Dự án Dâu Tây - Transport nền tảng Raspberry Pi chất lượng cao

tml3nr

Moderator
Cái cản nhiêũ này chỉ cần quan tâm đến phần analog thôi hay phần digital cũng cần hả bác. Liệu mình có làm phức tạp vấn đề lên quá không vì em cũng thấy mấy con như gungir hay ares r2r bọn nó cũng có che chắn gì đâu nhỉ
Những cái can thiệp kiểu này theo em mình nên xem như là các loại tweak. Tức là các mẹo nhỏ để cải thiện âm thanh. Nói đúng hơn là làm cho âm thanh nó khác đi. Vì chưa chắc là cái tweak đó nó ĐÚNG với ý đồ của nhà thiết kế. Nếu khác biệt đó mình thấy hay hơn, phù hợp hơn thì dùng. Còn nếu không thì mình dùng theo... default.

Thí dụ như các cd hay amp đắt tiền. Hãng họ vẫn dùng dây nguồn theo máy loại thường. Nếu so với các dây nguồn rời chắc không hơn sợi 2tr.

Vậy khi mình thay vào sợi dây nguồn mắc tiền hơn nhiều. Âm thanh nó có hay hơn hay không? Chắc chắn là nó khác. Nhưng hay hơn hay không là tùy theo tình trạng của hệ thống và theo gu người nghe.

Vụ thay cầu chì theo máy em thấy cũng y như vậy.

Quan trọng nhất là mình chỉ nên thử những cái tweak này sau khi hệ thống đã ổn hơn 90%. Vì nếu xài lung tung khi hệ thống chưa ổn nó sẽ gây rắc rối thêm, khó kiểm soát.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

trung224

Well-Known Member
@do_long_khach : Thật ra em dùng Mu-metal vì tính em cầu toàn, thích làm hết mức có thể. Nếu bác định cản nhiễu do mainboard máy tính ( + core i3) trở lên gây ra cho hiệu quả thì em nghĩ cần đến Mu-metal, còn nếu cản nhiễu cho RPi thì em nghĩ dùng lớp nhôm dày tầm 2-3mm cũng là quá đủ.

@lionheart : Che chắn kiểu này thực sự có tác dụng rõ nhất là cho mạch analog. Tuy nhiên, bât cứ mạch digital nào dính đến clock thì cũng cần. Gungnir hay Ares R2R hay các DAC khác không có vì có những lý do sau, đầu tiên là mấy con DAC đó đối với em hay bác là to nhưng nếu so với thị trường DAC thì chỉ là muỗi đốt inox, ở tầm giá đấy bọn nó sẽ chỉ làm những cái gì cơ bản thôi, còn những gì cái nâng cao như che chắn thì sẽ bỏ qua. Thứ hai, lượng nhiễu điện từ do các con chip DAC gây ra là nhỏ hơn rất nhiều so với chip ARM trên Pi, đồng thời khoảng cách từ nó đến các phần mạch đều đủ xa để có thể tạm chấp nhận cho việc không che chắn. Ở đây chúng ta có nguồn nhiều nhiễu hơn hẳn là RPi, khoảng cách từ bo DAC/HAT đến Pi chỉ gần 2cm thì việc che chắn là cần thiết.

Cái chip gây nhiễu điện từ nhiều nhất trong con DAC là chip nhận và xử lý tín hiệu USB, nên em khuyên nếu không dùng đến USB và mạch nhận tín hiệu USB là mạch gắn ngoài (ví dụ như con Gungnir của em) thì nên tháo béng nó ra cho đỡ nhiễu. Em đã chuột bạch và thấy có hiệu quả.

Dĩ nhiên, như bác nói thì chuyện che chắn nhiễu này có vẻ là làm phức tạp hóa vấn đề. Tuy nhiên, cá nhân em đứng dưới góc độ 1 kĩ sư thì thấy thà mình cầu toàn còn hơn là bỏ qua những cái đáng phải làm. Với lại, đây là diy, tức là mình hoàn toàn có quyền làm những cái mà những món đồ hãng mình mua được ko thể làm vì lý do bị giới hạn bởi giá thành phẩm.

