Sống chung với hàng Trung Quốc - Vấn đề “nhà nhà đánh hàng, bán hàng Trung Quốc” - Sự tồn tại của nề

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

kdnguyen

New Member
Ðề: Sống chung với hàng Trung Quốc - Vấn đề “nhà nhà đánh hàng, bán hàng Trung Quốc” - Sự tồn tại của nền kinh tế Việt N

Khi mua một sản phẩm Trung Quốc là các bạn đã đóng góp vào việc xây dựng Nhà nước và quân đội Trung Quốc.

Hàng trăm tàu thuyền ở khu vực Đà Nẵng phải nằm bờ những ngày qua vì lo lắng trước thông tin Trung Quốc cấm đánh bắt có thời hạn ở khu vực biển Đông

Là thuyền trưởng dạn dày kinh nghiệm, ông Lê Văn Chiến cho biết cách nay chừng mười ngày, tàu cá QNg 94734 của ông Lệ (Đức Phổ, Quảng Ngãi) bị một tàu nước ngoài tấn công ngay trên ngư trường lấy đi hơn một nửa số cá vừa đánh bắt được. Đã vậy các thuyền viên trên tàu này trước khi rút lui còn dùng lưỡi lê đâm thủng một chiếc thuyền thúng dùng làm thuyền cứu nạn trên tàu cá. Rất nhiều chủ tàu có thuyền đang neo đậu dọc sông Hàn cũng tỏ ra hết sức lo ngại khi gặp phải tàu nước ngoài trên biển. “Hôm rồi nghe tin một tàu cá ở Lý Sơn (Quảng Ngãi) bị tàu nước ngoài đâm chìm mà rùng mình” - ông Nguyễn Mận, chủ đôi tàu cá QNg 94853 và QNg 94856 đang neo đậu tại cảng cá Thọ Quang, nói .................

Nguồn: http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=319421&ChannelID=3
 

kdnguyen

New Member
Ðề: Sống chung với hàng Trung Quốc - Vấn đề “nhà nhà đánh hàng, bán hàng Trung Quốc” - Sự tồn tại của nền kinh tế Việt N

HÀNG TRUNG QUỐC ÀO ẠT VÀO VN

Doanh nghiệp trong nước đuối sức

Nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề, phải thu hẹp sản xuất vì bị hàng Trung Quốc “đánh dạt” ngay trên sân nhà. Một số doanh nghiệp phải chật vật tìm hướng đi riêng, tránh đối đầu với hàng Trung Quốc để tồn tại

Trả lời câu hỏi của chúng tôi về tình hình kinh doanh hiện tại, hầu hết các doanh nghiệp (DN), cơ sở may mặc đều có chung câu trả lời: “Cực kỳ khó khăn. Hàng Trung Quốc (TQ) vào nhiều quá, cạnh tranh không lại”...

May mặc, giày da thu hẹp sản xuất

Bà Hoàng Thị Minh Châu, Phó Giám đốc nhãn hàng Sanding, cho biết: Công ty đã giảm thiết kế, sản xuất hàng thời trang trẻ em khoảng 50% so với cùng kỳ, đang giảm giá để giải quyết hàng tồn kho. Bà Châu không phủ nhận sự tác động của thời trang trẻ em TQ: Hàng TQ mẫu mã đẹp, nhiều kiểu dáng, giá rẻ nên dù chất lượng không bằng hàng của các DN trong nước nhưng sức tiêu thụ rất cao và lấn át hàng nội. Đại diện một DN kinh doanh hàng thời trang khá lớn tại TPHCM cũng xác nhận: Doanh số bán hàng của công ty đang sụt giảm, hàng tồn kho khá nhiều do bị hàng TQ lấn sân. Công ty phải tạm hoãn kế hoạch mở thêm cửa hàng ở TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng và một số tỉnh, thành vì... đâu đâu cũng tràn ngập hàng TQ. Khốn khổ nhất là các DN, cơ sở nhỏ chuyên may hàng chợ. Một số DN sau một thời gian chạy theo mẫu mã TQ nhưng “đánh” không lại về giá đành đóng cửa, chuyển sang làm đại lý phân phối hàng TQ.

Với các DN giày dép, túi xách..., tình hình cũng diễn ra tương tự. Tại các chợ An Đông, Trung tâm Thương mại An Đông Plaza, hơn 70% quầy sạp giày dép bán hàng TQ. Cơ sở K. L (quận 11-TPHCM) chuyên sản xuất dép nhựa đành “ngồi chơi xơi nước” từ hơn một tháng qua vì hàng TQ về ào ạt, mối lái không đặt hàng.

Nhựa, điện tử mất thị trường

Ông Võ Văn Đức Bảy, Phó Giám đốc Công ty TNHH Nhựa Chợ Lớn, cho biết rất mệt mỏi với hàng TQ vì không biết họ làm bằng cách gì, nguyên liệu gì mà giá bán quá rẻ dù phải vận chuyển hàng ngàn cây số. Mẫu mã đa dạng, mới liên tục, giá rẻ hơn 20% - 30% so với hàng nội địa cùng loại nên hàng TQ thu hút được người mua. Đồ chơi trẻ em loại nhỏ, lớn gần như thua trắng. Các loại xe, súng, máy bay, tàu thuyền, rô bốt, siêu nhân, búp bê... chỉ toàn hàng TQ.

Tương tự, đồ nhựa gia dụng TQ chiếm lĩnh thị trường với thế áp đảo. Ông Hứa Muội Từ, phụ trách trung tâm phân phối Công ty Nhựa Duy Tân, cho biết ở thị trường phía Nam, DN trong nước còn có chút ít chỗ đứng chứ ở thị trường phía Bắc, hàng TQ hoàn toàn làm chủ thị trường. Ông Vũ Dương Ngọc Duy, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Điện tử Tân Bình (VTB), cho biết trước đây đơn vị đầu tư sản xuất nhiều mặt hàng điện gia dụng nhưng đụng phải hàng TQ với giá quá rẻ nên... “bỏ của chạy lấy người”.

Chật vật tìm đất sống

Trước thực tế đa số hàng TQ trên thị trường là hàng tiểu ngạch, hàng lậu, các hiệp hội ngành nghề không có cơ sở để kiện hàng TQ bán phá giá vào VN mà chỉ có thể khuyến cáo người tiêu dùng cẩn trọng khi chọn mua. Theo ông Võ Văn Đức Bảy, DN lâu nay cũng chỉ tự “bơi” chứ chưa được Nhà nước hỗ trợ đúng nghĩa. Trước mắt, các cơ quan chức năng cần nhanh chóng vào cuộc kiểm tra, xử lý mạnh tay đối với hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng.

Ông Hứa Muội Từ cho biết: Để lôi kéo người tiêu dùng, hằng tháng, Duy Tân phải tung ra vài mẫu mã, kiểu dáng mới, mở rộng mạng lưới tiêu thụ. Phải tổ chức dịch vụ hậu mãi, bảo hành, tư vấn chọn lựa, sử dụng sản phẩm sao cho hiệu quả. Ông Vũ Dương Ngọc Duy cho rằng cần phải tổ chức đầu tư sản xuất với quy mô lớn, có số lượng hàng hóa áp đảo để tung ra thị trường với mức giá cạnh tranh nhất, chất lượng bảo đảm mới đủ sức đương đầu với hàng TQ. VTB đã đầu tư cả chục triệu USD cho nhà máy sản xuất tủ lạnh. Sau khi nhà máy này sản xuất và đưa hàng ra thị trường ổn định sẽ tiếp tục đầu tư sản xuất trở lại các mặt hàng nồi cơm điện, bếp từ... Ông Lê Văn Chính, cố vấn kỹ thuật Công ty Cổ phần Truyền thông SoncaMedia, cho biết nếu đối đầu với hàng TQ thì không thể nào cạnh tranh lại. Do đó, đơn vị chọn giải pháp đầu tư sản xuất các mặt hàng đầu đĩa, đầu karaoke với một số tính năng mới mà hàng TQ chưa có.

Khó kiểm soát chất lượng hàng hóa nhập lậu

Ngày 1-6, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Trần Quốc Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng hàng hóa (Bộ Khoa học và Công nghệ), đã nhận định như vậy.

- Phóng viên: Báo chí Trung Quốc vừa nêu mặt hàng sữa và quần áo có các chất ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng, Cục Quản lý Chất lượng hàng hóa đã có phản ứng gì về vấn đề này, thưa ông?

- Ông Trần Quốc Tuấn: Vấn đề chất lượng hàng ngoại nhập, nhất là hàng nhập lậu, là vấn đề thường xuyên và diễn biến liên tục khó lường. Về việc báo chí nước ngoài nêu, cục mới nắm được thông tin và sẽ tiến hành kiểm tra, khảo sát thị trường. Việc kiểm soát cần sự vào cuộc ở tất cả các địa phương.

