70% kiến thức ở trường không thể sử dụng

MyRom

Active Member
Chất lượng đào tạo chưa cao, sinh viên tốt nghiệp ra trường không tìm được việc làm là ý kiến được các đại biểu đưa ra tại hội thảo “Vấn đề và giải pháp gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội”
Hội thảo do Hiệp hội Các trường cao đẳng, trung cấp kinh tế kỹ thuật tổ chức tại Trường Trung cấp Công nghệ thông tin Sài Gòn ngày 30-3.

Theo các đại biểu, nguyên nhân dẫn đến sự cách biệt giữa đào tạo và sử dụng là do các trường chưa gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng của xã hội, chưa có thông tin dự báo chính xác… Hệ quả: Khoảng 70% kiến thức sinh viên học ở trường không thể sử dụng vào công việc. Các đại biểu đề xuất: Việc giao chỉ tiêu cho các trường phải căn cứ vào nhu cầu, doanh nghiệp cần tạo điều kiện cho sinh viên thực tập.

Link: 70% kiến thức ở trường kh


Cá nhân em khi theo học ĐH KHTN cực kỳ ngán ngẩm với các môn: lịch sử đảng, tư tưởng hcm, triết học, kinh tế chính trị. Thêm cái môn chủ nghĩa xã hội nữa chứ. :D:D
 

manhthang

Huyền Thoại
Ðề: 70% kiến thức ở trường không thể sử dụng

Trừ các môn chuyên ngành ra các môn học khác không mang lại ứng dụng thực tế nào. Ngày còn đi học em cũng có ý nghĩ y như bác.
Nhưng ra trường nhiều năm, va chạm nhiều trong đời sống mới thấy những thứ vô dụng cũng có tác dụng của nó.

Những kiến thức ngoài chuyên môn như môn tự nhiên đối với dân xã hội, môn xã hội đối với dân tự nhiên và các thứ lỉnh kỉnh khác giúp ta có kiến thức tổng quát trong cuộc sống. Tuy không phải 100% trả lời hết 15 câu Ai là triệu phú nhưng cũng không đến nỗi trở thành ngớ ngẩn khi gặp các câu hỏi trái nghề.
Ví dụ: 1 người học nhạc, kiến thức nhạc lý rất tốt nhưng cả tuổi thơ chỉ học nhạc, nhạc và nhạc nên học yếu các môn khoa học thường thức. Đến khi muốn sắm bộ dàn hi-end hoặc cao siêu hơn là chơi hẳn DIY thì những kiến thức về trở kháng, công suất, biến áp, dây dẫn ..... sẽ làm họ phát điên vì kiến thức về lý học và hóa học gần như không có.

Các môn học khiến ta có thể lẩn thẩn sau 1 thời gian học nó như triết học sẽ nâng tư duy của 1 học sinh PTTH lên thành sinh viên ĐH. Một người có tấm bằng ĐH có khả năng tiếp thu kiến thức mới nhanh hơn 1 người chỉ có tấm bằng PTTH trừ 1 số ít các bạn không được học ĐH do hoàn cảnh kinh tế. Có nghĩa là trong trường hợp không xin được công việc đúng ngành đã được đào tạo, 1 bạn tốt nghiệp ĐH vẫn sẽ thích nghi với công việc nhanh hơn 1 bạn chỉ tốt nghiệp cấp 3.

Mặc dù khi đi học em cũng không thích nhiều môn nhưng em vẫn cứ học đều tất cả các môn. Không chỉ khiến bảng điểm đẹp hơn mà còn giúp ra trở thành con người có ích hơn trong cuộc sống sau này.
 

vucovu

New Member
Ðề: 70% kiến thức ở trường không thể sử dụng

70% là hơi quá. Mấy sếp nhà mình cứ nói cho sướng miệng chứ có chịu nghiên cứu gì đâu (mà thực ra là làm gì có tiền dành cho nghiên với chả cứu, tiền chỉ dành để tiếp ... cái ấy thôi). Quan trọng là dân số VN có bằng Đại học sẽ nhiều hàng đầu thế giới thôi.
 

