Khó hiểu quá !

victor77

Active Member
Ðề: Khó hiểu quá !


Cám ơn bro, theo link của bạn cung cấp thì chỉ nêu lên mối tương quan tối ưu giữa kích thước TV với khoảng cách quan sát (Coi như độ nét giống nhau). Cái này thì trên diễn đàn đã nói. Cái mình quan tâm là độ nét (độ mịn của hình ảnh) của TV (màn hình) to và nhỏ cơ? Có phải cứ to là nét hơn nhỏ đâu? Và tội gì lại phải làm màn hình nhỏ mà độ phân giải FullHD cho đắt?
 
Chỉnh sửa lần cuối:

david10

New Member
Ðề: Khó hiểu quá !

Vậy câu hỏi đặt ra là với Video độ phân giải FullHD thì màn hình FullHD với kích thước vật lý bao nhiêu in là thể hiện tối ưu nhất ??? Rất mong có bro nào trả lời giúp

Đây cũng chính là điều mà em muốn biết. Thank pak.
 

luanda

New Member
Ðề: Khó hiểu quá !

Trên màn hình các đường thẳng đều được ghép lại từ các ô vuông ( chữ nhật) ( 1Pixel )
Tôi lấy một ví dụ đơn giản các bạn cùng thực hiện để phân biệt độ nét nhé.
Lấy một tờ giấy caro bạn kẻ một đường thẳng theo đường chéo của các ô vuông nhỏ. sau đó bạn tô đen các ô vuông mà đường thẳng đó đi qua ta có đường thẳng thứ nhất.
Lấy tờ giấy caro thứ 2 bạn kẻ một đường thẳng theo đường chéo của các ô vuông nhỏ. sau đó bạn tô đen các ô vuông lớn (do 4 ô vuông nhỏ tạo thành) mà đường thẳng đó đi qua ta có đường thẳng thứ 2
Bạn hãy so sánh độ nét của 2 đường thẳng này.
Nếu lấy 16 ô vuông nhỏ ta có độ phân giải của đt 1 là 16x16 của đt 2 là 4x4
Một ví dụ nhỏ mong các bạn thông cảm.
 

david10

New Member
Ðề: Khó hiểu quá !

Như vậy là máy quay phim chỉ cần độ phân giải 2MP là được gọi là HD rồi. Vậy tại sao em thấy có những máy quay phim HD 12MP, như vậy là "siêu nét" hả các bác?
 

baochuadn

New Member
Ðề: Khó hiểu quá !

Như vậy là máy quay phim chỉ cần độ phân giải 2MP là được gọi là HD rồi. Vậy tại sao em thấy có những máy quay phim HD 12MP, như vậy là "siêu nét" hả các bác?

Cái ni là ý kiến cá nhân tôi, rút ra từ việc xử lý ảnh chụp. Khi chụp cố gắng ảnh cho có "nhiều chấm", sau đó về cắt, xén (crop) vứt bỏ phần thừa và để bố cục lại --->sản phẩm.
Có thể máy quay phim cũng "giống" như trên.
Image_cropping_133x1.jpg
 
Chỉnh sửa lần cuối:

earl_grey

Well-Known Member
Ðề: Khó hiểu quá !

Như vậy là máy quay phim chỉ cần độ phân giải 2MP là được gọi là HD rồi. Vậy tại sao em thấy có những máy quay phim HD 12MP, như vậy là "siêu nét" hả các bác?

Chắc bạn đang hiểu hơi chưa đúng ý nhà sản xuất một chút! :D 12MP là kích thước tối đa của cảm biến máy quay, nhưng chỉ dành cho... ảnh tĩnh. Hiểu đơn giản, thì đó là chức năng tích hợp máy ảnh vào máy quay. Còn với ảnh động (video), thì các máy dân dụng cũng chỉ hỗ trợ tới 1080p là cùng thôi.

Nói gọn lại, một máy quay phim (SD, HD), và có đề cập tới một giá trị Mega-Pixel nào đó, thì giá trị đó chỉ dành cho ảnh tĩnh. Mình chả thấy ai dùng MP cho ảnh động cả! :D
 

baochuadn

New Member
Ðề: Khó hiểu quá !