- Việc không kiểm soát được chất lượng hàng Trung Quốc nhập lậu cho thấy việc kiểm soát chất lượng loại hàng này bị bỏ ngỏ?

- Đúng là hàng nhập lậu qua biên giới rất khó kiểm soát chất lượng vì việc nhập vào VN bằng rất nhiều con đường. Chúng tôi đã tiến hành kiểm tra những mặt hàng đồ chơi ô tô, người máy... có thiết bị điện, có nguy cơ nổ, chập điện cao. Đa phần chỉ tiêu an toàn cháy nổ vẫn bảo đảm. Tuy nhiên, không loại trừ trên thị trường vẫn tồn tại sản phẩm chất lượng kém vì khó kiểm soát đầu vào.

Khẩn trương lập hàng rào kỹ thuật

Theo PGS – TS Trần Đình Thiên, Viện Nghiên cứu Kinh tế Trung ương, áp lực hàng TQ vào các DN VN đang rất mạnh nên biện pháp đối phó cần phải được thực hiện một cách tích cực, bài bản. Trách nhiệm của Nhà nước là phải khẩn trương thiết lập các hàng rào kỹ thuật để bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng, tránh ô nhiễm môi trường, bảo đảm hàng vào VN tuân thủ các quy chuẩn chất lượng. Lâu nay, vấn đề này chưa được Nhà nước chú ý, giờ là lúc phải thực hiện dù đã muộn. Ngoài ra, phải tăng cường kiểm tra, xử lý các đường dây hàng lậu qua biên giới. VN không thể trở thành thị trường tiêu thụ hàng phế phẩm của các nước. Ngoài ra, cần bảo vệ hàng nội địa, cạnh tranh lành mạnh với hàng ngoại nhập ngay ở thị trường trong nước, phù hợp với quy tắc WTO.

Nguồn: http://nld.com.vn/20090601104540367P0C1014/doanh-nghiep-trong-nuoc-duoi-suc.htm
 

kdnguyen

New Member
Ðề: Sống chung với hàng Trung Quốc - Vấn đề “nhà nhà đánh hàng, bán hàng Trung Quốc” - Sự tồn tại của nền kinh tế Việt N

XUNG QUANH CHUYỆN QUẦN ÁO, ĐỒ CHƠI QUẢNG ĐÔNG CHỨA HÓA CHẤT ĐỘC HẠI
Vì sao thời trang Quảng Châu tràn ngập TPHCM ?

Phần lớn hàng Quảng Đông có mặt ở VN đều được đưa về từ Quảng Châu – thủ phủ của tỉnh Quảng Đông! Một chuyên gia từng tham gia đoàn khảo sát hàng Trung Quốc cho biết, việc “đánh hàng” Trung Quốc về VN là “quá đơn giản!”

......................

Nỗi lo cho hàng VN

Các đầu mối chuyên “đánh hàng” từ Quảng Châu cho rằng sở dĩ hàng Quảng Châu có giá rẻ vì đa số nguyên phụ liệu như vải, dây kéo, ruy băng... không cần phải chứng minh nguồn gốc, chứng minh sản phẩm an toàn cho người sử dụng. Ngoài ra, theo phân tích của một chuyên gia kinh tế, lượng hàng của Quảng Đông không chỉ cung ứng cho thị trường các quốc gia lân cận mà còn cung cấp rất nhiều nơi trên thế giới nên thường được sản xuất với số lượng lớn, giá thành thấp. Loại hàng này khi vào VN lại là hàng trốn thuế nên dù có bán với giá “trên trời” thì vẫn còn rất rẻ. Vì vậy đây là nỗi lo cho các đơn vị may mặc trong nước, nhất là các doanh nghiệp nhỏ, sẽ bị cạnh tranh gay gắt và Nhà nước cũng bị thất thu thuế rất lớn... Vị chuyên gia này còn băn khoăn: Trên đây chỉ là một vài lý do để giải thích vì sao hàng hóa của Quảng Đông được bán rất rẻ. Tuy nhiên, còn nhiều mặt hàng giá rẻ đến bất ngờ như mắt kính, bóp, nữ trang... chỉ từ 5.000 đồng – 10.000 đồng/sản phẩm thì đến nay vẫn chưa thể tìm được lời giải thích vì sao nó lại “siêu rẻ” đến như vậy!

“Đánh hàng” Quảng Châu: Quá dễ !

Gõ vào Google: “Đi lấy hàng ở Quảng Châu”, bạn sẽ có trong tay đầy đủ “cẩm nang đi buôn”. “Tất cả mọi thứ đều được tổ chức, chuẩn bị trong một kế hoạch tổng thể” – tiến sĩ Lê Đăng Doanh phải thốt lên.

Và quả đúng như vậy, trong một lần tham gia đoàn khảo sát về hàng Trung Quốc, tôi thấy chuyện “đánh hàng” từ Trung Quốc về VN quá đơn giản. Đơn giản đến mức chỉ cần nhấc điện thoại, sẽ có xe đến đón tận nhà, đưa đến tận Hữu Nghị quan, Lạng Sơn. Còn thủ tục, cũng có nhà xe lo giúp: giấy thông hành hay visa đều được phục vụ nhanh chóng. Bên kia biên giới, các hãng xe có sẵn người đứng đón. Ghé Bằng Tường ăn tối, lên xe, nằm ngủ một giấc trong lúc chiếc xe vượt gần 1.000 km đường cao tốc. Mở mắt ra là đã đến Quảng Châu. Tôi tận mắt chứng kiến khu vực lân cận của Bến xe Việt Tú Nam giống như một khu người Việt thu nhỏ, với đủ mọi dịch vụ phục vụ những người đi buôn chuyến. Từ đây, mọi người sẽ tỏa ra đủ các ngả đường và bắt đầu một cuộc đi săn tìm hàng hóa: đến các khu chợ hàng vải, chợ đồ điện tử, chợ điện thoại hay chợ giày da, chợ vải vóc hay chợ nguyên phụ liệu... Người chưa quen thì đi cùng tai (hướng dẫn, phiên dịch kiêm khuân vác hàng hóa). Người đã thông thạo thì đi hai người để một người giữ hàng, một đặt hàng. Người khác thì đến thẳng các xí nghiệp, nhà máy đặt hàng... Đến chiều, sau một ngày mệt nhoài, những nhà buôn tập trung về khách sạn để đóng hàng. Từng kiện, từng kiện khoảng 100 kg được xếp gọn gàng, ghi rõ địa chỉ để chờ lên đường vượt biên giới về đến những cửa hàng, những khu vực chuyên doanh tại đủ các thành phố trong nước. Các điểm chuyển hàng đều có hai sự lựa chọn cho khách: đi chính ngạch (có đóng thuế đầy đủ) hoặc tiểu ngạch (trốn thuế). Nhưng hầu hết mọi người mặc định chọn phương án... ít tốn tiền và ít thủ tục rườm rà hơn.

Nếu không thích tự mình đi thì đã có hàng loạt công ty của cả Trung Quốc và VN tận tình thực hiện công việc hỗ trợ buôn bán hàng từ Quảng Châu về cả Hà Nội, TPHCM và thậm chí cả những tỉnh, thành khác.

Nguồn: http://nld.com.vn/20090531093024914P0C1014/vi-sao-thoi-trang-quang-chau-tran-ngap-tphcm-.htm
 

vkc

Well-Known Member
Ðề: Sống chung với hàng Trung Quốc - Vấn đề “nhà nhà đánh hàng, bán hàng Trung Quốc” - Sự tồn tại của nền kinh tế Việt N

@ kdnguyen



Nhiều bà mẹ tẩy chay quần áo trẻ em Trung Quốc

Khách hàng kỹ tính xem xuất xứ, doanh thu của các cửa hàng giảm một nửa. Vài nơi tìm cách thay đổi nguồn hàng, hoặc vứt bỏ nhãn mác để che mắt người tiêu dùng.


Chị Vân, chủ cửa hàng quần áo trẻ em trên đường Tây Sơn (Hà Nội) cho hay, ba hôm nay, doanh số từ đồ Trung Quốc giảm đến 50%. Người tiêu dùng bắt đầu quan tâm đến xuất xứ của hàng hóa hơn trước. Đặc biệt, khách hàng có con nhỏ từ sơ sinh đến 3 tuổi rất kỹ tính trước khi chọn đồ.

Trung bình 7 người mua, thì có tới 4 hỏi rõ nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Chị Vân kể, có khách hàng đã ưng ý mua đồ nhưng đến khi biết nguồn gốc "made in China" lập tức "bỏ của chạy lấy người". Trước kia, hàng Trung Quốc vẫn bán chạy, nay nhiều khách hàng chuyển sang hàng "Made in Vietnam" như dệt kim Đông Xuân, Hanosimex...


quan-ao-1.jpg

Người tiêu dùng bắt đầu quan tâm đến xuất xứ hàng hóa hơn trước đây. Ảnh: Hoàng Hà.