MyRom

Active Member
Ðề: 70% kiến thức ở trường không thể sử dụng

Trừ các môn chuyên ngành ra các môn học khác không mang lại ứng dụng thực tế nào. Ngày còn đi học em cũng có ý nghĩ y như bác.
Nhưng ra trường nhiều năm, va chạm nhiều trong đời sống mới thấy những thứ vô dụng cũng có tác dụng của nó.

Những kiến thức ngoài chuyên môn như môn tự nhiên đối với dân xã hội, môn xã hội đối với dân tự nhiên và các thứ lỉnh kỉnh khác giúp ta có kiến thức tổng quát trong cuộc sống. Tuy không phải 100% trả lời hết 15 câu Ai là triệu phú nhưng cũng không đến nỗi trở thành ngớ ngẩn khi gặp các câu hỏi trái nghề.
Ví dụ: 1 người học nhạc, kiến thức nhạc lý rất tốt nhưng cả tuổi thơ chỉ học nhạc, nhạc và nhạc nên học yếu các môn khoa học thường thức. Đến khi muốn sắm bộ dàn hi-end hoặc cao siêu hơn là chơi hẳn DIY thì những kiến thức về trở kháng, công suất, biến áp, dây dẫn ..... sẽ làm họ phát điên vì kiến thức về lý học và hóa học gần như không có.

Các môn học khiến ta có thể lẩn thẩn sau 1 thời gian học nó như triết học sẽ nâng tư duy của 1 học sinh PTTH lên thành sinh viên ĐH. Một người có tấm bằng ĐH có khả năng tiếp thu kiến thức mới nhanh hơn 1 người chỉ có tấm bằng PTTH trừ 1 số ít các bạn không được học ĐH do hoàn cảnh kinh tế. Có nghĩa là trong trường hợp không xin được công việc đúng ngành đã được đào tạo, 1 bạn tốt nghiệp ĐH vẫn sẽ thích nghi với công việc nhanh hơn 1 bạn chỉ tốt nghiệp cấp 3.

Mặc dù khi đi học em cũng không thích nhiều môn nhưng em vẫn cứ học đều tất cả các môn. Không chỉ khiến bảng điểm đẹp hơn mà còn giúp ra trở thành con người có ích hơn trong cuộc sống sau này.
:D:D Iem đồng ý với bác nhưng trái ngành thì cũng nên cho học in ít thôi. Đằng này mấy bác ấy cứ phải là đào tạo giỏi toàn diện mới chịu. Phàm ở đời mỗi người mỗi sở trường chứ còn cứ duy ý chí như thế lầy thì mớ kiến thức kia sẽ còn lãng phí thời gian tiền bạc của nhiều thế hệ hs nữa :D:D
 

tiensa

New Member
Ðề: 70% kiến thức ở trường không thể sử dụng

Cá nhân tớ, sau khi tốt nghiệp 10 năm. Nay chỉ cần biết cộng, nhân cho tốt là hoàn thành công việc xuất sắt rồi. Ít khi dùng đến trừ và chia
 

anwyn

Member
Ðề: 70% kiến thức ở trường không thể sử dụng

Trừ các môn chuyên ngành ra các môn học khác không mang lại ứng dụng thực tế nào. Ngày còn đi học em cũng có ý nghĩ y như bác.
Nhưng ra trường nhiều năm, va chạm nhiều trong đời sống mới thấy những thứ vô dụng cũng có tác dụng của nó.

Những kiến thức ngoài chuyên môn như môn tự nhiên đối với dân xã hội, môn xã hội đối với dân tự nhiên và các thứ lỉnh kỉnh khác giúp ta có kiến thức tổng quát trong cuộc sống. Tuy không phải 100% trả lời hết 15 câu Ai là triệu phú nhưng cũng không đến nỗi trở thành ngớ ngẩn khi gặp các câu hỏi trái nghề.
Ví dụ: 1 người học nhạc, kiến thức nhạc lý rất tốt nhưng cả tuổi thơ chỉ học nhạc, nhạc và nhạc nên học yếu các môn khoa học thường thức. Đến khi muốn sắm bộ dàn hi-end hoặc cao siêu hơn là chơi hẳn DIY thì những kiến thức về trở kháng, công suất, biến áp, dây dẫn ..... sẽ làm họ phát điên vì kiến thức về lý học và hóa học gần như không có.

