THE PIANIST | 2002 | 3 OSCARS | Drama & War

HDWonder

New Member
The PIANIST

pianist460.jpg


Roman Polanski là một đạo diễn quá nối tiếng với những phim như China Town hay Rosemary's baby và cả với the Pianist. Wlad Spielzman là hình ảnh được Brody thể hiện trong bộ phim từ một thiên tài Piano cho đến thời gian tù lao động khổ sai trong các trại tập trung của Đức Quốc Xã.

Có lẽ không thiếu những bộ phim (từ documentary cho đến Featured) thể hiện khá đầy đủ những gì diễn ra trong giai đoạn những năm 39-41, tính từ thời điểm Hitler bất ngờ phá bỏ các hiệp ước song phương tấn công Ba Lan, làm ngỡ ngàng đồng minh Anh, Pháp và cả Roosevelt. Nhưng the Pianist có lẽ mang một màu sắc khác hẳn, nhìn từ khía cạnh nhân văn nhiều hơn là một bộ phim nặng về những hình ảnh tàn khốc của những đợt thảm sát người Do Thái trong những trại tập trung ở Ba Lan.

Trong toàn bộ phim không thiếu những cảnh diễn ta hiện thực, từ những đứa trẻ nhỏ ăn xin, chết vì đói, từ ông già cúi xuống ăn một bát súp khoai tây đổ ra đường, từ cảnh đánh đập, hay ấn tượng mạnh nhất là cảnh sĩ quan Gestapo dùng súng lục bắn chết những người Do Thái không có giá trị lao động (viên sĩ quan bắn hết 6 viên thì hết đạn, và từ từ nạp băng đạn mới bắn nốt người cuối cùng)...và nhiều hơn thế nữa. Nhưng the Pianist làm người xem suy nghĩ nhiều hơn những điều như thế. Phải nói người quay phim chọn góc quay hoàn hảo, mọi tình huống đều vừa phải, và đặc biệt là khâu edi.ting không để cho các thước phim bị thừa hay thiếu. Nó hoàn toàn vừa đủ.

Nhưng kỹ thuật, nghệ thuật...trong làm phim chỉ là một phần. Spilzman tồn tại và sống cho đến tận năm 2000 (thọ 88 tuổi) hoàn toàn nhờ vào những người xa lạ. Hết người này lại đến người khác, tìm cho ông ta một chỗ nương tựa, một miếng bánh mỳ. Nó làm cho người xem có một cảm giác kỳ lạ, cảm giác con người...thiên đạo vô thường, mọi thứ sự vật có thể thay đổi bất thường...nhưng công đạo thì tại tâm...tại lòng người. Bất cứ lúc nào, cũng có những con đường sống. Cái triết lý sống thêm một ngày, đường lại dài vô tận, the Pianist cho người xem cái ý nghĩa của sự "tồn tại"...

Rộng hơn nữa, là hình ảnh cộng đồng người Do Thái. Sắc tộc là gì? Vì sao lại có phân biệt hơn kém? Từ những cuốn sách kinh điển như Immagined Community (Bennedict Anderson" cho đến những lý luận hiện đại đều dựa vào văn hóa để phân biệt, dựa vào thể chế xã hội, điều kiện tự nhiên...văn hóa vốn dĩ chỉ có khác biệt, không có hơn kém. Nhưng khi nó hình thành nên văn minh, thì lúc đó lại có sự phân cấp. The Pianist cho cái cảm nhận sâu sắc về cái gọi là phân cấp đó. Người nghệ sĩ Piano - nhân vật chính trong phim - là một thiên tài được thừa nhận - nhưng khi đã bị xếp vào một sắc tộc, một cộng đồng, đứng "thấp" hơn cộng đồng khác thì mọi giá trị qui phạm đều bị bỏ qua...

