Ký sự về loa KHARMA.

songtu82

New Member
Ðề: KÝ SỰ VỀ LOA KHARMA.

He he Đúng vậy ở đâu cũng vậy. Miễn hết lòng gì mọi người mà truyền thụ mọi sở trường ,sở đoản ha ha ha....
 

ngoibet

Member
Ðề: KÝ SỰ VỀ LOA KHARMA.

Mong rằng "sự cố" toppic DAC... của Bác Lehoang ko làm ảnh hưởng đến tình cảm và lòng nhiệt tình của Bác Fusin với Diễn đàn nhé (ACE vẫn đang chờ loạt bài mới mà Bác đã "Hứa"). Bác đã nói đúng, trên Diễn đàn có người nọ người kia, vấn đề là BQT sử lý thế nào cho hợp lý thôi.
 

fusin

New Member
Ðề: KÝ SỰ VỀ LOA KHARMA.

Chào Bác Ngoibet!

Mình vẫn đang điều chỉnh lại bố cục Bài viết sắp post vì có nhiều vấn đề vượt ngoài, nên đang cắt bớt lại (Bác yên tâm vì thông tin cung cấp đủ để hiểu - còn sâu hơn thì chắc phải xem bài gốc của tác giả thôi... vì cũng ngại bị ném đá hay cách bắt từng câu, từng lời của một vài Bác).

Cảm ơn Bác ủng hộ nhé! (mấy nay Fusin mãi lo dịch tài liệu về sơ đồ khối và nguyên lý cấu tạo hoạt động của Dac, để hầu cung cấp thông tin để các Bác dễ dàng khi cần lựa chọn một Dac phù hợp thì thấy có "Bão" nên giờ cũng chẳng còn muốn viết tiếp nữa).chắc tạm dừng bài Dac lại.

Fusin sẽ lướt nhanh qua 3 bài còn lại nữa của Ký sự Kharma (lúc đầu dự định post 5 bài, nhưng giờ bỏ 2 bài vì đọc lại thấy trước cảnh sẽ bị "hành hình").

Fusin sẽ post loạt bài về cách phối ghép, mình nghĩ Các Bác sẽ quan tâm đến chủ đề này vì thiết thực hơn là nghe nói về Loa Kharma của người khác Bác nhỉ.

Vậy Bác nhé!

Chào bác Fusin , mình có việc nhờ bác giúp đỡ đây , cdp của mình ( HK7600) bị xì 4 cái tụ nguồn ( 2 X 16v 2200uf và 2 X 25v 2200uf ) chảy nước vàng ra , mình muốn thay nhưng tay thợ này chỉ có loại 50v 2200uf , thay vào có được không bác , hình như tụ trong máy là tụ pureism của panasonic thì phải. Mong tin bác .TKS

Chào Bác!

Bác ơi! không biết CDP HK7600 của Bác (có phải hiệu Harman Kardon không nhỉ?).

Ở đây có 2 trường hợp Bác nhé!

Nếu Bác để lâu ngày không dùng mà tụ bị xì thì thay bình thường, tốt nhất là mấy tụ cùng chỉ số (Bác VanLoc đã chỉ chỗ có thể mua đúng loại rồi đó - Bác mua Tụ hóa là được).

Nếu Bác đang dùng mà bị xì tụ thì trường hợp này có khác Bác ạ!

Bác phải kiểm tra lại mạch điện, mà cụ thể là mấy chú Diot nắn dòng, chắc chắn là đã có cặp bị hỏng rùi... nên mới bị vậy.

Nếu đúng là của hiệu CPD Harman Kardon thì:

2 X 16v 2200uf Cấp nguồn cho servo driver.

2 X 25v 2200uf cấp nguồn cho Mạch toàn máy

Tụ cấp nguồn cho Servo thì Bác phải tìm tụ đúng trị số, vì như vậy bảo đảm không bị quá áp làm servo mau nóng và không ổn định Bác nhé!

Còn mạch cấp nguồn Bác có thể chọn loại trị lớn hơn cũng được nếu không có loại cùng trị.

Vì không có Mã máy cụ thể nên có lẽ lời Em nói không chính xác! Nếu sai Bác lượng thứ!

Chào Bác!
 

nha que

Member
Ðề: KÝ SỰ VỀ LOA KHARMA.

