Bộ Trưởng GTVT Đinh La Thăng - lại chém gió đầu năm ( 2012 )

Ðề: Bộ Trưởng GTVT Đinh La Thăng - lại chém gió đầu năm ( 2012 )

Nhưng cho dù nhà nước lấy tiền của dân làm hay tư nhân bỏ tiền ra làm thì sớm hay muộn dân vẫn phải đóng phí mà bác?

Nói tóm lại nhé : Hầu hết Dân Việt Nam là Dân nghèo . Éo có tiền để đóng phí . Hiểu chưa ?
 

nta139

Member
Ðề: Bộ Trưởng GTVT Đinh La Thăng - lại chém gió đầu năm ( 2012 )

em nghĩ là pác thich_xem_phim nhiều khi bức xúc quá quay ngược lại ca ngợi lão # cũng nên!
mà không có những pác như pác thich_xem_phim thì cái 2pic này cũng chìm mịa nó rồi, phải có 2 phe nó mới khí thế lên được!

@manhthang em là em khoái cái sự thối nát của phương tây lắm :)
 

tusontay

Huyền Thoại
Ðề: Bộ Trưởng GTVT Đinh La Thăng - lại chém gió đầu năm ( 2012 )

...Thứ hai về giá, cái này thì tui hiểu có liên quan đến chênh lệch thu nhập. Vậy theo bác Singapore thu nhập gấp 10 lần VN nên để công bằng thì giá xăng ở VN phải rẻ bằng 1/10 Singapore đúng không. Nhưng công ty bán xăng cho VN theo bác có nhân đạo tới mức xem xét thu nhập của các quốc gia khi bán không, dĩ nhiên là không, giàu nghèo đều phải mua với giá nhiêu đó. Chưa kể giá phải đi đôi với chất lượng, giá rẻ bằng 1/10 thì chất lượng cũng chỉ bằng 1/10, bác chịu không?...
Em không hiểu bác thich_xem_s*x suy nghĩ như thế nào nữa. Nếu bác bảo là bác đang đi học Trường bồi dưỡng ct, thì em đồng ý là bác nói đúng.
Mọi người không cần phải tranh cãi với bác ấy đâu. Bỏ Free time ra mà đi "i nặng" sướng hơn!
...Còn xe máy nữa, người ta được phép độ chiếc xe thấy sướng lắm kìa, nói chung cái gì bán thì người ta được mua và lắp lên xe máy. Chứ không phải như mấy thằng VN, cho bán pô độ, phụ tùng độ mà khi gắn lên xe máy thì bọn chó hugo lại bắt tội thay đổi kết cấu với lại ống xả không đảm bảo. Khác quái gì cho bán heroin mà không cho hút....
Mình thấy nước ngoài họ rất chú trọng & hỗ trợ phát huy tài năng sáng tạo của cá nhân ---> họ có rất nhiều bằng sáng chế thực dụng & dân trí rất phát triển, chứ hầu như ko có tình trạng: Tiến sỹ giấy.
 

thich_xem_phim

Active Member
Ðề: Bộ Trưởng GTVT Đinh La Thăng - lại chém gió đầu năm ( 2012 )

Còn bác thich_xem_phim thì chán bác quá, bác nói chuyện như trên trời xuống. Em nói vậy bác phải hiểu, nghĩa là nhận thức của bác về cái xã hội này nó màu hồng quá, khác mọi người hẳn đi. Thế nên đã khác cái căn bản thì nên chăng nghỉ mẹ việc tranh luận cho nó nhanh.
Cám ơn bác, tui cũng không phải đang ở trên núi tu (tu sao vô mạng vào HD trò chuyện với các bác được), tui vẫn tham gia cuộc sống hàng ngày như các bác đây, cũng chẳng giàu có, quyền lực gì, tiêu cực thì cũng thấy đầy ra đó nhưng không đến mức mất niềm tin vào tất cả.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ðề: Bộ Trưởng GTVT Đinh La Thăng - lại chém gió đầu năm ( 2012 )

Các nước tư bản của bác đúng là thiên đường nhỉ, không khéo lại lên Chủ nghĩa Cộng sản sớm ấy chứ. Cũng nhờ bác nói mới biết, thế mà cái bọn báo chí ở đây nó cứ suốt ngày đăng bên đó đang khủng hoảng, phong trào "Chiếm lấy phố Wall" gì đó rồi đồng euro sắp sụp... Bọn này viết xạo quá. Sung sướng như bác nói thì làm gì có biểu tình với khủng hoảng, mà nếu có đi nữa thì chắc cũng là do bọn ghen ăn tức ở bên đó rảnh rỗi làm bậy thôi.

