các hãng loa danh tiếng cũng đã sản xuất rất nhiều loa sử dụng vật liệu này.

Vật liệu từ không ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh, nam châm ferrite cũng cho lực từ mạnh nhưng sẽ cồng kềnh, các vật liệu từ mạnh do nhỏ gọn sẽ có được cấu trúc mạch từ tối ưu hơn cho âm thanh.
Nam châm là loại vật liệu đặc biệt nó có thể bị khử từ khi nhiệt độ quá cao, nếu bị làm rớt cấu trúc của nó cũng thay đổi, nó không như cục sắt thông thường đâu.
Nếu cần dùng âm thanh công suất lớn (loa sân khấu), bạn nên chọn củ loa có vòng ổn định từ (bằng nhôm hay đồng) trên Top plate hoặc miếng chụp trên pole Piece. Nó có tác dụng hạn chế dòng điện xoáy bảo đảm loa hoạt động liên tục ở công suất cao.

Cuộn dây động (Voice coil):
Cấu tạo gồm lõi (bobin) là ống hình trụ dùng quấn dây lên đó, nó được đặt trong khe hở từ, các loa cao cấp khe từ này rất khít với cuộn dây động vì đây là nơi tập trung năng lượng từ. Khe từ càng nhỏ mật độ từ càng cao. Các loa thông thường để cho an toàn khe từ có thể rộng hơn đôi chút tuỳ vào chất lượng.
Lõi để quấn dây phải làm bằng chất liệu không từ tính, phải thật nhẹ, phải cứng chắc và phải chịu được nhiệt độ cao đôi khi lên đến 250 độ C. Hiện nay đa số dùng Nhôm làm lõi vì nó có công suất chịu đựng cao và rẻ tiền, loại nữa là giấy cũng khá tốt nhưng công suất kém hơn. Loại cao cấp thì có Nomex. Cuộn dây làm bằng vật liệu khác nhau sẽ cho thông số củ loa khác nhau, còn về mặt âm thanh chỉ trừ loại bằng Nhôm tuy có công suất cao nhưng âm thanh thì có đôi chút vấn đề, do tần số công hưởng của vật liệu này nằm trong ngưỡng nghe.
Dây quấn:
loại thông dụng là dây tròn, ngoài ra còn có dây vuông và dây bầu dục. Do khoảng trống của loại dây tròn tương đối lớn điều này gia tăng khối lượng, các loại kia thì tối ưu hơn. Đối với loa đây là điều quan trọng. Vấn đề sử dụng dây vuông chỉ là thời gian, do nó tiết kiệm tới hơn 20%. Trong thời buổi cái gì cũng đắt đỏ trước sau gì các cục biến áp cũng phải dùng dây vuông thôi.
Dây quấn thông dụng nhất là đồng, bằng nhôm phủ đồng bên ngoài , loại bằng nhôm thì có khối luợng nhẹ nhưng khó hàn và điện trở riêng cũng cao hơn đồng, loại bằng bạc thì quá tốt rồi nhưng cũng khó gắn kết và mắc nữa.
Thành phần keo trong cuộn dây động là quan trọng nhất, keo cũng phải nhẹ, phải chịu nhiệt độ cao phải chắc nữa. Đa số keo trong đây là loại đặc dụng khó kiếm ở Việt Nam.
Cuộn dây động làm việc theo 2 dạng thông dụng nhất: loại có cuộn dây lú ra ngoài ( Overhung Voice Coil) và loại nằm hoàn toàn trong khe từ ( Underhung Voice Coil):
attachment.php

Hầu hết các loa dùng kiểu cuộn dây nằm tràn ra ngoài (overhung voice coil) do nó giảm được khá nhiều nhiệt năng dẫn đến tăng công suất. Loại nằm hoàn toàn trong khe từ được dùng trong các loa công suất trung bình nhưng độ trung thực rất cao đặc tính kiểm soát rất tốt và tuyến tính trong giới hạn công suất. Nhìn sơ qua các bạn đã thấy sự mắc tiền của nó, ngoài vật liệu nhiều hơn các tính chất của vật liệu cũng đòi hỏi rất khắt khe. Nó phải mắc gấp 3,4 lần loại thông thường. Kỹ thuật này thường dùng trong các loa bổng và các loa dòng Ultra Hiend.
Ngoài ra còn có loại voice coil dạng kéo đẩy với 2 miếng sắt dẫn, nhằm triệt tiêu độ méo,
loại có 2 cuộn dây riêng biệt dùng cho loa Sub Stereo.
Số lớp dây quấn thông dụng là 2 hoặc 4, số lớp này tùy vào ý đồ thông số kỹ thuật mà người kỹ sư mong muốn, dây lớn dây nhỏ cũng vậy. Không nên mở rộng khe từ để quấn dây to, hay quấn nhiều lớp hơn, vì khối lượng của voice coil phải tương ứng với mật độ từ trong khe. Khi quấn dây to hay nhiều lớp khối lượng tăng mà năng lượng từ không đủ sẽ dẫn đến giảm hiệu suất, vì vậy âm thanh sẽ bé hơn đặc biệt ở dãi tần cao, gây lầm lẫn là tăng âm trầm.Do hiệu suất giảm nên cuộn dây sẽ nóng lên không tốt cho loa và cả máy khuếch đại.
Cuộn dây bị cháy có thể quấn lại được, chất lượng tuỳ thuộc vào độ tinh xảo tay nghề ( cái này thì Việt Nam mình rất khéo), chỉ cần sử dụng đúng keo chất lượng thì có thể nói là bảo đảm, vì hầu hết các công đoạn ráp loa đều làm bằng tay cả.
Sẵn tiện đây nói thêm về râu loa ( tisel wire), việc hàn dây này phải thật nhanh và chính xác thời gian tối đa là 3 giây cho 1 mối hàn (càng nhanh càng tốt), đặc biệt dây nối từ cuộn dây động tới râu. Nguyên do để lâu dây đồng sẽ cháy giòn khi hoạt động bị gãy thì rất đáng tiếc. Các bạn diy loa nếu gắn socket thì không sao, nếu hàn trực tiếp lên đó cũng lưu ý việc này.
Màng loa (cone paper ) :
Hãy tưởng tượng khi chưa gắn màng loa vào bạn đưa tín hiệu nhạc vào, loa nhún nhảy như là động cơ bình thường, nó sẽ không phát ra âm thanh. Muốn có âm thanh bạn cần thay đổi áp suất không khí bằng cách gắn vào đó 1 màng loa đây là cái duy nhất phát ra âm thanh mà chúng ta nghe được, các phần trước đó được hiểu như bộ lái điều khiển bằng tín hiệu điện. Nói nôm na sự truyền động từ cuộn dây giống như cái dùi của 1 anh đánh trống và anh này được điều khiển bằng tín hiệu điện vậy thôi. Vậy thì màng trống( màng loa) bằng vật liệu nào sẽ cho ra âm thanh kiểu đó, trống da nghe khác trống nilon chứ. Để thiết kế 1 củ loa khi chưa có màng loa các chương trình máy tính ngày nay dễ dàng thực hiện được bằng cách dịch ngược các thông số yêu cầu. Lý thuyết thiết kế ở đây là điện ,từ và cơ học.
Có thể bạn nghe ở đâu đó loa này có âm thanh là trung thực, là chính xác. Việc này làm tôi nhớ lại 1 Bác nào đó trên diễn đàn hình như là Bác Via @ không có cái loa nào nghe hay hơn cây ghita 200 ngàn của tui, và bản thân tôi cũng thấy vậy. Cứ nghĩ tới cái dùi đánh vào cái trống làm tôi rất nản vì màng loa bây giờ là 1 nhạc cụ rồi.
Để thiết kế 1 nhạc cụ quan trọng nhất là nó phải nghe thấy hay (cái này có trời mới biết sao nó hay) ví dụ như có cây violon của ông nào đó bên Ý hay nhất thế gian ai cũng công nhận và các cây Violon khác muốn chiếm ngôi thì cứ tới đó mà thi thố. Mỗi một nhạc cụ đã có tuổi đời hàng trăm năm, quá trình đó các nghệ nhân từng bước hoàn thiện nó và tới giờ cũng vậy, làm nhạc cụ hay không phải là chuyện dễ dàng gì.
Các bạn nói làm sao loa là 1 nhạc cụ được chứ nó là 1 thiết bị điện tử rõ ràng mà, nếu màng loa có khối lương bằng không( là không thể) lúc đó nó sẽ không có khối lương riêng không có tần số riêng cũng như không có âm sắc lúc đó tín hiệu như thế nào nó sẽ phát y như vậy, tiếc là không như vậy, đừng khóc cho tôi(loa) Achentina.
Nghĩa là âm thanh phát ra từ loa sẽ không trung thực(trừ loa ghita điện cái này có thời gian nói sau nhe các Bác), việc 1 loa có thể tái tạo chính xác mọi nhạc cụ lại càng không thể. Và cũng không có 1 cái loa nào trên thế giới được chọn để tham chiếu cả, vì không có chuẩn nên cuối cùng tất cả được đặt trên đôi tai vàng của bạn, bạn nghe thấy hay tức là nó hay khỏi bàn.
Màng loa là cái quyết định loa bạn sẽ nghe hay như thế nào. Là phần quan trọng nhất là phần mà ta yêu hay ghét loa này và loa khác, là thứ mà bạn chẳng thấy chút cảm xúc nào với 1 cặp loa 20.000USD, trong khi lại ngây ngất với cặp loa rẽ hơn những 10 lần. Miễn là bạn biết trung thực với chính mình bạn sẽ có những chọn lựa đúng đắn, tiền là của mình nghe nhạc cũng là mình mà.
Giá tiền của 1 cặp loa không nói lên giá trị của nó đối với bạn, thước đo giá trị cho nó chính là thời gian bạn dành nghe nó hót.
Bạn có 1 cặp loa 10tr đã nghe 1 năm rồi, mỗi ngày bạn nghe cỡ 30p, 1 tay chơi ghé qua loa này là hifi thôi nếu có tiền nên mua loa ABC gì đó còn được gọi là loa Hi end, giá 30tr, bạn đi mua về thật háo hức thời gian đầu 1 ngày nghe 4,5 tiếng, sau đó không hiểu vì sao thời gian bạn dành cho nó ngày càng ít đi, và ít hơn nhiều so với cặp loa cũ, có thể cặp loa bạn vừa bán đi có thể là cặp loa hay nhất đối với bạn, và chỉ mình bạn mới hiểu thôi. Đừng nghe ai hết hãy nghe bằng chính mình, đừng mua hãy tặng cho bản thân mình thứ mình thích nhất. Chia sẽ niềm vui với các bạn đã có 1 cặp loa đúng ý mình, bạn thật hạnh phúc.
Thật là tức quá đi em phải có phải có việc phải đi Bảo Lộc gấp rồi, đang định viết tiếp về các loại màng như giấy, gốm, poly, cho em 2 ngày nhé. Hôm nay nghĩ ngơi định dành cả ngày cho diễn đàn yêu mến các bác thông cảm nhé