Chào bác Fusin .
Cảm ơn bác đã giải thích rất rỏ ràng , đúng là con Harman Kardon 7600 bác ạ , em cũng nghe lai rai , cách vài hôm thì nghe vài bài ( vào lúc tắt đèn đi ngủ ) , vậy là rơi vào trường hợp 2 rồi phải không bác , em ra chợ nhật tảo họ đưa mấy cái tụ nhìn là không muốn mua luôn . bây giờ mà chỉ bệnh cho ông thợ không biết ổng có tự ái không đây . thay tụ rồi tiếng có thay đổi không hả bác Fusin ? Lại làm phiền bác nữa rồi .thanks a lot
 

nha que

Member
Ðề: KÝ SỰ VỀ LOA KHARMA.

BÁc VAN LOC ơi bác có thể giúp mình làm cái cdp không ? cảm ơn bác trước nha
 

songtu82

New Member
Ðề: KÝ SỰ VỀ LOA KHARMA.

Một topic sôi động sau giờ im lặng vắn vẻ qua vậy Bac Fusin đậu rồi post tiếp bài đi chứ.
 

kdntmtkd

New Member
Ðề: KÝ SỰ VỀ LOA KHARMA.

Cái thớt này ngày nào mình cũng vào nghe ngóng bác Fusin post bài , nhưng bão táp mấy hôm làm bác ấy e càng hay sao mà lâu có bài mới đọc quá. Mong lắm bác Fusin ơi ...ơi !!!

1. Cdp và DAC
2. Chọn các thiết bị âm thanh sao cho phù hợp
3. Power và monoblock
4. Bla la la.

Vẫn mong bác Fusin hàng ngày nha. Chúc bác nhiều sức khỏe.
 

fusin

New Member
Ðề: KÝ SỰ VỀ LOA KHARMA.

Cái thớt này ngày nào mình cũng vào nghe ngóng bác Fusin post bài , nhưng bão táp mấy hôm làm bác ấy e càng hay sao mà lâu có bài mới đọc quá. Mong lắm bác Fusin ơi ...ơi !!!

1. Cdp và DAC
2. Chọn các thiết bị âm thanh sao cho phù hợp
3. Power và monoblock
4. Bla la la.

Vẫn mong bác Fusin hàng ngày nha. Chúc bác nhiều sức khỏe.

Chào Bác!

Hihi "e càng" thì chắc là không...vì mình không có càng...hahaha. Đùa tí thôi, thật ra mấy nay mình còn đang đi công tác, cần tĩnh tâm suy nghĩ nhiều để giải quyết công việc, nên chưa post được bài Bác ạ! vì khi post bài thì phải đi cùng "trách nhiệm" giải thích thắc mắc của Các bác. Mình không thể bỏ mặc đứa con tinh thần để ai "dày xéo" cũng được! đẻ dễ nuôi khó mà! Mong Bác thông cảm chờ thêm ít hôm nữa nhé! Hôm nay đã là ngày thứ 2 ở Anh Quốc mà vẫn chưa alo hay thu xếp được thời gian ghé Bác SonRock đấy.

Cảm ơn Bác ủng hộ tinh thần nhé! Fusin sẽ post đủ các bài mà Bác quan tâm! Chúc Bác và gia đình sức khỏe và hạnh phúc.

Chào Bác.
 

songtu82

New Member
Ðề: KÝ SỰ VỀ LOA KHARMA.

He he Bác nói đúng đó. Đẻ ra phải chăm sóc nuôi dưỡng chứ sao. Cốt là để những người kém hiểu biết như tui đây được mở rộng tầm mắt .
 
Ðề: KÝ SỰ VỀ LOA KHARMA.

Các bác trình cao làm ơn cho em hỏi "Độ động" của loa là như thế nào không ạ?
Thông số này của loa thế hiện qua đơn vị nào ạ?
Có phải loa xem phim thì cần độ động tốt?
Cảm ơn các bác.
 
Ðề: KÝ SỰ VỀ LOA KHARMA.

Em Cảm Ơn anh Fusin (hey a li ga to) về những kiến thức bổ ích này.
Chúc bác nhiều sức khỏe nhé!
không thấy các Bác chủ hàng(Shop) có í kiến gì về việc mình test cho khách hàng nhỉ! chắc phần lớn cũng dùng những cách nhu bac Fusin đã nêu hay sao í! he he :D
qua đó các bác rút kinh nghiệm phục vụ khách hàng tốt hơn nhé!
 

