Đừng để các thông số của TV đánh lừa bạn

symphony

Well-Known Member
Sắm một chiếc TV để cho gia đình giải trí là điều vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần cầm đủ tiền và thẳng tiến tới trung tâm điện máy gần nhất. Tuy nhiên, để biết được mình đang mua cái gì, không phải là một việc làm dễ dàng, bạn cần có niềm tin và điều đáng buồn nhất, đó là niềm tin thường được đặt sai chỗ: vào hãng sản xuất và các nhà bán lẻ.

Mua một món đồ mà giá trị sử dụng của nó không xứng đáng với số tiền bỏ ra cũng giống như bạn gặp một cô gái tuyệt đẹp, dẫn cô gái ấy về nhà và phát hiện ra rằng cô ta hoàn toàn xấu xí sau khi lột bỏ hết lớp phấn trang điểm. Teo tóp toàn tập!


6497-albums20928-picture47387.jpg


Vấn đề ở đây là tại sao bạn không nhìn thấy lớp phấn trang điểm ngay khi gặp cô gái và tại sao bạn lại tin vào những thông số mà các hãng ghi trên chiếc TV mà họ đã sản xuất. Phải chăng chúng quá đẹp và làm bạn lóa mắt?

Tất nhiên, việc đánh giá chất lượng của một chiếc TV liên qua đến rất nhiều thông số, như độ tương phản, tần số quét hay góc nhìn.... Thế nhưng, một sự thật phũ phàng mà chúng ta phải chấp nhận, đó là có rất nhiều con số hoàn toàn vô nghĩa. Mặc dù trong một số trường hợp mang đến những lợi ích nhất định, nhưng nhìn chung, chúng vẫn là những thứ mà các nhà sản xuất đưa ra để mang đến cho người dùng những niềm tin hay nói đúng hơn là những ảo tưởng.


1. Độ tương phản: vô nghĩa

Về mặt lý thuyết, độ tương phản (sự khác biệt giữa phần sáng nhất và tối nhất của hình ảnh) là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá chất lượng hình ảnh tổng thể của một chiếc TV. Tuy nhiên, trong thực tế thì những con số mà các nhà sản xuất cung cấp cho bạn, hiện nay là hoàn toàn vô nghĩa.

Thứ nhất, không có tiêu chuẩn cụ thể nào cho việc đo đạc độ tương phản và các nhà sản xuất có thể biến hóa ra bất cứ con số nào phù hợp với mục đích tiếp thị của họ.

Thứ hai, bạn không thể đánh giá được độ tương phản của một chiếc TV ngay trong cửa hàng bán lẻ hay siêu thị điện máy. Ngoài ra, người bán hàng thường hiệu chỉnh độ sáng lên rất cao, nhằm mang đến cho những chiếc TV một độ tương phản giả tạo, có vẻ như rất cao. Do đó, đừng ngạc nhiên khi bạn mua một chiếc LCD (hình ảnh trông đẹp hơn so với chiếc Plasma bên cạnh) để rồi hoàn toàn thất vọng khi mang về nhà.


2. Tần số quét: có nghĩa nhưng đã trở thành vô nghĩa

Hình ảnh bị mờ trong các cảnh chuyển động là rắc rối thường hay bắt gặp nhất trên những chiếc TV LCD. Chúng làm cho người xem cảm thấy khó chịu, đặc biệt là khi xem các chương trình thể thao hay các bộ phim hành động.

Cách phổ biến nhất và cơ bản nhất để giảm thiểu vệt mờ trong các cảnh chuyển động là tăng tần số quét của màn hình, tức là tăng số lần hiển thị hình ảnh trong một giây. Những con số liên quan đến tần số quét thường là bội số của 60 như 60Hz, 120Hz, 240Hz... Đối với nguồn video thì việc gia tăng con số này thực sự làm giảm vệt mờ trong các cảnh chuyển động. Trong khi đó, những chiếc TV sẽ tạo ra các khung hình mới để chèn vào các khung hình có sẵn của video - chiếc TV 120Hz sẽ tạo thêm một khung hình mới so với nguồn video, TV 240Hz sẽ tạo ra 3 khung hình mới...

Đối với nguồn video việc tăng tốc độ khung hình sẽ mang đến sự khác biệt giả tạo và thường được gọi là “soap opera effect” (từ này có nguồn gốc từ các video 30Hz rẻ tiền được trình chiếu trên truyền hình ngày xưa). Việc làm này khiến các chuyển động trông giống như những video kỹ thuật số, không phải là phim.