Kinh dị Ultra High Definition Television - Wikipedia, the free encyclopedia

Ultra High Definition Television (or UHDTV, Ultra HDTV, 4320p, and Ultra High Definition Video (UHDV)) is a digital video format, currently proposed under the leadership of NHK Science & Technology Research Laboratories. It is 16 times the resolution of HDTV. IMAX has roughly the same resolution as UHDTV
The camera itself was built with four 2.5 inch (64 mm) CCDs, each with a resolution of only 3840 × 2048. Using two CCDs for green and one each for red and blue, they then used a spatial pixel offset method to bring it to 7680 × 4320
UHD.png
 

earl_grey

Well-Known Member
Ðề: Khó hiểu quá !

Kinh dị Ultra High Definition Television - Wikipedia, the free encyclopedia

Ultra High Definition Television (or UHDTV, Ultra HDTV, 4320p, and Ultra High Definition Video (UHDV)) is a digital video format, currently proposed under the leadership of NHK Science & Technology Research Laboratories. It is 16 times the resolution of HDTV. IMAX has roughly the same resolution as UHDTV
The camera itself was built with four 2.5 inch (64 mm) CCDs, each with a resolution of only 3840 × 2048. Using two CCDs for green and one each for red and blue, they then used a spatial pixel offset method to bring it to 7680 × 4320

Ở trên mình có nói không dùng MegaPixel cho video, nhưng trong trường hợp này thì nên dùng, 33MPTV! :D

(Uncompressed, a 20 minute broadcast would require roughly 4TB of storage - vãi đạn, khổ cho những nhà biên tập!)
 

vicgame

Member
Ðề: Khó hiểu quá !

Chắc bạn đang hiểu hơi chưa đúng ý nhà sản xuất một chút! :D 12MP là kích thước tối đa của cảm biến máy quay, nhưng chỉ dành cho... ảnh tĩnh. Hiểu đơn giản, thì đó là chức năng tích hợp máy ảnh vào máy quay. Còn với ảnh động (video), thì các máy dân dụng cũng chỉ hỗ trợ tới 1080p là cùng thôi.

Nói gọn lại, một máy quay phim (SD, HD), và có đề cập tới một giá trị Mega-Pixel nào đó, thì giá trị đó chỉ dành cho ảnh tĩnh. Mình chả thấy ai dùng MP cho ảnh động cả! :D

Bác giải thích chuẩn.
MP của máy ảnh chỉ áp dụng cho các bức ảnh tĩnh chứ không áp dụng cho video.. với chức năng quay video trên các máy ảnh đều sử dụng độ phân giải (720p, 1080p)
 

victor77

Active Member
Ðề: Khó hiểu quá !

Như vậy là máy quay phim chỉ cần độ phân giải 2MP là được gọi là HD rồi. Vậy tại sao em thấy có những máy quay phim HD 12MP, như vậy là "siêu nét" hả các bác?

Giả sử có một máy quay 12MP như bạn có nghĩa là mỗi khung hình của máy có độ phân giải 12MP, dung lượng của một bức ảnh với độ phân giải như vậy trung bình khoảng 5-6MB. Giả sử là 5.5 MB, lấy hệ video là PAL 25fps nếu NTSC (29 fps) thì còn lớn hơn.
Vậy một giây video quay được dung lượng là 5,5x25 = 137,5 MB
Trung bình 1 bộ phim là 2h, vậy dung lượng cần thiết để chứa là: 2x60x60x137,5 = 990.000 MB = 966,8 GB = 0,94 TB. Vậy bạn thấy có hợp lý không? Cho nên với máy quay FullHD 1080p thì độ phân giải của camera = 1920x1080 = 2.073.600 Pixel = 2,07MP
 

earl_grey

Well-Known Member
Ðề: Khó hiểu quá !

Giả sử có một máy quay 12MP như bạn có nghĩa là mỗi khung hình của máy có độ phân giải 12MP, dung lượng của một bức ảnh với độ phân giải như vậy trung bình khoảng 5-6MB. Giả sử là 5.5 MB, lấy hệ video là PAL 25fps nếu NTSC (29 fps) thì còn lớn hơn.
Vậy một giây video quay được dung lượng là 5,5x25 = 137,5 MB
Trung bình 1 bộ phim là 2h, vậy dung lượng cần thiết để chứa là: 2x60x60x137,5 = 990.000 MB = 966,8 GB = 0,94 TB. Vậy bạn thấy có hợp lý không? Cho nên với máy quay FullHD 1080p thì độ phân giải của camera = 1920x1080 = 2.073.600 Pixel = 2,07MP

Đấy là bạn đang ví dụ dạng nén đấy, chứ nếu ở dạng thô, thì mỗi frame phải cỡ... 35MB! ;))
 

victor77

Active Member
Ðề: Khó hiểu quá !

