Cần hiểu sơ bộ về hoạt động của Amply

thanh1977

Member
Ðề: Cần hiểu sơ bộ về hoạt động của Amply

Vậy là công thức như vầy: Z=Sqrt [R.R + (2.pi.f.L).(2.pi.f.L)]
Mình chưa hiểu rõ chổ này:
2 - Điện áp danh định của loa:
Điện áp danh định của loa là điện áp âm tần đa vào hai đầu loa để có công suất danh định, đơn vị tính điện áp là vôn.
3 – Trở kháng danh định của loa:
Mức điện áp đa vào loa là 30% điện áp danh định.
Loa có thông số điện áp danh định?
 

fusin

New Member
Ðề: Cần hiểu sơ bộ về hoạt động của Amply

Điện trở ko thay đổi theo tần số, mà chỉ có cảm kháng và dung kháng mới thay đổi theo tần số.

… Cho nên, chưa có cơ sở nào đủ thuyết phục để nói chất lượng âm thanh của loa 4, 6 và 8 Ohm tốt hay xấu hơn nhau.
Tuy nhiên, có một điều chắc chắn là loa 4 Ohm thì khó phối hợp với ampli hơn loa 8 Ohm. Vì loa 4 Ohm hầu hết đều có độ nhạy thấp và đòi hỏi ampli phải có trở kháng ra thấp, dòng điện và công suất ra cao. Mà điều này, không phải ampli nào cũng đáp ứng được. Vì vậy nếu đã có loa 4 Ohm, khi đi mua ampli, bạn cần chú ý xem phía sau ampli có ghi cho phép chạy với loa 4 Ohm hay không. Nếu ampli chỉ chạy được với loa 8 – 16 Ohm mà ta đấu loa 4 Ohm thì máy sẽ bị nặng tải (nặng gánh) cháy sẽ mau nóng và méo nhiều, nhất là khi vặn to.

Chào Bác Cuonghaanh!

Cảm ơn Bác giải thích rất rõ ràng và chính xác! Bác cho hỏi thêm tại sao Loa 4Ohm hầu hết đều có độ nhạy thấp Bác nhỉ?

Vậy nếu một đôi loa 6Ohm thì khai thác hết chất ta nên chọn amplyfier ra tải 4 Ohm hay 8Ohm? (vì thực tế Amplyfier ra 6Ohm rất hiếm).

Mong Bác tư vấn giúp.

Chào Bác!
 

thanh1977

Member
Ðề: Cần hiểu sơ bộ về hoạt động của Amply

Chào Bạn fusin, bạn cho mình một vài lời nhé!
Ví dụ có một loa: 20Hz - 20KHz, 128W,8ohm, để "đánh cho loa ra hết" ta phải cần một amply có công suất sao cho tạo ra được dòng tín hiệu xoay chiều có cường độ nằm trong khoảng:
I2=Sqrt (128/Z2) và I1=Sqrt (128/Z1)
Với:
Z1=Sqrt [R.R + (2.pi.20.L).(2.pi.20.L)]
Z2=Sqrt [R.R + (2.pi.20000.L).(2.pi.20000.L)]
Và khi đó với tần số 1000Hz thì dòng qua loa là I=Sqrt (128/8) = 4Ampe.
Tất nhiên amply đó có thông số: 20Hz - 20 KHz
 

cuonghaanh

Well-Known Member
Ðề: Cần hiểu sơ bộ về hoạt động của Amply

Vậy là công thức như vầy: Z=Sqrt [R.R + (2.pi.f.L).(2.pi.f.L)]
Mình chưa hiểu rõ chổ này:
2 - Điện áp danh định của loa:
Điện áp danh định của loa là điện áp âm tần đa vào hai đầu loa để có công suất danh định, đơn vị tính điện áp là vôn.
3 – Trở kháng danh định của loa:
Mức điện áp đa vào loa là 30% điện áp danh định.
Loa có thông số điện áp danh định?