VAN_LOC

Well-Known Member
Ðề: KÝ SỰ VỀ LOA KHARMA.

Chào bác Fusin .
Cảm ơn bác đã giải thích rất rỏ ràng , đúng là con Harman Kardon 7600 bác ạ , em cũng nghe lai rai , cách vài hôm thì nghe vài bài ( vào lúc tắt đèn đi ngủ ) , vậy là rơi vào trường hợp 2 rồi phải không bác , em ra chợ nhật tảo họ đưa mấy cái tụ nhìn là không muốn mua luôn . bây giờ mà chỉ bệnh cho ông thợ không biết ổng có tự ái không đây . thay tụ rồi tiếng có thay đổi không hả bác Fusin ? Lại làm phiền bác nữa rồi .thanks a lot

Thay tụ kg ảnh hưởng chất âm ( nếu thay đúng trị số ) . bác ngại mang ra thợ thay mang qua mình làm giúp cho .
 

fusin

New Member
Ðề: KÝ SỰ VỀ LOA KHARMA.

Chào tất cả Các Bác!

Hôm nay, Fusin post một vài thuật ngữ tiêu chuẩn thường dùng diễn tả trong giới audio để các Bác tham khảo nhé!



Airy: Rộng lớn. Các nhạc cụ nghe như chúng được bao quanh bởi một bầu không gian sân khấu rộng lớn. Tái tạo tốt các tần số cao. Đáp ứng tần số cao mở rộng đến 15 - 20 kHz.

Acoustic treatment (X lý âm hc) Có ba loi thiết b được dùng đ x lý âm hc gm tiêu âm, tán âm và phn âm. Tiêu âm khiến âm thanh loãng hoc mng hơn, tán âm thay đi đường đi ca sóng âm vi các chiu khác nhau, phn âm khiến âm thanh phn x trc tiếp theo chiu ngược li.


Active Crossover (Phân tần chủ động): Phân tần chủ động gồm các linh kiện chủ động, phổ biến nhất là op-amp. Phân tần chủ động hoạt động ở các chế độ phù hợp với công suất đầu vào từ ampli. Phân tần động có bao nhiêu đường tiếng cần bấy nhiêu ampli để đánh ra loa.
Đầu vào của phân tần chủ động kết nối với ampli công suất, phân tần bao nhiêu đường tiếng cần từng ấy ampli để khuếch đại.


Alternating Current - AC (Dòng điện xoay chiều): Là dòng điện thay đổi định kỳ về hướng và cường độ.


Ambience (Không khí): Đặc điểm âm học của một không gian do các âm phản xạ quyết định. Một phòng có nhiều hồi âm được gọi là phòng “sống”, phòng ít hoặc không có hồi âm gọi là phòng “câm”.


Ambient Noise (Nhiễu xung quanh): Âm thanh xuất hiện trong phòng nhưng không xuất phát từ loa, nhạc cụ hoặc các nguồn phát âm khác.


American Wire Gauge (AWG): Là hệ thống đo độ dày của dây dẫn. Trị số AWG càng thấp thì độ dày càng cao.


Amplifier (Tăng âm): Là thiết bị để tăng mức tín hiệu. Ampli được dùng để tăng điện áp, dòng điện hoặc cả hai.


Amplitude (Biên độ): Khoảng cách giữa các đỉnh của sóng âm, tín hiệu biên độ càng lớn thì âm thanh phát ra càng to.


Analog (Tương tự): Sự mô tả sóng âm một cách liên tục. Ngược lại, kỹ thuật số (digital) mô tả các giá trị ước tính trong các khoảng thời gian rời rạc.


Anechoic (Phòng câm): Không có tiếng vọng. Một phòng không có tiếng vọng là phòng không có âm phản xạ.


Asymmetrical (Bất đối xứng): Thường dùng để mô tả âm thanh của một thiết bị không cân bằng, lệch trục giữa.


Attenuate (Suy yếu): Sự suy giảm về mức độ, cường độ của tín hiệu, của âm thanh.


Audio frequency (Tần số âm thanh): Dải âm mà tai người nghe thấy, thông thường từ 20 Hz đến 20 kHz.


Axis (Trục): Đường/trục tưởng tượng chạy từ loa tới vị trí người nghe.