Các môn học khiến ta có thể lẩn thẩn sau 1 thời gian học nó như triết học sẽ nâng tư duy của 1 học sinh PTTH lên thành sinh viên ĐH. Một người có tấm bằng ĐH có khả năng tiếp thu kiến thức mới nhanh hơn 1 người chỉ có tấm bằng PTTH trừ 1 số ít các bạn không được học ĐH do hoàn cảnh kinh tế. Có nghĩa là trong trường hợp không xin được công việc đúng ngành đã được đào tạo, 1 bạn tốt nghiệp ĐH vẫn sẽ thích nghi với công việc nhanh hơn 1 bạn chỉ tốt nghiệp cấp 3.

Mặc dù khi đi học em cũng không thích nhiều môn nhưng em vẫn cứ học đều tất cả các môn. Không chỉ khiến bảng điểm đẹp hơn mà còn giúp ra trở thành con người có ích hơn trong cuộc sống sau này.

Bác thật đáng khâm phục. Ngày em học vẽ để ôn thi đại học bảng điểm của em ở trường trông be bét, may mà không phải học lớp 13. Bây giờ học lớp Đồ họa thì lại phải học ở FPT Arena về máy tính. Oái ăm thay là em yêu quý Arena thì lại chỉ học có 2 năm vào buổi tối, lại còn không áp dụng được môn nào ở trường kia khi đi học ở A, trong khi kĩ năng máy tính và những gì tìm được trong thư viện ở A lại dùng để áp dụng để kiếm điểm ở cái trường không dạy máy tính giam mình đến 5 năm. Đúng là đời...
 

manhthang

Huyền Thoại
Ðề: 70% kiến thức ở trường không thể sử dụng

Bác thật đáng khâm phục. Ngày em học vẽ để ôn thi đại học bảng điểm của em ở trường trông be bét, may mà không phải học lớp 13. Bây giờ học lớp Đồ họa thì lại phải học ở FPT Arena về máy tính. Oái ăm thay là em yêu quý Arena thì lại chỉ học có 2 năm vào buổi tối, lại còn không áp dụng được môn nào ở trường kia khi đi học ở A, trong khi kĩ năng máy tính và những gì tìm được trong thư viện ở A lại dùng để áp dụng để kiếm điểm ở cái trường không dạy máy tính giam mình đến 5 năm. Đúng là đời...

Học đều tất cả các môn cũng có nhược điểm chứ không hoàn toàn là ưu điểm. Vì phải phân bổ thời gian, trí óc cho nhiều môn dẫn tới việc không tập trung phát triển tới đỉnh cao của 1 môn nào cả.
Bản thân em là dân chuyên văn cấp 2 + 3 nhưng cũng có niềm đam mê không nhỏ với toán, lý, hóa, sinh. Năm 96 đi thi ĐH em thi 3 trường Bách Khoa (khối A), Hàng Hải (khối K (Toán Lý Anh)) và Luật (khối C). mặc dù có thể tự hào đỗ cả trường nhưng cũng xấu hổ vì 2 trường dư 1 điểm, 1 trường vừa đủ điểm đỗ trong khi bạn bè đứa nào cũng khoe thủ khoa với á khoa.

Lợi ích của việc học đều nhiều môn không chỉ dừng ở bảng điểm đẹp như em đã nói ở trên, khi đang đi học thì đây chính là ưu điểm trước bọn con gái. Chả thế mà em đưa đón hoa khôi trường cấp 3 suốt cả 3 năm học (không phải xe đạp của em nhé :))), lợi ích này còn ảnh hưởng tới khả năng kiếm tiền sau này.
Chính khả năng thích ứng tốt nhiều môn học giúp ta có khả năng thích ứng tốt mọi tình huống trong công việc, trong cuộc sống, giúp ta nhạy bén trong công cuộc mưu sinh cũng như giúp ta tìm ra cách kiếm tiền theo cấp số nhân lũy tiến hàng năm (tiền sạch). Thu nhập hiện tại của em đã gấp hơn 50 lần ngày đầu mới ra trường và sẽ còn lũy tiến trong các năm tới chính là nhờ vào khả năng thích ứng nhanh với mọi ngành nghề, mọi công việc, mọi ngôn ngữ, thậm chí với mọi tầng lớp người trong xã hội.
 