Đấy là bạn đang ví dụ dạng nén đấy, chứ nếu ở dạng thô, thì mỗi frame phải cỡ... 35MB! ;))

Ui, may có bác nhắc, cái ví dụ của mình là ảnh .JPEG còn nếu dạng .BMP, .RAW thì . . . ặc ặc 2 giờ phim khoảng . . . 6TB. Down ADSL thì mất mấy tháng nhỉ? Mà encode về AVC 1080p thì cấu hình khủng nhất của máy tính phải chạy mấy tuần?
 
Chỉnh sửa lần cuối:

david10

New Member
Ðề: Khó hiểu quá !

Em thấy, 1 bức ảnh chụp bằng máy ảnh du lịch (chưa có điều kiện thử DSLR), xem trên máy tính, khi xem full size(so với màn hình của em) thì lại rất mờ, vỡ hạt, chứng tỏ nếu có màn hình vừa kích thước to bằng bức ảnh đó, thì sẽ "được" xem ảnh mờ ?????
 

victor77

Active Member
Ðề: Khó hiểu quá !

Em thấy, 1 bức ảnh chụp bằng máy ảnh du lịch (chưa có điều kiện thử DSLR), xem trên máy tính, khi xem full size(so với màn hình của em) thì lại rất mờ, vỡ hạt, chứng tỏ nếu có màn hình vừa kích thước to bằng bức ảnh đó, thì sẽ "được" xem ảnh mờ ?????

Hồi trước mình cũng gặp hiện tượng giống bạn một lần đó là copy ảnh chụp bằng máy ảnh vào điện thoại Sony K790 (chụp ảnh 3.2 MP) thì không xem được, toàn xuất hiện ô vuông nhỏ và ảnh rất mờ. Sau đó mình phải Resize ảnh nhỏ hơn 3.2 MP thì xem OK. Hiện tượng này có thể xem như là sự "quá tải" của màn hình hiển thị vậy.
 

earl_grey

Well-Known Member
Ðề: Khó hiểu quá !

Đó là do chất lượng của máy ảnh (đặc biệt là máy "du lịch", như bạn đã nói). Hàng chục triệu điểm ảnh bị dồn vào một cái cảm biến bé bằng hạt đỗ, trong khi ở các máy cao cấp, cảm biến to bằng cỡ nửa bao diêm. Đấy mới là cái cảm biến, chưa nói tới bộ xử lý hình ảnh, rồi hệ thống quang học... ngay cả "cái thằng" cầm máy compact chắc chắn cũng nghiệp dư hơn hẳn mấy "bọn" dùng máy chuyên nghiệp.

Đây là 2 bức ảnh gốc, từ 5D Mark II (rất đình đám của Canon). Bạn thử "full" lên để cảm nhận nhé:

http://masters.galleries.dpreview.com.s3.amazonaws.com/110244.jpg?AWSAccessKeyId=14Y3MT0G2J4Y72K3ZXR2&Expires=1306331512&Signature=3LqOocromaHtDRR3kR8C24JOgpo%3d

http://masters.galleries.dpreview.c...331693&Signature=/i+udQp+g2QCioca9sDOFUZ7WYw=

(Lẽ ra mình nên lấy mẫu những ảnh chụp cận cảnh, nhưng như thế sợ lại khó hơn, vì nhỡ bạn nhìn đúng phần không được canh nét)
 
Chỉnh sửa lần cuối:

victor77

Active Member
Ðề: Khó hiểu quá !

. . .

Một câu thắc mắc rất hay, còn một yếu tố coi như giống nhau nữa là khoảng cách quan sát.