Trong sự cạnh tranh ngày các khốc liệt, các hãng hiển thị liên tục đưa ra các công nghệ mới nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh, điển hình là tần số quét hình 480Hz, 960Hz và thậm chí là cao hơn. Tuy nhiên, những con số này hoàn toàn vô nghĩa hay nói chinh xác hơn, chúng chỉ tạo ra rất ít sự khác biệt.

Thực tế các nhà sản xuất đã sử dụng một vài phép toán đơn giản và cho đèn nền nhấp nháy thêm là có thể gia tăng tần số. Cho đèn nền TV 240Hz nháy gấp 2 lần ở mỗi khung hình chúng ta sẽ có tần số 480 Hz và một số công ty gọi đó là TV 480Hz để tiếp thị sản phẩm.

- Liệu mắt chúng ta có thể phân biệt được một chiếc TV 240Hz và một chiếc TV 480Hz "nháy đèn" không?

- Có, nhưng sự khác biệt là rất nhỏ.


Hãy tìm "cái thật" và "cái thực" ở chiếc TV 240Hz, còn các thứ khác, hãy xem chúng như là sự thái quá của công nghệ.

Nên nhớ, khi chúng ta nói phim tức là đang nói tới 24 khung hình mỗi giây. Đây là chuẩn mực cho tốc độ khung hình trên mọi máy quay phim hiện đại.

Đối với những chiếc TV Plasma, cách thức hoạt động của chúng không tạo ra bóng mờ và chúng ta không cần một tần số quét cao.


3. Mang đến màu sắc rực rỡ, chân thật hơn: vô nghĩa

Tất cả các công nghệ hiển thị hiện nay đều là sự tái tạo lại nguyên bản màu sắc từ đĩa Bluray, DVD hay truyền hình cáp. Bất cứ sự bổ sung màu sắc nào trên chiếc TV đều khiến nó trở thành không chính xác. Bạn có thể thích màu sắc trên mức bão hòa, nhưng nên nhớ một chiếc TV đích thực sẽ chỉ hiển thị lại chính xác những gì ở trong nguồn, không tạo ra bất cứ thứ gì khác.


4. Góc nhìn: vô nghĩa

Nhiều công ty khẳng định rằng chiếc TV của họ sản xuất có thể xem ở mọi góc độ với cụm từ quen quen là "góc xem 178 độ". Điều này gần như là vô nghĩa.

Trong hầu hết các trường hợp, người dùng có thể "nhìn thấy" một hình ảnh ở mọi góc độ, nhưng độ tương phản và độ chính xác của màu sắc hoàn toàn khác so với khi đứng đối diện để nhìn nó.

Thực tế, TV Plasma sẽ có khả năng mang đến góc nhìn rộng với chất lượng hình ảnh không đổi. TV sử dụng tấm nền LCD IPS cũng tương tự như plasma, nhưng đối với các công nghệ LCD khác thì điều này là không thể.

Nếu bạn đang sở hữu một chiếc ghế khá dài để xem phim thì những chiếc LCD sẽ không mang đến hình ảnh giống nhau ở các vị trí.


5. Độ mỏng của TV: vô nghĩa

Nhiều chiếc TV được nhà sản xuất khoe khoang là siêu mỏng. Tuy nhiên, hầu hết những chiếc TV siêu mỏng đó đều phình ra ở phía dưới, thậm chí một số trường hợp phải "cất giữ" phần cứng ở trong một chiếc case riêng. Điều này có thể sẽ khiến bạn khó chịu và thất vọng khi lắp đặt.


6. Tiêu thụ điện: rất ý nghĩa

Năm ngoái, Uỷ ban Thương mại Liên bang Mỹ đã đưa ra quy định yêu cầu các nhà sản xuất TV phải đo và công bố mức tiêu thụ điện trên các sản phẩm. Điều này quả là tuyệt vời.

Tuy nhiên, khá hài hước khi chúng ta biết rằng, hầu hết các quảng cáo về khả năng tiết kiệm điện trên TV LED của các công ty đều là sự thổi phồng.

Mặc dù đúng là TV LCD LED có tiết kiệm điện hơn so với TV Plasma cùng kích thước, nhưng nên nhớ rằng sự khác biệt này là không đáng kể. Nói cách khác, nếu bạn đang muốn mua một chiếc TV LED với mục đích tiết kiệm điện, thì sẽ mất rất nhiều năm để thu lại số tiền chênh lệch giữa nó và một chiếc TV Plasma.


Liệu những thông số nào tiếp theo sẽ có ý nghĩa khi lựa chọn một chiếc TV với tiêu chí chất lượng đây?

