Nhạc nhẹ của Việt Nam đã chết như thế nào?

kiss123

Active Member
Ðề: Nhạc nhẹ của Việt Nam đã chết như thế nào?

Tôi không đồng ý khi bạn nói là: "Nhạc trẻ là của người trẻ, nó phản ảnh thế hệ trẻ cũng như thế hệ trẻ ảnh hưởng đến nhạc trẻ" Bạn đừng nghĩ là Nhạc trẻ thì người già không thích và ngược lại Nhạc "già" không có khán giả trẻ. Bạn viết những dòng trên chính tỏ bạn rất "Trẻ" trong cách nghĩ và có lẽ bạn là người dễ tính nữa. Nhưng tôi chắc chắn sẽ không cho con cháu tôi nghe các bài dạng như: "sao em ép anh phải..,người tôi yêu lại là em tôi.." Càng trẻ thì càng phải chỉ đường dẫn lối cho họ bạn ạ,làm phải ra làm,chơi phải ra chơi. Nghe những bản nhạc nước ngoài được phổ lời Việt của Phạm Duy, Nhật Ngân.. thật sự còn trân trọng hơn rất nhiều (dù nhạc chúng ta đi mượn). Nói thì rất nhiều, nhưng câu trả lời chính xác nhất bài hát hay hoặc dở.. đó là tuổi thọ của nó.


Bạn và tôi nói 2 ý khác nhau rồi. Chuyện trẻ thích nhạc già hoặc già thích nhạc trẻ, đó là cảm thụ riêng của từng người. Riêng bản thân nhạc trẻ, nó ra đời là vì giới trẻ cần nó để phản ánh chính mình. Khi nó ra đời rồi thì tất nhiên không ai cấm một ông già thích nó, nhưng một ông già chê nó thì chưa chắc là đúng.

Còn một bài hát "trẻ mãi không già" thì đó lại là một chuyện khác nữa, không liên quan gì đến ý mình đang nói cả.

Tóm tại, ý của tôi là: nếu bạn không nghe nổi nhạc trẻ bây giờ thì đó không phải là lý do mà nó phải bị chê!
 

loiruot

Well-Known Member
Trẻ nghe nhạc của "lớp già" chê. Già nghe nhạc của "lớp trẻ" chê!!!Chắc đâu đó các cô các cậu cũng chê te tua nhạc "già"!!!
Túm lại người nghe sẽ chọn lọc, cái gì không sống được sẽ tự nó đào mồ chui xuống thôi!!!
 

mapuja

Well-Known Member
Ðề: Nhạc nhẹ của Việt Nam đã chết như thế nào?

Nhạc nhẹ không chết vì nó vốn bất tử. Nhạc nhẹ VN chỉ tạm xuống cấp thôi!