Phần tiếp theo em se viết về thông số kỹ thuật của loa hoặc thùng loa, sau đó mới đến mạch lọc
Nhắn gửi đến các Bác diy loa
Thiết kế củ loa, thiết kế thùng loa hay mạch lọc tất cả chỉ là sự trông chờ vào 1 đáp tuyến bằng phẳng. Việc bạn độ cuộn dây hay nam châm để tăng âm trầm, âm trung, hay đóng thùng loại nào cho nhiều bass là 1 hướng đi không tốt lắm. Tất cả những việc này đã được các nhà khoa học tính toán sao cho đáp tần là phẳng, chứ họ không tính sao cho nó nhiều bass hay mid
Em vừa edit được 2 tấm hình
attachment.php
 

Đính kèm

  • h1.jpg
    h1.jpg
    44 KB · Xem: 1,373
  • H2.jpg
    H2.jpg
    16.2 KB · Xem: 1,312
  • h3.jpg
    h3.jpg
    42.3 KB · Xem: 1,311

ck77

Member
Ðề: Tìm hiểu về loa.

đọc xong mở ra được nhiều điều, cám ơn a.................
 

lehoang40

New Member
Ðề: Tìm hiểu về loa.

(Tiếp theo).............
AudioRefine đã viết:
Thân chào các Bác 1 lần nữa.Trước khi post bài mới về thông số kỹ thuật của loa, em một lần nữa rất cảm ơn các Bác đã ghé qua xem và động viên. Bài về cấu tạo củ loa chẳng dấu gì các Bác, em vốn cầu toàn nên viết gần cả năm vẫn chưa xong, phần màng loa là khó nhất em cứ bỏ nó ở đó cho đến hôm đầu năm em mới viết tiếp, lúc đó em tự nghĩ cái gì tới thì tới nên viết xong là post luôn, nghĩ lại em liều thật. Vậy hôm nay em liều lần nữa các Bác ạ. Động lực cho ngày lời động viên của Bác Sanh Trang ( em copy nó vô word lâu ngó 1 cái rồi viết tiếp, các Bác đừng cười nha). Phần thông số kỹ thuật loa sẽ có hơi khô khan nhàm chán chủ yếu để các Bác chưa biết làm quen với các thuật ngữ chuyên môn thôi. Phần thùng loa tần số thấp em sẽ cố gắng viết thật hữu ích. Cho em 1 tuần nhé.
Thông số kỹ thuật của loa (bao gồm cả củ loa), 1 phần lý thuyết có thể dùng cho cả ampli:
Trước khi vào phần này xin các Bác tham khảo về tín hiệu Pinknoise:
Như ta đã biết tai người nghe không tuyến tính, nó theo đường logarit (hiểu rõ thêm xin đọc bài của Bác PC chip về đơn vị dexiben). Nếu tai người nghe tuyến tính với mức năng lượng thì sẽ thủng ngay màng nhỉ. Vì ta có thể tiếng kêu vo ve của muỗi(bé xíu) và ngay cả khi sét đánh ngang tai cũng không hề gì, khoảng cách năng lượng giữa 2 tín hiệu này hàng tỉ lần. trong thiên nhiên là vậy (cái này chắc do quá trình tiến hóa quá vừa nghe ngóng săn mồi, vừa bị sấm chớp thường xuyên). Trong đời sống cũng vậy các nhạc cụ tần số thấp thường rất to, như cái cồng chiêng của đồng bào dân tộc mình hình như gồm 13 cái theo thứ tự từ nhỏ đến lớn, từ tần số cao đến tần số thấp. Các nhạc cụ khác cũng vậy được thiết kế sao cho các nốt có âm lượng bằng nhau với tai người, dây trầm thường to hơn.
Tín hiệu Pinknoise được coi như tín hiệu tự nhiên, cách thể hiện như sau: nếu theo chiều từ tần số cao về tần số thấp cứ cách 1 bát độ ( 1000Hz-500Hz là 1 bát độ) độ lớn tín hiệu tăng 3dB năng lượng gấp đôi, và ngược lại.
Ví dụ tín hiệu tại 1000Hz là 1W thì 500Hz là 2W – 250Hz là 4W – 125Hz là 8W….
Khi tai người nghe loại tín hiệu này cảm giác là phẳng là đều khác với white noise( giống như tiếng radio rà đài vậy) cảm giác là xè xè nhiều âm cao hơn, loại này có năng lượng bằng nhau ở mọi tần số.
Phần 1: Cho cả hệ thống loa
Power halding ( công suất xử lý):
Một cái loa có thể hư hỏng do vượt quá ngưỡng chịu đựng về điện( cháy đứt). Nó còn có thể hư hỏng về cơ học nữa, rách màng sút dây, bung keo bể thùng v.v và vv
Các công thức tính công suất cho loa thường không chính xác được.
Ngoài ra ta còn có thể làm cho loa cháy ngon lành chỉ với vài Volt điện 1 chiều trong chớp mắt, hay hát hò mà bị hú cũng tèo trong vài giây mặc dù vẫn trong công suất chịu đựng. Bạn có thể dễ dàng làm hư 1 cái loa với chỉ 1 W bằng cách phát Sin vào đó cỡ 50Hz trong 30 phút sau đó khỏi muốn nghe cặp loa đó nữa(mặc dù nhìn không hư), nhưng thông số đo lại đã rất khác và âm thanh cũng khác vì mạng nhện đã mỏi rã rời rồi.. Khi ráp ampli thấy ù lớn quá thì nên rút dây loa đi nhé. Tốt nhất nên có loa hiệu Con Chuột Bạch để thử nghiệm. Tôi rất ghét nhìn loa bị hư bản thân chưa từng làm cháy cặp loa nào của mình cả,hihi. Loa nghe nhạc chỉ dùng để phát nhạc, cẩn thận nhé các Bác.
Vì loa để phát nhạc nên người ta dùng tín hiệu dạng nhạc để đo loa ( không phải dùng bản Hotel California đâu)
Cách làm như sau tín hiệu Pinknoise qua điều chế có mức đỉnh gấp 4 lần trị hiệu dụng( mức đỉnh càng thấp ví dụ 2 lần thì mạnh hơn loại có mức đỉnh 4 lần). tín hiệu lúc này được coi như tín hiệu loại nhạc inh ỏi nhất trên đời.
Đưa tín hiệu này vào 1 cái ampli cực mạnh quýnh trong 2 giờ tơi tả mà không hư, lấy số Volt bình phương lên chia trở kháng loa ra công suất chịu đựng của loa.
P= U.U/Z
Ghét thật hi vọng các hãng đem vứt cặp loa này.
Trở kháng loa ( impedace):
Điện trở Rdc là cố định, Trở kháng Z thì thay đổi theo tần số. Bạn có cái loa Trầm 8ohm và 1 cái loa bổng( có mạch lọc) 8ohm bạn ghép 2 cái nó vẫn là 8ohm. Nhưng 2 cái loa Trầm 8ohm (hoặc 2 hệ thống loa) hoạt động cùng 1 dải tần số ,ghép song song nó sẽ là 4ohm.
Nếu bạn có 2 cái loa bổng 4ohm ghép song song bạn sẽ có 2ohm ghép vào cái ampli chỉ chịu được tới 4ohm ampli sẽ tèo? không có như vậy đâu( trừ các ampli thiết kế mạch bảo vệ theo trở kháng ), vì tại trong hệ thống loa vùng tần số cao chỉ chiếm khoảng 5% công suất thôi. Tuy vậy để an toàn kẹt lắm mới chơi nhé.
Thật ra bạn muốn làm loa bao nhiêu ohm cũng được, nhưng nếu khác các chuẩn như 4,6,8,16 bạn sẽ phải thay thế rất nhiều kích cỡ tiêu chuẩn trong sản xuất loa. Như loa Bose 901 nó có 9 cái loa mỗi cái chỉ có 2ohm thôi chơi dây bạc đàng hoàng. Đừng coi thường Bose nhé, tại phải bán mỗi năm mấy triệu cặp nên bắt buộc phải hi sinh 1 số thứ mà các Bác không thích thôi.
Trách nhiệm ở đây là bản thân linh kiện bán dẫn không khoái trở kháng thấp.
Trở kháng thiết kế ra loa chủ yếu phụ thuộc vào yêu cầu phối ghép với các driver khác nhau, đây là ý đồ của nhà sản xuất. Họ phải làm 1 cái loa có trở kháng mà theo các dòng sản phẩm nó được dùng nhiều nhất. không như ampli chịu được trở kháng thấp thì đắt tiền, loa không như vậy.
Trở kháng được đưa ra đầu tiên khi thiết kế loa , các thành phần khác cứ theo đó mà phát triển ra.
Cách tính Trở kháng :
attachment.php

Được tính ở điểm thấp nhất sau tần số cộng hưởng sau đó làm tròn theo chuẩn trở kháng thông thường 4,6,8,16ohm,nó có giá trị gần giống với điện trở một chiều của cuộn dây động, đối với hệ thống loa chỉ cần xem xét ở phần tần số thấp thôi.
Rdc=3.5>5 : 4ohm
Rdc=5.1>6.5 : 6ohm
Rdc=6.6>10 : 8ohm
Rdc=10.1>20 : 16ohm
Trở kháng của loa thay đổi và luôn lớn hơn điện trở thuần của cuộn dây, đối với loa trầm tại tần số công hưởng nó có thể lớn hơn 10 lần ở 1 số loa.

