Cần hiểu sơ bộ về hoạt động của Amply

thanh1977

Member
Mình có một số thắc mắc mong các bạn giải thích dùm:
01.Có phải thiết bị kết nối trực tiếp với loa (Power, Amply, Các đầu CD,DVD gia dụng..) thì cho ra dòng xoay chiều vào loa? Vì mình thấy Amply thường có thông số đáp ứng trong khoảng tần số nào đó.
02.Nếu là dòng xoay chiều thì cường độ dòng điện và hiệu điện thế của nó nằm trong khoảng bao nhiêu?
Còn hỏi tiếp…
 

nmcgroup

Well-Known Member
Ðề: Cần hiểu sơ bộ về hoạt động của Amply

Bác hỏi kiến thức cao siêu quá :(
em mới tập tành vào hóng hớt tý cho vui bổ sung kiến thức :)
Các cao thủ đâu rồi nhỉ :)
 

VAN_LOC

Well-Known Member
Ðề: Cần hiểu sơ bộ về hoạt động của Amply

Mình có một số thắc mắc mong các bạn giải thích dùm:
01.Có phải thiết bị kết nối trực tiếp với loa (Power, Amply, Các đầu CD,DVD gia dụng..) thì cho ra dòng xoay chiều vào loa? Vì mình thấy Amply thường có thông số đáp ứng trong khoảng tần số nào đó.
02.Nếu là dòng xoay chiều thì cường độ dòng điện và hiệu điện thế của nó nằm trong khoảng bao nhiêu?
Còn hỏi tiếp…

Bác nên mua sách " Lý thuyết Điện Tử " về xem cho dể hiểu .
Mình trả lời bác cách đơn giản :
1 . Tín hiệu xoay chiều . 20 Hz - 20 Khz .
2 . Vài mv - vài Volt .
 

thanh1977

Member
Ðề: Cần hiểu sơ bộ về hoạt động của Amply

Cám ơn VAN LOC
Tuổi của mình thì chắc đọc sách Lý thuyết Điện Tử cũng không hiểu được bao nhiêu, nên hỏi các bạn cho mau và chắc ăn hơn.
To titinh090182: Mình cũng dùng Google nhưng chưa thỏa mãn…
Hỏi tiếp:
03.Giả sử mình có một loa có điện trở danh định là 8ohm, đấu vào Amply có thông số 20Hz-20KHz thì khi đó điện trở của loa thay đổi trong khoảng nào? (Vì mình nhớ không lầm thì điện trở thay đổi theo tần số).
 

VAN_LOC

Well-Known Member
Ðề: Cần hiểu sơ bộ về hoạt động của Amply

Nếu bác yêu thích môn này , bác nên đi học vài khóa ngắn hạn nhé .
 

thanh1977

Member
Ðề: Cần hiểu sơ bộ về hoạt động của Amply

Bạn giúp thì giúp cho trót bạn LOC ơi !!!
Với tuổi U60 thì còn đi học gì nữa?
Nguyên nhân mình hỏi là: sáng nay lúc 5 giờ mình cùng mấy mấy ông bạn ngồi uống cà phê đen nghe nhạc du dương mới bàn luận về âm nhạc, trong đó có Loa và Amply.
 

onggia

Well-Known Member
Ðề: Cần hiểu sơ bộ về hoạt động của Amply

Mình có một số thắc mắc mong các bạn giải thích dùm:
01.Có phải thiết bị kết nối trực tiếp với loa (Power, Amply, Các đầu CD,DVD gia dụng..) thì cho ra dòng xoay chiều vào loa? Vì mình thấy Amply thường có thông số đáp ứng trong khoảng tần số nào đó.
02.Nếu là dòng xoay chiều thì cường độ dòng điện và hiệu điện thế của nó nằm trong khoảng bao nhiêu?
Còn hỏi tiếp…

Dòng điện qua loa cũng như hiệu điện thế thì nó thay đổi trong giới hạn thiết kế của cái âm ly.Có âm ly cho dòng điện và hiệu điện thế lớn cũng có âm ly cho dòng nhỏ và hiệu điện thế nhỏ.
Tương tự trở kháng của loa nó cũng nằm trong giới hạn thiết kế của riêng nó.
 

thanh1977

Member
Ðề: Cần hiểu sơ bộ về hoạt động của Amply

To titinh090182: Mình gởi bài rồi mới thấy mấy đường links của bạn. Cám ơn bạn để từ từ mình xem.
 