dungdt2

New Member
Ðề: 70% kiến thức ở trường không thể sử dụng

Hãy thử xem ta đang bước trên 1 con đường, con đường đầy ổ gà, ổ voi và cả bom đạn. Kiến thức ở trường chỉ cho ta biết rằng con đường đó có những thứ đó, hãy quan sát thật kỹ để né tránh. Chứ nó ko dẫn bạn đi qua những thứ đó đâu, đừng đợi ở kiến thức học ở trường quá nhiều, sai lầm các sinh viên ạ.
Hãy nhó: đời là trường đại học tốt nhất!
 

ktq

Member
Ðề: 70% kiến thức ở trường không thể sử dụng

Do quan niệm học từ thầy cô nhiều người vẫn còn suy nghĩ là học đại học chính là bổ sung thêm kiến thức đại học để tiếp tục có cái xài ngoài đời như mấy cấp học phổ thông (cộng trừ nhân chia, vật lý, hóa học, ngữ văn...)

Theo mình thấy thì đại học ngày xưa thì thầy cô có bao nhiêu kiến thức thì truyền lại cho sinh viên, sv học bao nhiêu xài bấy nhiêu; còn bây giờ thì đại học chỉ là nơi thầy cô hướng dẫn sinh viên để tự định hướng tư duy và sinh viên cũng nên tâm niệm điều này.

Có mấy ai đã xài toán cao cấp (vi phân tích phân ma trận...) khi đi làm (ngoại trừ nghiên cứu chuyên sâu) nhưng cũng phải học vì không phải để sử dụng mà chỉ để biết nó có ứng dụng gì và mình có thể kiểm chứng kết quả hay không thôi (cái gì cũng có phần mềm, nhập vào cho kết quả, đúng sai thì tự đánh giá).

Không đòi hỏi phải dùng những kiến thức đã học để tự thân vận động nhưng học đại học thì quan trọng là học xong phải biết là phải đọc cuốn sách nào, nhờ anh kỹ sư nào, liên hệ công ty nào... để làm cái mình muốn.

Còn tự thân vận động thì sướng hay cực tùy người.
 

Jiro Tran

Member
Ðề: 70% kiến thức ở trường không thể sử dụng

Hãy thử xem ta đang bước trên 1 con đường, con đường đầy ổ gà, ổ voi và cả bom đạn. Kiến thức ở trường chỉ cho ta biết rằng con đường đó có những thứ đó, hãy quan sát thật kỹ để né tránh. Chứ nó ko dẫn bạn đi qua những thứ đó đâu, đừng đợi ở kiến thức học ở trường quá nhiều, sai lầm các sinh viên ạ.
Hãy nhó: đời là trường đại học tốt nhất!

Bác nói chuẩn Ultra HD luôn ! =D>

Em học kinh tế nhưng cũng thích táy máy computer nên đăng ký học thêm network ở Công viên Phần mềm Quang Trung hết 6 tháng vậy mà cũng Passed được cái test CCNA của Cisco... hihihi ;)
 
Ðề: 70% kiến thức ở trường không thể sử dụng

Không sử dụng kiến thức đã học là đúng. Tôi đã tốt nghiệp đại học cách đây 10 năm. Nhớ lại khoảng thời gian mình học thật là uổng phí. Tụi tui học nhiều môn mà đến giờ nghỉ lại không biết học những môn này làm quái gì. Về chuyên nghành nói thật tui học rất là nhiều môn nhưng chỉ mang tính chất giới thiệu chứ không chuyên sâu. Chuyên nghành của tui là điện tử. Khi học lập trình cho vi xử lý, PLC thì học bằng giấy. Học như vậy làm sao khá. Tui phải bỏ thêm 500K để ra ngoài học mà cũng chính là ông thầy dạy mình trên trường, khốn nạn đến thế là cùng. Tui học cách sử dụng phần mềm vẽ mạch thì cũng lại học qua sách , chả có thấy có cái máy tính kế bên để học. Vừa học vừa tưởng tượng. Khi về mở máy lên trong 3 giờ vọc máy là tui hoàn toàn sử dụng được. Rất nhiều môn qua cách học khốn nạn như vậy. 70% không sử dụng theo tui là vẫn là khách quan chưa chính xác, đối với tui nó phải trên 90%. Với chuyên môn đỉnh cao như vậy nên tôi tự chuyển qua học kinh doanh mà ông thầy của tui chính là khách hàng, thị trường và bản thân.
 