Baffle (Vách): Trong mỗi chiếc loa, thuật ngữ vách thường được dùng để chỉ tấm chắn phía trước gắn mặt loa.


Banana Plug (Giắc bắp chuối): Là đầu nối có hình bắp chuối với chiều rộng chừng 1/8 inch, chiều dài khoảng 1 inch được cắm thẳng vào lõi của cọc đấu nối phía sau loa hoặc ampli.


Bandwidth (Dải thông tần): Một dải tần số cụ thể.


Bass (Tiếng trầm): Âm trầm trong dải âm thanh với tần số phân bổ từ 0Hz cho tới 200Hz.


Bassy: Thiên bass. Các tần số thấp dưới 200 Hz bị nhấn mạnh.


Bass Reflex (Thùng loa cộng hưởng): Là loại thùng loa sử dụng một khoang riêng hoặc ống dẫn để tăng cường tiếng trầm.


Bi-amping (Âm thanh hai cầu): Thuật ngữ chỉ việc sử dụng hai ampli riêng rẽ để đánh riêng cho từng loa. Việc chơi âm thanh hai cầu (thông thường) đòi hỏi một bộ phân tần chủ động bên ngoài để tách dải tần trước khi đưa tín hiệu đến các ampli tương ứng.


Binding Post (Cọc /trạm đấu loa): Cọc phía sau loa và ampli dùng để đấu nối với dây loa. Cọc này có nhiều hình dạng khác nhau, từ loại kẹp dây lỗ nhỏ, kẹp xoáy ốc cho tới kẹp bắt giắc càng cua hay lỗ nhận các đầu bắp chuối.


Bipolar (Lưỡng cực): Là loa mà trong đó các loa con được bắt trên các vách đối diện nhau. Các loa con chuyển động ra vào đồng thời - cùng pha. Ứng dụng này thường thấy trên các loa đặt phía sau hoặc loa surround.


Biwiring (Đấu dây đôi): Là việc sử dụng hai cặp dây loa đấu từ một ampli để đánh riêng rẽ cho dải trầm và dải cao trên một cặp loa.

Bright: Sáng. Nhấn mạnh vào tần số cao.

Blanketed: Bí. Âm cao yếu, nghe như có một cái chăn trùm qua loa, không cho tiếng thoát ra.

Bloated: Vang. Tiếng bass trung thừa, khoảng 250 Hz. Tần số thấp không gãy gọn, có hiện tượng cộng hưởng, nghe như bạn đang hát trong chum.

Blurred: Nhòe. Đáp ứng nhanh rất kém, ảnh stereo bị mờ, không tập trung, âm thanh không nghe ra chi tiết.

Boomy: Dư bass khoảng 125 Hz. Không gãy gọn, có hiện tượng cộng hưởng.

Boxy: Bí. Có hiện tượng cộng hưởng như thể âm nhạc bị tù túng trong một cái hộp.

Breathy: Hơi thở có thể nghe rõ khi nghe với sáo và saxophon. Đáp ứng tốt ở tần số cao và trung cao.

Compact disc (CD): Thuật ngữ thương mại đối với hệ thống lưu trữ âm thanh kỹ thuật số trên đĩa quang do Sony và Philips sản xuất. Hệ thống lưu trữ này có khả năng ghi tối đa 75 phút âm thanh số.


Compact disc-recordable (CD-R): Loại đĩa compact chỉ có thể ghi dữ liệu một lần duy nhất.


Compact disc-rewriteable (CD-RW): Loại đĩa compact có thể ghi dữ liệu nhiều hơn một lần.


Center Channel speaker (Loa trung tâm): Loa trung tâm được sử dụng để tái tạo giọng nói, hội thoại hoặc bất kỳ loại âm thanh nào khác được mix trong quá trình sản xuất đĩa. Trong ứng dụng gia đình, loa trung tâm thường được đặt ngay trên hoặc dưới tivi. Loa trung tâm đóng vai trò quan trọng, là chiếc cầu nối âm thanh từ loa đằng trước bên trái sang loa đằng trước bên phải. Chiếc loa này tạo nên sự liền lạc và thuyết phục đối với trường âm của một bộ phim.


Coaxial cable (Cáp chuyển): Là loại cáp trở kháng 75 ohm được sử dụng phổ biến để kết nối tivi với một số hệ thống ăng-ten của đài FM hoặc đài truyền hình. Thiết bị này cũng được sử dụng để kết nối bộ cơ của đầu đọc CD hoặc đầu đọc DVD tới bộ chuyển đổi DA.