Nếu bác để ý kĩ thì Briscati M1, Berkeley Reference DAC, Gryphon Kaliope, AMR DP777, MSB Analog/Select và cả Nagra HD-DAC , Esoteric DAC/CDP họ đều thực hiện việc chắn nhiễu giữa các module trong DAC của họ. Transport thì nhìn vào Aurender N10
 
Chỉnh sửa lần cuối:

trung224

Well-Known Member
Những cái can thiệp kiểu này theo em mình nên xem như là các loại tweak. Tức là các mẹo nhỏ để cải thiện âm thanh. Nói đúng hơn là làm cho âm thanh nó khác đi. Vì chưa chắc là cái tweak đó nó ĐÚNG với ý đồ của nhà thiết kế. Nếu khác biệt đó mình thấy hay hơn, phù hợp hơn thì dùng. Còn nếu không thì mình dùng theo... default.

Thí dụ như các cd hay amp đắt tiền. Hãng họ vẫn dùng dây nguồn theo máy loại thường. Nếu so với các dây nguồn rời chắc không hơn sợi 2tr.

Vậy khi mình thay vào sợi dây nguồn mắc tiền hơn. Âm thanh nó có hay hơn hay không? Chắc chắn là nó khác. Nhưng hay hơn hay không là tùy theo tình trạng của hệ thống trước đó và theo gu người nghe.

Vụ thay cầu chì theo máy em thấy cũng y như vậy.

Quan trọng nhất là mình chỉ nên thử những cái tweak này sau khi hệ thống đã ổn hơn 90%. Vì nếu xài lung tung khi hệ thống chưa ổn nó sẽ gây rắc rối thêm.
Em thì thấy cái cản nhiễu này không gọi là tweak. Vì tweak là những cái thêm vào nhưng không giải thích được nguyên lý, ví dụ như dây nguồn, dây sata hay mấy cái kiểu quantum chip. Còn chuyện che chắn điện từ trường là những cái đã được nghiện cứu (ví dụ rõ nhất là cái báo cáo em đã dẫn link) và ở các sản phẩm audio đa phần không làm vì lý do chính là chi phí.
 

do_long_khach

Well-Known Member
Trung224: tôi định chắn giữa nguồn và phần còn lại trong DAC bác ạ. Pi thì định cài minimserver nhưng thấy nói ko hỗ trợ file ape nên bỏ một chỗ, pc mini fanless nên cũng chả biết che chắn chỗ nào
 

trung224

Well-Known Member
@do_long_khach : thế thì bác kiếm một tấm nhồm dầy tầm 2-3mm chắn giữa nguồn và phần còn lại là xong. Bác nhớ bắt vít với vỏ để lớp chắn được nối đất. Thật ra nếu dùng biến áp xuyến và khoảng cách giữa bo nguồn và phần tín hiệu là đủ lớn thì cũng không quan trọng lắm (vì biến áp xuyến leech nhiễu từ trường ra ngoài cực ít dù khả năng cản nhiễu từ AC in thì tệ)

Nếu DAC của bác có USB-in thì nên chắn nhiễu tránh để nó ảnh hưởng đến phần mạch analog, cái này em thấy quan trọng hơn
 
Chỉnh sửa lần cuối:

tml3nr

Moderator
Sáng nay mình chuột bạch làm thử. Lấy bao bì shield màu xám đen của 502dac gấp làm 6 cho vào 2 miếng bìa cứng mỏng nhét giữa Pi và 502dac bật lên thì cảm giác âm thanh khác biệt ngay,âm nền trong trẻo hơn, các nhạc cụ sắc hơn,âm trường rộng hơn, tuy toàn bộ nền âm dày hơn phải hạ audio buffer size xuống 1024 mới nghe vừa. Mình không hiểu khi có isolator giữa Pi và 502dac thì có phải chống nhiễu như thế không?
Anh giảm dần lớp giữa xem thế nào ạ?
 

do_long_khach

Well-Known Member
@do_long_khach : thế thì bác kiếm một tấm nhồm dầy tầm 2-3mm chắn giữa nguồn và phần còn lại là xong. Bác nhớ bắt vít với vỏ để lớp chắn được nối đất. Thật ra nếu dùng biến áp xuyến và khoảng cách giữa bo nguồn và phần tín hiệu là đủ lớn thì cũng không quan trọng lắm (vì biến áp xuyến leech nhiễu từ trường ra ngoài cực ít dù khả năng cản nhiễu từ AC in thì tệ)

