Nhạc số : Chia sẻ kiến thức và bàn luận

DanielTran

Well-Known Member
Nói thế này em có thể bị mắng là GATO, nhưng thật tình trông sợi dây loa này như mứt voi ấy nhỉ.
 

trung224

Well-Known Member
Chào bác @kenzoman,
về câu hỏi của bác, em xin phép đóng góp chút ý kiến.

1. Về vấn đề coax (hoặc tốt hơn là BNC hay AES/EBU) với USB, cả hai đều có ưu nhược điểm riêng bác ạ. Dĩ nhiên I2S là hình thức truyền dẫn tín hiệu tốt nhất về lý thuyết nhưng nó cũng có khó khăn riêng về cách thiết kế và cũng không có tiêu chuẩn chung nên hiện không phổ biến

SPDIF qua BNC hay AES/EBU có lợi thế là xuất qua một biến thế cách ly nên nhiễu điện từ nguồn phát (streamer, CD Transport) sẽ ít ảnh hưởng đến DAC. Ngược lại, nhiễu thông tin (jitter) sẽ nhiều hơn USB nếu như nguồn phát không có mạch phát tín hiệu digital chuẩn và DAC không có khả năng xử lý jitter tốt (mạch reclock). Ở một số DAC của một số hãng audio chuyên về phần thiết kế digital như dCS, Chord, Berkeley, Schiit,... thì DAC dòng cao của họ bao giờ cũng có phần mạch xử lý jitter tốt, nên với các DAC của các hãng này thì đầu vào tốt nhất là BNC hoặc AES/EBU (dĩ nhiên là với điều kiện nguồn phát cũng phải tốt)

USB về lý thuyết thì phần nhiễu thông tin (jitter) sẽ không phụ thuộc quá nhiều vào nguồn phát nên nó sẽ phổ biến hơn, nhất là khi dùng với các DAC không có phần xử lý jitter tốt hoặc nếu nguồn phát chưa tốt. Tuy nhiên, do USB có vấn đề nhiễu điện nội sinh trong quá trình truyền tín hiệu nên khi sử dụng USB để đạt đến mức độ tốt như SPDIF coax khi dùng với các DAC có phần xử lý jitter tốt thì phải lọc được loại nhiễu điện này. Đó là lý do tại sao hiện nay có nhiều thiết bị hỗ trợ cho việc xuất tín hiệu bằng USB như vậy bác ạ. Tuy nhiên, khi sử dụng các combo trên thì sẽ nảy sinh ra một vấn đề là các thiết bị trên trở nên không đồng bộ do mỗi thiết bị lại xử lý tín hiệu theo một bộ đếm (clock) riêng. Đó là lý do tại sao combo của SoTM được đánh giá cao vì đơn giản chúng được thiết kế để nếu muốn có thể đồng bộ các thiết bị với nhau (dĩ nhiên phải trả thêm tiền :D).

Một lý do khác cho việc cổng USB hiện nay được sử dụng nhiều là vì nhiều người muốn nghe DSD.

Tóm lại việc chọn cổng truyền dẫn nào là phụ thuộc cả vào DAC và cả nguồn phát bác ạ. Ở trường hợp con Yggdrasil 2 thì BNC hoặc AES/EBU sẽ là lựa chọn tốt nhất nếu bác có nguồn phát tốt. Với con DAC khác thì có thể USB lại tốt hơn.


2. Về hai phương án của bác, theo quan điểm của em là nếu bác lên đến đỉnh thì phương án 1 tốt hơn. Vấn đề là phải đánh giá liệu những thiết bị bác nêu ra có lên đến đỉnh không ạ.

Với phương án 1, dạng Server all in one, về lý thuyết thì sẽ dễ lên đỉnh nhất vì thiết kế chung trong một thiết bị nên tính đồng bộ sẽ lớn. Tuy nhiên, dạng Server này khá ôm đồm nhiều tính năng nên em xin nói thẳng ra nếu như thiết bị đó không phải thuộc loại "cost no object", nói nôm na là tiền không thành vấn đề, thì nhà thiết kế nhất định sẽ phải cắt xén bớt để đảm bảo chi phí.

Lấy ví dụ như Aurender N100C, nếu so sánh với con đỉnh nhất của hãng là N10 thì nếu con N100C bị cắt xén rất nhiều phần mạch xuất SPDIF, dẫn đến nếu bác dùng coax từ con này sang DAC thì có khi chưa chắc đã tốt bằng USB. Dù với con N10 thì AES/EBU từ con này trội hơn hẳn USB, khi em được nghe thử dùng với Berkeley Alpha DAC.