1. Nếu nó không đúng là thiên đường thì cũng chưa 1 nước tư bản nào quay lại chế độ xhcn trong khi chỉ có xhcn quá độ lên tư bản

2. Chỉ có xhcn như Cuba, Bắc Triều Tiên & đặc biệt là Pol pot mới là thiên đường vì ai cũng như ai làm ít làm nhiều nhà nước lo hết một xã hội đại đồng chỉ có trong mơ và ở trên thiên đường mới có (1 ý tưởng hết sức bệnh hoạn & ngạo mạn vượt cả lằn ranh tôn giáo) hậu quả là mấy triệu dân Campuchia bị tàn sát dã man còn anh em đồng chí hướng như Cuba thì nghèo kiết xác, Bắc Triều Tiên thì đói nhăn răng

3. Nếu xã hội tư bản không có gì là tốt là hay vậy sao Mỹ vẫn là nước dẫn đầu trên thế giới còn các nước xhcn với ý tưởng siêu việt, bộ máy lãnh đạo thông minh tài tình, và là đỉnh cao trí tuệ thì không thể lèo lái nổi con thuyền xã hội đưa đến 1 thế giới đúng như học thuyết mac-le mình đã chọn, cũng như không thể giải quyết các rắc rối về ruộng đất, hay gần đây nhất là ở VN xe liên tục bị cháy mà đến giờ vẫn chưa tìm ra đc thủ phạm, chưa kể chưa có 1 nước tư bản nào chọn con đường quay sang chế độ xhcn

Bác thich_xem_phim có thể giải thích dùm mình đc không ? hehe
 

thich_xem_phim

Active Member
Ðề: Bộ Trưởng GTVT Đinh La Thăng - lại chém gió đầu năm ( 2012 )

em nghĩ là pác thich_xem_phim nhiều khi bức xúc quá quay ngược lại ca ngợi lão # cũng nên!
mà không có những pác như pác thich_xem_phim thì cái 2pic này cũng chìm mịa nó rồi, phải có 2 phe nó mới khí thế lên được!
Bác có tiềm năng là "tri kỉ" của tui he..he..
 
Ðề: Bộ Trưởng GTVT Đinh La Thăng - lại chém gió đầu năm ( 2012 )

Các nước tư bản của bác đúng là thiên đường nhỉ, không khéo lại lên Chủ nghĩa Cộng sản sớm ấy chứ. Cũng nhờ bác nói mới biết, thế mà cái bọn báo chí ở đây nó cứ suốt ngày đăng bên đó đang khủng hoảng, phong trào "Chiếm lấy phố Wall" gì đó rồi đồng euro sắp sụp... Bọn này viết xạo quá. Sung sướng như bác nói thì làm gì có biểu tình với khủng hoảng, mà nếu có đi nữa thì chắc cũng là do bọn ghen ăn tức ở bên đó rảnh rỗi làm bậy thôi.

1. Nếu nó không đúng là thiên đường thì cũng chưa 1 nước tư bản nào quay lại chế độ xhcn trong khi chỉ có xhcn quá độ lên tư bản

2. Chỉ có xhcn như Cuba, Bắc Triều Tiên & đặc biệt là Pol pot mới là thiên đường vì ai cũng như ai làm ít làm nhiều nhà nước lo hết một xã hội đại đồng chỉ có trong mơ và ở trên thiên đường mới có (1 ý tưởng hết sức bệnh hoạn & ngạo mạn vượt cả lằn ranh tôn giáo) hậu quả là mấy triệu dân Campuchia bị tàn sát dã man còn anh em đồng chí hướng như Cuba thì nghèo kiết xác, Bắc Triều Tiên thì đói nhăn răng