Chị Ngọc Quỳnh, một bà mẹ trẻ làm nghề kế toán cho hay, chị rất lo lắng khi nghe tin quần áo trẻ em Trung Quốc có thể gây ung thư da. Nhà có hai con nhỏ, cháu lớn đang học lớp 3, da cứng cáp nên cũng đỡ lo, còn cháu nhỏ chưa đầy 1 tuổi. "Cháu nhà tôi mới được 8 tháng tuổi, da còn quá nhạy cảm, nếu mặc phải đùng đồ có chứa chất độc hại thì không biết chuyện gì xảy ra", chị lo lắng. Nghe nói hàng Trung Quốc có ở khắp nơi, chị chỉ dám mua quần áo ở những hàng quen và các cửa hàng lớn.

Một số cửa hàng khi nghe tin quần áo trẻ em Trung Quốc có chất độc hại, đã thay đổi hoặc vứt bỏ nhãn mác để che mắt người tiêu dùng. Tại một cửa hàng ở phố Khâm Thiên (Hà Nội), trên đống dây treo, nhiều bộ váy trẻ em không nhãn mác được lồng khéo léo lẫn với hàng Việt Nam. Chị bán hàng cho hay, bỏ nhãn mác chỉ làm khách hàng yêu tâm khi mua.

Theo chị, nhiều cửa hàng lớn thường lấy vải từ chợ Ninh Hiệp (Gia Lâm - Hà Nội) về may, vì giá rẻ hơn so với chợ Đồng Xuân (chuyên cất buôn). Ngoại trừ các cửa hàng lớn có tên tuổi, còn lại vải trên chợ Ninh Hiệp chủ yếu nhập từ Trung Quốc. "Nhiều cửa hàng lấy vải giá rẻ sau đó đem may lại để lấy lãi. Xét cho cùng, vẫn là hàng Trung Quốc hết", chị tiết lộ.

Một số cửa hàng đã chuyển đổi từ nhãn "Made in China" sang Cambodia, ThaiLand, Singapore... và đẩy giá lên cao gấp đôi, gấp ba. Tuy nhiên, nếu khách hàng "sành" để ý kỹ mã vạch, mã số trên các sản phẩm sẽ thấy ghi rõ hàng có mã số 690 là xuất xứ từ Trung Quốc.

Ông Nguyễn Bảo Ngọc, Phó chi cục trưởng Chi cục Hải quan Cửa khẩu Hữu Nghị (thuộc Cục Hải quan Lạng Sơn) cho biết, quần áo Trung Quốc nói chung và quần áo trẻ em nói riêng nhập chủ yếu từ Nam Ninh hoặc Quảng Châu vào Việt Nam. Tuy nhiên, rất khó xác định xuất xứ cụ thể của sản phầm. Hồ sơ xuất khẩu chỉ ghi rõ công ty xuất khẩu mà không ghi nhà sản xuất. Ông Ngọc khuyên khách hàng nên nhìn mã vạch để biết xuất xứ hàng hóa.

Quần áo trẻ em Trung Quốc có nhiễm chất độc hại là một vấn đề nổi cộm mới phát sinh. Ông Ngọc cho hay, hiện chi cục vẫn chưa nhận được thông báo chính thức từ cơ quan chức năng. "Phía chi cục hải quan sẽ chú trọng về chất lượng, nhãn mác, thành phần và đặc biệt lưu tâm đến quần áo trẻ em có xuất xứ từ Trung Quốc. Khi có văn bản chính thức từ phía tổng cục, chúng tôi sẽ điều tra xử lý cụ thể", ông Ngọc nói.

Trao đổi với VnExpress.net, ông Trịnh Văn Ngọc, Chi cục trưởng cục Quản lý Thị trường Hà Nội cho hay, chi cục đã đã nhận được thông tin phản ánh về quần áo trẻ em xuất xứa từ Trung Quốc có chứa chất gây nguy hại cho da. Hiện Chi cục Quản lý Thị trường Hà Nội đang phối hợp với thanh tra Y tế và Cục Đo lường Chất lượng kiểm tra một số mẫu quần áo và đồ chơi trẻ em ở một số tuyến phố trọng điểm. "Chúng tôi đã lấy mẫu hàng hóa lưu thông từ Lạng Sơn và kiểm tra các hàng quần áo trẻ em ở tuyến phố trọng điểm thuộc quận Hoàn Kiếm. Tất cả các trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm theo pháp luật", ông Ngọc nói.


Hoàng Lan​

http://vnexpress.net/GL/Doi-song/Mua-sam/2009/06/3BA0FAAF/
 

Dai Minh Kim

New Member
Ðề: Sống chung với hàng Trung Quốc - Vấn đề “nhà nhà đánh hàng, bán hàng Trung Quốc” - Sự tồn tại của nền kinh tế Việt N

Tổ cha nó, nó làm tụi mình sống mệt mỏi quá. Tẩy chay đê ( hic hic hô hào nghe thấy ớn quá :( )
 

dragonlee

Well-Known Member
Ðề: Sống chung với hàng Trung Quốc - Vấn đề “nhà nhà đánh hàng, bán hàng Trung Quốc” - Sự tồn tại của nền kinh tế Việt N

Hôm nay nhận được cơ man là Spam này:
" Đồng bào chú ý tin khẩn cấp Chim sẻ quay 2000Đ/con" thực chất là "Vit nho trung quốc quay 482Đ/con (ban buôn)" đó là lời cảnh báo cho các bạn khi mua "Chim Sẻ quay ở các vỉa hè trên đường phố HN. Loại vịt đó được tiêm thuốc có thể bảo quản đến 23 tháng. Bạn hãy gửi spam này cho tất cả mọi người để phòng tránh nhé "
 

manhthang

Huyền Thoại
Ðề: Sống chung với hàng Trung Quốc - Vấn đề “nhà nhà đánh hàng, bán hàng Trung Quốc” - Sự tồn tại của nền kinh tế Việt N

Hôm nay nhận được cơ man là Spam này:
" Đồng bào chú ý tin khẩn cấp Chim sẻ quay 2000Đ/con" thực chất là "Vit nho trung quốc quay 482Đ/con (ban buôn)" đó là lời cảnh báo cho các bạn khi mua "Chim Sẻ quay ở các vỉa hè trên đường phố HN. Loại vịt đó được tiêm thuốc có thể bảo quản đến 23 tháng. Bạn hãy gửi spam này cho tất cả mọi người để phòng tránh nhé "

Thanks bác 1 phát, có 1 hàng mới mọc ngay bên Hồ Sen gần nhà em b-(
 

HDWonder

New Member
Ðề: Sống chung với hàng Trung Quốc - Vấn đề “nhà nhà đánh hàng, bán hàng Trung Quốc” - Sự tồn tại của nền kinh tế Việt N

hic, ở đây có món...gà chạy bộ, thả chạy từ Cali lên Illinois, ăn rất khỏe người;)). Đó là cách học sinh nhà mình ăn món gà rẻ tiền nhất ở siêu thị:">. Có 2 đồng một con ah, em mang về để từ sáng đến chiều về nó mới tan đá rùi nấu canh. Ngon đừng kêu:>

Em đang tích cực xì băm để lên 1080i (thấy anh VKC bảo lên 1080i nhìn diễn đàn rõ lắm):p

Bản chất của cạnh tranh kinh tế với Trung Quốc không phải là chúng ta đang cạnh tranh với chính họ mà chúng ta tranh thủ họ thì đúng hơn:D và đối thủ cạnh tranh sẽ là những nước ASEAN hay các nước trong hiệp ước Thượng Hải. Nói nhìu bị động vô chính trị nên em dừng thui, còn chuyện tẩy chay thì giống như bắt người nghiện không tiêm chích nữa...hoặc giả như thấy tiền rơi bảo đừng nhặt. Nó cũng giống như khi chúng ta thấy một đứa trẻ bị đánh đập trên đường phố, làm anh hùng vào giải cứu thì ngày mai chắc gì có một anh hùng khác. Phải cho thằng bé công cụ và định hướng để ngày mai chính nó làm anh hùng:>. Em nghĩ thế, chúng ta kêu gọi tẩy chay nhưng với mức thu nhập của người Việt Nam hiện nay thì liệu sẽ làm anh hùng được mấy ngày:(, nhưng nếu ...có chữ nếu...chúng ta nhìn vấn đề theo hướng khác, nhìn vào hệ thống tự nhiên sẽ thấy thằng bé đang cần công cụ gì ....để làm người hùng:">. (cái này là kiểu bịnh nghề nghiệp coi uýnh lộn trên phim nhiều quá:D )
 

manhthang

Huyền Thoại
Ðề: Sống chung với hàng Trung Quốc - Vấn đề “nhà nhà đánh hàng, bán hàng Trung Quốc” - Sự tồn tại của nền kinh tế Việt N

hic, ở đây có món...gà chạy bộ, thả chạy từ Cali lên Illinois, ăn rất khỏe người;)). Đó là cách học sinh nhà mình ăn món gà rẻ tiền nhất ở siêu thị:">. Có 2 đồng một con ah, em mang về để từ sáng đến chiều về nó mới tan đá rùi nấu canh. Ngon đừng kêu:>