Gửi bác chủ:
http://loachauau.com/home/index.php?language=vi&nv=news&op=Tuyen-dung/Loa-va-cau-tao-co-ban-228

Em bị gọi đi roài, chiều em phúc đáp bác Fusin nhé!
Thân!
 
Chỉnh sửa lần cuối:

fusin

New Member
Ðề: Cần hiểu sơ bộ về hoạt động của Amply

Chào Bạn fusin, bạn cho mình một vài lời nhé!
Ví dụ có một loa: 20Hz - 20KHz, 128W,8ohm, để "đánh cho loa ra hết" ta phải cần một amply có công suất sao cho tạo ra được dòng tín hiệu xoay chiều có cường độ nằm trong khoảng:
I2=Sqrt (128/Z2) và I1=Sqrt (128/Z1)
Với:
Z1=Sqrt [R.R + (2.pi.20.L).(2.pi.20.L)]
Z2=Sqrt [R.R + (2.pi.20000.L).(2.pi.20000.L)]
Và khi đó với tần số 1000Hz thì dòng qua loa là I=Sqrt (128/8) = 4Ampe.
Tất nhiên amply đó có thông số: 20Hz - 20 KHz

Chào Bác! Sáng nay sau chầu cafe thì Bác đã "áp đảo" Bạn Bác đến góc sân chưa ạ! ....hihihi . Bác đã tuổi này mà nhiệt tình tìm hiều làm hậu bối chúng Cháu thấy mình tệ quá! vì lắm lúc khó tí đã tính buông xuôi Bác ạ!

Về Công thức Cháu sẽ cung cấp Bác sau, nó không phải là những công thức trên của Bác, Vì khi phối ghép thì người ta áp dụng công thức khác để tính ạ!

Vì Bác chưa cho độ nhạy của Loa db và điện áp nguồn vào của Amplyfier nên chưa đủ thông số áp vào công thức, chưa tính được cho Bác ạ!

Theo hiểu biết của Cháu thì Công suất xuất của amplyfier cần để "hết chất" loa sẽ rất khác khi cùng một đôi loa nhưng nếu ta dùng Amplyfier Tube; Amplyfier Solid Stater, và amplyfier Digital.

Vài dòng tới Bác.
 

thanh1977

Member
Ðề: Cần hiểu sơ bộ về hoạt động của Amply

Mình thật sự cảm động khi nghe Bạn nói vậy.Mình có đem những thắc mắc này hỏi thằng con nó nói: "Nó (amply, loa) lu bu lắm ba ơi, ba tìm hiểu tới chết cũng chưa xong".

Mình không có tham vọng hiểu hết về amply và loa (mà nếu có chắc tuổi tác cũng không cho phép...), chỉ cố gắng hình dung được khi ta đang nghe một đĩa nhạc thì cường độ dòng điện trong dây loa, hiệu điện thế ở tại đầu ra của amply thay đổi như thế nào?

Còn "đánh cho loa ra hết" là ý mình nói về khả năng chịu đựng "dòng điện" của loa (để loa không bị cháy) chứ không đề cặp đến độ hay dở của loa.

Về buổi cà phê sáng nay, các ông bạn trố mắt nhìn mình ngạc nhiên lắm, chắc "vị trí" của mình trong lòng mấy ổng được nâng cao chút xíu!

Mình mong chờ tin của Bạn fusin và các bạn khác!
 

VAN_LOC

Well-Known Member
Ðề: Cần hiểu sơ bộ về hoạt động của Amply

Bác này học nhanh nhỉ .
 

cuonghaanh

Well-Known Member
Ðề: Cần hiểu sơ bộ về hoạt động của Amply

Một trong những thông số cơ bản nhưng khá hữu ích khi tham khảo loa là độ nhạy (sensitivity) được đo bằng decibel (dB). Đó là con số chỉ ra loa sẽ kêu to đến mức nào trong một mức điện đầu vào.

Độ nhạy có thể đo bằng nhiều cách. Tuy nhiên, ngành công nghiệp audio có một phương pháp tiêu chuẩn chung để độ nhạy ở các loa khác nhau có thể dễ dàng so sánh với nhau.