Coherence (Sự gắn kết): Khi nghe nhạc, sự gắn kết ám chỉ việc âm thanh của hệ thống hài hòa và đồng nhất tới mức nào.


Coloration (Nhuộm màu): Thuật ngữ ám chỉ âm thanh của hệ thống đã thêm thắt một số đặc điểm không giống với âm thanh nguyên bản. Việc nhuộm màu có thể khiến người nghe thấy âm thanh lọt tai,nịnh tai, song về tổng thể âm thanh không còn được chính xác như tín hiệu ban đầu.


Compact Disc Transport (Bộ cơ CD): Thiết bị đọc thông tin dưới dạng nhị phân từ đĩa compact và chuyển tới bộ phận bên ngoài để hoán chuyển thành tín hiệu tương tự.


Cone (Nón loa): Là màng loa dạng nón được gắn vào cuộn dây âm để tạo sóng dao động trong không khí giúp đôi tai cảm nhận được âm thanh.


Crossover (Phân tần): Là bộ phận thụ động (trong một thùng loa) hoặc chủ động (trong bộ xử lý) phân chia các dải tần cụ thể tới từng loa con riêng biệt của mỗi hệ thống loa. Nếu không có bộ phân tần thì mỗi củ loa sẽ chịu toàn bộ dải tần qua nó.


Crossover Frequency (Tần số cắt): Là tần số mà hệ thống phân tần của loa chọn để đưa tín hiệu audio vào mỗi loa con.

Crossover Slope (Độ dốc tần): Ở điểm các loa con suy hao khi phải thể hiện các tần số không mong muốn, được tính bằng dB/oct. Chỉ số này càng cao thì độ dốc càng lớn, sẽ thu hẹp lại những vùng mà ở đó, âm thanh chuyển từ loa này sang loa khác.

Chesty: Nghe như người hát có lồng ngực quá lớn. Có hiện tượng vọt lên ở đáp ứng tần số thấp, từ 125 - 250 Hz.

Clear: Tiếng trong, rõ nét.

Colored: Màu sắc. Không giống thực, thiếu tự nhiên. Đáp ứng tần số không phẳng, có nhiều đỉnh và hố.

Crisp: Đáp ứng tần số cao được mở rộng.

Dark: Tối. Đối lập với Clear. Tần số cao yếu.

DAC - Digital to Audio Converter (Bộ chuyển đổi tín hiệu số sang tín hiệu tương tự): Là thiết bị chuyển/giải mã chuỗi tín hiệu số sang tín hiệu tương tự.


Damping (Tiêu tán): Sự suy yếu của của của tần số cộng hưởng theo thời gian.


Damping Material (Vật liệu tiêu tán): Bất kỳ loại vật liệu nào được trang bị để tăng độ tiêu tán như bông thuỷ tinh, đệm polyester hoặc mút… đặt trong thùng loa để giảm sự cộng hưởng tần số của nón loa bass.


Decibel (dB): Là đại lượng để đo cường độ của âm thanh. Mỗi dB được coi là một sự thay đổi nhỏ nhất trong cường độ âm thanh, có thể nhận biết được bởi tai người.


Diaphragm (Màng rung): Trong một củ loa, màng rung là chi tiết được điều khiển bởi cuộn dây loa, nó chuyển động và tạo ra sóng không khí, tạo nên âm thanh. Màng rung thường có hình dáng của hình nón hoặc dạng vòm.


Dipolar (Lưỡng cực): Là thiết kế loa với những cặp loa đối diện được cân chỉnh cho lệch pha và toả âm ra nhiều hướng khác nhau. Điều này dẫn tới việc triệt âm lẫn nhau giữa các loa con và người nghe chỉ cảm nhận được âm thanh được phản hồi từ những bức tường xung quanh phòng nghe. Công nghệ này thường được ứng dụng trong loa “surround” của hệ thống home theater.


Dispersion (Phát tán): Là sự phát tát của sóng âm sau khi ra khỏi loa.


Distortion (Méo): Đây là thuật ngữ được sử dụng cho bất kỳ một yếu tố nào làm biến đổi tín hiệu đầu vào gốc, khác với việc thay đổi về mặt âm lượng.


Dolby Digital:Là tiêu chuẩn âm thanh vòm kỷ thuật số do hãng Dolby phát minh.