MyRom

Active Member
Ðề: 70% kiến thức ở trường không thể sử dụng

Không sử dụng kiến thức đã học là đúng. Tôi đã tốt nghiệp đại học cách đây 10 năm. Nhớ lại khoảng thời gian mình học thật là uổng phí. Tụi tui học nhiều môn mà đến giờ nghỉ lại không biết học những môn này làm quái gì. Về chuyên nghành nói thật tui học rất là nhiều môn nhưng chỉ mang tính chất giới thiệu chứ không chuyên sâu. Chuyên nghành của tui là điện tử. Khi học lập trình cho vi xử lý, PLC thì học bằng giấy. Học như vậy làm sao khá. Tui phải bỏ thêm 500K để ra ngoài học mà cũng chính là ông thầy dạy mình trên trường, khốn nạn đến thế là cùng. Tui học cách sử dụng phần mềm vẽ mạch thì cũng lại học qua sách , chả có thấy có cái máy tính kế bên để học. Vừa học vừa tưởng tượng. Khi về mở máy lên trong 3 giờ vọc máy là tui hoàn toàn sử dụng được. Rất nhiều môn qua cách học khốn nạn như vậy. 70% không sử dụng theo tui là vẫn là khách quan chưa chính xác, đối với tui nó phải trên 90%. Với chuyên môn đỉnh cao như vậy nên tôi tự chuyển qua học kinh doanh mà ông thầy của tui chính là khách hàng, thị trường và bản thân.

:D:D Quy chiếu theo thời gian tốt nghệp chắc bác này tầm tuổi mình đây: 79-80 phỏng ạh? :D:D
 

manhthang

Huyền Thoại
Ðề: 70% kiến thức ở trường không thể sử dụng

Không sử dụng kiến thức đã học là đúng. Tôi đã tốt nghiệp đại học cách đây 10 năm. Nhớ lại khoảng thời gian mình học thật là uổng phí. Tụi tui học nhiều môn mà đến giờ nghỉ lại không biết học những môn này làm quái gì. Về chuyên nghành nói thật tui học rất là nhiều môn nhưng chỉ mang tính chất giới thiệu chứ không chuyên sâu. Chuyên nghành của tui là điện tử. Khi học lập trình cho vi xử lý, PLC thì học bằng giấy. Học như vậy làm sao khá. Tui phải bỏ thêm 500K để ra ngoài học mà cũng chính là ông thầy dạy mình trên trường, khốn nạn đến thế là cùng. Tui học cách sử dụng phần mềm vẽ mạch thì cũng lại học qua sách , chả có thấy có cái máy tính kế bên để học. Vừa học vừa tưởng tượng. Khi về mở máy lên trong 3 giờ vọc máy là tui hoàn toàn sử dụng được. Rất nhiều môn qua cách học khốn nạn như vậy. 70% không sử dụng theo tui là vẫn là khách quan chưa chính xác, đối với tui nó phải trên 90%. Với chuyên môn đỉnh cao như vậy nên tôi tự chuyển qua học kinh doanh mà ông thầy của tui chính là khách hàng, thị trường và bản thân.

Bộ não cũng như cơ bắp, phải có sự luyện tập thường xuyên thì mới khỏe, mới nhanh nhẹn.
Nếu như không trải qua huấn luyện cơ bản làm sao mà học nâng cao?
Vận động viên thể thao nếu không có cả 1 quá trình rèn luyện nhiều năm làm sao có thành tích (nên biết là quá trình rèn luyện có tập cả những động tác chả ăn nhập gì với chuyên môn)?
Một bộ não không được luyện tập, học tập cách tư duy thì làm sao mà biết tư duy?
Bác nào tự thấy nền giáo dục là vô ích thì cứ việc áp dụng cho các thế hệ sau của bản thân. Chỉ cần cho con đi học biết đọc, biết viết, biết cộng trừ nhân chia rồi cho đi học chuyên môn luôn xem có học nổi không.