Trong bộ phim, cảnh quay đắt giá nhất chính là lúc Spilzman gặp viên sĩ quan Đức. Viên sĩ quan Đức mang dáng dấp của một Oscar Schindler, nhưng lòng tốt của ông khác với Schindler về cơ bản. Điểm nhấn quan trọng nhất chính là lúc Spilzman chơi bản Ballad của Chopin trong cảnh đổ nát. Nếu để ý kỹ một chút thì phong thái và nhịp chơi khác đi rất nhiều so với những gì ông thể hiện trong đoạn đầu của bộ phim. Có thể nó không mượt mà, đậm chất biểu diễn...nhưng khi lắng nghe đoạn phim đó...người xem cảm nhận trong tiếng đàn những gì Spilzman đã chứng kiến, cảm nhận được sự thay đổi. Và sau này khi nói về bộ phim, giới phê bình đã nói rõ, chính đoạn phim dài chừng 8 phút đó đã đem về cho Brody giải Oscar giành cho diễn viên nam xuất sắc nhất.

The Pianist là một tuyệt tác không chỉ vì nó phản ảnh lịch sử, không phải chỉ vì nó mô tả hiện thực ở nhiều góc độ (người cha, người mẹ, sĩ quan Đức...) mà ở khát vọng sống. Spilzman mất đi cả gia đình, bán đi chiếc đàn piano để có tiền ăn, không ngại ngần mặc lên người chiếc áo khoác của sĩ quan Gestapo vì một lí do đơn giản...lạnh, tất cả chi để đươc tồn tại...vì hy vọng..lúc nào cũng là điều tốt đẹp nhất.

Em đã xem The Pianist nhiều lần, mặc dù mỗi bộ phim hay đều đem lại cảm xúc khác nhau, nhưng nó để hiểu rằng...người tầm thường nhất ở bất cứ góc nhìn nào...cũng có sự hy vọng...dù thất bại hay thành công...như khi hy vọng đủ mạnh cùng với cố gắng...có lẽ không bao giờ cảm giác phải hối tiếc....

Hoàng My

P/s: một chút suy nghĩ chia sẻ cùng mọi người....nhiều khi bạn bè chưa chắc đã hiểu cảm xúc...nhưng cộng đồng ảo...biết đâu...:">
 

hauvnn87

New Member
Ðề: THE PIANIST | 2002 | 3 OSCARS | Drama & War

Mới coi phim này xong , mặc dù biết phim này đã lâu nhưng chưa có điều kiện coi , khi phim này phát hành thì em còn quá nhỏ ( 2002 , chỉ mới lớp 8 ) nên chưa biết .
Em cũng không thể viết những bài bình luận về phim thật hay như bài trên đây nhưng với em , đây lại là 1 bộ phim tuyệt vời sau rất nhiều phim đã gây cho em những xúc cảm mạnh mẽ .
Cứng người khi thấy những cảnh phát xít Đức đối xử với người Do Thái , không hiểu sao cùng là con người với nhau mà bọn chúng lại phân biệt giống nòi như vậy .
Còn nữa , cảnh sống chui nhủi , lay lắt qua ngày như 1 con thú hoang của Spilzman làm em cứ đau đáu trong lòng , có người bảo em là người yếu đuối vì chỉ là phim , có j đâu mà xúc động mạnh thế . Còn nhiều , rất nhiều điều để viết về phim này mà em ko thể viết ra đây dc và cũng ko biết viết thế nào ...
 
Ðề: THE PIANIST | 2002 | 3 OSCARS | Drama & War

Bạn đúng là toàn chơi siêu phẩm.
Đoạn chơi piano kế bên viên sĩ quan Đức đúng là tuyệt, diễn tả được cảm xúc dồn nén lên cây piano, người bạn bao lâu xa cách, ko còn phải lướt tay phía trên phím để tưởng tượng âm điệu. Sự khao khát của 1 thiên tài cũng khác biệt thật, dữ dội và mãnh liệt. 1 trong những bộ phim xuất sắc nhất
 

hauvnn87

New Member
Ðề: THE PIANIST | 2002 | 3 OSCARS | Drama & War

Cảm động nhất là đoạn Spilzman khi dc đưa đến chỗ ở mới khi vừa thoát khỏi khu tập trung của Đức quốc xã , anh buộc phải giữ im lặng , mặc dù trong căn phòng ấy có 1 cây đàn piano nhưng anh ko dc phép đàn, và anh đã đàn với tất cả lòng đam mê , nhưng chỉ đàn trong tưởng tượng chứ ko thể đàn thành lời ...
 
Bên trên