Mình cũng đang băn khoăn, với cùng một nguồn phát độ phân giải FullHD, cùng khoảng cách quan sát, giả sử có một màn hình cũng fullHD nhưng kích thước tới 1000" hoặc lớn hơn chẳng hạn và một màn hình giả sử chỉ là 52" hoặc nhỏ hơn thì cái nào "nét" hơn.
Vậy câu hỏi đặt ra là với Video độ phân giải FullHD thì màn hình FullHD với kích thước vật lý bao nhiêu in là thể hiện tối ưu nhất ??? Rất mong có bro nào trả lời giúp

Đây cũng chính là điều mà em muốn biết. Thank pak.

Có lẽ câu trả lời nằm ở đây:

Hãng Hàn Quốc vừa trình làng hai mẫu màn hình LCD sử dụng công nghệ AH-IPS đời mới cho độ phân giải thực lên tới 3.840 x 2.160 pixel.

LG-Display.jpg


Các mẫu màn hình LCD công nghệ AH-IPS vừa được LG trình làng. Ảnh: Flatpanelshd.​

Tại triển lãm SID 2011 vừa kết thúc tại thành phố Los Angeles (Mỹ), LG Display đã trình làng một loạt màn hình LCD thế hệ mới , nổi bật với việc được trang bị công nghệ AH-IPS cho độ phân giải cực cao.

Các mẫu màn hình LCD độ nét cao được hãng Hàn Quốc giới thiệu có kích thước từ 4,5 inch cho tới 84 inch. Trong đó, hai sản phẩm có kích thước lớn nhất 55 inch và 84 inch được cho là sẽ sớm được LG thương mại hóa và đưa lên các dòng HDTV đời mới của hãng. Tuy nhiên theo Flatpanels HD, thời điểm cụ thể chưa hề được tiết lộ.

Hãng Hàn Quốc cũng không tiết lộ độ phân giải thực ở các mẫu màn hình mà mình vừa giới thiệu, thay vào đó chỉ giới thiệu các thông số ppi (pixel per inch). Theo đó, sản phẩm có kích thước nhỏ nhất, 4,5 inch sẽ là mẫu màn hình nét nhất với thông số 329 ppi, tính ra tương đương với độ phân giải 960 x 640 pixel.

Trong khi đó, các màn hình 55 và 84 inch của LG cũng lần lượt sở hữu các thông số 80 và 42 ppi, tính ra sẽ cùng có độ phân giải là 3.840 x 2.160 pixel, gấp 4 lần chuẩn Full HD 1.920 x 1.080 pixel đang thông dụng trên HDTV hiện nay.

Ko hiểu xem cái này thì chắc là .... :X:X:X:X
Theo Số Hóa​
 
Chỉnh sửa lần cuối:

david10

New Member
Ðề: Khó hiểu quá !

Có lẽ câu trả lời nằm ở đây:

Em nghĩ câu trả lời nằm ở đây :


1 pixel có kích thước 0,26 × 0,35 mm²



ĐỘ PHÂN GIẢI :
1. Đại lượng đặc trưng cho khả năng phân biệt và tái lập ảnh của 2 điểm sáng gần nhau của màng cảm quang (hoặc tranh ảnh) hoặc của hệ thống quang học. Được đánh giá bằng khoảng cách (hay góc) nhỏ nhất giữa 2 điểm sáng để có thể tách biệt được ảnh của chúng (đôi khi được đánh giá bằng nghịch đảo của đại lượng này), vd. ĐPG của kính hiển vi quang học là 0,4 μm nghĩa là có thể phân biệt rõ ảnh của 2 điểm của vật quan sát cách nhau không dưới 0,4 μm; hoặc bằng số đường kẻ (có độ nét bằng nhau) lớn nhất có thể phân biệt và tái lập trên 1 mm. ĐPG xác định mức độ chi tiết của ảnh, khả năng luận giải và mức độ đầy đủ về mặt định lượng (đo đếm được) của nó, để có thể xác định khả năng phóng ảnh tối đa mà vẫn đảm bảo chất lượng. ĐPG của màng cảm quang phụ thuộc vào độ tinh hạt của màng, độ dày màng và độ rọi của ánh sáng chiếu vào màng. Hiện nay (1990) vật liệu chụp ảnh để chế tạo bản in có ĐPG cao nhất là 1.024 đường/mm.