Dolby ProLogic: Là cách thức mã hóa ma trận của Dolby để mã hoá 4 đường tín hiệu âm thanh (phía trước bên trái, phía trước bên phải, trung tâm phía trước và phía sau) thành hai đường và sau đó tái tạo bằng bộ giải mã Dolby ProLogic.


Dome (Loa treble): Là loa trình diễn dải tần cao với màng rung dạng vòm.


Driver (củ loa): Một bộ phận trong hệ thống loa trực tiếp tạo nên âm thanh, ví dụ như loa trung, loa bass (woofer) hoặc loa treble (tweeter). Như vậy, thuật ngữ “loa” cần hiểu là một hệ thống gồm có loa con + bộ phân tần + thùng loa và những chi tiết phụ khác.


DSP (Xử lý tín hiệu số): Chương trình được sử dụng để thay đổi tín hiệu đầu vào số với một số ứng dụng phổ thông như xử lý thời gian trễ của các loa phía sau, cân chỉnh cho loa subwoofer, lọc tần số thấp khỏi các loa vệ tinh và thêm các hiệu ứng (rạp hát).

DTS (Hệ thống rạp hát số): Là tên gọi của phương pháp mã hoá các kênh âm thanh để xem phim và nghe nhạc. Có thể lên tới 7 kênh (6.1). Phương thức này tạo ra âm thanh sống động hơn so với Dolby Digital 5.1.

Depth: Cảm giác về khoảng cách (gần đến xa) của các nhạc cụ khác nhau.

Detailed: Chi tiết. Dễ nghe các chi tiết nhỏ trong bài nhạc. Đáp ứng tần số cao đầy đủ, đáp ứng nhanh rất gãy gọn, sắc sảo.

Dull: Giống Dark.(tiếng Việt nói là đuối đấy )

Edgy: Quá nhiều tần số cao. Bị méo.

Electrostatic Loudspeaker (Loa tĩnh điện)được cấu tạo bởi những tấm panel phẳng và rộng. Loại loa này trang bị một bộ cấp điện nhằm cung cấp điện cao áp tĩnh cho màn loa trên một hoặc hai mặt của loa. Tín hiệu âm thanh được đưa vào các màn kim loại trên bề mặt tấm panel. Panel dưới tác động của trường tĩnh điện mạnh sẽ chuyển động và tạo ra âm thanh.

Fat: Xem Full và Warm. Hơi trễ và méo.

Full: Đáp ứng tần số thấp tốt. Giọng nam tròn đầy quanh 125 Hz. Đối nghĩa với Thin.

Gentle: Đối nghĩa với Edgy. Các tần số cao và trung cao có thể bị yếu.

Grainy:Vụn. Âm nhạc nghe như bị chia tách thành nhiều phần nhỏ chứ không "chảy" êm như một dòng liên tục.

Hard: Quá nhiều mid cao, thường khoảng 3 kHz.

Harsh: Quá nhiều mid cao. Đỉnh trong đáp ứng tần số từ 2-6 kHz.

Home Theater In A Box (HtiB): Thường là những sản phẩm home theater không đắt tiền đi trọn bộ gồm hệ thống loa vệ tinh, loa sub và receiver kèm đầu đọc. Hệ thống này được sử dụng như một bộ home theater 5.1 độc lập, nhưng cũng có thể bổ sung vào hệ thống stereo có sẵn.

Imaging (âm hình): Mỗi cặp loa có thể tạo ảo giác về không gian trình diễn nguyên thủy với vị trí trình diễn của từng nhạc cụ trong dàn nhạc được định vị cụ thể. Ảo giác này gọi là âm hình.

Impedance (trở kháng): Tổng lượng đối kháng (điện trở, điện dung, độ tự cảm) trên đường đi đối với dòng điện xoay chiều. Trở kháng tính bằng (ohm) và thay đổi ở các ngưỡng tần số khác nhau.

Integrated Amplifier (ampli tích hợp): Thiết bị đơn khối gồm cả phần tiền khuếch đại và phần khuếch đại công suất.

Interconnects – Cables (dây tín hiệu): Dây tín hiệu được sử dụng để kết nối các thiết bị có mức tín hiệu thấp từ đầu đọc CD đến receiver/amplifier, từ đầu đọc DVD đến receiver/amplifier, từ receiver đến loa sub điện… Hầu hết dây tín hiệu đều có cấu trúc bọc chống nhiễu và sử dụng đầu kết nối RCA.