Nếu DAC của bác có USB-in thì nên chắn nhiễu tránh để nó ảnh hưởng đến phần mạch analog, cái này em thấy quan trọng hơn
Build con DaC này ko usb luôn bác ạ. Nguồn của nó nguyên bản là nguồn xung nhưng trông có vẻ rất gấu, tụ chi chít. Bây h nghe đã ok lắm rồi nhưng, như bác nói, ko bỏ qua những thứ đáng phải làm.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

trung224

Well-Known Member
Nguồn xung nếu thiết kế ổn cũng không tệ, cái em ngại nhất của nguồn xung là nó đẩy ngược nhiễu về main AC, gây ảnh hưởng đến các thiết bị khác. Theo em thì bác cứ làm một tấm nhôm che chắn nó lại cho chắc, chi phí cũng chả đáng bao nhiêu. Con DAC ko có bo mạch USB bên trong đã là giảm được 1 ổ nhiễu rồi :D
 

do_long_khach

Well-Known Member
Nguồn xung nếu thiết kế ổn cũng không tệ, cái em ngại nhất của nguồn xung là nó đẩy ngược nhiễu về main AC, gây ảnh hưởng đến các thiết bị khác. Theo em thì bác cứ làm một tấm nhôm che chắn nó lại cho chắc, chi phí cũng chả đáng bao nhiêu. Con DAC ko có bo mạch USB bên trong đã là giảm được 1 ổ nhiễu rồi :D
Cắm riêng vào 1 cái BACL cỡ nhỏ ko chung chạ với ai nên ko lo vụ nhiễu ngược
 

ko853

Well-Known Member
Những cái can thiệp kiểu này theo em mình nên xem như là các loại tweak. Tức là các mẹo nhỏ để cải thiện âm thanh. Nói đúng hơn là làm cho âm thanh nó khác đi. Vì chưa chắc là cái tweak đó nó ĐÚNG với ý đồ của nhà thiết kế. Nếu khác biệt đó mình thấy hay hơn, phù hợp hơn thì dùng. Còn nếu không thì mình dùng theo... default.

Thí dụ như các cd hay amp đắt tiền. Hãng họ vẫn dùng dây nguồn theo máy loại thường. Nếu so với các dây nguồn rời chắc không hơn sợi 2tr.

Vậy khi mình thay vào sợi dây nguồn mắc tiền hơn nhiều. Âm thanh nó có hay hơn hay không? Chắc chắn là nó khác. Nhưng hay hơn hay không là tùy theo tình trạng của hệ thống và theo gu người nghe.

Vụ thay cầu chì theo máy em thấy cũng y như vậy.

Quan trọng nhất là mình chỉ nên thử những cái tweak này sau khi hệ thống đã ổn hơn 90%. Vì nếu xài lung tung khi hệ thống chưa ổn nó sẽ gây rắc rối thêm.
Chống nhiễu là điều quan trọng khi xài đồ audio nên ko phải là tweak đâu bác. Tuy nhiên cái vụ chống nhiễu này cũng là con dao hai lưỡi nên làm nhiều người ko thấy nó có tác dụng. Chống nhiễu phải có hệ thống ground tốt, nếu ko tốt hoặc ko có ground thì bị phản tác dụng, tức sẽ bị nhiễu nhiều hơn.
 

minh2102

Active Member
Chỉnh sửa lần cuối:

thchung

Member
Vậy là mình có thể gia giảm tấm chắn này, cộng với thay đổi audio buffer size cho đến khi nào vừa tai anh nhỉ.
Vâng bác ạ,mỗi cải tiến nhỏ nhỏ càng làm cho những file digital audio ngày càng trung thực hơn.Có những file mp3 cũ xưa rip từ băng cối mà giờ nghe trong veo thật hay bác ạ
 

tml3nr

Moderator
Vâng bác ạ,mỗi cải tiến nhỏ nhỏ càng làm cho những file digital audio ngày càng trung thực hơn.Có những file mp3 cũ xưa rip từ băng cối mà giờ nghe trong veo thật hay bác ạ
Để em ghé mấy cửa hàng máy tính, xin vài tấm này về làm ạ :rolleyes:
 

tml3nr

Moderator
Em chỉ sợ nó mỏng quá ạ. Nếu mình xếp nhiều lớp thì không biết nó có sinh ra vấn đề gì khác nữa hay không o_O

Vậy là trước mắt có 2 cách:

- Dùng tấm nhôm (hoặc kim loại khác), có tiếp ground như anh ko853.