Hàng ngày không chịu tập đứng lên ngồi xuống mà đòi trở thành vận động viên điền kinh thì chắc chỉ có siêu nhân GAO.
 

ktq

Member
Ðề: 70% kiến thức ở trường không thể sử dụng

Không đi học thì 30% còn lại cũng không có nốt. Thôi cố lên các bác à, em sẽ kiến nghị để giảm xuống mỗi năm tỷ lệ tương đương tỷ lệ lạm phát.
 
Ðề: 70% kiến thức ở trường không thể sử dụng

Bộ não cũng như cơ bắp, phải có sự luyện tập thường xuyên thì mới khỏe, mới nhanh nhẹn.
Nếu như không trải qua huấn luyện cơ bản làm sao mà học nâng cao?
Vận động viên thể thao nếu không có cả 1 quá trình rèn luyện nhiều năm làm sao có thành tích (nên biết là quá trình rèn luyện có tập cả những động tác chả ăn nhập gì với chuyên môn)?
Một bộ não không được luyện tập, học tập cách tư duy thì làm sao mà biết tư duy?
Bác nào tự thấy nền giáo dục là vô ích thì cứ việc áp dụng cho các thế hệ sau của bản thân. Chỉ cần cho con đi học biết đọc, biết viết, biết cộng trừ nhân chia rồi cho đi học chuyên môn luôn xem có học nổi không.

Hàng ngày không chịu tập đứng lên ngồi xuống mà đòi trở thành vận động viên điền kinh thì chắc chỉ có siêu nhân GAO.

Bác nói đúng nhưng chưa đủ. Một vận động viên muốn đạt thành tích cao không những cần ý chí, tinh thần học hỏi.... mà còn phải cần đến phương pháp giảng dạy, các định hướng của 1 tổ chức, cơ sở vật chất phải tốt .... những thứ đó một mình vận động viên không thể làm được. Những thứ ngoài tầm với như vậy thì trách nhiệm thuộc về ai? Về vận động viên ư? Bác thử nghỉ xem hầu hết những người giỏi nếu không được đào tạo tại nước ngoài thì họ có thể phát huy hết khả năng của họ không. Lê Bảo Châu là một minh chứng. Bác có thấy ngày càng nhiều người đi du học hay không? Nếu ở VN tốt thì chả ai ngu dại gì đi. Cái chuyện mà nhiều người đánh giá nền giáo dục VN thấp thì không phải là mới, nó đã được nói quá nhiều nhưng không tiến triển. Rốt cuộc chỉ có dân nghèo là chịu thiệt
 

manhthang

Huyền Thoại
Ðề: 70% kiến thức ở trường không thể sử dụng

Bác nói đúng nhưng chưa đủ. Một vận động viên muốn đạt thành tích cao không những cần ý chí, tinh thần học hỏi.... mà còn phải cần đến phương pháp giảng dạy, các định hướng của 1 tổ chức, cơ sở vật chất phải tốt .... những thứ đó một mình vận động viên không thể làm được. Những thứ ngoài tầm với như vậy thì trách nhiệm thuộc về ai? Về vận động viên ư? Bác thử nghỉ xem hầu hết những người giỏi nếu không được đào tạo tại nước ngoài thì họ có thể phát huy hết khả năng của họ không. Lê Bảo Châu là một minh chứng. Bác có thấy ngày càng nhiều người đi du học hay không? Nếu ở VN tốt thì chả ai ngu dại gì đi. Cái chuyện mà nhiều người đánh giá nền giáo dục VN thấp thì không phải là mới, nó đã được nói quá nhiều nhưng không tiến triển. Rốt cuộc chỉ có dân nghèo là chịu thiệt

Kiến thức "vô ích" nhưng vẫn cần thiết. Nền giáo dục VN đang ở mức cao hay thấp không cần nói cũng nhiều người biết
Tuy nói là nền giáo dục VN còn nhiều vấn đề nhưng rất nhiều người chỉ học ở VN cũng đủ sức thi lấy học bổng các trường danh tiếng trên thế giới. Khi đi ra học tập tại nước ngoài cũng đủ để bạn bè phải kính nể. Ngay GS Ngô Bảo Châu cũng học xong cấp 3 mới sang Pháp cơ mà. Nếu không có cái nền tảng từ VN thì chắc gì đã dám sang Pháp mà du học.
Cái khó ở chỗ là từ học tập tới thực tiễn ở VN còn xa vời quá, học 10 chỉ dùng được 3 nhưng thừa còn hơn thiếu. Bản thân em chưa từng du học nhưng bạn bè quốc tế không ít. Kiến thức chuyên môn không nói, kiến thức tổng hợp trong cuộc sống toàn chúng nó ngán em chứ em đâu có ngán chúng nó.
Hay như khi học chứng chỉ IICL em vẫn đỗ thứ 2 như thường trong khi nhiều thằng được hưởng nền giáo dục tiên tiến, lại được học bằng tiếng mẹ đẻ mà thi cũng chỉ vừa điểm đỗ 70/100 thì giải thích làm sao?
 