VAN_LOC

Well-Known Member
Ðề: Cần hiểu sơ bộ về hoạt động của Amply

Bạn giúp thì giúp cho trót bạn LOC ơi !!!
Với tuổi U60 thì còn đi học gì nữa?
Nguyên nhân mình hỏi là: sáng nay lúc 5 giờ mình cùng mấy mấy ông bạn ngồi uống cà phê đen nghe nhạc du dương mới bàn luận về âm nhạc, trong đó có Loa và Amply.

Vậy cho bác cái Link tham khảo . Hình như chưa có công thức nào nói Điện trở thay đổi theo tần số .
http://vi.wikipedia.org/wiki/Ði?n_tr?#.C4.90i.E1.BB.87n_tr.E1.BB.9F_c.E1.BB.A7a_d.C3.A2y_d.E1.BA.ABn
 
Ðề: Cần hiểu sơ bộ về hoạt động của Amply

bác cứ vô ông Google nhập: "trở kháng loa" hoặc "Speaker impedance" thì nhiều vô kể
 

thanh1977

Member
Ðề: Cần hiểu sơ bộ về hoạt động của Amply

Mình đã nhầm lẫn giữa trở kháng và điện trở.
 

thanh1977

Member
Ðề: Cần hiểu sơ bộ về hoạt động của Amply

Mình cám ơn các bạn đã cung cấp kiến thức bổ ích này. Qua đây mình đã khẳng định được dòng điện vào loa là xoay chiều (các ông bạn của mình nói dòng xoay chiều sao phía sau Amply có đánh dấu + và -).Để mai uống cà phê "khoe" với mấy ổng.
 

vietrung

Active Member
Ðề: Cần hiểu sơ bộ về hoạt động của Amply

Mình cám ơn các bạn đã cung cấp kiến thức bổ ích này. Qua đây mình đã khẳng định được dòng điện vào loa là xoay chiều (các ông bạn của mình nói dòng xoay chiều sao phía sau Amply có đánh dấu + và -).Để mai uống cà phê "khoe" với mấy ổng.

nói chính xác hơn là tín hiệu xoay chiều, chứ loa thì ko cần dòng điện xoay chiều để làm gì (trừ loa vi tính) B-)
 

April_Rain

New Member
Ðề: Cần hiểu sơ bộ về hoạt động của Amply

Kiến thức điện tử cơ bản, thì thế này ah:

Trở kháng loa, đó là Zloa, là trở kháng danh định, ví dụ 8Ohm, thường chỉ là con số thương mại, thường được đo ở tần số là 1kHz, và nó thay đổi ở các tần số khác (vì loa thuần là cuộn cảm, nhưng có bộ phân tần, nên là một phức hợp của Trở, Tụ, Cảm)
Loa và ampli có cực tính + và - ám chỉ đến tín hiệu (+) và cực chung (-) :D
Ampli đưa công suất ra loa, e nghĩ, dưới dạng dòng ah, khi có phối hợp trở kháng, công suất ra loa là cực đại :D

Có gì sai sót các bác bỏ qua cho thằng nhỏ ^^_^^
 

cuonghaanh

Well-Known Member
Ðề: Cần hiểu sơ bộ về hoạt động của Amply

Cám ơn VAN LOC
Tuổi của mình thì chắc đọc sách Lý thuyết Điện Tử cũng không hiểu được bao nhiêu, nên hỏi các bạn cho mau và chắc ăn hơn.
To titinh090182: Mình cũng dùng Google nhưng chưa thỏa mãn…
Hỏi tiếp:
03.Giả sử mình có một loa có điện trở danh định là 8ohm, đấu vào Amply có thông số 20Hz-20KHz thì khi đó điện trở của loa thay đổi trong khoảng nào? (Vì mình nhớ không lầm thì điện trở thay đổi theo tần số).