Nhà em có vài lời với bác chủ thớt nhé, vì âm nhạc là thứ mà không ai lại không từng nghe và thich. Nói cho gọn thì phim HD có thể có mem ở đây chưa từng xem, nhưng nhạc nhẹ mà nói chưa từng nghe thì chỉ có mem nào câm điếc bẩm sinh thôi, và người đó chắc chả tham gia ở thớt này! :D
Thứ nhất, chủ thớt nói đến nhạc nhẹ, nhưng nhiều mem lại tranh luận về nhạc trẻ, thế mới biết chúng ta còn dễ dãi trong suy nghĩ ra sao. Nhạc trẻ thì thuộc khái niệm nhạc nhẹ, nhưng nhạc nhẹ thì chưa chắc trẻ, ví dụ nhạc Trịnh chẳng hạn.
Thứ hai, chủ thớt dùng từ "chết" với hàm ý nó không còn hay và sâu sắc với người nghe, nhưng như thế thì từ "chết" không chuẩn. Có thể nói rằng nó "lạc hướng", hay "biến đổi", hay "thoái hóa"... nói cho vuông là nó "thay đổi" thì chả ai dám cãi. Dùng từ CHẾT là hơi khắt khe nên có mem mới cho là nó To đao Lớn búa, thiết nghĩ tên chủ thớt đặt rồi thì chả cần sửa lại, nhưng hiểu đúng thì mới tranh luận có nghĩa được.
Thứ ba, nội dung mà chủ thớt trần tình rằng nhạc nhẹ "chết như thế nào" hóa ra chỉ gắn với hai ý chính: 1. do đĩa CD rẻ nhanh chóng nên không đủ nhạc phẩm đáp ứng số lượng người mua và nghe, từ đó phải ra lò thêm các sản phẩm "linh tinh" để lấp đầy, lấp riết thì hòa tan nốt cả nhạc phẩm chất lượng... he he, cứ như chuyện pha cốc-tai vậy, và 2. Quá trình "chết" mà chủ thớt dẫn gắn liền với đoạn đời của chủ thớt, từ những năm 90 lại đây. Cái này là "từ riêng suy ra chung", dĩ nhiên nó không thể chuẩn, nhưng phản ánh đúng một phần sự thật, sa vào tranh luận mà không để ý điều này thì chả thể dẫn đến điều gì hữu ích!
Vậy thì nhà em đẩy đưa ý của chủ thớt vài điều: Tại sao nhạc nhẹ VN chết yểu thế? (dĩ nhiên là nói về nhạc phẩm chất lượng). Tại sao nhạc phẩm sinh sôi nhiều mà không có bài hay? Tại sao giới trẻ dù bài không hay mà vẫn thích hát và thích nghe? Và cuối cùng là nếu nhạc nhẹ đã "chết" thì ai và khi nào sẽ cứu nó sống lại?
Chỉ tính từ sau 75 đến những năm 80, nhạc nhẹ VN phát triển có lẽ dựa trên mấy lý do:
-Nhiều nhạc sĩ có tài trong mấy chục năm trước đó tích cóp năng lực mà chỉ được phép đẻ ra sản phẩm CM, sau GP thì được phép đẻ nhạc nhẹ, còn mang chủ đạo tính nhân văn CM nên nói về Tình yêu mà vẫn sâu sắc, từ đó mới có những tác phẩm hay.
-Nhiều ca sĩ có tài và cũng có kỹ thuật bài bản trường lớp chọn được vài ca khúc cho riêng mình để "phất" lên .
-Nhiều ban nhạc ra đời do các nhạc sĩ giỏi đứng đầu biết cách chọn ca sĩ giỏi để phát triển, nên đạt được đỉnh cao sự nghiệp với những trình diễn hoàn hảo.
-Người nghe nhạc có sẵn vốn hiểu biết và nhân văn xã hội nhất định, nền kinh tế VN lúc đó bắt đầu phát triển và XH còn ít những đảo điên, giáo dục còn chưa lãnh hậu quả của nhiều lần cải tiến cải lui, công ăn việc làm còn khá ... nên cảm thụ âm nhạc của cả giới trẻ lẫn già vẫn còn điều kiện chuẩn hơn (người ta đói hay quá lo công ăn việc làm thì chả tâm trạng đâu mà nghe nhạc, hay dở đều nhức đầu thêm)
Từ cuối 9x lại đây, công nghệ quảng cáo và PR lan vào âm nhạc cùng cái đuôi kinh tế thị trường chả có định hướng gì, nên 4 nét chính nhà em nêu trên nó chạy ngược ngạo hết. Các đại nhạc hội chụp giựt thi nhau lan tỏa mà chả có ai dám đánh giá hay sàng lọc, đồng tiền tư nhân mua cả những bài báo bốc thơm, ca sĩ mới có khiếu chưa có kỹ thuật cũng được tung ra theo kiểu “làm trước học nghề sau”, các nhạc sĩ cũng ra đời từ đam mê tay trái, công nghệ máy tính cũng phát triển để ghép các melody hay có sẵn thành nhạc phẩm mới tương đối nghe được, từ đó phát triển đạo nhạc….10 năm nay các bác có thấy ban nhạc nhẹ nào ra hồn không nhỉ?
Nhà em mà có quyền chấn chỉnh, thì việc dễ nhất là quy định cho VN’s got talent phải hát các bài sáng tác mới thì mới có nghĩa, không thì thà xem ông già lộn vòng xà đơn, trẻ em nhảy rock hay tạp kỹ xiếc đua tài còn đúng nghĩa Talent hơn…
Đạo dức xuống cấp, tội phạm trẻ hóa, giáo dục nói dối và thuộc lòng, cơ chế chỉ được làm theo lệnh trên…dẫn đến âm nhạc bắt chước, điểm nhạy cảm chỉ là chính trị khiến ca từ tha hồ ve vuốt các điểm nhạy cảm xác thịt lẫn tâm hồn. Nhạc nhẹ và trẻ hiện giờ khai thác nhạy cảm tình yêu cho an toàn, nên mới có cả bài hít ngay từ hồi 9x: Tình yêu đến em không mong đợi chi, tình yêu đi em không hề hối tiếc…Nghe mà như chủ nhân ca từ đang tự sự nghề làm đĩ vậy :D Nhưng chắc gì ai nghe nhận ra, vì trong thâm tâm ai cũng muốn phần nào được thế, và cái chết nữa là lời đó khá khớp với melody tải nó…
Bị cúp điện rùi, tạm viết đến đây thôi ạ!
 