Nơi lý tưởng nhất để đo thông số này là trong một phòng không có tiếng vọng. Đây là phòng lớn, được cách âm, có các tấm tiêu âm phủ kín mọi bề mặt của tường, trần, sàn để loại bỏ hiện tượng dội âm. Về cơ bản, phòng này phỏng theo một không gian tự do không có giới hạn dội lại, nghĩa là thứ duy nhất được đo là âm thanh phát ra từ loa chứ không có âm thanh dội lại từ tường, sàn, đồ đạc...

Người quan tâm có thể tham khảo các thông số tại speakermeasurements.com bởi đó là nguồn tham khảo cho những muốn biết chính xác loa thể hiện trong phòng lab như thế nào.

Mức điện áp tiêu chuẩn đầu vào là 2,83 volt, được hiểu là tương ứng với 1 watt nếu loa "đánh" với ampli ở mức trở kháng 8 ohm. Công suất ra của loa đo bằng watt được tính bằng công thức bình phương hiệu điện thế / trở kháng. Trong trường hợp này là 2,832 / 8 = 8,0089/8 =1. Nếu trở kháng là 4 ohm thì công suất sẽ là 2 watt.

Sau đó, sẽ phải đo đầu ra của loa thường được nhắc đến bằng mức nén âm thanh (SPL) và thể hiện ở số decibel. Người ta đo bằng cách đặt một microphone ở ngay phía trước loa. Cần chú ý phải đo đúng cùng một khoảng cách cho tất cả các loa, thường là 1 mét. Ở loa 3 đường tiếng, đặt micro ở giữa tweeter và mid, ở loa 2 đường tiếng, đặt micro ở giữa tweeter và mid-woofer.

Ngoài ra, không chỉ đo độ nhạy của loa chỉ ở một tần số rồi cho đó là đủ. Không giống ampli, loa luôn biến đổi trong đáp ứng tần số, có thể là +- 3dB, tùy vào các tần số.

Như vậy, khi nhìn những con số như 2,83V/m, bạn sẽ hiểu hơn về nó: loa được đo bằng điện áp đầu vào 2,83 volt, microphone được đặt cách mặt loa 1 mét. Còn cách viết 2,83V/2m nghĩa là microphone đặt cách mặt loa 2 mét. Ở 2,83V/m, hầu hết các loa sẽ cho output ở khoảng 80-90 dB, mức trung bình khoảng 87dB. Để tiện so sánh, tiếng chuông điện thoại di động có độ nhạy 80dB, tiếng xe tải chạy trên đường là 90dB, tiếng nói chuyện bình thường là 60dB. Do đó, với 2,83 volt, loa cho lượng âm thanh không phải là nhỏ.

Tuy nhiên, trong khi 1 watt có vẻ như tạo ra độ lớn âm thanh đáng kể, một số người có thể nghĩ rằng không có khác biệt lớn giữa 80dB và 90dB. Kỳ thực, chệnh lệch 10dB có thể tương đương với việc bạn bật gấp đôi volune. Loa chơi ở mức 90dB nghe to như gấp đôi so với 80dB.

Để tăng output lên khoảng 3dB nữa sẽ đòi hỏi tăng gấp đôi công suất ampli. Như vậy, bạn sẽ nhận ra là cần rất nhiều công suất ampli để đưa loa có độ nhạy thấp lên mức output cao. Đó là lý do tại sao người ta mua ampli công suất thấp đi liền với loa có độ nhạy cao và ampli công suất cao đi với loa có độ nhạy thấp.


Độ nhạy và trở kháng của loa:

Loa có độ nhạy càng cao thì chỉ cần ampli có công suất nhỏ.Ngược lại những loại loa được coi là “cứng đầu”, trở kháng thấp khoảng 4 Ohm, độ nhạy dưới 90 dB cần ampli có công suất lớn, dòng ra lớn (thường là loại nhiều sò cống suất lắp song song).