Ðề: 70% kiến thức ở trường không thể sử dụng

Kiến thức "vô ích" nhưng vẫn cần thiết. Nền giáo dục VN đang ở mức cao hay thấp không cần nói cũng nhiều người biết
Tuy nói là nền giáo dục VN còn nhiều vấn đề nhưng rất nhiều người chỉ học ở VN cũng đủ sức thi lấy học bổng các trường danh tiếng trên thế giới. Khi đi ra học tập tại nước ngoài cũng đủ để bạn bè phải kính nể. Ngay GS Ngô Bảo Châu cũng học xong cấp 3 mới sang Pháp cơ mà. Nếu không có cái nền tảng từ VN thì chắc gì đã dám sang Pháp mà du học.
Cái khó ở chỗ là từ học tập tới thực tiễn ở VN còn xa vời quá, học 10 chỉ dùng được 3 nhưng thừa còn hơn thiếu. Bản thân em chưa từng du học nhưng bạn bè quốc tế không ít. Kiến thức chuyên môn không nói, kiến thức tổng hợp trong cuộc sống toàn chúng nó ngán em chứ em đâu có ngán chúng nó.
Hay như khi học chứng chỉ IICL em vẫn đỗ thứ 2 như thường trong khi nhiều thằng được hưởng nền giáo dục tiên tiến, lại được học bằng tiếng mẹ đẻ mà thi cũng chỉ vừa điểm đỗ 70/100 thì giải thích làm sao?

Chúng ta không nói về con người VN mà đang nói về chất lượng đào tạo tại VN. Bản thân tôi là một sản phẩm của nền đào tạo đó. Nó quá tệ. Có phần cũng là do bản thân, cũng có phần là do những nguyên nhân khác nhưng phần lớn là do cách đào tạo, cơ sở vật chất v.....v ... Do đó đừng nói rằng người VN ta giỏi, dành nhiều học bổng tại các đại học danh tiếng..là do giáo dục VN tạo nên. (Tôi cho rằng mọi người trên thế giới đều giỏi như nhau, chẳng qua vì tích chất dân tộc mà chúng ta cho rằng người VN là giỏi). Do đó nếu so các quốc gia khác thì chúng ta đứng hàng thứ mấy về số người lấy được học bổng ???
Bác lấy chứng chỉ IICL mà đứng thứ 2 thế bác có tự hỏi rằng bác tiêu thụ kiến thức tốt hơn những người cùng khóa thi hay không ? Hay chỉ số IQ của bác cao hơn những người khác khiến bác đỗ cao v...v.. chứ không phải bác có được điểm số cao là do thừa kế lại của nền giáo dục VN.
Ngô Bảo Châu sẽ không bao giờ nổi tiếng nếu ổng còn ở VN.
Những thứ phát minh của người VN khi sống và làm việc tai VN là con số rất thấp chắc bác cũng thấy điều này.
Người VN chỉ có thể phát triển hơn khi được đào tạo ở nước ngoài. Còn cứ ở trong nước thì cũng cứ quanh quẫn ở cái cối xay
 
Chỉnh sửa lần cuối:

EDelter

Member
Ðề: 70% kiến thức ở trường không thể sử dụng

Do quan niệm học từ thầy cô nhiều người vẫn còn suy nghĩ là học đại học chính là bổ sung thêm kiến thức đại học để tiếp tục có cái xài ngoài đời như mấy cấp học phổ thông (cộng trừ nhân chia, vật lý, hóa học, ngữ văn...)


Có mấy ai đã xài toán cao cấp (vi phân tích phân ma trận...) khi đi làm (ngoại trừ nghiên cứu chuyên sâu) nhưng cũng phải học vì không phải để sử dụng mà chỉ để biết nó có ứng dụng gì và mình có thể kiểm chứng kết quả hay không thôi (cái gì cũng có phần mềm, nhập vào cho kết quả, đúng sai thì tự đánh giá).