paolo

New Member
Ðề: Nhạc nhẹ của Việt Nam đã chết như thế nào?

Nếu mình nhớ không lầm thì bài " Một mình" nhạc sĩ Thanh Tùng viết sau khi vợ ông mất. Thật sự mỗi lần nghe bài này rất chi là tâm trạng và sâu lắng - Còn bài " Vừa biết dấu yêu" thì ngày xưa còn nhỏ học cấp 2 - 3 gì đó mỗi lần đến tầm gần 6h sáng (nhớ mang máng vậy) trước khi đi học phải nghe bài này và ngắm em Thư Lê hát trên kênh vtv1 và ước mai sau có người vợ xinh như thế này thì hết sảy, ngày nào cũng nghe và ngắm mà không biết chán

Vừa biết dấu yêu ( clip Thư Lê hát )

[video=youtube;2LfMh5GplO8]http://www.youtube.com/watch?v=2LfMh5GplO8&feature=related[/video]

Chính xác! có lẽ 7x đều biết rõ bài này, 6h sáng hàng ngày. Tôi cũng như bạn đấy, ngày nào cũng nghe, sau nay đọc báo mới nghe tin Thư Lê bỏ hát sang Mỹ học.. Tuổi trẻ mà,thời đó cứ tiếc mãi một giọng ca đẹp đã rẽ ngang. Mười năm rồi (2002) từ ngày Thư Lê sang Mỹ, Có lẽ nhân cơ hội này,các anh em HD yêu nhạc đẹp vận động gửi mail... mời Thư Lê trở lại đi các bác nhỉ.
 

ttthanh1710

New Member
Ðề: Nhạc nhẹ của Việt Nam đã chết như thế nào?

Sao các bác không so sánh với các nước khác nhỉ? Bên Mỹ đấy, Adele giành một đống giải Grammy đấy, sao mọi thế hệ từ già đến trẻ đều thích? Bảng xếp hạng Oricon nổi tiếng của Nhật sao vẫn còn rất nhiều các bản trữ tình xưa kia? Vì âm nhạc của họ được tạo ra để phù hợp nhiều tầng lớp nhưng vẫn tràn đầy cảm xúc. Đâu như Việt Nam, nhạc "trẻ" và nhạc "già" thì người của thế hệ này không thích nhạc của người thế hệ kia, cần phải biết kết hợp lại thì mới hiệu quả
 
Ðề: Nhạc nhẹ của Việt Nam đã chết như thế nào?

Bác chủ thớt đưa ra chủ đề rất đúng nhưng em xin bổ sung thêm
E thuốc thế hệ 7X nên vào những năm cuối thập kỷ 80 đã cảm nhận được âm nhạc và được nghe rất nhiều bài hát nhạc nhẹ hay mà không thấy bác chủ thớt nhắc đến như: Phố biển của Thanh tùng, Thuyền và Biển của phan huỳnh điểu,và sau là Lời của gió của Trần tiến, và rất nhiều nữa mà em cũng không nhớ hết...vv....Những bài hát này thật sự là nhạc nhẹ đúng nghĩa và rất hay , ngày đấy chi cần nghe câu đâu tiên của bài phố biển " Một ngày đạp xe trên phố biển....." đã thấy sướng rồi mà là nghe trên Radio thôi chứ ít có băng vào thời điểm đó....!

Cảm ơn các bác!
 

haimuoi

New Member
Ðề: Nhạc nhẹ của Việt Nam đã chết như thế nào?