Điện trở ko thay đổi theo tần số, mà chỉ có cảm kháng và dung kháng mới thay đổi theo tần số.

Trong chế tạo loa, tuỳ theo ý đồ thiết kế của từng hãng, mà người ta chọn trở kháng loa là 4, 6 hay 8 Ohm. Trở kháng 4, 6 hay 8 Ohm được coi là trở kháng danh định của loa đo ở một tần số nhất định, thường là 1000 Hz. Còn trong thực tế hoạt động, do cuộn dây loa có cảm kháng nên trở kháng động của loa trên toàn dải tần thay đổi rất nhiều so với trở kháng ở một tần số nhất định.
Chất lượng âm thanh của loa là một chỉ tiêu mang tính tổng hợp, nó chịu tác động của rất nhiều nhân tố: từ chất liệu màng loa, vành nhúng, spider, cách cuốn dây, chất nam châm cho đến kết cấu và chất liệu vỏ thùng… Cho nên, chưa có cơ sở nào đủ thuyết phục để nói chất lượng âm thanh của loa 4, 6 và 8 Ohm tốt hay xấu hơn nhau.
Tuy nhiên, có một điều chắc chắn là loa 4 Ohm thì khó phối hợp với ampli hơn loa 8 Ohm. Vì loa 4 Ohm hầu hết đều có độ nhạy thấp và đòi hỏi ampli phải có trở kháng ra thấp, dòng điện và công suất ra cao. Mà điều này, không phải ampli nào cũng đáp ứng được. Vì vậy nếu đã có loa 4 Ohm, khi đi mua ampli, bạn cần chú ý xem phía sau ampli có ghi cho phép chạy với loa 4 Ohm hay không. Nếu ampli chỉ chạy được với loa 8 – 16 Ohm mà ta đấu loa 4 Ohm thì máy sẽ bị nặng tải (nặng gánh) cháy sẽ mau nóng và méo nhiều, nhất là khi vặn to.
Với loa có trở kháng 4 Ohm và độ nhạy 89dB, bạn có thể chọn loại ampli bán dẫn có đường ra 4 Ohm với công suất ra khoảng trên 100W/ kênh thì mới có âm thanh đầy đặn.
Bác chủ có thể tham khảo thêm ở trang này:
http://loachauau.com/home/index.php?language=vi
 
Chỉnh sửa lần cuối:

lamvituong

New Member
Ðề: Cần hiểu sơ bộ về hoạt động của Amply

Kiến thức điện tử cơ bản, thì thế này ah:

Trở kháng loa, đó là Zloa, là trở kháng danh định, ví dụ 8Ohm, thường chỉ là con số thương mại, thường được đo ở tần số là 1kHz, và nó thay đổi ở các tần số khác (vì loa thuần là cuộn cảm, nhưng có bộ phân tần, nên là một phức hợp của Trở, Tụ, Cảm)
Loa và ampli có cực tính + và - ám chỉ đến tín hiệu (+) và cực chung (-) :D
Ampli đưa công suất ra loa, e nghĩ, dưới dạng dòng ah, khi có phối hợp trở kháng, công suất ra loa là cực đại :D

Có gì sai sót các bác bỏ qua cho thằng nhỏ ^^_^^

Điện trở ko thay đổi theo tần số, mà chỉ có cảm kháng và dung kháng mới thay đổi theo tần số.