2. Trong tin học, thường nói về khả năng thể hiện lượng thông tin của màn hình máy tính được tính bằng mức độ chia màn hình thành các điểm nhỏ mà máy tính điều khiển được (lưu trữ, hiển thị, định địa chỉ) gọi là pixel (viết tắt của Picture element) với các màn hình hiện nay, pixel có kích thước 0,26 × 0,35 mm2. Như vậy ĐPG bằng khoảng 1.000 pixel trên 1 cm2. ĐPG càng cao thì hình ảnh thông tin càng mịn và thật.

Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam - Tu dien bach khoa toan thu Viet Nam - http://www.bachkhoatoanthu.gov.vn

và đây :

Pixel (X) To Centimeter [cm] Converter

1 centimeter = 37.795275591 pixel (X)

Dựa vào thông số đó và kích cỡ màn hình ta có thể tính được độ phân giải như thế nào là chuẩn .
 
Chỉnh sửa lần cuối:

david10

New Member
Ðề: Khó hiểu quá !

Nguồn " vatgia.com
Pixel và Dot - hiểu và chuyển đổi như thế nào?
Có một vấn đề mà em chưa rõ lắm, nếu bác nào biết xin giải thích và hướng dẫn dùm:
-Theo em hiểu thì máy ảnh của chúng ta có độ phân giải tính theo MegaPixel - Nhưng lại chỉ có 72 dpi (Dot per inch), có nghĩa là có 72 dot trên 1 inch vuông (1 inch = 2,54 cm).
Do vậy, VD: em có con CMOD full frame thì sẽ có diện tích là 3,5cm/2,54= 1.378 inh x 1.378 inh = 1.898 inch vuông.
Thế thì cả cái CMOD đó chỉ có : 1.898 x 72 = 136,66 Dot (Điểm)

Vậy thì khi chuyển sang Pixel thì máy nó sẽ nội suy ra hàng triệu Pixel ạh?
1 dot thì có thể so bằng bao nhiêu Pixel ah?

Theo em biết thì thế này ạ:


Dot và Pixel là 2 khái niệm tương đương nhau, đều là điểm ảnh, Dot là điểm ảnh dành cho máy in còn Pixel là điểm ảnh dành cho tấm ảnh số.

Trong 1 bức ảnh số có 3 thông số:

1. Pixel Dimensions: số pixel theo chiều ngang và số pixel theo chiều dọc. Cái này là thông số quan trọng nhất.
2. Document Size: là kích thước chiều rộng chiều cao của bức ảnh tính theo đơn vị đo độ dài như cm, inch.
3. Resolution: độ phân giải, đơn vị là ppi (pixel per inch) hoặc (pixel per cm)

Mối quan hệ giữa chúng như sau:
Pixel Dimensions = Document Size * Resolution.

Nguyên tắc: nếu không thay đổi Pixel Dimensions thì chúng ta k0 nội suy gì cả. Resolution càng cao thì ảnh càng nét.

Như vậy nếu ta không nội suy (giữ nguyên Pixel Dimensions) nhưng muốn ảnh in ra nét (để resolution càng cao) thì kích thước ảnh thật khi in (Document Size) sẽ càng bé.

Áp dụng vào thực tế, máy 350D chẳng hạn, sensor của 350D với kích thước 22.2 x 14.8 mm cho ta 3456 x 2304 = 7962624 điểm ảnh ~ 8 MegaPixel. Nếu k0 muốn nội suy và in ảnh ở độ phân giải 300dpi, kích thước ảnh khi in ra sẽ là 3456/300 x 2304/300 = 11.52 x 7.68 inch ~ 30 x 20 cm.

Nói tóm lại: resolution: ppi hay dpi chỉ là thông số ăn theo, không quan trọng đối với máy ảnh của chúng ta. Cái quan trọng nhất là Pixel Dimensions.
 

victor77

Active Member
Ðề: Khó hiểu quá !