Với phương án 2, khi tách ra thì bác dễ có điều kiện tối ưu hóa từng thứ, nhưng lại nảy sinh ra vấn đề đồng bộ hóa hệ thống. Được cái chơi kiểu này thì dễ vọc vạch mà vọc vạch thì là tính cách của đa số audiophile :D.

Một trong những lý do của kiểu chơi như phương án 2 là do nhà sản xuất muốn tối ưu hóa lợi nhuận. Ví dụ như SoTM hoàn toàn có thể tích hợp tất cả mọi thứ vào một cái streamer all in one như phương án 1 (đó là con sMS-1000SQ Eunhasu), nhưng làm như thế thì giá sẽ đội lên rất cao, và có ít người có thể mua. Thay vào đó, xé lẻ ra thành nhiều sản phẩm, mỗi cái một tính năng thì giá thành sẽ dễ chịu và phù hợp với nhiều đối tượng hơn.

Tây lông nó khen phương án 2 vì nói thẳng ra rằng Tây lông cũng có phải thằng nào cũng chơi đến đỉnh của phương án 1 đâu. Nếu đem so sánh mấy cái all in one kiểu Pioneer N51, Cambridge, Auralic Aries mini (không phải dòng Femto) thì em thấy phương án 2 hơn, kiểu như "nhất nghệ tính" đó bác.

Cá nhân em cho rằng, nếu có điều kiện thì nên chơi phương án 1 vì phương án 1 nếu làm chuẩn, dĩ nhiên khi đó sẽ không rẻ, sẽ có tính đồng bộ cao hơn phương án 2, sử dụng cũng đơn giản hơn, đỡ tốn tiền linh tinh dây nhợ hơn nhiều bác ạ. Chúc bác chọn được thiết bị tốt cho mình. Cá nhân em nếu có điều kiện thì sẽ đầu tư dCS Network Bridge.
 

nqkhexal

Member
Cám ơn bác Trung một lần nữa!
Bác Trung cho mình hỏi một chút: Thời điểm này, với mức 35tr có nên mua DAC Schiit Gungnir Multibit (3kshop báo giá) không ạ? Hay có DAC nào hay hơn trong tầm tiền này không? Mình chủ yếu nghe Vocal, nhạc cụ, giao hưởng (80%).
Cảm ơn bác!
 
Chỉnh sửa lần cuối:

kenzoman

Member
Chào bác Trung224,

Em thấy giang hồ phía Tây đang đồn mới có sự xuất hiện của music server dạng all in one có danh name là roon nucleus I3, i5 và i7. Em tìm hiểu qua roonlabs và một số trang review thì thấy sản phẩm này hiện chưa chính thức được bán phải không bác, bác ở nươcs ngoài đã có cơ hội trải nghiệm loại music server này chưa hay bác có nhận xét gì về sản phẩm này thì bác cho em vài lời đánh giá được ko ?

Em cảm ơn bác và chờ giải đáp của bác.
 

do_long_khach

Well-Known Member
Cái này là máy Intel NUC làm Roon Core thôi bác, nghe tên thì rõ cao siêu. Đại khái là Roon Core trên nền Linux cài vào 1 cái máy NUC cấu hình tương đối khá. Còn phát nhạc hay dở cơ bản ở cái máy làm Roon Bridge.
 

kenzoman

Member
Roon Bridge Hiểu là gì vậy bác, em google nhưng ko hiểu lắm, bác khai sáng giúp em. Cảm ơn bác Do-long-khanh
 

trung224

Well-Known Member
@kenzoman :
roon.jpg


Đây là sơ đồ của hệ thống streaming kiểu Roon bác à.

Phần Roon Core (bộ não) trên hình sẽ làm nhiệm vụ quản lý thư viện nhạc, convert/upsample (nếu cần) và xuất tín hiệu PCM/DSD ra phần Output.

Việc điều khiển (control apps) sẽ thực hiện bới điện thoại/máy tính bảng hay những laptop/PC khác trong hệ thống mạng LAN.

Cái Roon Nucleaus thật ra là cái Roon Core + Roon Output trong cùng một thiết bị. Phần Output trong trường hợp này sẽ là cổng USB của Roon Nucleaus.