Trong chế tạo loa, tuỳ theo ý đồ thiết kế của từng hãng, mà người ta chọn trở kháng loa là 4, 6 hay 8 Ohm. Trở kháng 4, 6 hay 8 Ohm được coi là trở kháng danh định của loa đo ở một tần số nhất định, thường là 1000 Hz. Còn trong thực tế hoạt động, do cuộn dây loa có cảm kháng nên trở kháng động của loa trên toàn dải tần thay đổi rất nhiều so với trở kháng ở một tần số nhất định.
Chất lượng âm thanh của loa là một chỉ tiêu mang tính tổng hợp, nó chịu tác động của rất nhiều nhân tố: từ chất liệu màng loa, vành nhúng, spider, cách cuốn dây, chất nam châm cho đến kết cấu và chất liệu vỏ thùng… Cho nên, chưa có cơ sở nào đủ thuyết phục để nói chất lượng âm thanh của loa 4, 6 và 8 Ohm tốt hay xấu hơn nhau.
Tuy nhiên, có một điều chắc chắn là loa 4 Ohm thì khó phối hợp với ampli hơn loa 8 Ohm. Vì loa 4 Ohm hầu hết đều có độ nhạy thấp và đòi hỏi ampli phải có trở kháng ra thấp, dòng điện và công suất ra cao. Mà điều này, không phải ampli nào cũng đáp ứng được. Vì vậy nếu đã có loa 4 Ohm, khi đi mua ampli, bạn cần chú ý xem phía sau ampli có ghi cho phép chạy với loa 4 Ohm hay không. Nếu ampli chỉ chạy được với loa 8 – 16 Ohm mà ta đấu loa 4 Ohm thì máy sẽ bị nặng tải (nặng gánh) cháy sẽ mau nóng và méo nhiều, nhất là khi vặn to.
Với loa có trở kháng 4 Ohm và độ nhạy 89dB, bạn có thể chọn loại ampli bán dẫn có đường ra 4 Ohm với công suất ra khoảng trên 100W/ kênh thì mới có âm thanh đầy đặn.
Bác chủ có thể tham khảo thêm ở trang này:
http://loachauau.com/home/index.php?language=vi

Hai bác này viết chuẩn nè, chắc là có background về electrical engineering !
 

thanh1977

Member
Ðề: Cần hiểu sơ bộ về hoạt động của Amply

Mình hiểu như thế này không biết đúng không:
- Trở kháng của loa (Z=R+2.pi.f.L) sẽ tỉ lệ thuận với tần số tín hiệu xoay chiều vào loa
- Khi tín hiệu 20Hz đi vào loa thì trở kháng của loa là: Z1=R+2.pi.20.L.
- Khi tín hiệu 1000Hz đi vào loa 8ohm thì trở kháng của loa là: 8ohm.
- Khi tín hiệu 20KHz đi vào loa trở kháng của loa là: Z2=R+2.pi.20000.L.
 

cuonghaanh

Well-Known Member
Ðề: Cần hiểu sơ bộ về hoạt động của Amply

1 – Công suất danh định của loa:
Công suất danh định của loa là công suất lớn nhất có thể cung cấp cho loa mà loa có thể chịu đợc, để các bộ phận của loa không bị biến dạng (nh cuộn dây bị nóng, màng loa bị méo) và đảm bảo hệ số méo không đờng thẳng không vợt quá mức quy định. Đơn vị tính công suất loa là vôn – am – pe (VA).
2 - Điện áp danh định của loa:
Điện áp danh định của loa là điện áp âm tần đa vào hai đầu loa để có công suất danh định, đơn vị tính điện áp là vôn.
3 – Trở kháng danh định của loa:
Trở kháng danh định của loa là trở kháng đo đợc khi đa vào loa một dòng điện âm tần hình sin có tần số quy định (thờng là 1000Hz hay 400Hz). Mức điện áp đa vào loa là 30% điện áp danh định. Trở kháng của loa thay đổi theo tần số.

Bác chủ nêu công thức tính ko đúng, bình phương trở kháng của loa = bình phương điện trở thuần + bình phương cảm kháng mới đúng.
Thân!
http://loachauau.com/home/index.php?language=vi
 
Bên trên