"Đói" công suất ở đây được hiểu là ampli cung cấp công suất nhỏ hơn so với công suất tối thiểu cần thiết cho chế độ làm việc của loa. Khi ampli cung cấp công suất quá nhỏ thì có nghĩa là nó phải "gồng sức" để tải cặp loa, và lúc đó tín hiệu của ampli cung cấp ra loa sẽ bị chia cắt dưới dạng sóng vuông. Sóng vuông chứa đựng những điều không mong muốn đối với loa tép. Nó sẽ làm cho loa tép thành phần trong hệ thống loa không thể chịu đựng được. Trong điều kiện làm việc như vậy, loa tép sẽ bị "khô" và nhanh "chết", thậm chí chỉ trong giây lát.

Theo ý em trở kháng loa chỉ mang tính tương đối để giúp người dùng loa biết ghép với ampli cùng tầm trở kháng ra chưa thôi! ko cần quá chính xác phải bằng nhau, nhưng cũng ko dc quá chênh lệch. Khi hoạt động trở kháng loa thay đổi nhiều lắm bác ạ.

Còn bác chủ đưa công thức tính sai rồi!

Câu hỏi này của bác quả thật là khó! Em xin bàn tiếp sau nhé!
 

cuonghaanh

Well-Known Member
Ðề: Cần hiểu sơ bộ về hoạt động của Amply

Hi hi đọc và hiểu thì nó là của mình mà các bác!
Em vẫn dạy học trò thế mà!
 

lehoang40

New Member
Ðề: Cần hiểu sơ bộ về hoạt động của Amply

Chào bạn cuonghaanh.
Đầu tiên cám ơn bạn rất nhiều về việc cung cấp các thông tin khá hữu ích về loa và amply nói chung. Nhân đề cập đến độ nhậy của loa xin cho mình hỏi một câu:
Lợi thế của loa có độ nhậy cao ai cũng biết, nhưng chắc phải có bất lợi (nếu nó không có bất lợi thì các loa có độ nhậy thấp sẽ không có ai mua, đúng không bác?). Vậy bất lợi của loa có độ nhậy cao là gì?

Rất cám ơn.
 

thanh1977

Member
Ðề: Cần hiểu sơ bộ về hoạt động của Amply

Bạn Loc: mình là giáo viên dạy cấp 2 đã nghỉ lâu rồi nên kiến thức nền cũng có. Nếu bạn biết hồi tối mình đọc từ các links mà các bạn đưa ra như thế nào thì bạn sẽ thông cảm cho mình.

Bạn hung214: Thà mình cùng mấy ông bạn mình không tranh luận về loa và amply thì thôi, nhưng khi đã tranh luận rồi thì trong đầu luôn hiện câu hỏi: tại sao?, như thế nào?
 

VAN_LOC

Well-Known Member
Ðề: Cần hiểu sơ bộ về hoạt động của Amply

Hôm nào rãnh uống Cafe bác nhé .
 

cuonghaanh

Well-Known Member
Ðề: Cần hiểu sơ bộ về hoạt động của Amply

Gửi bác Lehoang:

Đơn giản dựa trên yếu tố độ nhạy để đánh giá chất âm thì hơi khó. Tuy nhiên, cũng có thể đánh giá sơ sơ được một phần, mặc dù không chính xác lắm.

Độ nhạy của loa kèn thường cao, nhưng không thể so độ nhạy của loa kèn với các loa khác được. Lý do chính là cái họng kèn đấy ạ. Họng kèn có tác dụng tập trung năng lượng phát ra từ củ loa theo một hướng nên độ nhạy của loa kèn bao giờ cũng cao. Nhưng ngược lại thì "vùng nghe" của loa kèn nó lại hẹp hơn các loa khác. Do đó, đánh giá loa kèn không thể so sánh với các loa khác được.

Độ nhạy loa (trừ loa kèn) có thể đánh giá sơ sơ thế này ạ (tất nhiên là phải so sánh với các loa tương đương nhau về đẳng cấp và thiết bị phối ghép đi cùng cũng phải "phù hợp" với đôi loa đó):

- Loa có độ nhạy cao thường cho âm thanh ngọt ngào hơn, tuy nhiên hơi nịnh tai và với các bản nhạc nhanh, nhiều nhạc cụ thì sẽ có cảm giác bị rối. Loa độ nhạy cao thường cho tiếng bass sâu hơn, nhưng lại không chắc và gọn bằng loa có độ nhạy thấp. Loa độ nhạy cao thường phù hợp với Jazz và Vocal hơn.