Còn Roon Bridge bản chất là phần Output của hệ thống Roon nhưng thay vì đặt cùng máy tính với Roon Core thì sẽ được tách riêng ra một thiết bị riêng nối với Roon Core theo đường mạng LAN trong nhà. Cái Transport Pi của em có thể làm Roon Bridge, dCS Network Bridge ,SOtM sms-200 hay Sonore Ultrarendu cũng có thể dùng làm Roon Bridge

Lợi thế của Roon Bridge là do Roon Core ngốn rất rất nhiều tài nguyên, với thư viện nhạc lớn sẽ cần đến ít nhất là Core i3, nên nhiễu do bo mạch sẽ lớn. Do đó, khi tách riêng phần Roon Output sang một thiết bị khác qua đường mạng LAN có cách ly nhiễu sẽ tốt hơn.

Một điểm nữa bác sẽ cần chú ý là Roon Nucleaus về cấu hình là một bo mạch NUC của Intel rất bình thường cài thêm hệ điều hành Roon Rock (hệ điều hành này sẽ được download fee khi bác mua phần mềm Roon) nên phần xuất USB sẽ kém hơn những Roon Bridge được thiết kế riêng phục vụ cho việc xuất USB.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

trung224

Well-Known Member
@nqkhexal : Dạo này em ít theo dõi DAC mới tầm < 1500 USD nên khó nói chắc được. Nhưng với tai em thì con Gungnir Multibit vẫn rất ổn, kết hợp với nguồn phát digital tốt
 

do_long_khach

Well-Known Member
Roon Bridge Hiểu là gì vậy bác, em google nhưng ko hiểu lắm, bác khai sáng giúp em. Cảm ơn bác Do-long-khanh
Nhân dịp mưa gió viết mấy dòng về Roon để bác và một số bác khác tham khảo.

Đại khái hệ thống Roon chuẩn sẽ gồm 2 PC (ở đây bất cứ cái máy nào chạy hệ điều hành thì gọi là PC cho gọn). PC 1 cài Roon Core. Roon Core quản lý nhạc, download metadata, xử lý tín hiệu (upsample, convert....), thực hiện room correction này nọ, rồi đẩy tín hiệu ra ngoài sang PC 2. Như vậy PC 1 - Roon Core là 1 server đúng nghĩa.

PC 2 cài Roon Bridge - đại để là 1 phần mềm chỉ có nhiệm vụ phát nhạc nhận được từ PC 1 đẩy sang, tức là thực hiện chức năng Renderer.

Có mấy điểm đáng chú ý như sau:

1. Nếu người dùng ko cần mấy vụ convert, upsample, room correction thì cấu hình của PC 1 - Roon Core ko cần mạnh, chỉ mấy con PC chip Atom, Celeron + Ram 2Gb là chạy mượt, ko lag ko giật (first hand exprerience của tôi). Tụi Roonlabs nó khuyến cáo cầu hình PC 1 tương đối cao để nó đỡ phải support những người dùng máy yếu và đẩy người dùng sang mua những máy khác theo ý nó (và chắc nó cũng kiếm % từ đó??!!!) mà thôi.

2. 2 PC trên về nguyên tắc là cách ly nhau nên PC1 ko cần xử lý nguồn linear. Tuy nhiên thực tế sử dụng của tôi (PC 1 là máy lắp nguồn linear atx của bác giahuy) thì có vẫn tốt hơn ko, tuy nhiên ko cần quá chăm chút cho PC 1.

3. PC 2 mới cần đổ công sức + tiền bạc để xử lý nhiễu và jitter này nọ vì nó mới là thằng phát nhạc sang DA.

3.1 PC2 này có thể là các network player đắt tiền như Innuous, DCS Bridge, Auralic, Antipodes.... Những thằng sản xuất ra mấy thứ này chúng nó liên kết với Roonlabs, OS của các thiết bị đó được điều chỉnh sao cho trở thành "Roon ready" - tức là kết nối được với Roon Core.

3.2 PC2 cũng có thể là bất cứ PC nào cài được phần mềm Roon Bridge.

3.3 Trong trường hợp của Rasp Pi chạy mấy OS trên nền Linux như DietPi, Moode, Volumio v.v..., người chơi cũng đã nghiên cứu, cài cắm để Pi làm tốt chức năng Roon Bridge. Như vậy là với Pi ta có Roon Bridge ngon bổ rẻ đúng nghĩa, vì thực tế mấy thằng network player kia cũng chỉ là PC cấu hình thấp chạy OS được chế từ Linux y như Pi. Riêng thằng Aurender hình như vẫn đứng ngoài cuộc chơi.