Câu trả lời sẽ rất phiền phức bởi hầu hết các thông số kỹ thuật quan trọng thường được các nhà sản xuất dấu rất kỹ. Nhưng bởi vì có rất nhiều người sẽ thắc mắc, do đó chúng ta sẽ cố gắng điểm danh một vài thông số. Trật tự của chúng sẽ là:

Độ tương phản

Độ tối - Black Level (mức cường độ sáng thấp nhất)

Độ sáng - Brightness (mức cường độ sáng cao nhất)

Độ chính xác của màu sắc (Accuracy of Color) và Nhiệt độ màu (Color Temperature)

Góc nhìn thực tế - Actual viewing angle (góc nhìn mà bạn bắt đầu mất độ sáng và độ chính xác của màu sắc)

Âm thanh - Audio (âm lượng tiềm năng, không méo)


Những con số này, nếu được cung cấp sẽ kết hợp với các yếu tố chủ quan như hiệu suất xử lý video thì sẽ khiến cho những người tiêu dùng có đủ kiến thức dễ dàng đánh giá chất lượng của một chiếc TV. Do đó một nhà sản xuất tồi sẽ không bao giờ công bố chúng.

Nên nhớ, những thứ giá trị nhất là những thứ bạn không nhìn thấy được.


Theo HDGuru và một số nguồn khác​
 
Chỉnh sửa lần cuối:

manofgame

New Member
Ðề: Đừng để các thông số của TV đánh lừa bạn

Phần tiêu thụ điện thì e công nhận đúng vì nó chênh nhau không đáng kể so với mức chênh của giá bán tivi nhưng phần độ mỏng của tivi thì phải công nhận nó bác ak, tivi bây giờ mỏng hơn ngày xưa rất nhiều rồi cộng thêm với công nghệ Nano đang phát triển có thể khiến chúng ta hy vọng vào việc tivi ngày càng mỏng đi. Trên đây là những suy nghĩ chủ quan của e
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Ðề: Đừng để các thông số của TV đánh lừa bạn

Một bài viết hay đáng để coi trước khi mua tivi
 

Connor

Well-Known Member
Ðề: Đừng để các thông số của TV đánh lừa bạn

Đề nghị bác manofgame dừng trích dẫn cả bài viết dài như thế, rất khó cho người khác theo dõi topic.
 

Maxcita

New Member
Ðề: Đừng để các thông số của TV đánh lừa bạn

Thêm một pha ghi điểm cho dòng TV plasma nói chung và TV plasma Panasonic nói riêng.
Tôi yêu Plasma Panasonic.:x
 

softhdvietnam

Well-Known Member
Ðề: Đừng để các thông số của TV đánh lừa bạn

Bài viết hay-BỔ ÍCH,lưu vào bộ nhớ,xin cám ơn.............
 

coolpix8700

Well-Known Member
Ðề: Đừng để các thông số của TV đánh lừa bạn

Bài viết rất hay và lại khẳng định tiếp về khả năng cho chất lượng hình ảnh của loại tv plasma!
Nhưng chắc khi nói về độ tuơng phản, cần viết rõ là độ "tương phản động" vì để đưa ra con số cho cai tv của họ, mỗi nhà sx có 1 cách tính riêng và mọi cách tính cái tương phản động này không nói lên khả năng hiện thị ánh sáng của tv. Nhưng độ tương phản tính theo INSI thì vẫn có ý nghĩa và nên tham khảo, vì nó được tính theo quy định của CQ tiêu chuẩn Mỹ ANSI thống nhất cho mọi nhà sản xuất!

Có 1 chỉ tiêu rất quan trọng mà bây giờ cũng bị nhiều nhà sx lấp liếm bằng tần số quét hình, đó là "đáp ứng thời gian" (Response rate time). Với công nghệ plasma thì tv với tần số quét 240 (200) hình/giây không thành vấn đề do khả năng phản ứng rất nhanh, nhưng tv LCD (led) lại là 1 khó khăn lớn khi "Some Korean and Chinese LCD manufacturers are rumored to have response times in excess of 20 or even 25 milliseconds" (trong khi tv LCD tôt thì Response rate time chỉ còn có 4 milliseconds)... thực tế, nhiều cái tv bị giới hạn ở 24 hay 30 hình/giây nhưng vẫn quảng cáo 200 hay 400 Hz bằng cách cho cái đèn nền chúng nhấp nháy 200 hay 400 lần/giây chứ không phải là hình ảnh được thay đổi như vậy (và được quảng cáo không gây nhức mắt!).
 
Chỉnh sửa lần cuối:

allway

Well-Known Member
Ðề: Đừng để các thông số của TV đánh lừa bạn

Một bài hữu ích cho việc chọn lựa, chính những thông số "trên trời" cũng kéo giá lên theo. thanks.
 