Em đang tích cực xì băm để lên 1080i (thấy anh VKC bảo lên 1080i nhìn diễn đàn rõ lắm):p

Bản chất của cạnh tranh kinh tế với Trung Quốc không phải là chúng ta đang cạnh tranh với chính họ mà chúng ta tranh thủ họ thì đúng hơn:D và đối thủ cạnh tranh sẽ là những nước ASEAN hay các nước trong hiệp ước Thượng Hải. Nói nhìu bị động vô chính trị nên em dừng thui, còn chuyện tẩy chay thì giống như bắt người nghiện không tiêm chích nữa...hoặc giả như thấy tiền rơi bảo đừng nhặt. Nó cũng giống như khi chúng ta thấy một đứa trẻ bị đánh đập trên đường phố, làm anh hùng vào giải cứu thì ngày mai chắc gì có một anh hùng khác. Phải cho thằng bé công cụ và định hướng để ngày mai chính nó làm anh hùng:>. Em nghĩ thế, chúng ta kêu gọi tẩy chay nhưng với mức thu nhập của người Việt Nam hiện nay thì liệu sẽ làm anh hùng được mấy ngày:(, nhưng nếu ...có chữ nếu...chúng ta nhìn vấn đề theo hướng khác, nhìn vào hệ thống tự nhiên sẽ thấy thằng bé đang cần công cụ gì ....để làm người hùng:">. (cái này là kiểu bịnh nghề nghiệp coi uýnh lộn trên phim nhiều quá:D )

720p đẹp hơn em ạ, 1080i hình ảnh xước ngang xước dọc chán lắm =))
 

dragonlee

Well-Known Member
Ðề: Sống chung với hàng Trung Quốc - Vấn đề “nhà nhà đánh hàng, bán hàng Trung Quốc” - Sự tồn tại của nền kinh tế Việt N

hic, ở đây có món...gà chạy bộ, thả chạy từ Cali lên Illinois, ăn rất khỏe người;)). Đó là cách học sinh nhà mình ăn món gà rẻ tiền nhất ở siêu thị:">. Có 2 đồng một con ah, em mang về để từ sáng đến chiều về nó mới tan đá rùi nấu canh. Ngon đừng kêu:>

Em đang tích cực xì băm để lên 1080i (thấy anh VKC bảo lên 1080i nhìn diễn đàn rõ lắm):p

Bản chất của cạnh tranh kinh tế với Trung Quốc không phải là chúng ta đang cạnh tranh với chính họ mà chúng ta tranh thủ họ thì đúng hơn:D và đối thủ cạnh tranh sẽ là những nước ASEAN hay các nước trong hiệp ước Thượng Hải. Nói nhìu bị động vô chính trị nên em dừng thui, còn chuyện tẩy chay thì giống như bắt người nghiện không tiêm chích nữa...hoặc giả như thấy tiền rơi bảo đừng nhặt. Nó cũng giống như khi chúng ta thấy một đứa trẻ bị đánh đập trên đường phố, làm anh hùng vào giải cứu thì ngày mai chắc gì có một anh hùng khác. Phải cho thằng bé công cụ và định hướng để ngày mai chính nó làm anh hùng:>. Em nghĩ thế, chúng ta kêu gọi tẩy chay nhưng với mức thu nhập của người Việt Nam hiện nay thì liệu sẽ làm anh hùng được mấy ngày:(, nhưng nếu ...có chữ nếu...chúng ta nhìn vấn đề theo hướng khác, nhìn vào hệ thống tự nhiên sẽ thấy thằng bé đang cần công cụ gì ....để làm người hùng:">. (cái này là kiểu bịnh nghề nghiệp coi uýnh lộn trên phim nhiều quá:D )

Có 1 câu nói ứng với trường hợp của em, đó là:
" Đừng cho anh ta con cá, mà hãy cho anh ta 1 cái cần câu "
 

vkc

Well-Known Member
Ðề: Sống chung với hàng Trung Quốc - Vấn đề “nhà nhà đánh hàng, bán hàng Trung Quốc” - Sự tồn tại của nền kinh tế Việt N

hic, ở đây có món...gà chạy bộ, thả chạy từ Cali lên Illinois, ăn rất khỏe người;)). Đó là cách học sinh nhà mình ăn món gà rẻ tiền nhất ở siêu thị:">. Có 2 đồng một con ah, em mang về để từ sáng đến chiều về nó mới tan đá rùi nấu canh. Ngon đừng kêu:>

Em đang tích cực xì băm để lên 1080i (thấy anh VKC bảo lên 1080i nhìn diễn đàn rõ lắm):p

Bản chất của cạnh tranh kinh tế với Trung Quốc không phải là chúng ta đang cạnh tranh với chính họ mà chúng ta tranh thủ họ thì đúng hơn:D và đối thủ cạnh tranh sẽ là những nước ASEAN hay các nước trong hiệp ước Thượng Hải. Nói nhìu bị động vô chính trị nên em dừng thui, còn chuyện tẩy chay thì giống như bắt người nghiện không tiêm chích nữa...hoặc giả như thấy tiền rơi bảo đừng nhặt. Nó cũng giống như khi chúng ta thấy một đứa trẻ bị đánh đập trên đường phố, làm anh hùng vào giải cứu thì ngày mai chắc gì có một anh hùng khác. Phải cho thằng bé công cụ và định hướng để ngày mai chính nó làm anh hùng:>. Em nghĩ thế, chúng ta kêu gọi tẩy chay nhưng với mức thu nhập của người Việt Nam hiện nay thì liệu sẽ làm anh hùng được mấy ngày:(, nhưng nếu ...có chữ nếu...chúng ta nhìn vấn đề theo hướng khác, nhìn vào hệ thống tự nhiên sẽ thấy thằng bé đang cần công cụ gì ....để làm người hùng:">. (cái này là kiểu bịnh nghề nghiệp coi uýnh lộn trên phim nhiều quá:D )

Bài viết em hay lắm.
Còn vụ lên 1080i thì cố lên em gái :-bd

* Bí quyết mau lên 1080i :
Cứ mỗi bài anh tieuthieugia viết thì em cứ theo sau trả lời...bảo đảm chưa tới 1 tuần thì nhìn chữ viết rõ hơn----> khỏi bị cận thị :-$
 

8quocte

New Member
Ðề: Sống chung với hàng Trung Quốc - Vấn đề “nhà nhà đánh hàng, bán hàng Trung Quốc” - Sự tồn tại của nền kinh tế Việt N

* Bí quyết mau lên 1080i :
Cứ mỗi bài anh tieuthieugia viết thì em cứ theo sau trả lời...bảo đảm chưa tới 1 tuần thì nhìn chữ viết rõ hơn----> khỏi bị cận thị :-$[/QUOTE]

hahhha, vô tình lụm được bí kíp
 

kdnguyen

New Member
Ðề: Sống chung với hàng Trung Quốc - Vấn đề “nhà nhà đánh hàng, bán hàng Trung Quốc” - Sự tồn tại của nền kinh tế Việt N

Không thể biện minh cho việc quản lý lỏng lẻo

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Hoàng Anh đã khẳng định như vậy khi đề cập đến công tác quản lý thị trường trước việc hàng Trung Quốc kém chất lượng đang tràn vào thị trường VN.

Phóng viên: Ông có thông tin gì về việc sản phẩm quần áo và đồ chơi ở Quảng Đông, có chất độc hại vào VN?

- Ông Nguyễn Hoàng Anh: Dù chưa có thông tin chính thức của cơ quan có thẩm quyền về vấn đề báo chí thông tin nhưng tôi tin chắc là có. Là một người tiêu dùng, không phải bây giờ mà từ nhiều năm nay tôi đã rất lo ngại trước tình trạng hàng hóa kém chất lượng nói chung, trong đó có hàng hóa nhập theo đường tiểu ngạch ở những vùng sản xuất chất lượng thấp của Trung Quốc (TQ) nhập vào VN. Đây là tình trạng đáng báo động chứ không còn là lo ngại.

. Theo ông, ai phải chịu trách nhiệm để tình trạng hàng hóa kém chất lượng, thậm chí có hại tới sức khỏe người tiêu dùng, của TQ tràn ngập thị trường nước ta?
- Hiện chúng ta có đầy đủ lực lượng kiểm soát, kiểm tra hàng hóa TQ nhập vào VN như hải quan, biên phòng và lực lượng QLTT, kiểm dịch, kiểm tra chất lượng hàng hóa, công an... nhưng vẫn chưa kiểm soát được chất lượng hàng TQ nhập vào VN.