Độ nhạy của loa(sensitivity) còn gọi là SPL/1W/1M
Để thể hiện hiệu suất của 1 loa (còn gọi là độ nhạy)ta đặt công suất 1w vào loa và đặt Micro dạng biên độ cách đó 1m cùng trục với loa cần đo.
Ví dụ với loa 8ohm thì giá trị điện áp hiệu dụng đặt vào là 2,83V
Loa 4ohm áp là 2V.
Để thể hiện mức áp âm tối đa cũng tương tự,nhưng công suất đặt vào theo mức chịu đựng được của loa.Cũng như đáp tần độ nhạy và mức áp âm nếu muốn so sánh cũng phải đo cùng điều kiện môi trường.
Độ nhạy loa được tính trên toàn phổ tần số hiệu dụng, ví dụ 1 cái loa ghi dải tần 50Hz-20Khz -3dB( mấy cái loa mà ghi +- 3dB thì các cứ coi như -6dB cách chơi chữ cho số nhỏ đó mà) Ta lấy trung bình trong dải tần này mức SPL đạt được.
Nói chuyện ngoài lề chút cho vui chút,1 tay nước ngoài( các Bác biết nước ngoài là nước nào rồi đó), Giới thiệu loa cty hắn ta sản xuất, em nghe thử thấy chói quá bèn xách đi đo, đáp tuyến của nó em còn lưu trong máy tính, tự nhiên tới 1 Khz cái chổ mình khó chịu đó nó nhổng lên gần 6dB thật khủng khiếp. Em hỏi sao bạn lại thiết kế phân tần như vậy. Nó nói bây giờ thị trường đang thích loa độ nhạy cao, tao làm theo sách độ nhạy đo ở 1Khz loa hắn ở đó được 93dB ( loa bổng hiệu suất rất cao 95dB là bình thường), và hắn canh chỉnh tụ trở sao cho tại 1 Khz nó kêu to nhất. Và nói sắp tới tao sẽ làm loa độ nhạy 100dB, chắc vẫn theo cách này quá.
Bản thân em cũng chỉ nghĩ mình bằng 1 em gái sơ cấp( khóa cấp tốc) về loa bên Mỹ thôi. Em không bao giờ coi thường họ cả, Chỉ buồn là nó vẫn bán chạy ầm ầm ở VN.
Phần này viết chán quá em viết mà tâm trạng cứ đâu đâu, vì khúc kết của phần này em đã chuẩn bị sẳn rồi, thông số củ loa hay thông số quảng cáo, chẳng có chút giá trị gì.
Mai em viết tiếp 1 phần chán nữa, thông số T/S .
...còn tiếp.............
 

Đính kèm

  • H4.jpg
    H4.jpg
    13.8 KB · Xem: 991

vietrung

Active Member
Ðề: Tìm hiểu về loa.

đọc xong mở ra được nhiều điều, cám ơn a.................

....phải đi đôi với hành động chứ bác :D, bác có avatar phong độ quá, đọc xong bài này phải kiếm cặp front nào phong độ nha bác :)
 

lehoang40

New Member
Ðề: Tìm hiểu về loa.

Tiếp theo
AudioRefine đã viết:
Thông số loa hay các con số quảng cáo?
1 . Công suất chịu đựng:
Hôm rồi có 1 đứa em họ ghé em xin 1 cặp loa cũ để phát nhạc ra ngoài đường bán hàng Tết ( phong trào này ở Sài Gòn đang thịnh lắm). Âm thanh ồn ào thải ra đường các Bác nghĩ nó là gì? Em đưa cho nó 1 cặp loa 2 tấc dỏm. Nó cứ hỏi loa đó bao nhiêu Watt. và nó hỏi rất nhiều lần. Loa này tuy củi nhưng dùng để nghe nhạc trong nhà thôi, đem ra ngoài đường mở nhỏ thôi không banh Loa. Nếu thích ồn ào hơn thì mua 1 cái loa sân khấu về, chứ đừng hỏi công suất bao nhiêu làm gì. Đó là em của em, em thông cảm chứ các Bác nghĩ coi nếu đặt mình ở vị trí là 1 cái Loa đó là 1 sự xúc phạm nặng nề. Chẳng khác gì * Anh (loa) chịu được bao nhiêu cú đấm (Watt) ?* . Từ khi ampli Bán Dẫn ra đời với kỹ thuật ra đòn điêu luyện và cực mạnh kết hợp với các nhạc cụ điện tử ( cái này tội lớn hơn). Loa đã trở nên mạnh mẽ lì đòn hơn, và cũng mất đi vẻ thanh lịch nhẹ nhàng vốn có. Loa là 1 thiết bị thụ động và nó chỉ có 1 công suất là công suất chịu đựng, hoàn toàn không liên quan gì tới công suất Ampli. Tại sao trên thùng loa lại ghi con số này như là công suất phát ra của 1 ampli để gây cho mọi người sự hiểu lầm như vậy.?
Để biết 1 loa có công suất phát ra âm thanh to như thế nào, ta cần phải xem thông số Mức Áp Âm Cực Đại SPLmax/1 mét. Thông số này thường chỉ cung cấp cho dòng loa chuyên nghiệp, loa sân khấu. Giả dụ như họ cần 1 buổi trình diễn cho rạp hát 500m vuông, chương trình là nhạc Rock mức áp âm đủ để gật gù là 130dB, với các yêu cầu đó họ sẽ biết bao nhiêu cặp loa là đủ.
Để cho an toàn họ dùng nhiều loa và phát dưới cực đại khoảng phân nữa cho an toàn. Đó là chuyên nghiệp có nhu cầu có dữ kiện có công thức.

Một cặp loa nghe nhạc cho gia đình thì hoàn tòan thiếu các dữ kiện đó, không biết phòng bạn bao nhiêu mét, nghe loại nhạc gì thường nghe với mức nào, lúc hứng lên thì ra sao.
Nói dài dòng chẳng qua ít ai thấy có cảm giác giữa 2 con số 120dBmax và 123dBmax trừ dân chuyên nghiệp thôi. Khi thấy con số 50watt và 100watt cảm giác của chúng ta rất là ấm lòng, rất là dễ bán…
Như đã nói ở phần trên công suất loa là công suất chịu đựng được, không phải là công suất phát ra, vì loa có hiệu suất rất kém các nhà sản xuất không thể bán ra 1 cặp loa và nói nó hiệu suất phát âm là 1,2watt , 1,5 watt nghe chán lắm.

Để hiểu rỏ hơn về công suất chịu đựng chúng ta làm 1 thí nghiệm tưởng tượng sau..
Lấy 1 cặp loa 2 tấc, trở kháng 8ohm. Sau khi tính toán như 1 Diy thứ thiệt ta có 1 thể tích thùng là 45 lít, với thể tích này ta có 1 đáp ứng phẳng từ 45Hz ,kết hợp với 1 cái loa bổng ta có 1 hệ thống loa ưng ý, nghe khá hài lòng. Bây giờ xách đi đo coi nó chịu đựng được bao nhiêu Watt, dùng tín hiệu Pinknoise đo thấy loa mình yếu xìu tới 50 Watt là muốn banh rồi. Nghe nhạc thì quá hay đem hát Karaoke thì không đã.

Cũng với cái loa đó bây giờ ta đóng theo thiết kế Boom Box ( nghe tên là muốn bệnh), thiết kế này cho công suất chịu đựng là tối đa. Sau khi tính toán ta đi đóng 1 cái thùng 20 lít, tính toán cho thấy nó suy giảm nhanh ở 70Hz. Đem đi đo công suất thấy tới 100W vẫn ngon, nghe nhạc thì không khoái, hát hò thì các bạn nhậu vui sướng rất nhiều.

Tuy vậy để cho an toàn khi xỉn quá hứng chí làm bài * 5 anh em trên 1 chiếc xe tăng*, ta gắn vào đó 1 con điện trở nhiệt để quá công suất thì nó tăng điện trở lên vô cùng bảo vệ loa, cách này nghe có vẻ hay nhưng hiệu quả thực tế thì rất kém (đôi khi nó tắt lịm làm cụt hứng) và vẫn banh loa như thường. Còn 1 cách nữa là gắn vào đó 1 cái bóng đèn, tính toán sao cho tới ngưỡng chịu đựng có bao nhiêu công suất dư ra nó phát sáng cái bóng đèn này, cho dù bạn có vặn Volume mãi âm thanh cũng sẽ không tăng bao nhiêu. Thay vì phát ra âm thanh ,loa bạn lại phát thêm ánh sáng ( bạn có cần không?).
Bây giờ cũng cái thùng loa đó, bạn tháo loa Bass ra đem đi đo thấy tới 120Watt loa Treble mới bốc khói. Ái chà! Cái này mới hay à nha.. Các bạn có để ý trong 1 dòng sản phẩm nào đó các hãng đều chung 1 loa Treble, cho dù các loa bự khủng khiếp! Vậy công suất chịu đựng của nó cũng chỉ tới 120Watt là hết. Thật ra các loa to hơn sẽ phát âm trầm đầy đủ hơn chứ không kêu to hơn được. Muốn kêu to hơn các Bác phải dùng loa sân khấu thôi, khuyết điểm là nó chỉ mở to nghe mới hay.