In-Wall Speakers (loa âm tường): Loa được thiết kế để lắp vào trong tường và sử dụng không gian rỗng của hốc tường như thùng loa.

LFE (hiệu ứng tần số thấp): Là thuật ngữ đề cập đến sự tác động của âm thanh dải tần thấp trong một định dạng âm thanh đa kênh xem phim. Ví dụ như Dolby Digital hoặc DTS. “.1” có nghĩa là những hiệu ứng thật trầm được tách ra khỏi các kênh surround (2 kênh trước, kênh trung âm, 2 kênh sau…). Nếu có loa sub woofer trong hệ thống home theater, toàn bộ hiệu ứng âm thanh trầm sẽ được cắt khỏi các loa khác mà chia về cho sub woofer.

Loudness Control (bù tần số): Mạch lắp trên phần tiền khuếch đại hoặc receiver, Loudness Control có chức năng tăng cường tín hiệu cho dải trầm trong khi vẫn giữ nguyên dải cao nhằm bù đắp hiện tượng thiếu bass khi nghe với âm lượng nhỏ.

Magnetically Shielded (bảo vệ từ tính): Nam châm của củ loa được bọc trong lớp chống nhiễu từ trường để tránh tác động gây nhiễu đến hình ảnh của màn hình TV CRT.

Maximum Power Rating (công suất cực đại): Là mức công suất (W) cực đại mà thiết bị audio có thể chịu đựng trong khoảng giữa của dải trầm, thường ở phía cận trên dải tần của loa sub-bass (khoảng 100 – 200Hz).

Muddy: Đục. Âm thanh không trong sáng, bị méo.

Muffled: Âm thanh cũng nghe như bị trùm chăn. Tần số cao và mid cao bị yếu.

Noise (nhiễu): Tín hiệu không mong muốn tác động đến nguồn tín hiệu âm thanh/hình ảnh gốc.

Rich: Xem Full. Có hiện tượng méo.

Smooth: Dễ nghe.

Sweet: Ngọt ngào, không bị gắt, chói. Đáp ứng tần số không có đỉnh. Méo ít.

Thin: Mỏng.

Tight: Chi tiết, chắc chắn, đáp ứng tần số thấp tốt.

Transparent: Trong.Dễ nghe, chi tiết, rõ nét, rất ít méo và nhiễu.

Warm: Bass tốt, không bị mỏng.

Weighty: Đáp ứng tần số thấp tốt dưới 50 Hz.




(Nguồn Internet)
 
Ðề: KÝ SỰ VỀ LOA KHARMA.

Không Biết bác FUsin đi đâu rồi!lâu quá không thấy bác ấy viết bài, ngồi chờ muốn dài cổ cò luôn! he he he :D
 

kdntmtkd

New Member
Ðề: KÝ SỰ VỀ LOA KHARMA.

Không Biết bác FUsin đi đâu rồi!lâu quá không thấy bác ấy viết bài, ngồi chờ muốn dài cổ cò luôn! he he he :D

Mình cũng chờ bác Fusin lâu lắm rồi, chắc là bác ấy đang chỉnh sửa lại tiếng có dấu cho dễ hiểu ấy mà.:-* phải không các bác ?
 

fusin

New Member
Ðề: KÝ SỰ VỀ LOA KHARMA.

Chào Hai Bác ham_De_non và kdntmtkd!

Hai Bác khỏe không? đừng nóng ruột mà mời Hai Bác Dr Thanh nhé! Fusin kết thúc chuyến công tác rồi, giờ Fuin đang dành tí thời gian quý báu cho gia đình các Bác ạ! Bài Fusin viết hoàn chỉnh rồi, vài ngày nữa về VN là post ngay.

Mong rằng bài viết không làm các Bác thất vọng!

Lần nữa cảm ơn sự quan tâm của Hai Bác nhé!

Xin chào.
 

VAN_LOC

Well-Known Member
Ðề: KÝ SỰ VỀ LOA KHARMA.

Trong khi chờ bác Fusin viết bài, mời các bác vào đây xem cho đở nóng ruột:

http://audiofederation.com/blog/cate...room-2/page/2/

Vậy hình này là bác Fusin à .
charles-elegance.jpg
 
Bên trên