Theo tôi một phần là do hệ thống pháp luật chúng ta còn chưa bao quát hết những vi phạm và đặc biệt là chế tài còn quá nhẹ tay nên dẫn tới tình trạng người kinh doanh vì hám lợi vẫn làm bất chấp ảnh hưởng tới sức khỏe, đời sống người dân. Thứ hai là có một bộ phận không nhỏ lực lượng làm công tác kiểm tra, kiểm soát hàng hóa TQ nhập khẩu chưa có ý thức.

Nhưng điều rất quan trọng và khiến tôi thất vọng nhất là khi đại biểu Quốc hội chất vấn các cơ quan chức năng về vấn đề này họ luôn lấy lý do nhân sự thiếu, biên chế không đủ, chưa đầu tư kinh phí mua thiết bị kiểm tra, giám định chất lượng hàng hóa... để biện minh.

. Ông nghĩ sao trước thực trạng hàng lậu từ TQ bán công khai và tràn lan trên thị trường mà hầu như rất ít bị xử lý?
- Bộ Công Thương có trách nhiệm QLTT trong nội địa. Vấn đề là phải làm sao ngăn chặn hàng hóa kém chất lượng ngay từ cửa khẩu và bên cạnh đó phải trị tới nơi bán lẻ sản phẩm cho người tiêu dùng thì mới có thể xử lý được tình trạng hàng hóa kém chất lượng.

Xung quanh công tác quản lý này chúng ta còn quá nhiều sự sơ hở, yếu kém. QLTT mới chỉ nắm về hình thức, còn muốn kiểm soát được thì mọi hàng hóa bán ra thị trường phải có nguồn gốc để đánh thuế. Tôi nghĩ không phải là chúng ta không làm được, mà vấn đề là cơ quan hữu trách có làm hay không và làm đến đâu.

. Hàng TQ vào VN nhiều khi rẻ tới mức khó hiểu, tại sao chúng ta không áp dụng công cụ chống bán phá giá?
- Trước hết, hệ thống pháp luật của chúng ta chưa bao quát được hết. Thứ hai, hàng hóa TQ vào thị trường VN bằng con đường tiểu ngạch, trốn lậu thuế rất nhiều mà vào tiểu ngạch thì rất khó thực hiện điều đó. Muốn kiểm soát được hàng TQ nhập ồ ạt vào nước ta, trước hết cần phải quy định rất chặt chẽ về chất lượng sản phẩm.

Thứ hai, nếu chặn ngay tại cửa khẩu, khu vực biên giới chưa hiệu quả thì phải siết tại khâu bán lẻ ra thị trường. Khi bắt được các trường hợp vi phạm phải xử lý ở mức độ rất nặng chứ không nên mang tính răn đe như hiện nay.

. Chúng ta đang rất nỗ lực để kích cầu hàng nội địa. Ông có cho rằng mạnh tay chống hàng lậu là một biện pháp kích cầu hàng nội hữu hiệu?
- Không phải đến lúc này mới nói tới điều này mà phải làm sao chống được hàng lậu, quản lý được thị trường và tận thu được nguồn thuế. Không thể lấy lý do này nọ để biện minh cho việc quản lý lỏng lẻo thị trường. Kiểm soát tốt, chúng ta còn có nguồn thuế quan trọng để góp phần giải quyết các vấn đề chính sách xã hội.

PGS – TS Nguyễn Trọng Hoài, Trưởng Khoa Kinh tế Phát triển Trường ĐH Kinh tế TPHCM:
Sức tiêu thụ hàng trong nước sẽ giảm

Trong hoàn cảnh suy thoái, người dân tiết giảm chi tiêu, hàng TQ tràn vào, giá rẻ hơn hàng nội địa càng khiến sức tiêu thụ hàng trong nước giảm sút. Doanh nghiệp (DN) trong nước không bán được hàng, tồn kho gia tăng. Những DN không có kế hoạch kinh doanh bài bản chắc chắn gặp khó khăn, công nhân thất nghiệp... Nền kinh tế tiếp tục rơi vào vòng suy thoái và kèm theo đó là nhiều hệ lụy mang tính chất vĩ mô. Các hiệp hội ngành nghề và DN trong nước chưa biết tìm ra hoặc tận dụng những kẽ hở, nhược điểm của hàng ngoại nhập (chẳng hạn sự kiện hàng may mặc, đồ dùng trẻ em TQ nhiễm hóa chất độc hại) để “đánh” và vận động người dân dùng hàng trong nước. Nhiều DN chưa mặn mà với thị trường tiêu dùng bình dân vì không cạnh tranh lại với hàng TQ mà quên rằng đây là thị trường rất lớn với 70% người tiêu dùng VN có thu nhập thấp.

Ông Hồ Đức Lam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nhựa Vn, Chủ tịch HĐQT Công ty Nhựa Rạng Đông:
Nhà nước thất thu, DN gặp khó

Không phải đến bây giờ mà từ nhiều năm nay, các DN nhựa VN đã phải đối đầu với hàng nhựa TQ. Hàng nhựa TQ vào VN đa số phi mậu dịch, hàng lậu, chất lượng kém và là hàng tồn kho, hàng xá. Giá bán của các sản phẩm loại này rất rẻ nên chiếm lĩnh phân khúc thị trường cấp thấp tại TPHCM và các tỉnh; gây khó khăn cho các DN, cơ sở sản xuất nhỏ trong nước tham gia phân khúc này.
Ai cũng biết nguồn hàng ngoại nhập tập kết về biên giới, theo xe tải ồ ạt vào VN khiến Nhà nước thất thu thuế không ít. Nếu Nhà nước kiểm soát chặt nguồn hàng qua biên giới, lực lượng QLTT giám sát, xử phạt nặng các vụ tàng trữ, kinh doanh hàng lậu, hàng kém chất lượng thì loại hàng này sẽ ít ra thị trường.

Nguồn: http://nld.com.vn/20090602103717773P0C1014/khong-the-bien-minh-cho-viec-quan-ly-long-leo.htm
 

nvmy

Well-Known Member
Ðề: Sống chung với hàng Trung Quốc - Vấn đề “nhà nhà đánh hàng, bán hàng Trung Quốc” - Sự tồn tại của nền kinh tế Việt N

Góc nhìn và đánh giá về hàng Tàu của các nhà nghiên cứu kinh tế và Nhà doanh nghiệp.
Móc cái này lên :

Doanh nghiệp chơi vơi bởi hàng "Tàu" giá rẻ
16/06/2009 05:34 (GMT + 7)
(TuanVietNam) - “Tôi rất lo sợ do chúng ta thiếu sự chuẩn bị thì có thể trong cuộc chơi mới, chúng ta háo hức hòa nhập với mong muốn chiến thắng, nhưng lại thua trong quá trình hội nhập ở mặt này hay mặt khác, kể cả trên sân nhà”, bà Phạm Chi Lan.

IMG_0370_400.jpg


Từ trái qua phải: TS. Nguyễn Minh Phong, bà Phạm Chi Lan,
Nhà báo nguyễn Quang Thiều và ông Thân Đức Việt.
Ảnh: Chí Cường



Nhà báo Nguyễn Quang Thiều: Kính thưa bạn đọc Tuần Việt Nam/VietNamNet, kính thưa các vị khách mời, chủ đề của bàn tròn trực tuyến hôm nay là: Giải pháp với hàng TQ chất lượng thấp.

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu vị khách mời đầu tiên, bà Phạm Chi Lan- một chuyên gia kinh tế, một người bạn đồng hành cùng các nhà doanh nghiệp, là người có ý tưởng mạch lạc và những phân tích sâu sắc về kinh tế Việt Nam lâu nay mà bạn đọc chúng ta đều biết.


Khách mời thứ hai là TS. Nguyễn Minh Phong, đến từ Viện nghiên cứu Kinh tế - Xã hội Hà Nội, người sẽ cho chúng ta những phân tích thấu đáo, xác đáng về những hiện tượng trong xã hội. Có thể những phân tích đó sẽ khiến chúng ta cảm thấy đau lòng, xấu hổ, nhưng cũng gợi nên một niềm hi vọng nào đó trong thời gian tới về hàng hóa Việt Nam, hay việc chống lại những "cơn lũ" hàng hóa chất lượng kém, xuất phát từ những lỗ hổng trong quản lý, sản xuất, và trong cả quan niệm của người tiêu dùng, mà tôi xin phép được là một người đại diện nhỏ bé.


Khách mời thứ ba là ông Thân Đức Việt, đến từ Công ty May 10, đây là doanh nghiệp mà một số người tiêu dùng hiện nay coi là một trong những chiến binh mang lại niềm hi vọng cho người tiêu dùng VN trước sự tràn ngập và thống trị của hàng hóa nước ngoài ở thị trường nội địa.