- Loa có độ nhạy thấp thì âm thanh đều các giải hơn. Tiếng bass hơi khô, nhưng ngược lại lại chắc gọn và chính xác. Loa có độ nhạy thấp thường phù hợp với nhạc giao hưởng hơn loa có độ nhạy cao. Những đôi loa Hi-End sản xuất dành cho nghe nhạc giao hưởng đa số là có độ nhạy và trở kháng thấp.

Do người ta đo độ nhạy của loa là 1W/1m/1Khz nên có những loa có "Độ nhạy cao dởm" nghĩa người sx đã mod để làm sao với tần số 1KHz loa sẽ "Kêu to" bằng một mạch equalizer nào đó. Những đôi loa kiểu này thì sẽ làm "hỏng hoàn toàn" âm thanh.

Phải chăng độ nhạy cao -> kêu to -> không cần dùng amply có công suất lớn và ngược lại. Cũng không đúng mấy. Em có Amply 10W đánh cặp beovox S45 độ nhạy 91 (nổi tiếng khó đánh), rất nhẹ nhàng, bass sâu, không có biểu hiện đuối công suất. Cũng cái amply đó mang đánh cặp sansui độ nhạy 99 hay 104 gì đó thì lại đuối.
Có lẽ độ nhạy chỉ là một tiêu chí để tham khảo khi phối ghép!
Em thấy tạp chí nghe nhìn giới thiệu mấy cặo loa dạng hiend, đỉnh của các hãng vài chục nghìn đô Mỹ mà độ nhạy cao cỡ 86, 87Db, do vậy em nghĩ loa hay, dở không phụ thuộc vào độ nhạy. Độ nhạy là tiêu chí để phối ghép thiết bị, phòng nghe.

Mời các bác cho ý kiến nhé!
 

lehoang40

New Member
Ðề: Cần hiểu sơ bộ về hoạt động của Amply

Mấy cái độ nhậy của loa cũng khá là mơ hồ, dù đo đạt cả..:)
- Ví dụ như loa Tanoy, toàn là 8Ohm, 88dB, vậy mà các bác nhà mình toàn chơi amply đèn, mình đã có dịp nghe amply đèn single end 4wpc đánh Tanoy DC8 tơi tả luôn, vậy mà đem cái amply đèn ấy ghép qua BW, 8Ohm, 90dB nó đánh như nghẹt mũi ấy...:)
- Có bác lại bảo rằng loa độ nhậy càng cao thì độ nhiễu càng nhiều, nên mấy cái vụ dây dợ là quan trọng lắm, cái này không biết thực hư ra sao?
 

onggia

Well-Known Member
Ðề: Cần hiểu sơ bộ về hoạt động của Amply

Loa độ nhạy cao thực ra cũng chưa chắc là gọi là dễ chọn âm ly,chỉ dễ chọn âm ly về mặt công suất để nó kêu đủ to thôi chứ để đủ hay thì cũng khoai phết đấy ạ.Còn loa độ nhạy vừa thấp trở kháng cũng vừa thấp thì đúng là rất khó kéo vì âm ly hay bị đuối dòng,còn tại sao độ nhạy thấp hay đi kèm với trở kháng thấp vì loa trở kháng thấp ở phân tần thường có thiết kế mạch bảo vệ loa nên kéo độ nhạy của loa xuống.
 

thanh1977

Member
Ðề: Cần hiểu sơ bộ về hoạt động của Amply

Bạn Loc: Mình ở An Giang, khi nào bạn có về An Giang thì mình cùng nhau uống cà phê bạn nhé.
 