"Đạo dức xuống cấp, tội phạm trẻ hóa, giáo dục nói dối và thuộc lòng, cơ chế chỉ được làm theo lệnh trên…dẫn đến âm nhạc bắt chước, điểm nhạy cảm chỉ là chính trị khiến ca từ tha hồ ve vuốt các điểm nhạy cảm xác thịt lẫn tâm hồn. Nhạc nhẹ và trẻ hiện giờ khai thác nhạy cảm tình yêu cho an toàn, nên mới có cả bài hít ngay từ hồi 9x: Tình yêu đến em không mong đợi chi, tình yêu đi em không hề hối tiếc…Nghe mà như chủ nhân ca từ đang tự sự nghề làm đĩ vậy "

Kết luận rất chính xác. Hoàn toàn đồng ý với bác.
 
Ðề: Nhạc nhẹ của Việt Nam đã chết như thế nào?

quái vật tý hon hay vậy chê gì
 

Chanh Niem

Member
Ðề: Nhạc nhẹ của Việt Nam đã chết như thế nào?

Tôi xin chia sẻ một số trải nghiệm thú vị :có những bài hát mà trong một hoàn cảnh nào đó khiến mình rung động.Năm 2010,tôi sang Mỹ thăm gia đình,được mời đến dự một buổi họp mặt cựu học sinh,tôi bất ngờ và xúc động khi một anh bạn lớn tuổi hát bài "Giọt nắng bên thềm" thật diễn cảm và tha thiết dù anh đã xa VN lâu lắm rồi.Đi trên đường,tôi cứ yêu cầu nghe lại một bài hát mà tôi chưa nghe bao giờ,sau mới biết là bài "Mưa tháng giêng",nhớ nhất là :
.... Tháng giêng mưa dưới bến,mộng mơ cô lái đò,mắt mưa em lúng liếng,trói tôi bằng vu vơ.Tôi cũng cảm thấy hay hơn nhiều khi nghe nhạc của Từ Huy :...Tôi xa quê hương,bao năm tháng qua,nhưng trong trái tim không bao giờ xa... Rồi lời của Quốc Bảo : Ôi em rất lạ,hiểu được lòng ta,mong em nói cười nhẹ nhàng thãnh thơi.Thế đó những ca khúc hay nó vẫn ẩn trong tim mình.
 

alecxandumas

New Member
Ðề: Nhạc nhẹ của Việt Nam đã chết như thế nào?

Bài viết đã khơi gợi lại những giai điệu đẹp rất đỗi quen thuộc của dòng nhạc nhẹ
 

express_neon

Active Member
Ðề: Nhạc nhẹ của Việt Nam đã chết như thế nào?

Vẫn thích nghe nhac này! But cũng tùy hoàn cảnh.
 

canhhuy

New Member
Ðề: Nhạc nhẹ của Việt Nam đã chết như thế nào?

Tuổi trẻ của mình bắt đầu từ sự đình đám của Thu Phương, Lam Trường, Phương Thanh, Quang Linh... Với Em về tinh khôi, bên em là biển rộng, thưở ban đầu, trống vắng, phố xa... Nhưng tôi nói thật lòng là chỉ khi mất nó( cái âm nhạc ấy, cái thời buổi ấy) tôi mới thấy tiếc và tìm về kỷ niệm. Và tôi tin tác giả " thớt" này 1 phần cũng muốn tìm về kỷ niệm như tôi vậy.
 

anhvu161189

New Member
Ðề: Nhạc nhẹ của Việt Nam đã chết như thế nào?

nghe lại mà rớt cả nước mắt, cả một tuổi thơ của tôi điều gắn liền với các ca khúc này,bác có file flac hoặc mp3 320kp thì cho mình xin

cám ơn bác về đề tài này rất ý nghĩa và sâu sắc
 

HacLongNinhKieu

Well-Known Member
Ðề: Nhạc nhẹ của Việt Nam đã chết như thế nào?

Sự thật là nhạc trẻ của Việt Nam không chết. Sử rẻ mạt của đĩa CD đã khiến cho thị trường âm nhạc không đủ đáp ứng nhu cầu của người nghe, và thế là âm nhạc đã trở nên rẻ mạt hơn để đưa mọi thứ về trạng thái cân bằng. Những ca sĩ thị trường đã làm cho âm nhạc nghiêm túc bị lu mờ. Lu mờ đến nỗi mà nhiều người đã không nhận ra sự hiện diện của chúng hoặc đánh đồng chúng với phần rẻ rúm còn lại.