Với cách nhìn của nhiều người tiêu dùng như chúng tôi, khi chúng ta tiến vào thị trường thế giới thì hình như sự bất lợi đang nghiêng về phía các doanh nghiệp (DN) VN.


Trong bàn tròn hôm nay, chúng ta không thể nói được tất cả những gì muốn nói, nhưng chúng ta sẽ cùng nhau mổ xẻ, phân tích một cách thấu đáo những yếu tố cơ bản nhất về một báo động cao: Đó là hàng TQ chất lượng thấp đang tràn vào thị trường VN.


Chúng ta không tẩy chay, không phê phán việc hàng hóa của quốc gia nào đó được nhập vào nước ta, vì đây là cuộc chơi rất công bằng, nhưng chúng ta cũng phải nhìn lại mình, nếu mạnh, chúng ta sẽ ngang hàng với các thế lực hàng hóa nước ngoài, còn nếu kém cỏi, nếu bảo thủ và trì trệ thì chúng ta phải chấp nhận thất bại cay đắng ngay trên sân nhà.


Câu hỏi đầu tiên xin được dành cho bà Phạm Chi Lan: Khi nhận được lời mời tham dự bàn tròn trực tuyến với chủ đề “Giải pháp với hàng TQ chất lượng thấp”, cảm giác của bà như thế nào?



Bà Phạm Chi Lan: Những ngày gần đây, tôi thực sự thấy rất bứt rứt, sốt ruột và đau lòng vô cùng về hàng chất lượng thấp của nước ngoài, đặc biệt là của TQ tràn vào VN. Không những nó làm hại cho người tiêu dùng mà còn làm hại cho nền sản xuất VN ở mức độ rất to lớn.


Do vậy, khi được Tuần Việt Nam/Vietnamnet mời tham dự cuộc trò chuyện hôm nay tôi đã nhận lời ngay lập tức vì cũng muốn chia sẻ một số những điều mà mình đang bức xúc trong lòng với bạn đọc.


Tôi cũng muốn thông qua đây có một thông điệp nho nhỏ đến bạn đọc, đến những người tiêu dùng, các nhà sản xuất và cả với Nhà nước để chúng ta có thể cùng nhau chặn được cơn lũ quét này, bảo vệ cho sự an toàn của đất nước, của người dân VN và đấy cũng là điều tôi mong muốn.


Chưa chuẩn bị chu đáo


Nhà báo Nguyễn Quang Thiều: Trong tư duy và phân tích của bà, bà đã biết được nguy cơ hàng nhập ngoại kém chất lượng ồ ạt vào VN, nhất là hàng hóa chất lượng thấp có xuất xứ từ TQ đối với nền kinh tế VN từ lúc nào? Ngay cả bây giờ, một bộ phận người tiêu dùng vẫn tiếp tục bị hàng hóa giá rẻ của TQ quyến rũ, 1 năm? 5 năm? hay 10 năm? Theo bà, vì sao người ta vẫn không ý thức được điều đó để đến nay, chúng ta phải đối mặt với cấp báo động cao nhất về tình trạng này?


Bà Phạm Chi Lan: Mối lo của tôi có lẽ xuất hiện rõ rệt nhất là vào khoảng cách đây 10 năm, năm 1999.


Khi đó tôi được Chính phủ chỉ định là một trong hai người Việt Nam cùng với ông Nguyễn Quang Thái bây giờ là Tổng Thư ký của Hiệp hội Kinh tế VN tham gia vào nhóm gọi là Tầm nhìn Đông Á. Theo đó, mỗi nước cử hai người trong 10 nước Asian, cộng với 3 nước là Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản để bàn về một cơ chế hợp tác mở rộng thị trường trong khu vực và hợp tác giữa khối Asian với 3 nước đó theo hướng sẽ mở cửa dần thị trường.


10 nước này sẽ trao đổi với nhau trên nguyên tắc tương tự như với Asian, nghĩa là thuế sẽ giảm từ 0-5%, tiến dần đến 0%, tất cả các hàng rào khác phi thuế sẽ dần được gỡ bỏ. Tuy nhiên, cái còn lại mà các nước có thể giữ lại là hàng rào kỹ thuật, để bảo vệ chính đáng cho hàng hóa của mình, người tiêu dùng của mình.


Điều mà tôi lo lắng khi ấy là trong không khí thảo luận như vậy, khi VN đang chuẩn bị tham gia WTO, dấy lên mọi nỗ lực, hào hứng để gia nhập công cuộc mở rộng hợp tác đó nhưng không có sự chuẩn bị đầy đủ để tạo nên thế lực, hàng rào chắn cho mình để tránh khỏi những áp lực xấu.


Khi ta mở cửa ra, sẽ có những làn gió tốt lành thổi vào những phải biết là cũng sẽ có ruồi muỗi bay vào và phải có cách để phòng chống. Nhưng chúng ta dường như rất ít để ý đến sự phòng chống đó.


Trong toàn bộ công cuộc đàm phán với nước ngoài, ta đã đưa ra rất nhiều những cam kết khác nhau để mở cửa thị trường, nhưng chúng ta lại rất ít tham vấn DN, ít thông báo cho người dân là những người sẽ chịu tác động những yếu tố này, để họ có tinh thần chuẩn bị đối phó.


Điều này rất khác với TQ trong toàn bộ quá trình chuẩn bị mở cửa, họ thông báo tối đa đến người dân và DN, giúp người ta chuẩn bị sẵn sàng lực lượng để đối phó với sự cạnh tranh mới.


Còn ở VN, tôi rất lo sợ do chúng ta thiếu sự chuẩn bị thì có thể trong cuộc chơi mới, chúng ta háo hức hòa nhập với mong muốn chiến thắng, nhưng lại thua trong quá trình hội nhập ở mặt này hay mặt khác, kể cả trên sân nhà.


Tấn công có chủ định



Nhà báo Nguyễn Quang Thiều: Thưa TS. Nguyễn Minh Phong, ông là một nhà nghiên cứu kinh tế-xã hội, chắc chắn ông đã có một phác thảo về tiến trình xâm nhập của hàng ngoại vào VN, đặc biệt là hàng TQ, đặc biệt hơn nữa là hàng TQ chất lượng thấp. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, thẩm mĩ, kinh tế của người dân VN.


Vậy ông có thể đưa ra một cách nhìn, hay phác thảo về một lộ trình của hàng hóa TQ vào VN trong 5 năm trở lại đây như thế nào? Nó đang tiến lên, nguy cơ hơn, thống trị hơn? hay là sự hợp tác thương mại tốt đẹp?


TS. Nguyễn Minh Phong: Tôi xin đẩy thời gian lùi xa một chút, cách đây 20 năm. Năm 1996, tôi làm nghiên cứu sinh ở Nga và đó là thời kỳ hậu Xô Viết, tiền tư bản, thời kỳ mà hàng TQ bắt đầu có mặt ở nước Nga.


Lúc đó, hàng VN cũng cùng sang Nga với hàng TQ. Chúng tôi đã chứng kiến thời kỳ "cơn lốc áo gió" của VN sang Liên Xô và áp đảo hàng TQ, mang lại rất nhiều lợi nhuận và công ăn việc làm cho người VN. Đó là thời điểm huy hoàng của người Việt. Nhưng thời kỳ đó kết thúc rất nhanh, chỉ trên dưới 1 năm và hàng TQ tăng dần mặt trận và trở nên thống trị.


Tại sao cùng một thời điểm, cùng một điều kiện như nhau, mà TQ lại thắng được VN ở Liên Xô, sau đó là thắng ở những nước khác nữa, và sau đó là thắng ở cả trên sân của VN? Có lẽ tôi xin bắt đầu nguyên nhân từ thời kỳ mà tôi quan sát được, để thử nhìn nhận hiện nay.


Thời đó, TQ đã có một chiến lược xuất hàng, và chiến lược của chính quyền bảo hộ xuất hàng rất tốt. Chúng tôi đã chứng kiến cảnh cùng một ki-ốt của VN và TQ bán hàng, nhưng khi cùng bị công an Nga quây bắt thì người VN mỗi người chạy một hướng, và hàng hóa vứt toán loạn.


Nhưng khi một ki-ốt của TQ bị quây, thì sau đó không lâu là người của sứ quán TQ xuất hiện, tất cả những người TQ qui tụ vào một chỗ, dồn hàng vào một chỗ, chất đống và để xăng xung quanh, nếu mà công an làm mạnh thì họ sẽ đốt. Điều này thể hiện sự đoàn kết của người TQ trước sức ép bên ngoài.


Bên cạnh đó, tính tổ chức của người TQ rất tốt, họ có cả một lộ trình xuất hàng, hỗ trợ từ phía Nhà nước, và những hỗ trợ khác nữa để đảm bảo hàng hóa của họ được xuất thành công ở các nước, trong đó có VN.