Còn tự thân vận động thì sướng hay cực tùy người.

Theo mình, sử dụng mấy cái tích phân, vi phân ma trận mới chính là kỹ sư, cử nhân đích thực. VD có 1 khách hàng cần đo diện tích của 1 bề mặt nào đó mà người ta không muốn mua licence của phần mềm nào hết. Lúc đó kỹ sư phải đưa ra giải thuật và lập trình ra 1 cái tool nho nhỏ để giải quyết vấn đề ;)
 

ktq

Member
Ðề: 70% kiến thức ở trường không thể sử dụng

Nếu Ngô Bảo Châu tới Mỹ, Canada, Nhật Bản... trước thì cũng chưa chắc là ông ấy nổi tiếng như bây giờ. Vậy khi qua Thái, Sing, Mã, Trung Quốc.. thì sao ? Chắc còn tệ hơn nhỉ nhưng nhiều người sẽ bảo rằng vẫn hơn khi ở lại VN.

Nói vậy để thấy rằng dùng từ nếu trong những việc này là rất..rất nhảm nhí.

Công nhận là nền giáo dục còn yếu nhưng tới mức phủ nhận nó thì quả thực là nước đổ đầu vịt hay sao ?
 

manhthang

Huyền Thoại
Ðề: 70% kiến thức ở trường không thể sử dụng

Nếu Ngô Bảo Châu tới Mỹ, Canada, Nhật Bản... trước thì cũng chưa chắc là ông ấy nổi tiếng như bây giờ. Vậy khi qua Thái, Sing, Mã, Trung Quốc.. thì sao ? Chắc còn tệ hơn nhỉ nhưng nhiều người sẽ bảo rằng vẫn hơn khi ở lại VN.

Nói vậy để thấy rằng dùng từ nếu trong những việc này là rất..rất nhảm nhí.

Công nhận là nền giáo dục còn yếu nhưng tới mức phủ nhận nó thì quả thực là nước đổ đầu vịt hay sao ?

Vậy em mới nói, ai có ý nghĩ tiêu cực đến mức như thể nền giáo dục VN vô tác dụng thì cứ việc áp dụng 1 nền giáo dục có tác dụng lên chính bản thân mình và các thế hệ sau của mình như đi du học từ mẫu giáo, tự dạy nhau học ở nhà bằng các phương pháp tiên tiến :)
Công nhận rằng nền giáo dục hiện tại của VN còn yếu kém, còn tồn tại nhiều vấn đề rất phản giáo dục như: học thêm, số sách vở học sinh phải theo nặng gần bằng trọng lượng của học sinh, chương trình giáo dục thay đổi còn nhanh hơn thay áo, đưa chữ e lên đầu bảng chữ cái, ...... nhưng không có nghĩa nó không có tí hiệu quả nào. Nếu đúng không có tí hiệu quả nào thì không hiểu VN đang tồn tại và phát triển thế nào? Dựa trên nền tảng xã hội toàn những kẻ không có kiến thức thực tế à? Không có kiến thức thực tế mà vẫn nuôi sống nhau được thì cũng tài đấy chứ.

Cùng gặp 1 vấn đề trong công việc, thường thì 1 người có bằng ĐH tìm ra cách giải quyết nhanh hơn 1 người chỉ có bằng cấp 3 trong trường hợp vấn đề mới mẻ như nhau với cả 2 người. Vì sao? Vì học ĐH là tự học, tự nghiên cứu, Giảng viên chỉ đóng vai trò hướng dẫn khác với Giáo viên là người đóng vai trò dạy dỗ ở các cấp học sinh. Tức là học ĐH bạn phải học cái tư duy tự thân vận động, không ỷ lại vào giáo viên theo cái lối học đọc chép ở trường phổ thông.
Do bằng cấp ở VN nhiều khi không phản ánh đúng thực lực của từng người nhưng đứng trên vị trí người tuyển dụng em vẫn cứ ưu tiên các ứng viên tốt nghiệp ĐH có điểm số thi tuyển như nhau vào cùng 1 vị trí.
 
Bên trên