4. Thực tế chỉ cần PC1 kết nối với DA là chơi nhạc được luôn, tức là PC1 vừa làm core vừa làm bridge. Tuy nhiên SQ ko thể bằng hệ thống 2 PC chuẩn.

5. Để điều khiển nhạc, chọn bài v.v.... thì có ít nhất 3 cách

5.1 Dùng chính PC1 để điều khiển

5.2 Cài phần mềm Roon Core lên 1 PC khác, khi cài nó sẽ hỏi "mày dùng tao làm control hay core", chọn "control" (hay gì đó đại để như vậy) là xong. Cài xong bật chương trình này lên điều khiển như bình thường. Như vậy lợi điểm là có thể ngồi làm việc và điều khiển nhạc trên cùng 1 PC, ko cần mó đến điện thoại.

5.3 Cài phần mềm Roon Remote lên điện thoại/MTB chạy iOS hoặc Android.

6. Roon Core chạy trên Windows, MAC, Linux. Gần đây Roonlabs nó phát triển 1 thứ gọi là ROCK (Roon Optimized Core Kit) - đại khái là 1 bản OS tối ưu hóa trên nền Linux có cài sẵn Roon Core, và khuyến khích cài ROCK trên 1 số cấu hình NUC. Bản thân Roonlabs nó cũng ăn dày, theo nghĩa là chính nó cũng bán luôn mấy cái PC được đặt tên là Nucleus dùng để cài Roon. Mấy cái máy này thực tế cũng là NUC.

7. Về trải nghiệm thực tế với Roon, ưu nhược điểm..., bác đọc bài này:
https://vnav.vn/threads/roon-phan-mem-choi-nhac-da-nang-tren-pc-va-mac.48096/page-10

P/S: Post xong mới thấy bài của bác trung224 nên thành ra thừa rồi.....
 

android37

Member
Bác trung224 đã đc nghe thử con DAC/AMP Chord Hugo2 chưa ạ? Nếu nghe rồi cho e xin 1 ít review về e này với ạ
 

valst

Member
Hi các bác.

Dữ liệu số được truyền qua cáp quang đến DAC theo cơ chế nào nhỉ?! Thấy lạ là giắc cáp quang bị lỏng phía DAC (chập chờn) thì hình hảnh trên tivi android phát DVD cũng bị lác lác... Cắm chặt giắc cáp quang hoặc rút luôn thì ko sao!

Tks.
 

No-U

Active Member
Bác nào có board 502dac-pi2desighn mà chán rồi thì để lại em nhé,e muốn trải nghiệm.thanks các bác.đt em 0984770780
 

No-U

Active Member
4. Kết luận:

Thật sự mà nói, em cũng bất ngờ với USB gen V. Nó chỉ kém so với transportPi tầm 5-10%, chủ yếu ở khả năng tái hiện những đoạn nhạc phức tạp nhất, ở tốc độ cao (em nghi là yếu điểm cố hữu của USB đã ngăn cản gen V có thể ngang cơ với transportPi). Và sự khác biêt đó phụ thuộc vào bản thu, vào nguồn phát và cả đôi tai của người nghe nữa. Với em, một người nghe quen nhạc phức điệu nhiều bè, lại còn trẻ thì có thể nghe ra sự khác biệt, chứ em không chắc người khác có thể để ý những chi tiết kia.


So sánh mà nói thì thật sự riêng ở bài test với PC, thì USB Gen V này trội hơn hẳn các con USB-SPDIF converter lẫn USB cleaner em từng được thử tính từ Mutec MC-3+ USB đổ xuống (em mới được nghe rất qua loa Berkeley Alpha USB nên ko dám nói cao).


Dĩ nhiên, đối với việc nghe nhạc lossless và Hires offline thì transportPi với em vẫn là số 1. Dĩ nhiên, transport Pi của em là full build (từ nguồn điện đến chống rung, che chắn nhiễu, lọc nhiễu) nên em cũng không chắc là các biến thiên khác của dự án transport Pi mà mọi người dùng sẽ vượt hơn Gen V USB hay Schiit Eitr.


Em rất hài lòng về gen V USB, nhất là khi nó lấy của em không hề nhiều tiền, chỉ có hơn 100 USD. Em sẽ đẩy cái soundcard và cái breakout cable của nó đi, chắc cũng sẽ thu lại được từng đấy luôn. Từ đây, em có thể an tâm đợi đến ngày 25.12, khi em kích hoạt cái voucher, và thoải mái tận hưởng âm nhạc.
Cho em hỏi transport pi của bác gồm những món gì ạ?
 
Bên trên