Năm năm trở lại đây, hàng nhập của TQ vào VN ngày càng tăng, riêng năm ngoái chúng ta đã nhập siêu 11 tỷ USD, và sẽ còn tăng nữa trong thời gian tới.


Nếu với tình hình hiện nay, với sự phòng ngự bị động, thậm chí là không phòng ngự gì cả, và với tính chất tấn công có chủ định rất nhịp nhàng, bài bản, có chủ đích của TQ thì xu hướng này sẽ còn gia tăng.


Điều này đặc biệt nguy hiểm khi nó gắn với việc một là VN không có những đối trọng mới, hai là nhu cầu của người VN ngày càng cao lên, và hàng hóa TQ cũng có một sự cải tiến. Là hàng giá rẻ nhưng so với nhu cầu và khả năng của người VN thì dẫu sao vẫn chấp nhận được. Điều này cho phép hàng TQ du nhập vào VN dễ dàng hơn các nước khác. Đây chính là cái mà người TQ có lợi thế.


Ngoài ra, TQ có một sự khôn ngoan rất lớn trong tổ chức hệ thống phân phối. TQ có hơn 50 triệu Hoa Kiều, và ngoài ra, họ có chính sách "xuất khẩu" 30 triệu Hoa kiều đi khắp nơi trên thế giới, đây là đội quân phân phối hàng rất tốt, ở tất cả các mặt hàng. Họ có chính sách làm thế nào đó để người Hoa kiều bán buôn được cho thế giới.


Chúng tôi đã chứng kiến rất nhiều ví dụ ở Liên Xô, khi người VN muốn gia nhập đội bán buôn hàng hóa thì bị TQ sử dụng những "chiêu thức" rất khéo léo và tinh tế, để triệt hạ. Ví dụ, họ sẵn sàng giảm giá hẳn một nửa. Người VN không kịp trở tay. Họ bán buôn và bán lẻ trên khắp thế giới. Hàng TQ thông qua chủ yếu đầu nậu của TQ, còn người VN chỉ là cửu vạn, hoặc phân phối cấp 2, 3, 4... mà thôi. Còn cấp phân phối chính thức, cũng đều do người TQ thiết kế.


Rẻ nhờ 4 lý do


quanao.jpg

Hàng TQ vào VN ngày càng tăng, riêng năm ngoái chúng ta đã nhập siêu 11 tỷ USD, và sẽ còn tăng nữa trong thời gian tới. Ảnh: cafeF.



Nhà báo Nguyễn Quang Thiều: Có một hiện thực mà tôi quan sát được là nhiều khi có những mặt hàng TQ rẻ đến mức bất ngờ, mà tôi nghĩ rằng đó là trò ảo thuật hay pháp thuật vì tôi không lý giải được vì sao lại rẻ như thế.


Cứ mỗi dịp tết về, cuồn cuộn từng đợt người, kể cả công chức, trí thức cũng ùn lên phía bắc để mua hàng TQ vì nó quá rẻ. Vậy trong cách nhìn của các vị khách mời, tại sao TQ lại có thể làm hàng rẻ được đến thế? Không phải chỉ một lần, một đợt, mà ở nhiều mặt hàng và bền bỉ trong rất nhiều năm nay?



Bà Phạm Chi Lan: Theo tôi, người TQ có thể làm được hàng rẻ có mấy lý do:



Thứ nhất, họ có quy mô thị trường rất lớn lớn, và họ đã tận dụng được lợi thế quy mô. Trong quy luật phát triển ngành hàng của các nước trên thế giới thì quy luật về quy mô cũng rất quan trọng.


Chính Paul Krugman người đoạt giải thưởng Nobel kinh tế năm ngoái cũng là một trong những người đưa ra rất sớm về chiến lược phát triển theo quy mô như vậy.


Với lợi thế về qui mô, mỗi đơn hàng của TQ có thể có hàng triệu sản phẩm, và họ có thể tiêu thụ sản phẩm cho một tỷ người, thậm chí trong một triệu sản phẩm thử nghiệm đầu tiên có bị lỗi, hỏng thì vẫn có đủ người chấp nhận sử dụng thành phẩm đó với giá rẻ hơn.


Đến triệu sản phẩm thứ hai, nếu vẫn tiếp tục còn lỗi thì vẫn còn những người tiêu dùng ở nông thôn chấp nhận sử dụng, tiêu dùng được... Cho đến khi sản phẩm đủ hoàn thiện, thì họ có thể tung hàng triệu sản phẩm như vậy ra thị trường và được tiêu thụ nhanh chóng, trong khi số sản phẩm hàng lỗi cũng vẫn được tiêu thụ ở thị trường thấp hơn.


Thứ hai, vì qui mô kinh tế lớn nên họ xây dựng được cả một hệ thống ngành hàng hoàn chỉnh. Họ có đủ các nguyên phụ liệu từ A - Z để sản xuất hoàn chỉnh một sản phẩm, do đó giá thành sản phẩm cũng rẻ hơn so với những nước phải đi nhập khẩu nguyên phụ liệu.


Chưa kể họ có được sự liên kết giữa các ngành với nhau, tạo ra một lợi thế giá rẻ hơn cho sản phẩm của TQ.


Thứ ba, sự hỗ trợ của Chính phủ. Phải nói rằng CP TQ đã hỗ trợ được rất nhiều cho các ngành nghề sản xuất của TQ. Họ hỗ trợ về luật, về chính sách đã đành, nhưung một trong những điều rất cụ thể là: Chi phí hạ tầng. Chi phí hạ tầng của TQ rẻ hơn rất nhiều so với VN.


Cách đây mấy năm, Ngân hàng thế giới đã đưa ra số liệu chứng minh DN VN phải chịu chi phí hạ tầng đắt đỏ hơn 1,5 lần so với TQ trong vận chuyển đường bộ. Lợi thế này giúp DN TQ giảm được giá thành của sản phẩm rất đáng kể.


Đối với DN VN, vận chuyển đường bộ hay đường biển trong nước và ra ngoài quốc tế đều đắt đỏ hơn so với DN TQ. Khi CP TQ hỗ trợ chi phí hạ tầng cho các DN TQ thì các nước phương Tây cũng khó có thể tố cáo TQ bán phá giá bởi vì đây là việc làm mang tính phúc lợi cho cả xã hội, chứ không phải cho mỗi DN.


Ví dụ: Một container của TQ chở hàng sang châu Âu rẻ bằng một nửa so với chi phí phải dùng ở VN.


Thứ tư, TQ theo đuổi chính sách làm cái gì thì làm tới cùng cho được. Có khi họ không cần quan tâm nhiều hoặc bất chấp những cái thuộc về đạo lý kinh doanh hay lương tâm kinh doanh: hàng xấu, hàng độc... Ngay cả đối với người dân của họ, họ còn không quan tâm (như trẻ em của họ phải uống sữa độc hại họ còn không quan tâm) cho nên đối với người tiêu dùng nước khác dại dột mua hàng kém chất lượng và bị hại thì họ càng không coi đó là vấn đề của mình.


Điều này cũng góp phần rất lớn trong việc khiến hàng hoá TQ rẻ hơn so với các nước khác.


TS. Nguyễn Minh Phong: Chị Lan nói rất đúng là người hàng xóm của chúng ta đã "hy sinh" 750 triệu người nông dân nước họ để có giá thành lao động cực thấp. Thậm chí với 1USD một ngày họ cũng làm quần quật để có được cái giá cực rẻ chưa kể chi phí của lao động trẻ em, của lao động tù nhân. Và như mọi người đều biết đấy, trong nhiều trường hợp, họ cũng bỏ qua những tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Đấy là điểm mạnh và cũng là điểm yếu của họ. Nếu chúng ta bám được vào cái ý này thì chúng ta sẽ tạo được những điểm mạnh cho chúng ta.


Chơi vơi trên sân nhà



"Ngân hàng thế giới đã đưa ra số liệu chứng minh DN VN phải chịu chi phí hạ tầng
đắt đỏ hơn 1,5 lần so với TQ trong vận chuyển đường bộ. Lợi thế này giúp
DN TQ giảm được giá thành của sản phẩm rất đáng kể." Ảnh: Chí Cường.



Nhà báo Nguyễn Quang Thiều: Vừa rồi, bà Phạm Chi Lan và TS. Nguyễn Minh Phong đã nói đến một hiện thực đang xảy ra trên thị trường của chúng ta. Tôi mong muốn một câu trả lời cụ thể hơn cho câu hỏi: Tại sao người TQ có thể làm vậy mà người VN thì không? Tôi rất mơ hồ vì cảm thấy rất nhiều DN VN đơn độc, mơ hồ, không biết dựa vào đâu.