Đối với em, cái sự "không đủ đáp ứng nhu cầu" của CD là bởi... ít có CD nào "xịn" về nhạc và có bán ở chỗ em :D (CD gốc nhé, hàng lậu không tính). Còn đĩa lậu rẻ mạt làm chai lì cái tâm nghe nhạc, đâu chỉ nông thôn mới có. Ở thành phố, vào các hàng đĩa lậu vẫn rất tấp nập. Giá 1 CD/ VCD từ lúc em biết vào tiệm mua, từ 7000 rồi 6500, 6000... đến mấy năm nay em không mua nữa nên không nắm rõ. Internet phát triển, iPod Tàu rẻ rề nên các tiệm đĩa có phần ế hơn chút, nhưng chính cái Internet lại góp phần rất lớn vào việc cập nhật "nhạc rác" cho giới trẻ và cả "không trẻ", hơn cả đĩa lậu. Thời nay quá dễ dàng để có 1 bản nhạc mp3, các trang nghe nhạc online đầy ra đó, cần là có, chất lượng cũng ngang đĩa lậu mà lại đỡ tốn công đi mua. Thực sự chỉ những ai từng mua đĩa gốc mới biết cảm giác nâng niu, quý trọng, cho dù là album mới hay CD phát hành cả chục năm trước (giá tầm >30k, quá rẻ so với 1 album bây giờ).

Quay lại vấn đề chính. Các bài bác chủ đề cử em đều biết, từng thuộc nằm lòng. Riêng "Phố xa", đối với em vẫn là Tam ca Áo Trắng hát tuyệt nhất, sau này có The Bells cover theo kiểu Hip Hop nhưng nghe chỉ lạ thôi chứ không hay.
Lam Trường, có nhiều bài hay (vì em từng hâm mộ anh ấy nên thấy thế :p ). Ngoài "Nơi ấy bình yên" thì còn 1 bài nhẹ nhàng thanh thoát giống như thế nữa, mà em cũng rất mê:

[video=youtube;J8Q_Ga_nfwQ]http://www.youtube.com/watch?v=J8Q_Ga_nfwQ[/video]​

"Con đường em về thơm hương ngọc lan khuya rụng trong vườn
Tiếng dương cầm đâu lặng lẽ, đưa ta về phía cuối đường..."


Em nhớ có những buổi chiều nằm ườn nghe nhạc, thích nhất những bài như thế này :x
Trong này nhiều anh chị em 7x, 8x và cả 9x đời đầu, tin chắc mọi người vẫn còn nhớ cái đời sống âm nhạc thời đó, không thừa mứa dư dả nhưng toàn món ngon :x
Đi qua thời này, ngoái lại đầy nuối tiếc...
 

anh0424

Active Member
Ðề: Nhạc nhẹ của Việt Nam đã chết như thế nào?

"cái đời sống âm nhạc thời đó, không thừa mứa dư dả nhưng toàn món ngon" :x
 

titalic

New Member
Ðề: Nhạc nhẹ của Việt Nam đã chết như thế nào?

Vẫn tiếc lắm, vẫn nhớ lắm cái thời nhạc nhẹ đó
 

matom7981

Member
Ðề: Nhạc nhẹ của Việt Nam đã chết như thế nào?

nghe xong lại thấy bồi hồi, một thời kỷ niêm,
 

haipvg

Well-Known Member
Ðề: Nhạc nhẹ của Việt Nam đã chết như thế nào?

"cái đời sống âm nhạc thời đó, không thừa mứa dư dả nhưng toàn món ngon" :x

Không phải thế đâu bác ạ. Thời đó cũng đầy những thứ nhảm nhí nhưng mà giờ chết hết rồi, không ai nhớ đến nữa.
 

Jose

New Member
Ðề: Nhạc nhẹ của Việt Nam đã chết như thế nào?

Cảm ơn bác Sym đã cho ta về ký ức của "một thời đã xa". Em vẫn thích nhất bài "Một mình" của Thanh Tùng!
 

trangchodom

Well-Known Member
Ðề: Nhạc nhẹ của Việt Nam đã chết như thế nào?

Không phải thế đâu bác ạ. Thời đó cũng đầy những thứ nhảm nhí nhưng mà giờ chết hết rồi, không ai nhớ đến nữa.
bác nói cũng đúng nhưng thời đó, tỉ lệ nhảm nhí còn thấp. Giờ thì tăng như giá cả thị trường.
 
Bên trên