Em nghĩ câu trả lời nằm ở đây :


1 pixel có kích thước 0,26 × 0,35 mm²



ĐỘ PHÂN GIẢI :
1. Đại lượng đặc trưng cho khả năng phân biệt và tái lập ảnh của 2 điểm sáng gần nhau của màng cảm quang (hoặc tranh ảnh) hoặc của hệ thống quang học. Được đánh giá bằng khoảng cách (hay góc) nhỏ nhất giữa 2 điểm sáng để có thể tách biệt được ảnh của chúng (đôi khi được đánh giá bằng nghịch đảo của đại lượng này), vd. ĐPG của kính hiển vi quang học là 0,4 μm nghĩa là có thể phân biệt rõ ảnh của 2 điểm của vật quan sát cách nhau không dưới 0,4 μm; hoặc bằng số đường kẻ (có độ nét bằng nhau) lớn nhất có thể phân biệt và tái lập trên 1 mm. ĐPG xác định mức độ chi tiết của ảnh, khả năng luận giải và mức độ đầy đủ về mặt định lượng (đo đếm được) của nó, để có thể xác định khả năng phóng ảnh tối đa mà vẫn đảm bảo chất lượng. ĐPG của màng cảm quang phụ thuộc vào độ tinh hạt của màng, độ dày màng và độ rọi của ánh sáng chiếu vào màng. Hiện nay (1990) vật liệu chụp ảnh để chế tạo bản in có ĐPG cao nhất là 1.024 đường/mm.

2. Trong tin học, thường nói về khả năng thể hiện lượng thông tin của màn hình máy tính được tính bằng mức độ chia màn hình thành các điểm nhỏ mà máy tính điều khiển được (lưu trữ, hiển thị, định địa chỉ) gọi là pixel (viết tắt của Picture element) với các màn hình hiện nay, pixel có kích thước 0,26 × 0,35 mm2. Như vậy ĐPG bằng khoảng 1.000 pixel trên 1 cm2. ĐPG càng cao thì hình ảnh thông tin càng mịn và thật.

Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam - Tu dien bach khoa toan thu Viet Nam - http://www.bachkhoatoanthu.gov.vn

và đây :

Pixel (X) To Centimeter [cm] Converter

1 centimeter = 37.795275591 pixel (X)

Dựa vào thông số đó và kích cỡ màn hình ta có thể tính được độ phân giải như thế nào là chuẩn .

Cám ơn bạn đã cung cấp thông tin, nhưng theo ý kiến cá nhân mình: Định nghĩa độ phân giải ở trên chỉ mang ý nghĩa khái niệm (định tính) chứ không mang tính định lượng cụ thể. Do những con số đưa ra trong định nghĩa trên đều phải gắn liền với một điều kiện cụ thể nào đó (ở đây là thời điểm sản xuất), mở rộng ra là công nghệ chế tạo. Vậy những con số trên có còn đúng không khi ngày nay hoặc trong tương lai có những vật liệu tinh chế cho phép ta kẻ không phải là 1024 đường/1mm nữa mà gấp x lần (theo định nghĩa 1). Hoặc vi xử lý máy tính mạnh lên có thể quản lý gấp x lần thông tin trong một diện tích màn hình cố định (theo định nghĩa 2) ???

Tóm lại theo mình:

Độ phân giải có đơn vị là Pixel (điểm ảnh) là một khái niệm mang ý nghĩa định tính, khái quát. Để định lượng được độ phân giải (nét hay không, thô hay mịn) phải đưa về cùng một điều kiện cụ thể để đánh giá (góc nhìn, khoảng cách nhìn, cùng một mắt quan sát (tôi bảo nét bạn bảo không nét thì làm gì nhau?), công nghệ chế tạo . . .).

Và độ phân giải nên hiểu theo hai nghĩa:

Độ phân giải màn hình mang ý nghĩa vật lý (hiện thực).

Độ phân giải video (hoặc ảnh) mang ý nghĩa toán học (lý thuyết), thông qua nó mà bộ vi xử lý tính toán, phân tích, . . . sẽ tái hiện hình ảnh cụ thể trên màn hình.

Với lý giải trên, trả lời cho câu hỏi:

Mình cũng đang băn khoăn, với cùng một nguồn phát độ phân giải FullHD, cùng khoảng cách quan sát, giả sử có một màn hình cũng fullHD nhưng kích thước tới 1000" hoặc lớn hơn chẳng hạn và một màn hình giả sử chỉ là 52" hoặc nhỏ hơn thì cái nào "nét" hơn.
Vậy câu hỏi đặt ra là với Video độ phân giải FullHD thì màn hình FullHD với kích thước vật lý bao nhiêu in là thể hiện tối ưu nhất ???