Tiêu chuẩn hifi đòi hỏi loa phải có đáp ứng tần số 50Hz – 15Khz, còn mức áp âm là 115dB trong phòng nghe thông thường , mức cỡ này các Bác xem phim Boom nổ to như thật vậy! Lấy 1 cái loa có độ nhạy thấp 87 dB/1W/1M ta tính được công suất ampli cần dùng tối đa là bao nhiêu. Theo công thức này ta tính được loa 87dB nghe như Boom cần: 512Watt; loa 90dB -256 Watt; loa 93 dB - 128W; loa 96dB - 64 Watt..
87- 1, 90- 2, 93- 4,96- 8,99 -16, 102- 32,105- 64, 108 -128, 111- 256,114 -512W
Đọc tới đây các Bác có Ampli khủng long ở nhà chắc phải vui sướng lắm!!! Các Bác có Ampli đèn thật tội nghiệp không nghe được Boom nổ rồi., đùa chút Ampli đèn Boom nổ ngọt lắm. hihi
Sự thật không phải vậy đâu! Độ nhạy trên được đo trong phòng câm (anechoic).
Dải tần số đáp ứng cũng vậy chứ không biết đường nào mà lần.
Riêng mức áp âm thì chuẩn HiFi lại kêu tại phòng nghe gia đình. Cứ 1 mặt phẳng các Bác cộng thêm 6dB, nếu Bác để tại góc nhà thì nó cộng tới 18dB, đây là điều kiện các mặt phản xạ 100% . Trung bình chúng ta được lợi khoảng 12dB. Mặc dù các bề mặt phản xạ này chỉ có tác dụng với tần số từ 1Khz trở lại, nhưng khi so với độ nhạy với tai người ( đường cong phonic) thì tương đối phù hợp khi âm thanh được mở to.
Phần lớn các Bác nghe nhạc trong phòng, nên em thử tính toán lại xem sao. Chứ như công thức kia các Bác phải treo loa lên 15 thước giữa trời rồi đập cánh bay lên đó nghe. Nhưng em nói trước nha nghe rất dỡ đó.
Theo kiểu này ta tính được loa 87dB nghe như Boom cần 32Watt, loa 90dB cần 16 Watt, loa 93 dB 8W, loa 96dB cần 4Watt..
Công thức này có thể không chính xác, rất cần được các Bác chứng minh thêm. Nhưng bản thân em được nghe những bộ dàn chỉ vài Watt và hầu như cảm thấy rất hài lòng. Hi vọng là nó đúng, em theo chủ nghĩa tiết kiệm các Bác có ampli mạnh đừng giận em nhé, ý em rất trong sáng mà.. Em vẫn chưa tìm ra công thức tính công suất ampli tối thiểu cho 1 cặp loa, em đang nghiên cứu. Nếu có hi vọng sẽ giúp được các Bác nhiều. Tạm thời dùng cái trên cho rẻ tiền nha.

- Vậy công suất chịu đựng của loa đối với những người yêu nhạc nó có giá trị gì?
A : phải mua ampli có công suất gấp đôi loa nghe mới hay???
Mặc dù các tạp chí nói rất nhiều về vấn đề này, em lại không tìm thấy bằng chứng nào cả, tìm mãi mới thấy JBL khuyến cáo ( nhưng trong phần âm thanh chuyên nghiệp) nên sử dụng ampli phân nữa công suất của loa cho an toàn. JBL nói chắc không sai đâu, công suất loa là công chịu đựng dùng như vậy cho an toàn là đúng rồi.
Dân chuyên nghiệp họ ác lắm, bán cho họ cái ampli 10.000Watt thì họ dùng tới 9000Watt rồi không mua dư đâu. Và họ mua hệ thống loa có công suất chịu đựng cỡ 20.000Watt. Cái tên công suất chịu đựng đã nói lên ý đó các Bác ạ..
B : phải dùng Ampli có công suất ít nhất bằng công sức chịu đựng của loa thì mới khai thác được hết ????
Loa chứ có phải là cái bóng đèn đâu lúc nào cũng mở sáng chưng? Chẳng lẽ mua Ampli về rồi cứ mở hết ga hoài! Bản thân em cũng rất thích nghe nhạc Rock đôi khi cũng khoái nghe lớn nhưng chỉ tới Ampli chỉ nút Volume tới 12h thôi, 1 năm em nghe kiểu đó không quá 5 lần. Phần lớn chúng ta nghe rất nhỏ, phần vì chủ yếu là nghe ban đêm, với các thể loại nhẹ nhàng. Mức đó không tới 1Watt đâu các Bác ạ.
Các Bác nên mua loa và Ampli nghe hay ở mức âm lượng mình hay nghe nhất, đừng quan tâm chi tới mấy con số làm gì. Cũng không nên thử mở lớn để xem loa hay Ampli hoạt động có chuẩn có bể tiếng không như 1 chuyên gia. Làm như vậy đôi khi chúng loại ra ngoài những sản phẩm rất tốt, rất tôn trọng nhưng người yêu nhạc như chúng ta.
C: Nhưng có những cái loa đòi hỏi phải Ampli mạnh quýnh mới ra?
Nếu có chuyện đó xảy ra thì lổi 99% nằm ở loa. Hầu hết các Ampli hoàn thành rất tốt nhiệm vụ của mình, ngay cả những cái Ampli thập cổ lai hy. Phần vì nhiệm vụ tương đối đơn giản và nhẹ nhàng hơn loa. Em luôn ủng hộ các Bác Diy Ampli khả năng thành công rất cao.
Nếu 1 cái loa được cho là khó đánh, theo định nghĩa của em là mở lớn nghe mới hay, mở nhỏ nghe không thoát ( không biết có đúng ý các Bác không?).
Dời loa đó ra căn phòng lớn hơn, vị trí ngồi xa hơn. Bác sẽ thấy ngạc nhiên về âm thanh của nó. Mẹo thôi ngồi xa các Bác phải mở to hơn.
Chuyển giao tài sản cho 1 Bác trẻ tuổi hơn, khi tuổi tác cao tai chúng ta thay đổi nhiều lắm. Phần tâm lý, sức khỏe loại nhạc cũng trở nên nhẹ nhàng dần. Ở đây em không có ý chê bai các Bác trẻ tuổi đâu nhé. Đây là khoa học rõ ràng. Người ta làm ra loa cũng dựa vào các nghiên cứu này và các Bác trẻ tuổi nghe sẽ thấy hay. Và họ làm hay nhất ở mức âm lượng đó. Chứ không nên nghe theo các Bác già yếu làm gì ( nói kiểu gì cũng đụng chạm các Bác đừng giận nha). Mua loa toàn dải, Tannoy, loa cổ xong nghe mấy bữa rồi chán bán đi rẻ mạt làm lũng đoạn thị trường. Các Bác ấy yếu người nghe Bass sợ lắm chứ không trình độ gì đâu.hihi..Nên học ở các Bác ấy nhiều thứ khác lắm, nhưng âm thanh thì quên đi, sau này già rồi lấy ra đọc bí kíp cũng chưa muộn mà.
Tuy vậy nếu em làm kinh doanh bán thiết bị nghe nhìn thì các Bác sẽ chết với em.
Bác tới mua Loa của em , coi quảng cáo đâu đó thấy nó ca dữ quá, bay vô mua không thèm nghe. Mua 1 cặp loa cổ em bán 1000USD. Đem về nghe tháng sau đem lại nói nghe không hợp. Em bốp chát liền * không hợp sao mua?* dĩ nhiên em nằm kèo trên mà nên Bác ấy phân bua * tại không nghe kĩ* Em ra giá liền * Trên 18 tuổi rồi, đừng tại bị nữa 500USD* Dĩ nhiên là rống lên, phải ác vậy mới được chứ không lại thay loa như thay áo, lui tới hoài sao em làm ăn? Loa chứ có phải cái cày cái cuốc đâu, mua về để hưởng thụ cho riêng mình, thì nghe mình chứ nghe người ta làm cái gì, chúng ta khác nhau nhiều lắm..
Nói đến đây chắc nhiều Bác ghét em lắm. Em chia sẽ thôi, cái nào không vừa lòng các Bác gạn lọc ra để tìm những thông tin bổ ích các Bác nhé.

Các Bác lại hỏi ngày nay công nghệ càng lúc càng cao, keo tốt hơn, mạng nhện, mạch từ tối ưu hơn nhờ các chương trình vi tính cực mạnh.
Đúng! Các động cơ của Loa ngày nay chịu đựng công suất rất lớn mà không hư hỏng, chỉ riêng Màng loa thì không như vậy.
Cho dù chúng ta có nghiên cứu và càng lúc càng thêm hiểu sâu về Màng loa, bằng các thiết bị lazer tối tân ( các Bác muốn nghiên cứu thêm về màng loa hãy vào trang web Klippel coi cách thức hoạt động của màng loa). Cái ta làm được lại rất ít..
Lại phải tưởng tượng các Bác ạ. Lúc này đã có 1 động cơ cực mạnh và bền. Bây giờ ta phải làm 1 cái Màng thật cứng chắc, Ok lấy một tấm thép 5 li đem đi gắn vào, mở lên nghe muốn trốn luôn nó gần như chỉ phát ở 1 nốt duy nhất, âm nhạc thì cà khục, nhưng lâu lâu có tiếng Bass mạnh nó lại Bum 1 cái hết hồn. Dỡ sách ra coi mới thấy loa không phải là 1 cái piston, ngoài di chuyển quanh trục, bản thân Màng loa phải rung động ở nhiều tần số khác nữa, từ trong ra ngoài chổ nào cũng phải rung phải kêu cả. Nếu muốn tấm thép 5li này rung cần phải đưa vào đó cở 1 tỉ Watt. Thôi ta đem đi cán mỏng nó lại đã, lúc này đem nghe giọng ca nào cũng lạnh lùng cả, nghe ghi ta thì chỉ nghe được ba dây dưới mà phải dây sắt thì rất phê rất thật. Tiếng trống thì như cái thùng thiếc ( rất buồn vì ít có ban nhạc nào dùng nhạc cụ này, nếu có thì loa mình là đỉnh rồi). Mở lớn thêm chút thì nghe quá chói, chuyên gia gọi là sự vỡ màng loa.