cuonghaanh

Well-Known Member
Ðề: Cần hiểu sơ bộ về hoạt động của Amply

Bác chủ có câu hỏi gì cứ hỏi bác onggia sẽ có câu trả lời! Vì bác ấy cao tuổi rồi mà nên bít nhiều...hi hi hi
Nhớ lần trước bài bác onggia pót mà em còn chưa đọc hết ...hi hi, nhiều kiến thức uyên thâm quá bác ạ! Rảnh em qua chỗ bác làm cốc trà đá ngồi đàm đạo nha!
 

thanh1977

Member
Ðề: Cần hiểu sơ bộ về hoạt động của Amply

Bạn cuonghaanh: Mình rất mừng nếu có dịp nào đó bạn ghé An Giang uống trà đá với mình.
Mình không biết bạn onggia bao nhiêu tuổi, nhưng thấy bạn ấy hơi kiệm lời hay sao ấy...
Links của bạn mình có vào xem sơ sơ, rất nhiều kiến thức mới quá, phải từ từ nghiên cứu mới hiểu nổi.
 

fusin

New Member
Ðề: Cần hiểu sơ bộ về hoạt động của Amply

Chào Bác Chủ và các Bác!

Lâu lắm rồi mới thấy topic trao đổi kỷ thuật vui vẻ vậy! cảm ơn Bác Thanh1977 đã mở ra một topic hay.

Cảm ơn Bác Cuonghaanh nhé! tuy Bác chưa trả lời vào trọng tâm nhưng như vậy là quá đủ để hiểu rồi...hihi.

Loa độ nhạy cao thực ra cũng chưa chắc là gọi là dễ chọn âm ly,chỉ dễ chọn âm ly về mặt công suất để nó kêu đủ to thôi chứ để đủ hay thì cũng khoai phết đấy ạ.Còn loa độ nhạy vừa thấp trở kháng cũng vừa thấp thì đúng là rất khó kéo vì âm ly hay bị đuối dòng,còn tại sao độ nhạy thấp hay đi kèm với trở kháng thấp vì loa trở kháng thấp ở phân tần thường có thiết kế mạch bảo vệ loa nên kéo độ nhạy của loa xuống.

Hihi chuẩn không cần chỉnh luôn, nhưng dùng từ chính xác hơn là mạch ổn dòng Bác ạ!

Chào Các Bác nhé!
 

dichtv

Member
Ðề: Cần hiểu sơ bộ về hoạt động của Amply

Chào Bác Chủ và các Bác!

Lâu lắm rồi mới thấy topic trao đổi kỷ thuật vui vẻ vậy! cảm ơn Bác Thanh1977 đã mở ra một topic hay.

Cảm ơn Bác Cuonghaanh nhé! tuy Bác chưa trả lời vào trọng tâm nhưng như vậy là quá đủ để hiểu rồi...hihi.



Hihi chuẩn không cần chỉnh luôn, nhưng dùng từ chính xác hơn là mạch ổn dòng Bác ạ!

Chào Các Bác nhé!
Trong phân tần loa cũng có mạch ổn dòng hử bác? Có nghĩa là mạch đó duy trì dòng qua loa không đổi à? Em tưởng thế thì màng loa đứng yên ở 1 vị trí thì kêu sao được nhẩy :) ?

Theo em nghĩ thì loa có độ nhạy thấp thường có trở kháng thấp là đúng như bác onggia nói là mạch phân tần nó phức tạp hơn nhưng chủ yếu là cho băng thông ra các loa hẹp đi thôi (có nghĩa là tần số ra các loa phù hợp nhất) chứ chức năng bảo vệ chắc chả cần lắm.
Độ nhạy của loa đo ở 1kHz nên chẳng nói lên chất lượng, nhưng em khẳng định rằng loa có độ nhạy cao làm...loa truyền thanh rất tốt vì tai người cộng hưởng tần số 1-3kHz mà.

Các loại loa định điện áp thường là loa có trở kháng rất cao (có biến áp phối hợp trở kháng) như loa truyền thanh chẳng hạn. Loại này định điện áp 70V, 100V, 120V và 250V. Loại này công suất nhỏ hơn công suất Amp nhiều mà ứ bị cháy bao giờ, thế mới hay.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bên trên