3. Nếu xã hội tư bản không có gì là tốt là hay vậy sao Mỹ vẫn là nước dẫn đầu trên thế giới còn các nước xhcn với ý tưởng siêu việt, bộ máy lãnh đạo thông minh tài tình, và là đỉnh cao trí tuệ thì không thể lèo lái nổi con thuyền xã hội đưa đến 1 thế giới đúng như học thuyết mac-le mình đã chọn, cũng như không thể giải quyết các rắc rối về ruộng đất, hay gần đây nhất là ở VN xe liên tục bị cháy mà đến giờ vẫn chưa tìm ra đc thủ phạm, chưa kể chưa có 1 nước tư bản nào chọn con đường quay sang chế độ xhcn

Bác thich_xem_phim có thể giải thích dùm mình đc không ? hehe
 

manhthang

Huyền Thoại
Ðề: Bộ Trưởng GTVT Đinh La Thăng - lại chém gió đầu năm ( 2012 )

Thứ nhất về thuế phí, tui không hiểu là thuế phí thì liên quan gì đến chênh lệch thu nhập giữa các quốc gia nhỉ? Ví dụ, VN thu nhập 5 triệu/tháng là nghèo, Singapore thu nhập 5.000 usd/tháng là nghèo. VN thu thuế phí bác bảo ảnh hưởng đến người 5 triệu/tháng, vậy Singapore thu thuế phí không ảnh hưởng đến người 5.000 usd/tháng à?

Thứ hai về giá, cái này thì tui hiểu có liên quan đến chênh lệch thu nhập. Vậy theo bác Singapore thu nhập gấp 10 lần VN nên để công bằng thì giá xăng ở VN phải rẻ bằng 1/10 Singapore đúng không. Nhưng công ty bán xăng cho VN theo bác có nhân đạo tới mức xem xét thu nhập của các quốc gia khi bán không, dĩ nhiên là không, giàu nghèo đều phải mua với giá nhiêu đó. Chưa kể giá phải đi đôi với chất lượng, giá rẻ bằng 1/10 thì chất lượng cũng chỉ bằng 1/10, bác chịu không?

Thứ ba về đường sá, cách làm của nước ngoài mà bác chia sẻ tui thấy rất hay. Với tình hình đường sá của VN hiện tại thì chắc phải quy hoạch lại hết, xây lại hết rồi. Nhưng cho dù nhà nước lấy tiền của dân làm hay tư nhân bỏ tiền ra làm thì sớm hay muộn dân vẫn phải đóng phí mà bác?

Chắc bác là người Triều Tiên nên đọc mà không hiểu những gì anh em đang nói, tiếc cho bác là sinh sống ở VN chứ bác mà về Bình Nhưỡng có khi trở thành 1 trong 7 cánh tay của Kim Jong Un chứ chả phải mấy cái ông họ Kim kia đâu.
Ý bác tức là giống như câu chuyện tiếu lâm em kể ở trang trước, tao thích thì tao cứ nghĩ ra các loại thuế và phí để tao tận thu đấy, dân chúng mày sống kiểu gì là quyền tự do của chúng mày tao không can thiệp?

Lại nói chuyện tư bản ác ôn. Ở cái xứ ác ôn ấy, người không có việc làm hoặc không có khả năng lao động được hưởng tiền trợ cấp đủ để sống ở mức trên tối thiểu, có nghĩa là không làm vẫn có ăn. Dở hơi chưa, phản động chưa, làm thế khác gì tiếp tay cho cái bọn ăn không ngồi rồi, lười chảy thây không chịu góp sức xây dựng XHCN.
Ở xứ mình văn minh tiên tiến hơn nhiều. Tay mà ngừng làm là hàm khỏi cần nhai luôn, mạng nhện chăng kính lỗ đít luôn vì chả có cái gì mà bỏ vào mồm cả. Làm như vậy có phải là thúc đẩy con người cần cù, yêu lao động biết bao nhiêu không. Và để phát huy hơn nữa tinh thần làm chủ cũng như tính hăng say lao động, bác bộ trưởng mới nghĩ ra cách để đẩy luôn người dân đang ngấp nghé ở miệng vực xuống vực luôn để người ta có tinh thần hăng hái mà trèo trở lại miệng vực như trước. Có thế thì mới phát huy hết công năng của người lao động, mới góp phần vào xây dựng XHCN ngày càng to đẹp hơn, lớn mạnh hơn, bóp chết cái bọn tư bản thối tha đang trong cơn giãy chết kia (khiếp cái bọn này nó giãy lâu kinh, sống gì mà dai quá đỉa).
 