Ngày xưa các kỹ sư loa rất khiêm tốn khi sản xuất ra 1 cái màng nào đó họ chỉ dám nói nó có âm thanh tốt. Vì họ luôn đau khổ và luôn nhìn thấy các nhược điểm trên loại Màng loa do chính họ thiết kế, chứ nếu nói về chất liệu thì thời thế chiến thứ 2 cũng đã có đầy đủ rồi, chứ không cần tới ngày hôm nay mới phát minh ra.
Lý thuyết về màng loa thật phức tạp và nhiều, Nó phải khi cứng khi mềm ( là không thể), khi đưa tín hiệu gốc và nó phải rung đúng như vậy sau đó nó phải tự triệt tiêu ngay, nghĩa là vật liệu có tính thẩm thấu âm cao.
Nhiều Bác quan tâm đến chất liệu màng loa sẽ cho âm thanh khác nhau như thế nào, cái này rất dễ phân biệt các Bác ạ. Màng khác nhau sẽ cho ra âm thanh khác nhau, và sẽ không bao giờ trung thực. Sẽ là gánh nặng cho các Bác khi bây giờ ngoài nghe dây ra phải nghe thêm Màng, cái này em không muốn tí nào cả. Bây giờ coi trên tạp chí các Bác cứ nghe họ hù dọa về loa họ có đáp ứng xung vuông, xung tam giác đừng sợ nha các Bác và hết yêu cặp loa của mình, tín hiệu âm nhạc phức tạp hơn nhiều không tái hiện nổi đâu. Có thể loa các Bác có xung bầu dục tốt hơn .hihi.. Màng loa là sự thỏa hiệp rất lớn, quan trọng nhất nó phải đặt quyền lợi của người nghe nhạc lên cao nhất.

Cách 1 Màng loa tốt ra đời…. Ở 1 nơi nào đó khí hậu trong lành các kỹ sư loa của chúng ta đang ngồi câu cá, Đã gần mười năm rồi họ vẫn chưa sản xuất ra được 1 cái Màng loa nào nghe ra hồn, sếp buồn lắm. Cái tâm trong sáng hết lòng vì khán giả với tình yêu âm nhạc ghê gớm. Nhưng nhiêu đó vẫn chưa đủ đâu !. Mặc dù học hành rất dữ, với các máy móc mà Diy không bao giờ mơ tới nổi. Họ vẫn bó tay, thật sự bó tay. Chỉ khi nào chúng ta không còn thấy Màng loa nữa, họ mới nhẹ nhõm. Hiểu biết là một chuyện làm lại là chuyện khác. Phần lớn những người yêu nhạc thường yêu thiên nhiên trong những lúc khó khăn đó đó họ tìm đến thiên nhiên, thiên nhiên luôn giúp chúng ta những khi ta cần. Họ tìm đến da dê, gỗ, bột gỗ, sợi chuối v.v
Sau khi nhận lệnh từ sếp ( chứ không ai nuôi mà mơ mộng). Họ tìm cách tăng tuổi thọ nó lên, hạn chế những khuyết điểm. Cấu trúc lại các sợi cho tối ưu v.v nhưng âm thanh thì phải để người nghe quyết định. Khi 1 sản phẩm mới ra đời cần phải mời rất nhiều người nghe. Việc này tiêu tốn rất nhiều tiền của. Khả năng thất bại rất cao, lại phải đi nhào bột trộn keo đan sợi lại mời mấy trăm người tới nghe, cho ăn uống rồi trả 1 đống tiền nữa. Làm loa mà cực như đi ruộng vậy. Các hãng Loa danh tiếng vẫn dùng mãi 1 loại Màng loa mấy chục năm trời là vậy.
Xã hội thay đổi ( không biết đi lên hay xuống?) âm nhạc thay đổi cũng nhiều. Một số vật liệu nhân tạo ra đời, phần lớn là do may mắn. Cái ngày mà đài BBC tuyên bố ủng hộ màng loa bằng chất dẻo cảm ứng nhiệt ( poly-propylence) cho phòng thu của mình ( BBC coi với các hãng loa triệu đô là Muỗi) Ngày đó chắc các kỹ sư giã bột vào tay hết, mừng lắm. BBC phục vụ cho hàng tỉ khán giả trên thế giới về âm thanh, họ làm việc khoa học lắm, không đút lót được đâu. Và đó là sự ra đời của hàng loạt các sản phẩm mà ngày cứ rảnh rổi là các Bác Stereophile lại đem ra tán chuyện như Roger, Dilton, Celestion…
Đó là chuyện ngày xưa, ngày nay có thể vẫn theo cách cũ Màng loa ra đời, nhưng lại quá phụ thuộc vào đôi tai của chuyên gia âm thanh. Đôi khi các vị đáng kính lại ca ngợi hơi quá lời. Nên chúng ta cũng khá vất vả. Chẳng biết ngày nay BBC dùng loa Màng gì nó cũng là 1 thông tin khá bổ ích. Bản thân em nghe loại Màng này cũng có ấn tượng tốt, nhưng đó cũng không phải là loại em khoái nhất.
Thôi cứ đọc các bài báo đó mặc dù là không hẳn 100%, cứ thấy loa hay sao mắc quá!
Nói theo kiểu hồi xưa đi: màng loa có âm thanh tốt..
Vì không thể làm 1 màng loa trung thực với tất cả các nhạc cụ ( chưa thèm nói đến tiếng người). Các kỹ sư của chúng ta cố gắng làm ra âm thanh tốt. Thật khó định nghĩa thế nào là âm thanh tốt nó cũng không hẳn là âm nhạc. Âm thanh tốt có lẽ nằm trong phần lý thuyết tâm lý tai và não bộ người quá, thay vì nghiên cứu tiếp chúng ta nên dùng thiết bị đo tối tân nhất Tai chúng ta và bộ Vi Xử Lý não bộ để tự nhận biết âm thanh tốt. Nhưng âm thanh không tốt thì dễ dàng phát hiện hơn nhiều nó là tiếng ồn, tiếng ồn làm chúng ta mệt mỏi làm chúng ta khó chịu. Nếu không bị dẫn dắt tâm lý bởi quảng cáo. Một cách tự tin em nghĩ tất cả chúng ta đều phát hiện ra được.

Bây giờ giả sử các Bác đã tìm được loại Màng loa có âm thanh theo Bác là tốt ít gây mệt mõi giúp các Bác thư giản sau những lúc căng thẳng. Chỉ còn 1 bước nữa thôi là tìm được bạn đời rồi.
Xác định mức âm lượng mình hay nghe nhất.
Nếu thường xuyên nghe rất nhỏ, nhỏ hơn mức các bạn bè xung quanh nhiều. Các Bác nên dùng màng loa thật mỏng và nhẹ. Khuyết điểm của nó là chỉ nhích Volume lên 1 chút nó sẽ bị chói. Chói là 1 trong những hiện tượng biến dạng của Màng loa. Không khắc phục được khi mở lớn. Nếu muốn khắc phục bổn hãng chỉ cần tính toán lại và làm dày hơn 1 chút. Lúc này nghe vẫn hay bình thường nhưng phải ở mức lớn hơn mới đầy đủ. Đêm khuya cần nghe thủ thỉ thấy âm sắc thiếu đi rất nhiều.
Một số Bác dùng loa Fo… và loa Lo.. hay chê về vấn đề này, khắc phục rất dễ mở nhỏ thôi. Dòng loa này làm xong không nên đem thi thố làm gì, bị chê là cái chắc. Xung quanh cả chục người phải mở to, dỡ là phải. Đây là dòng loa đặc biệt cũng khá cao cấp chứ chẳng phải trình độ gì, phục vụ cho 1 nhóm nhỏ khách hàng có vấn đề về sức khỏe ( hic trong đó có em).
Độ dày, cứng của màng loa không cần phải là chuyên gia làm chi cho mệt. Nếu nghe ở mức âm lượng hay nghe mà thấy đầy đủ là OK. Một số loa nếu có độ dày cứng một cách hơi quá đáng thì nên cẩn thận 1 chút. Mỏng quá thì quá nhạy cảm, nhích Volume chút là đã chói. Nếu quá dày quá cứng coi chừng là loa sân khấu.
Nếu làm được một cái loa vừa mở rất nhỏ cũng hay mở cực lớn cũng hay. Thì tất cả chúng ta đều dùng chung loa với dân chuyên nghiệp rồi. Hàng đỉnh bên chuyên nghiệp cũng rẻ òm mà.

Lỡ viết tới đây thì ráng thêm chút nữa về loa coi Fin, loa Karaoke luôn cho rồi. Hai thứ này em chẳng khoái, em toàn coi phim tình cảm, Karaoke toàn ra quán. Bộ Karaoke em mua về đã 4 năm, hát đúng 3 lần. Lần nào cũng tốn hơn ra quán, đã vậy còn làm cực ba mẹ và hàng xóm nữa.
Loa Karaoke
Định nghĩa: Là Loa sân khấu chuyên nghiệp gia đình . Được cân chỉnh và trình diễn bởi những người không chuyên nghiệp. Gọi chung là tự biên tự diễn tự thưởng thức. Hèn chi thấy ai cũng khen hay.
Rất ít ai hát Karaoke mà mở nhỏ đó là yếu tố quan trọng nhất. Thiết kế theo kiểu tối đa cho công suất. Loa to nhưng nhét vào thùng nhỏ, khiến cho nó khó cục cựa dẫn đến gia tăng công suất chịu đựng. Loa có tiếng Bass như Boom nên ngày xưa gọi là Boom Box sau này qua Nhật thì đổi thành Karaoke. Loa Karaoke hát Karaoke là hay nhất.?
Muốn hát karaoke hay việc đầu tiên Ka sĩ phải hát hay, và 1 có cái Micro tốt, quan trọng hơn cái loa. Micro cũng như loa không nghe ca thử thì tuyệt đối không mua.
Nếu đã từng thử loa Tannoy hát Karaoke sẽ biết ngay là loa nào hát hay hơn, hay chết bỏ.
(đây là thí nghiệm khoa học vui, người viết không chịu trách nhiệm trong bất cứ hoàn cảnh nào. Điều kiện an toàn : hoàn toàn tỉnh táo, loa là của mình, cách ly bạn nhậu, đặc biệt tại nơi hát để 1 tấm mút dày 0.5m để lỡ rớt Micro cũng không sao).
Loa xem phim:
1 năm chỉ có vài phim hành động, 1 số phim khi chiếu ngoài rạp cả tháng sau mới có dĩa, phim hay mà chờ lâu như vậy cũng mệt. Một hệ thống loa được xem là xem phim hay có nghĩa là nó phản ứng tiếng ồn tốt. Nó phải thể hiện tốt các âm thanh ồn ào ,kèn xe kêu bin bin, xe đụng bể kính, lâu lâu lại phải thả một bài nhạc tình cảm lúc lâm ly.
Nói là loa xem phim chứ phần lớn chúng ta dùng nó để nghe nhạc và nhạc có hình DVD. Thật ra chẳng có hãng loa nào làm loa để xem phim hay đâu. Ăn học bao nhiêu năm bao nhiêu tâm huyết mới hiểu thế nào là âm thanh tốt bây giờ làm cho thật ồn ào họ có chết cũng không làm đâu. Tiêu chí của họ cũng là nghe nhạc hay còn mấy cái vụ kia thì cho bên tiếp thị họ làm.
Loa xem phim chỉ có loa siêu trầm (Sub Woofer) là hơi đặc biệt thôi . Ở đây chỉ nói đến loa siêu trầm thứ thiệt là những loa có thiết kế âm trầm vượt ngoài ngưỡng nghe dưới 20Hz. Thiết kế này nhằm tạo hiệu ứng như thật sau một vụ nổ Boom làm rung rinh căn phòng và người xem. Phần lớn các loa các Bác xem phim chỉ xứng đáng gọi là Module Bass thôi.