Quocduytu

Member
Ðề: Đừng để các thông số của TV đánh lừa bạn

sắp tới đây công nghệ màn hình AMOLED áp dụng rộng rãi cho tivi thì chúng ta sẽ đc xem những chiếc tivi mỏng ko thể mỏng hơn đc nữa,và ko phải lo đến góc nhìn sai màu nữa.như chúng ta đã thấy những chiếc điện thoại như Samsung Glaxy s2 hay Nokia N9 sử dụng màn hình AMOLED thì khi xem dù bạn đứng bất kỳ hướng nao của đt thì bạn vẫn xem đc hình ảnh và màu sắc ko hề thay đổi giống như ta đang để màn hình trước mặt vậy,góc nhìn của loại màn hình này gần như mọi hướng.một điều mà các tivi như LCD,LED,Plasma ko tài nào làm được!
 
Ðề: Đừng để các thông số của TV đánh lừa bạn

Đang dùng Sony 55HX925, ko biết có nên đổi sang Plasma ko? đọc nhiều bài ca ngợi Plasma thế nhỉ
 

dungdt2

New Member
Ðề: Đừng để các thông số của TV đánh lừa bạn

Cái hình sài PS xấu quá đi anh ơi :D
 

phuongmit

New Member
Ðề: Đừng để các thông số của TV đánh lừa bạn

thế những TV quảng cáo tần số quét 100hz là thế nào nhỉ, sao không phải là bội số của 60 :-??
 

coolpix8700

Well-Known Member
Ðề: Đừng để các thông số của TV đánh lừa bạn

thế những TV quảng cáo tần số quét 100hz là thế nào nhỉ, sao không phải là bội số của 60 :-??

Đó là tần số của điện lưới bác ơi!
Họ phải quan tâm vì ngày xưa tv dùng ống điện tử, có chế tạo rất đắt thì ảnh hưởng của điện lưới vẫn làm tv gợn sóng và họ "bắt" tần số đó để "sống chung"!
Nhưng điện lưới Châu Âu và ở VN mình có theo Mỹ đâu mà "bắt" 60hz làm gì, bội số của 50 vẫn chẵn hơn chứ (em có cái xe chẳng hiện km mà cứ Mile, nhiều lúc cũng phiền phức lắm rồi)?
 

Sweet-Heart

Active Member
Ðề: Đừng để các thông số của TV đánh lừa bạn

Cám ơn vì bài viết rất hữu ích.
Hữu ích hơn cho người chuẩn bị mua TV.
 

MyRom

Active Member
Ðề: Đừng để các thông số của TV đánh lừa bạn

Ôi lâu nay mình gửi tình yêu đúng nơi đúng chổ àh. Plasma ơi, anh vẫn iu em nà :D:D
 
Ðề: Đừng để các thông số của TV đánh lừa bạn

nan giải quá. thực tế bây giờ cái gì cũng bị lừa tình hết:p
 
Ðề: Đừng để các thông số của TV đánh lừa bạn

Liệu những thông số nào tiếp theo sẽ có ý nghĩa khi lựa chọn một chiếc TV với tiêu chí chất lượng đây?

Câu trả lời sẽ rất phiền phức bởi hầu hết các thông số kỹ thuật quan trọng thường được các nhà sản xuất dấu rất kỹ. Nhưng bởi vì có rất nhiều người sẽ thắc mắc, do đó chúng ta sẽ cố gắng điểm danh một vài thông số. Trật tự của chúng sẽ là:

Độ tương phản

Độ tối - Black Level (mức cường độ sáng thấp nhất)

Độ sáng - Brightness (mức cường độ sáng cao nhất)

Độ chính xác của màu sắc (Accuracy of Color) và Nhiệt độ màu (Color Temperature)

Góc nhìn thực tế - Actual viewing angle (góc nhìn mà bạn bắt đầu mất độ sáng và độ chính xác của màu sắc)

Âm thanh - Audio (âm lượng tiềm năng, không méo)
Những con số này, nếu được cung cấp sẽ kết hợp với các yếu tố chủ quan như hiệu suất xử lý video thì sẽ khiến cho những người tiêu dùng có đủ kiến thức dễ dàng đánh giá chất lượng của một chiếc TV. Do đó một nhà sản xuất tồi sẽ không bao giờ công bố chúng.

Nên nhớ, những thứ giá trị nhất là những thứ bạn không nhìn thấy được.
Nếu mà nhà sản xuất không công bố thế thì tìm ở đâu để biết được những thông tin này hả bác, mà phần lớn họ không công bố??
 
Bên trên