Cùng một nguồn phát FullHD có nghĩa vi xử lý sẽ tái tạo ra 1920x1080 thông tin hình ảnh để thể hiện. Khi đó trên màn hình FullHD 1000" sẽ có tương ứng 1920x1080 điểm ảnh được tái tạo và trên màn hình FullHD 52" cũng sẽ có 1920x1080 điểm ảnh được tái tạo. Do cùng công nghệ chế tạo có nghĩa kích thước các điểm ảnh như nhau nên rõ ràng mật độ điểm ảnh (số lượng Pixel trên 1 đơn vị diện tích) của màn hình nhỏ sẽ lớn hơn vì vậy sẽ nét hơn. Cũng chính vì thế, trong bài:

Hãng Hàn Quốc vừa trình làng hai mẫu màn hình LCD sử dụng công nghệ AH-IPS đời mới cho độ phân giải thực lên tới 3.840 x 2.160 pixel.

LG-Display.jpg


Các mẫu màn hình LCD công nghệ AH-IPS vừa được LG trình làng. Ảnh: Flatpanelshd.​

Tại triển lãm SID 2011 vừa kết thúc tại thành phố Los Angeles (Mỹ), LG Display đã trình làng một loạt màn hình LCD thế hệ mới , nổi bật với việc được trang bị công nghệ AH-IPS cho độ phân giải cực cao.

Các mẫu màn hình LCD độ nét cao được hãng Hàn Quốc giới thiệu có kích thước từ 4,5 inch cho tới 84 inch. Trong đó, hai sản phẩm có kích thước lớn nhất 55 inch và 84 inch được cho là sẽ sớm được LG thương mại hóa và đưa lên các dòng HDTV đời mới của hãng. Tuy nhiên theo Flatpanels HD, thời điểm cụ thể chưa hề được tiết lộ.

Hãng Hàn Quốc cũng không tiết lộ độ phân giải thực ở các mẫu màn hình mà mình vừa giới thiệu, thay vào đó chỉ giới thiệu các thông số ppi (pixel per inch). Theo đó, sản phẩm có kích thước nhỏ nhất, 4,5 inch sẽ là mẫu màn hình nét nhất với thông số 329 ppi, tính ra tương đương với độ phân giải 960 x 640 pixel.

Trong khi đó, các màn hình 55 và 84 inch của LG cũng lần lượt sở hữu các thông số 80 và 42 ppi, tính ra sẽ cùng có độ phân giải là 3.840 x 2.160 pixel, gấp 4 lần chuẩn Full HD 1.920 x 1.080 pixel đang thông dụng trên HDTV hiện nay.

Ko hiểu xem cái này thì chắc là .... :X:X:X:X
Theo Số Hóa​

Nhà sản xuất chỉ giới thiệu các thông số ppi (pixel per inch), khi đó tùy kích thước màn hình bao nhiêu mà nhân ra độ phân giải thực của nó.

Kết luận:
Phụ thuộc vào công nghệ chế tạo (khả năng thể hiện điểm ảnh/ đơn vị diện tích) càng cao thì cho phép sản xuất ra những màn hình có kích thước càng lớn mà vẫn đảm bảo được độ nét mắt người còn phân biệt được. Rất mong một ngày có màn hình to bằng sân bóng đá mà khi ta nhìn sát vào vẫn thấy nét như nhìn vào màn hình 19" Full HD bây giờ. Và khi đó ta không phải chọn màn hình theo khoảng cách quan sát nữa mà vẫn đảm bảo độ nét.

Lời khuyên chọn kích thước màn hình theo khoảng cách thực ra là lợi dụng giới hạn sự phân biệt của mắt người để che đi yếu điểm công nghệ chưa đạt được (chỉ xét về độ nét). Theo cảm nhận của mình, kê TV to trong phòng bé thích bỏ xừ đi chứ, cái gì cũng thấy to ra, hoành tráng hơn. Chẳng qua với công nghệ ngày nay (FullHD) thì phòng bé nên khoảng cách quan sát nhỏ do đó sẽ thấy rõ vỡ hình > chê xấu, không phù hợp . . .

Lý giải thô sơ, rất mong các bác cho ý kiến. Thanks!
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bên trên