Em tổng kết lại phần công suất chịu đựng, phần này tưởng dễ không ngờ khó ghê:
- Công suất ghi trên loa hầu hết là công suất chịu đựng: chỉ rõ loa an toàn khi dùng tới mức công suất nào.
- Loa nghe nhạc chỉ thiết kế tới 1 mức âm lượng tại phòng nghe khoảng 115dB, nếu cần nghe lớn hơn, nên chuyển qua dùng loại chuyên nghiệp.
- Cùng là 1 củ loa càng mở rộng đáp ứng về tần số thấp công suất chịu đựng của loa càng kém đi ( vì ở tần số thấp để tái tạo âm thanh tương đương loa phải di chuyển nhiều hơn)
- Công suất chịu đựng của loa chỉ rõ nó sẽ không hư nếu trong giới hạn công suất. Nhưng Màng loa tuy không hư nhưng sẽ bể tiếng rất sớm khi nghe nhạc thật sự
- Mỗi loa hoạt động tối ưu trong mức âm lượng nào đó, quan trọng là gu người nghe.
2. Dải tần số đáp ứng:
Mời các Bác nghiên cứu thêm 1 chút về phòng câm âm( anechoic)
Đây là 1 phòng thí nghiệm, nó chẳng bao giờ tồn tại ở đời thường đối với con người. Chúng ta luôn đứng trên 1 mặt phẳng nào đó, chỉ con chim đang bay thì không. Phòng thí nghiệm này dùng rất nhiều trong khoa học, cái gì muốn phân tích âm thanh thì đưa vào đây, chứ ngoài đời nó phản xạ tùm lum sao mà tính nổi, kiểm tra độ ồn xe hơi, nhạc cụ, loa chỉ là phần phụ. Hồi xưa BBC dùng nó để thâu âm, sau bị khán giả la ó quá phải trãi thêm tấm gổ bên dưới, vì chúng ta luôn đứng trên 1 cái gì đó âm thanh nghe riết quen rồi, giờ nghe khác thấy tiếng vô duyên lắm. BBC mà còn nhầm lẫn trong âm thanh chúng ta nhầm lẫn là chuyện thường. Cấu tạo của nó thì hơi khủng khiếp chỉ không vang tới 20Hz thôi nó cần 1 thể tích phòng 250 mét khối, 6 mặt dán mút dày cỡ 1,5 mét. Muốn vô đó phải đi trên lưới sắt. Phòng này để thí nghiệm, các Bác làm theo nghe dỡ ráng chịu..
Giả sử cặp loa 2 tấc lúc nãy các Bác Diy là cặp loa đầu tiên trên thế giới. Sau khi dùng các tham số T/S của loa. Tham số này cho phép dự báo được đường cong đáp tần là phẳng của mỗi thùng loa nếu củ loa không đặc biệt lắm. Đem vào phòng câm âm đo thấy 9/10 với thiết kế. Xách về nhà đo lại thấy đầy gai ở tần số thấp có chổ nhổng lên gần 12dB. Ở tần số cao đo lúc này lúc khác. Đem kết quả so với đáp tần của Ampli thì thật đau đớn.
Ampli để ở đâu đo cũng vậy, loa thì khác nhiều nó phụ thuộc vào rất nhiều nơi đo.
Rất buồn khi nhìn đường cong đáp tần như vậy, bèn lấy CD ra nghe thử xem sao coi có cứu vãn được không. Hì hì Cd đâu mà nghe! Muốn nghe phải đi thu dĩa chứ. Vì đây là cặp loa đầu tiên nên trước khi đến nhà bạn nó sẽ chạy tới Studio trước. Tại đây với cặp loa họ sẽ trộn âm thanh các nhạc cụ lại cho vừa tai của họ, theo đường cong độ nhạy tai người, đôi khi theo thị hiếu nữa chứ không phải canh theo đường cong Loa lúc nãy chúng ta đo. Đường cong đó dùng để thiết kế loa chuẩn trong điều kiện không vang. Ở đây có 1 vấn đề khá lớn các kỹ thuật viên thâu âm chuẩn âm thanh ở mức âm lượng nào, điều đó mới là quan trọng. Sẽ quay lại sau đề tài này các Bác nhé.
Nếu phòng của bạn giống phòng thu thì nghe y chang.
Bạn muốn nghe hay hơn phòng thu, làm phòng có nhiều vật liệu gỗ hơn cho chất âm đẹp.
Mua mấy cái gối ôm về chất vô thêm. Mua ampli xịn hơn.

Nói 1 loa có đáp ứng tần số từ 50Hz đến 20Khz là 1 con số vô nghĩa nếu nó không cho biết tại 50Hz và 20Khz nó suy giảm bao nhiêu dB.
100 cái loa không có tới 1 cái ghi thông số thực này trong phòng không vang (Anechoic).
Hiện nay trên thế giới có 2 chuẩn AES và IEC. Như vậy còn chưa ác, các tiêu chuẩn này chỉ dùng để tham khảo. Các hãng loa đem về xào nấu thêm ra đủ thứ thông số tốt rồi đi đang ký chất lượng, cứ mỗi thứ họ bỏ đi 1 con số nên các nhìn vào đó các Bác biết đường nào mà lần. Pinknoise, Anechoic mỗi thứ có 1 chục loại. Thôi chúng ta làm theo cách cũ cách của BBC và Stereophile.
Các Bác không tin em đưa ra 1 dẫn chứng nho nhỏ thôi, người Đan Mạch tuyên bố họ không biết nói dối. Dạ! họ chỉ nói nữa sự thật thôi.
Đó là 1 cái loa nghe rất hay một hiệu loa em khá thích Loa J…
Loa này ghi:
Trở kháng: 4 Ohm
Độ nhạy : 90dB/2.83V/1M
Ghi vậy là hơi ăn gian nhưng là thật, nếu ghi theo quốc tế nó sẽ là
87dB/2V/1M hoặc 87dB/1W/1M vì nó là loa 4Ohm, có 1 số hãng chỉ ghi dB/1W
Và không ghi số mét…
Dải tần số đáp ứng ghi trên loa đọc xong thì em mù luôn, phần này nếu viết cho hữu ích nên viết trong âm học phòng nghe. Cái này em cũng đang nghiên cứu, em chưa được bước chân vô 1 phòng thu nào nên chẳng thể làm được. Nếu đi từ đó ra sẽ giúp ít thiết thực hơn cho các Bác. Em có người bạn có phòng thu, tại em làm biếng thôi..
- Nếu 1 cái loa ghi chính xác theo chuẩn 50Hz-20Khz -3dB
Nghĩa là loa của bạn không nghe được phím trầm nhất của đàn Piano rồi, nó 28Hz?
Không chính xác như vậy, chúng ta vẫn nghe thấy nhưng ở mức nhỏ hơn, nhưng nếu cùng lúc đó các phím trên cùng đánh thì đúng là chúng ta sẽ không nghe thấy phím thấp này.
Thật ra cái chúng ta muốn nghe thấy trong âm nhạc lại phụ thuộc vào ông thâu âm.
Em viết tới phần này cảm giác thật sợ sợ, đây gần như là việc đầu tiên em nghĩ đến. Chia sẽ cùng các Bác một ý nghĩ thoáng qua. Nếu họ dùng 1 cái Loa kiểm thính Monitor dưới chuẩn của chúng ta và Boot tần số 28Hz lên. Các Bác có loa bình thường thì được lợi, nhưng những Bác có loa dải tần rộng sẽ bị thiệt thòi nhiều lắm. Chọc vui thôi không có đâu! Các kỹ sư chắc chỉ chỉnh âm lượng trên từng nhạc cụ rồi trộn vào cho đều thôi. Họ là dân chuyên nghiệp chắc không Boot tầm bậy đâu.
Loa là 1 thiết bị thụ động các Bác đừng coi thông số của nó như cái máy bơm nước làm gì. Có 2 thông số các Bác cần tương đối quan tâm:
1. Thông số trở kháng: Cái này viết trên loa nhưng lại dùng cho Ampli ngoài ý nghĩa đó ra nó không có ý gì khác đâu. Đại ý khuyến cáo các Bác dùng Ampli cho an toàn. Để không làm hại Ampli
2. Công suất chịu đựng , thì lại dùng cho Loa sao cho an toàn, dùng Ampli dư công suất cảm giác vẫn an tâm hơn. Nhưng cẩn thận có con nhỏ, đi đâu về quên kiểm tra nút Volume bấm Play 1 cái thì..
3. Độ nhạy trong thông số T/S em sẽ nói rỏ hơn, thật sự nó không liên quan đến âm thanh như các Bác nghĩ đâu, nó nằm chủ yếu ở Màng loa.
4. Dải tần số đáp ứng do hãng ghi không trung thực nên chẳng biết đường nào mà lần.. Các Bác muốn nghe nhiều phần trầm nên tìm loa có thùng to. Loa to mà thùng nhỏ cũng không trầm hơn đâu.
Ngày mai em sẽ chia sẽ cùng các Diy về thông số T/S.
Trước khi viết các bài về loa em đã chuẩn bị cho các Bác các chương trình đo và mô phỏng rồi. Có nó mình cũng đỡ vất vả lắm. Đây là chương trình không chuyên nghiệp, nhưng có còn hơn không các Bác ạ.
Bật mí chút: em đã xem xét nhiều phần mềm mô phỏng rồi thấy Bass Box Pro là đơn nhất, nó còn có phần Wizard làm tới đâu nó chỉ tới đó. Nhược điểm là phần đo thông số T/S các Bác lại phải mua 1 cái AC milivolt chẳng rẻ gì. May mắn cách đây mấy năm em tìm được LspCad nó cần phần đo vốn không tới 10.000 VND. Cách đây mấy năm em có đo rồi thấy khá chính xác, công cụ này sẽ giúp nhiều cho các Bác lắm.
Riêng phần đo đáp tần em vẫn chưa tìm được chương trình nào ưng ý, Bác nào đã dùng qua phần mềm đo kiểm nào hay có thể chia sẽ với em để em nghiên cứu phục vụ. Nếu có kết hợp với 1 Micro chuẩn, em sẽ cố hiệu chuẩn lại cho các Micro bình thường, cái này em dự định thôi em không dám hứa các Bác ạ, nhưng em sẽ hết lòng.. Em nợ các Bác nhiều lắm, từ những đường link cực hay mà em mò mẫm hoài không được, những tranh luận của các Bác làm em sáng lòng. Cám ơn kiến thức của các Bác suốt bao năm qua..