- Dùng foam anti static, không tiếp ground như của anh thchung.

Bác cứ làm nhôm đi ạ. Riêng khoản chắn nhiễu này nhôm hơn đồng. Còn tốt nhất là superalloys, sau đó là đến mu-metall rồi đến nhôm

Bác có thể đọc bản báo cáo này, cứ kéo xuống phần kết luận và biểu đồ ngay trên nó sẽ thấy
https://drive.google.com/open?id=0B5I9Ps1PnBuxWlkzb2Y3RlZRUm8
 
Chỉnh sửa lần cuối:

trung224

Well-Known Member
nói tới chống nhiễu + rung không biết bác trung có thử qua sợi cacbon chưa mình nghĩ nó có tác dụng nhiều hơn so với hợp kim đấy, thấy nhiều hãng dùng cái này trong thiết kế như loa, ổ điện, ..., mình kiếm được nguồn bên tq bán cái này, đủ loại để diy tùy thích luôn hộp, ống trụ,...

https://item.taobao.com/item.htm?spm=a1z10.3-c.w4002-1768323317.108.2f786467Nmystt&id=44678920943
Em không chắc về cái sợi các bon này (CFRP hoặc GFRP) khi dùng để shielding EMI. Nói về sợi các bon thì nó là một nhóm hợp chất, chứ không phải một hợp chất có công thức cụ thể, do đó đặc tính vật lý và hóa học cũng thay đổi tùy thuộc vào thành phần trong hợp chất đó.

Về khả năng chống nhiễu EMI thì các sợi các bon nói chung kém hơn cả Aluminium (nhôm) chứ chưa nói đến Mu-metal hay superalloys. Dĩ nhiên, bằng một vài biện pháp như bọc kim loại ở ngoài (ví dụ như nickel), intercalated, hoặc thiết kế chồng (1 lớp các bon composite rồi lại một lớp kim loại), người ta có thể tăng khả năng này lên. Tuy nhiên, link trên taobao ko nói rõ thành phần sợi các bon nên ko thể chắc nó có tác dụng trong chống nhiễu EMI hay không. Các hãng audio dùng nó trong loa hay ổ điện có lẽ họ mua được sợi các bon có thành phần cấu tạo chuẩn, chứ dân diy như mình thì nên dùng giải pháp rõ ràng hơn là nhôm, hoặc sang hơn là Mu-metall.

@chipno : Cũng được nhưng bác phải xếp nhiều lớp vì chắn nhiễu bằng nhôm đòi hỏi độ dày một chút. Ngoài ra còn phải tiếp đất cho lớp shield này

@tml3nr : Hiện nay chống nhiễu tốt và rẻ nhất là nhôm, cái này đã được kiểm định khoa học. Theo em thì tránh dùng các kim loại khác ko rõ đặc tính vì đặc tính của mỗi kim loại khác nhau, ko phải kim loại nào cũng có khả năng cản sóng điện từ tốt.
 

Tamndsg

Member
Lựa chọn bo mạch chủ và phần mềm
Về OS, lựa chọn tốt nhất là Moode Audio
. So với các OS khác như Rune Audio, Volumio, PiCore Audio, em thấy Moode Audio có những ưu điểm nổi trội sau
i) Dễ sử dụng : về các tính năng cơ bản Moode gần như giống như các OS khác. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, em thấy Moode được thêm rất nhiều tính năng như tắt wifi, tắt HDMI, mở rộng thẻ nhớ để copy nhạc lên được tích hợp sẵn với giao diện trực quan. Với các OS khác, chúng ta phải dùng ssh, ko được tiện lợi bang
Hiện tại mình không thể copy nhạc lên thẻ nhớ được vì sử dụng user pi password raspberry không phải quyền root nên không copy vào được. Không biết có bác nào biết user và password root là gì không hoặc có cách nào chép nhạc lên thẻ nhớ được không ? Ở runeaudio thì mình làm được
 
Bên trên