Tôi muốn hỏi ông Thân Đức Việt, là có bao giờ những người quan trọng nhất trong DN của ông ngồi lại để báo động rằng hàng TQ đang tràn vào, đè bẹp hàng hóa của ta? Các ông đánh giá hàng may mặc của TQ đối với thị trường may mặc VN nói chung, và May 10 nói riêng như thế nào?


Dù rằng thương hiệu May 10 vẫn đang tiến lên, nhưng đó là những bước nhích rất khó khăn, nặng nhọc và tương lai sán lạn chưa thực sự mở ra. Vậy ông đánh giá thế nào về cuộc "xâm lăng" của hàng TQ kém chất lượng, nhưng vẫn thắng thế trên thị trường VN?


Ông Thân Đức Việt: Xuất khẩu hàng hóa sang 3 thị trường lớn trên thế giới là Mỹ, EU và Nhật Bản, chúng tôi đều vấp phải sự cạnh tranh rất lớn từ hàng hóa của TQ với tư cách là đối thủ cạnh tranh.


Xét trên góc độ hàng xuất khẩu của TQ vào VN thì chúng ta thường đánh giá là hàng hóa chất lượng thấp, nhưng khi xuất khẩu sang các nước khác thì phải đánh giá lại. Ở TQ có một lợi thế mà DN VN không có, đó là tính chuyên môn hóa rất cao, tính hiệp hội cũng rất cao.


Tôi từng sang Hàng Châu TQ, tại đó, có tới 4.000 DN dệt, mỗi DN chỉ chuyên môn vào một chủng loại vải nào đó. Với cách làm như vậy, tập đoàn dệt may ở VN chúng tôi có muốn đầu tư cũng không thể nào cạnh tranh nổi về giá cũng như về chất lượng.


Tính hợp tác giữa các DN dệt của TQ cũng rất mạnh. Tất cả các công ty thương mại của TQ tập trung vào một chỗ, và khi chúng tôi mua thì họ có thể đáp ứng với mức giá rất rẻ. Đó là lý do mà chúng ta rất khó cạnh tranh được với hàng TQ về mặt xuất khẩu.


Nhà báo Nguyễn Quang Thiều: Đứng riêng về lĩnh vực may mặc, nếu bây giờ tất cả các mặt hàng may mặc Trung Quốc vẫn tăng lên thì làm cách nào để may mặc nói riêng và các doanh nghiệp khác nói chung thoát khỏi sự thống trị này. Và nếu tiếp tục như vậy thì tương lai của hàng may mặc Việt Nam đứng trước hàng may mặc Trung Quốc sẽ như thế nào?


Ông Thân Đức Việt: Thực ra không chỉ riêng ngành may mặc đâu, mà chúng tôi còn lo cho các ngành khác nữa.


Trong bối cảnh hiện nay, chúng tôi rất muốn tham gia vào những chuỗi bán lẻ, cũng rất muốn những nhà phân phối mạnh giúp chúng tôi. Nhưng chúng tôi có cảm giác gì đó rất không yên lòng. Một khi chính sách của Nhà nước chưa đến nơi thì làm sao bán lẻ phát triển được. Mà bán lẻ không phát triển được thì những nhà sản xuất cung cấp cho bán lẻ cũng làm sao phát triển được. Làm gì cũng phải có thị trường, và thị trường phải có nơi có chốn, có Hiệp hội này nọ.


Chúng tôi rất mong Nhà nước không chỉ ủng hộ những doanh nghiệp sản xuất mà còn nên ủng hộ những chuỗi cung ứng để cung cấp và đưa những sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất đưa ra thị trường. Đó là cái mà thực sự doanh nghiệp chúng tôi mong muốn.


Trong trường hợp chưa nhận được sự hỗ trợ từ các Hiệp hội, từ các các cơ quan ban ngành thì chúng tôi vẫn phải tự cứu lấy chúng tôi, loay hoay làm thế nào để chiếm lĩnh thị phần càng lớn càng tốt. Nhưng rõ ràng nếu không có sự gia tay hỗ trợ kịp thời, doanh nghiệp chúng tôi sẽ khó khăn vô cùng trước cơn lốc hàng ngoại giá rẻ.

Tuần Việt Nam

http://www.tuanvietnam.net/vn/tructuyenvoitop/7240/index.aspx
 

hanoicvn

New Member
Ðề: Sống chung với hàng Trung Quốc - Vấn đề “nhà nhà đánh hàng, bán hàng Trung Quốc” - Sự tồn tại của nền kinh tế Việt N

Thay nhãn “Made in VN” vào hàng hoá Trung Quốc
17/06/2009 08:49 (GMT +7)

Nhiều cơ sở kinh doanh ở Đà Nẵng thay nhãn “Made in Viet Nam” vào hàng hoá xuất xứ từ Trung Quốc để đối phó với sự kiểm tra của lực lượng chức năng.

Chiều 16/6, bà Trần Bích Tiên, Trưởng phòng Nghiệp vụ, Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) Đà Nẵng cho hay, để đối phó với sự kiểm tra, kiểm soát của lực lượng chức năng, hiện một số cơ sở kinh doanh trên địa bàn đã thay nhãn “Made in Viet Nam” vào các mặt hàng có nguồn gốc từ Trung Quốc, khiến việc kiểm tra gặp rất nhiều khó khăn.

hangTQ.jpg


Lực lượng QLTT Đà Nẵng kiểm tra hàng hoá xuất xứ từ Trung Quốc tại chợ Hàn chiều 9/6 (Ảnh: N.Quế)


Theo bà Tiên, sau gần một tuần ra quân kiểm tra, kiểm soát 85 cơ sở kinh doanh các sản phẩm may mặc và hàng tiêu dùng do nước ngoài sản xuất, lực lượng QLTT Đà Nẵng phát hiện 8 cơ sở bán hàng xuất xứ từ Trung Quốc (như quần áo, đồ chơi trẻ em…) vi phạm các quy định về nhãn mác.

Trong đó có 2 cơ sở ở chợ An Hải Đông, 01 cơ sở tại khu B Siêu thị Đà Nẵng, còn lại là các cơ sở kinh doanh ở địa bàn quận Hải Châu.

Trước mắt, Chi cục QLTT Đà Nẵng đã tiến hành lập biên bản và phạt hành chính các cơ sở nói trên với số tiền trên 6 triệu đồng. Đồng thời, đơn vị phối hợp với Chi cục Đo lường (thuộc Sở KH&CN Đà Nẵng) tiến hành lấy 5 mẫu áo quần may sẵn, 3 mẫu đồ chơi trẻ em có nguồn gốc từ Trung Quốc để kiểm tra có chứa các chất gây ung thư hay không.

Bà Trần Bích Tiên cho hay, việc kiểm tra được cơ quan chức năng tiến hành bất ngờ tại hầu hết các cửa khẩu, sân bay, trên tuyến biển và tại thị trường nội địa.

“Sau khi có kết quả cụ thể, nếu phát hiện sản phẩm có chứa độc tố gây ung thư hoặc không đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng, chúng tôi sẽ cương quyết xử lý nghiêm để làm gương cho các cơ sở khác” - bà Trần Bích Tiên nhấn mạnh.

Theo Hải Châu
 

haipvg

Well-Known Member
Ðề: Sống chung với hàng Trung Quốc - Vấn đề “nhà nhà đánh hàng, bán hàng Trung Quốc” - Sự tồn tại của nền kinh tế Việt N

Cương quyết?
Với tình trạng tham nhũng và ăn hối lộ tràn lan như ở VN thì ....
 

dragonlee

Well-Known Member
Ðề: Sống chung với hàng Trung Quốc - Vấn đề “nhà nhà đánh hàng, bán hàng Trung Quốc” - Sự tồn tại của nền kinh tế Việt N

Vấn đề ở đây là " Tại sao hàng Trung Quốc kém chất lượng vẫn tràn ngập thị trường Việt Nam?"
Chứ hàng Trung Quốc chất lượng thì khỏi phải nói, nó quá chuẩn.
 

SEXHD

Banned
Ðề: Sống chung với hàng Trung Quốc - Vấn đề “nhà nhà đánh hàng, bán hàng Trung Quốc” - Sự tồn tại của nền kinh tế Việt N

Ông kdnguyên nỳ buôn hàng VN à?chỉ có chết
 

nam2178

Well-Known Member
Ðề: Sống chung với hàng Trung Quốc - Vấn đề “nhà nhà đánh hàng, bán hàng Trung Quốc” - Sự tồn tại củ

Híc, đa số dân ta nghèo nên chỉ mua được hàng giá rẻ thui, mặc dù biết là hàng Vn tốt nhưng không đủ tiền mua.
 

paracels

Well-Known Member
Ðề: Sống chung với hàng Trung Quốc - Vấn đề “nhà nhà đánh hàng, bán hàng Trung Quốc” - Sự tồn tại củ

Chính quyền làm ngơ hay bất lực ?
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Bên trên