.....Còn tiếp...........
 

lehoang40

New Member
Ðề: Tìm hiểu về loa.

...Tiếp theo........
AudioRefine đã viết:
Rất cảm ơn các Bác!
Lịch sử của việc ngồi gật gù trước 2 cái hộp
Vì lý do cá nhân nên tiến độ viết bài quá chậm chạm chủ yếu vì khi viết ra em mới phát hiện ra lỗ hổng kiến thức của mình. Em vẫn nghiên cứu học hỏi mỗi ngày. Do tự học nên kiến thức của em rất lan man
Chọn cách tiếp cận đúng em sẽ giúp ích cho các Bác, còn không chỉ làm mất thời gian quí báu của các Bác mà thôi.
Trong những ngày qua em đau khổ lắm, chẳng biết nên viết cho ai, viết theo lối nào.
Ngày hôm nay em đã tìm ra, em viết cho những trang giấy trắng, những con người còn ham thích âm nhạc.
Em vẫn gọi những người yêu nhạc và không rành về đồ âm thanh là trang giấy trắng. Vì chỉ có họ mới có thể trả lời chính xác về các thiết bị âm thanh có vai trò quan trọng như thế nào trong việc hưởng thụ âm nhạc. Theo quan sát của em nó chẳng đóng vai trò gì quan trọng cả.
Đứng ở góc độ kỹ thuật, mục đích của bất kì người kỹ sư chân chính nào cũng phải nắm rõ “ truyền đạt tối đa đầy đủ lượng thông tin đến khán giả”
Nhưng liệu người nghe nhạc có cần những điều đó không? Họ có cần trung thực và đầy đủ không?
Cách chúng ta nghe nhạc qua thiết bị âm thanh:
Cao quí vô cùng những ai còn nghe nhạc.
Lâu lâu đọc trên báo chúng ta thường thấy nam thanh nữ tú với sở thích đọc sách và nghe nhạc, cứ nghĩ điều đó là bình thường. Hôm nay em sẽ chứng minh cho các Bác thấy chỉ thua đọc sách 1 chút thôi nghe nhạc qua thiết bị âm thanh lại cao quí vô cùng.
Lịch sử việc nghe nhạc bằng thiết bị âm thanh( dàn máy):
TRước đây âm nhạc chỉ dành cho vua chúa, ngồi ăn nhậu có mỹ nữ hát cho nghe. Một năm có vài hội hè thì bà con nghèo mới được biết đến âm nhạc.
Rồi có 1 vị thánh ra đời Bác Thomas Edison, Bác này thì phòng đăng ký phát minh sáng chế nhẵn mặt, chán vô cùng. Nhưng có 1 hôm Bác ấy mang đến 1 thiết bị thu được tiếng nói người. Nó là 1 cái trục sáp quay với cây kim trên đó để thu tiếng người. Hôm đó khi nghe tiếng phát ra Lão trưởng phòng đăng ký ngã chổng vó, những người khác thì kinh ngạc chui xuống gầm bàn. Đó là lịch sử của dàn máy chúng ta đang nghe ngày hôm nay.
Ngày nay các kỹ sư vẫn không ngừng hoàn thiện cố gắng đưa đến đầy đủ thông tin âm nhạc hơn, đó là việc của họ. Nghiên cứu làm bán và thu lợi nhuận.
Tồn tại trên đời này khiến họ ngất ngư là Micro và Loa. Ở phần trước các Bác đã phần nào hiểu được không thể làm ra 1 cái Loa trung thực được. Chắc nhiều Bác đau khổ lắm, em sẽ tặng không cho các Bác một hệ thống hi end trung thực nhất xem các Bác có dám nhận không. Suy nghĩ kỹ đi nhé. Em tặng đây…
Các Bác thường hay khoái so sánh âm thanh của bộ dàn của mình với nhạc sống ( là nhạc hát đàn không qua Loa và Micro). Vì nó là đỉnh cao nhất trung thực nhất, em tặng cho các Bác xem coi nghe được mấy bữa. Cái gì mình đang có mình thường không quí cứ mãi tìm đâu xa lắm..
Xin lổi ca sĩ Tuấn Ngọc cho em dùng hình tượng của anh một chút vì ở Việt Nam ai cũng biết đến anh cả.
Tối nào về cũng nghe vài bản của anh ấy hát thì mới ngủ ngon được, thậm chí có những dĩa nghe tới nghe lui mấy chục năm mà vẫn không chán, mỗi lần nghe là một trãi nghiệm khác nhau, lúc thì nhớ bạn gái khi thì nhớ cô A, khi thì nhớ cô B, có lúc nhớ cả 2 cô. Lúc yêu Hà Nội lúc khoái Sài Gòn, lúc yêu mưa lúc yêu nắng..
Vì lý do nào đó Bác Tuấn Ngọc dọn về ở kế nhà mình. Và mình lại được Bác ấy hào phóng ngày nào cũng mời qua phòng trà nghe Bác ấy hát hoàn toàn miễn phí thích chưa?, 3 bữa thôi…dọn nhà.
Vì sao?
Cũng như đọc sách, bản thân việc nghe nhạc là sự tưởng tượng. Là sự trãi lòng ra với cảm xúc bất tận. Bạn không cần học tới tiến sĩ để nghe nhạc cổ điển , cũng không cần tiếng Anh tiếng Pháp như gió để nghe nhạc quốc tế, bởi vì em là người Việt Nam mà nghe mãi chẳng hiểu nhạc trẻ Việt Nam hiện nay muốn nói gì, em nghe như trơ người ra, chẳng hiểu một tí...
Lâu lâu nghe nhạc sống cảm giác thật là mãn nguyện, thõa mãn về âm thanh lời ca tiếng đàn thật rõ thật hay, được ngắm nhìn thần tượng. Nhưng cũng chính nó chi phối sự tưởng tượng của chúng ta. Ban nhạc Pink Floyd từng làm điều này họ dựng lên 1 bức tường chia cách với khán giả, ngoài lý do tượng trưng cho Album đó ( The Wall). Những nghệ sĩ tài ba này còn muốn nói lên nhạc của tui dùng để nghe suy ngẫm chứ không phải để nhìn.
Cũng chính vì sự tưởng tượng đó mà ngày ngày chúng ta vẫn thơ thẩn với bộ Stereo có tuổi đời mấy chục năm. Còn DVD nhạc có hình chỉ nghe vài lần rồi cất tủ.
Nhưng coi trên báo thấy muốn nghe nhạc cổ điển phải đầu tư bèo bèo cũng 5000USD. Mệt à nha thay vì thụ hưởng nó bạn lại phải làm việc quần quật nữa rồi. Với lại các tác giả lúc viết những giai điệu đẹp này không hiểu họ có nghĩ tới hậu quả này không nhỉ?
Trong thú vui nghe nhạc của bạn,cái gì là quan trọng nhất? là Bạn chứ còn cái gì vào đây nữa!!
Âm nhạc hay những loại hình nghệ thuật khác là nói lên cái đẹp. Khi nó nói về cái xấu như nhạc Rock cũng là muốn nhắc chúng ta sống tốt đẹp hơn. Làm sao cảm nhận được những thông điệp tốt đẹp ấy. Rất dễ và rất khó các Bác ạ, vì không dùng tiền mua được.
Một ví dụ vui chia sẽ cùng các Bác ở đây em dùng nhạc cổ điển, vì nghe nói loại này vừa học cao vừa tốn tiền mua máy móc dữ lắm. Ở đây ta có 2 người bạn một người cảm thụ được nó và một người không thể.
Người bạn thứ nhất cảm thụ được loại khó nhai này.
Bác này sáng dậy sớm cười tươi rói. Lên đường làm việc. Đi ra đầu ngõ thấy cụ bà đi chợ thì dắt qua đường. Lên xe buýt thì khỏi phải nói thấy phụ nữ trẻ em thì nhường ghế liền cho họ miệng luôn nở nụ cười. Thấy con gái đẹp cũng cười duyên nhưng không cười đểu. Vô công ty làm thì từ Bác bảo vệ đến chị lao công ai thấy cũng quí cũng yêu cũng muốn nói chuyện. Anh em đồng nghiệp thì kính nể vô cùng vì luôn nhường nhịn anh em, việc khó để mình ….

Còn tiếp ráng chờ nhé các Bác đừng dí quá, tội em
 

onggia

Well-Known Member
Ðề: Tìm hiểu về loa.

Bác cứ bỏ cái quote ra bác ơi,ghi rõ nguồn là được rồi :D
 

lehoang40

New Member
Ðề: Tìm hiểu về loa.

Các bác đọc thấy hay thì viết vài dòng khen bài viết và tác giả (AudioRefine của vnav) và cũng để phụ up cho anh em khác xem là được rồi, xin đừng bấm nút thank, mình chỉ có công copy và past mà thôi.
 

locnp

Well-Known Member
Ðề: Tìm hiểu về loa.

Để mô phỏng cấu tạo và hoạt động của củ loa các bác xem thêm hình minh họa sau:

Loudspk.gif


Xem qua thì thấy đơn giản nhưng để ra có được chất lượng âm học tốt thì ko hề đơn giản tí nào :D
 

lehoang40

New Member
Ðề: Tìm hiểu về loa.

Hôm nay mình quyết định lôi cái topic này lên lại vì mình muốn bổ sung thêm một số kiến thức căn bản về loa, dành cho các bác nào thích tìm hiểu. Lý ra mình đợi bác audiorefine viết tiếp, nhưng có lẽ bác ấy bận quá, nên bài viết bị bỏ lững nửa chừng, thôi thì mình tạm viết tiếp hầu các bác.

Tìm hiểu về phân tần thụ động của loa:


Nguồn tham khảo:
http://en.wikipedia.org/wiki/Audio_crossover
http://www.bcae1.com/xoorder.htm
Như các bác đã biết: việc làm ra một củ loa có thể đáp ứng từ âm trầm đến âm cao cho thật hay là điều rất khó, , gọi là loa toàn dãi (fullrange), mặc dù vẫn có những thương hiệu lớn đã làm ra những loa toàn dãi nỗi tiếng như Fostex, Lơther...., nhưng nhu cầu thưởng thức âm thanh tốt (nói theo cách nói của bác audiorefine) và đa dạng vẫn thôi thúc các Kỹ Sư làm ra các củ loa có âm thanh tốt trong một dãi tần nhất định, đó là loa cho dãi trầm tốt (gọi là woodfer), loa cho dãi trung tốt (midrange), loa cho dãi treble tốt (tweeter) và sau đó còn có siêu cao (supertweeter)... Các củ loa này ra đời thì phải kết hợp chúng lại với nhau, cho vào một thùng loa (hoặc nhiều modules thùng loa) và cần có một bộ phận để điều khiển nhịp nhàng các củ loa này với nhau: đó là bộ phân tần thụ động.
Chử phân tần thụ động dùng để phân biệt với dạng phân tần chủ động, cách phân biệt đơn giãn nhất là phân tần thụ động là các máy nằm bên ngoài loa, có nguồn điện riêng, có thể tăng gain và lọc tiếng, còn phân tần thụ động thì nằm bên trong loa, không có nguồn điện riêng và không thể tăng gain.

300px-Passive_Crossover.svg.png


300px-Active_Crossover.svg.png


Bộ phân tần là một bộ lọc điện tử dùng để ngăn chận một dãi tần nào đó vào trong củ loa, có 2 dạng lọc: hight pass crossover: cho âm có tần số cao đi qua và chặn âm có tần số thấp, low pass crossover: cho âm tần số thấp đi qua và chặn âm tần số cao lại.

Hight pass crossover:
Tức là làm giảm âm lượng ở tần số trầm muốn chặn: có 4 dạng, người ta gọi là phân tần bậc 1 (giảm 6dB), phân tần bậc 2 (giảm 12dB), phân tần bậc 3 (giảm 18db) và phân tần bậc 4 (giảm 24dB).

Trong phân tần bậc 1: tụ điện được mắc nối tiếp với loa theo cực dương, sẽ chặn các âm thanh có tần số thấp và cho các âm có tần số cao đi qua để đến với loa.

xo1sthi.gif


Trong phân tần bậc 2: ngoài tụ điện mắc nối tiếp với loa, ta còn có cuộn cảm mắc song song với loa, tức có đấu tiếp cực âm (tiếp đất): các âm thanh tần số thấp bị rò rĩ qua tụ, sẽ theo cuộn cảm mà đi vào cực âm và tiếp đất, tức là tiếp tục mất đi.

xo2ndhi.gif


Trong phân tần bậc 3 và 4: tương tự như vậy, độ dốc của âm thanh tần số thấp tiếp tục sâu hơn.

xo3rdhi.gif


xo4thhi.gif


Kết quả của mạch lọc hight pass sẽ cho đáp tuyến theo hình bên dưới:

xoslope.gif


Low pass filter:
Bộ lọc này có tác dụng ngược lại với Hight pass filter: tức giử lại các tần số thấp và làm giảm âm lượng các âm thanh tần số cao ở tần số muốn chận. Nó cũng có 4 dạng phân tần từ bậc 1 đến bậc 4.
Phân tần bậc 1: dùng một cuộn cảm duy nhất mắc nối tiếp với củ loa, nhằm ngăn chận các âm thanh tần số cao đi qua, độ dốc của đáp tuyến là - 6dB:

xo1stlo.gif


Phân tần bậc 2: thêm một con tụ mắc song song với loa, các âm thanh tần số cao thoát khỏi cuộn cảm thì sẽ theo tụ này đi vào dây đất mà ra ngoài: độ dốc -12dB

xo2ndlo.gif


Phân tần bậc 3 và bậc 4: Độ dốc của đáp tuyến cũng sâu hơn -18 và -24dB.

xo3rdlo.gif


xo4thlo.gif


Và hình ảnh đáp tuyến tương ứng:

xosloplo.gif



Trong phần này thì dễ nhận thấy:
- Tụ và cuộn cảm là 2 thành phần chính của bộ phân tần. Tụ nhằm ngăn tần số thấp đến loa (nếu mắc nối tiếp với loa) và cuộn cảm thì ngăn tần số cao đi đến loa (nếu mắc nối tiếp với loa). Trong trường hợp tụ và cuộn cảm mắc song song với loa sẽ có tác dụng ngược lại.
- Số lượng tụ + cuộn cảm nói đến bậc của bộ phân tần, số lượng tăng đồng nghĩa độ dốc của đáp tuyến càng sâu, càng đòi hỏi nhiều linh kiện và tốn kém. Tuy nhiên, không nhất thiết phải dùng phân tần bậc cao mới có thể có một thứ âm thanh tốt.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

lehoang40

New Member
Ðề: Tìm hiểu về loa.

Từ low pass filter và hight pass filter, người ta xây dựng một mạch lọc hạn chế dãi tần thấp lẫn cao gọi là bandpass filter, mạch này thường dùng cho củ loa midrange trong các loa 3 đường tiếng:

02260.png


02122.png


300px-Bandwidth_2.svg.png


Các dạng phân tần:

Ngoài phân loại phân tần loa theo số lượng tụ (Viết tắt là L, đơn vị Faraday) và cuộn cảm (viết tắt là C, đơn vị Henry), ta thấy từ phân tần bậc 2 trở đi đã xuất hiện 2 trị số trở lên đó là L và C, cùng một giá trị lọc, cùng một bậc phân tần, người ta có thể gia giảm giữa L và C để thay đổi hình dạng của độ dốc đáp tuyến, người ta gọi là hệ số Q: Q=[(R2C)/L]1/2. Có 4 dạng phân tần khác nhau tùy vào Q:

Chebychev: Q = 1
Butterworth: Q = .707
Bessel: Q = .58
Linkwitz-Riley: Q = .49

xoqslop.gif
 
Chỉnh sửa lần cuối:

lehoang40

New Member
Ðề: Tìm hiểu về loa.

Sự phối hợp về phase của các driver sau khi lắp phân tần thụ động:

Trong phân tần thụ động, mỗi một con tụ hay một cuộn cảm sẽ làm sóng âm thanh bị nhanh hay chậm đi một góc. Sự lệch phase giữa các driver ngay điểm cắt là điều cần xem xét đến:

Ví dị: khi ta ráp mạch phân tần bậc 2 theo kiểu Linkwitz-Riley:

croscal2.gif


Ta sẽ có đáp tuyến như sau:

xo2ndlra.gif


Các bạn chú ý các đường theo màu: Đường màu hồngmàu xanh lá là đáp tuyến của từng driver. Khi 2 driver được cắt tần, nó sẽ giao nhau tại 1 điểm và điểm này sẽ thấp hơn đáp tuyến phẳng là -6dB. Đối với phân tần bậc 2, 2 driver này sẽ lệch pha nhau 180 độ, nếu ta vẫn giữ nguyên cách nối truyền thống, nghĩa là bắt song song cực âm hay dương của driver này nối vào cực âm hay dương của driver kia, âm thanh lệch phase 180 độ sẽ triệt tiêu lẫn nhau (đường biểu diễn màu đỏ và đứt khúc), âm thanh tổng thể của loa sẽ bị mất một dãi tần nhỏ. Cách giải quyết: người ta sẽ đảo cực cho một trong 2 driver (thường là loa treble), từ ngược chiều phase 180 độ nó sẽ đồng phase với nhau, do đồng phase nó sẽ cộng hưởng với nhau tại điểm cắt và làm cho âm thanh tổng thể của loa phẳng (đường màu vàng).

Trong thực tế, việc giải quyết lệch phase không phải lúc nào cũng thuận lợi như trên, vì thường trong mạch phân tần, ngoài mạch cắt (hight pass filter hoặc low pass filter), người ta còn có thể dùng thêm các mạch Noch filter, mạch bù trở, mạch boot bass hoặc boot tweeter....vv.... do vậy tạo thêm nhiều lệch phase khác nửa, khi này thì cần phải có tính toán cụ thể trong từng mạch để làm cho 2 driver trùng phase lại.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

VAN_LOC

Well-Known Member
Ðề: Tìm hiểu về loa.

Chờ xem tiếp ................................................
 

m1984

Member
Ðề: Tìm hiểu về loa.

Cảm ơn anh Linh, bài viết rất hay, em đọc mà hào hứng, tiếc là nữa chừng thì :), giống như xem phim truyền hình dài tập vậy, đến đoạn cao trào thì hẹn khán giả chương trình chiếu phim ngày mai :)
 

lehoang40

New Member
Ðề: Tìm hiểu về loa.

Cảm ơn anh Linh, bài viết rất hay, em đọc mà hào hứng, tiếc là nữa chừng thì :), giống như xem phim truyền hình dài tập vậy, đến đoạn cao trào thì hẹn khán giả chương trình chiếu phim ngày mai :)

Cám ơn bác đã quan tâm, mình sẽ tiếp tục update thêm.
 
Bên trên