manhthang

Huyền Thoại
Ðề: Bộ Trưởng GTVT Đinh La Thăng - lại chém gió đầu năm ( 2012 )

Nói tóm lại nhé : Hầu hết Dân Việt Nam là Dân nghèo . Éo có tiền để đóng phí . Hiểu chưa ?
Vấn đề không chỉ đơn thuần là cái phí bác ạ mà vì cái phí của nợ đấy, mọi giá cả cũng lên theo chóng mặt do chi phí vận tải nội địa tăng, đến lúc đấy bác cầm 1tr cũng chả dám đi chợ mua thức ăn nữa đâu.

@manhthang em là em khoái cái sự thối nát của phương tây lắm :)

Các bác HD nhà mình lạ nhỉ, cái tốt đẹp không thích lại toàn bác thích cái thối nát.
Bộ các bác đi học các thày giáo không giải thích là cái bọn thối nát ấy kinh khủng lắm à :))
 

thich_xem_phim

Active Member
Ðề: Bộ Trưởng GTVT Đinh La Thăng - lại chém gió đầu năm ( 2012 )

Nói tóm lại nhé : Hầu hết Dân Việt Nam là Dân nghèo . Éo có tiền để đóng phí . Hiểu chưa ?
Sao tui thấy các trung tâm thương mại sang trọng, các dự án nhà cao cấp cứ đua nhau mọc lên. Hay thế này vậy, tui quy định thu nhập trên 10 triệu/tháng mới phải đóng phí, chỉ sợ lúc ấy các bác lại không chịu khai thiệt thu nhập của mình ấy chứ.
 

thich_xem_phim

Active Member
Ðề: Bộ Trưởng GTVT Đinh La Thăng - lại chém gió đầu năm ( 2012 )

Ối giời ơi, em đang chửi cái bọn thối nát ấy bác lại bảo chúng nó là thiên đường thế hóa ra mình đang ở đâu.
Em xin hàng bác luôn, phe bác # thắng rồi, mong bác đừng đánh thêm thuế hít thở khí oxy nữa mà chết dân
tumblr_lvog920Il51qin3w6o1_500.jpg


Luôn cả siêu nhân cũng hàng bác luôn
cap0013.bmp
Thắng thua gì đâu bác ơi, năm mới Tết sắp đến trò chuyện chút cho xôm tụ ấy mà. Bình thường vô HD tui chỉ vào box điện ảnh để xem thông tin phim mới với review ít chữ. Giờ phát hiện box này "ngọa hổ tàng long" cũng nhiều nhỉ. Đợi mai xem bác Thăng ăn nói với dân thế nào, biết đâu có chuyện "chém" tiếp.

P/S: avatar của bác nhìn outlaw gớm.
 
Ðề: Bộ Trưởng GTVT Đinh La Thăng - lại chém gió đầu năm ( 2012 )

Các nước tư bản của bác đúng là thiên đường nhỉ, không khéo lại lên Chủ nghĩa Cộng sản sớm ấy chứ. Cũng nhờ bác nói mới biết, thế mà cái bọn báo chí ở đây nó cứ suốt ngày đăng bên đó đang khủng hoảng, phong trào "Chiếm lấy phố Wall" gì đó rồi đồng euro sắp sụp... Bọn này viết xạo quá. Sung sướng như bác nói thì làm gì có biểu tình với khủng hoảng, mà nếu có đi nữa thì chắc cũng là do bọn ghen ăn tức ở bên đó rảnh rỗi làm bậy thôi.


1. Nếu nó không đúng là thiên đường thì cũng chưa 1 nước tư bản nào quay lại chế độ xhcn trong khi chỉ có xhcn quá độ lên tư bản

2. Chỉ có xhcn như Cuba, Bắc Triều Tiên & đặc biệt là Pol pot mới là thiên đường vì ai cũng như ai làm ít làm nhiều nhà nước lo hết một xã hội đại đồng chỉ có trong mơ và ở trên thiên đường mới có (1 ý tưởng hết sức bệnh hoạn & ngạo mạn vượt cả lằn ranh tôn giáo) hậu quả là mấy triệu dân Campuchia bị tàn sát dã man còn anh em đồng chí hướng như Cuba thì nghèo kiết xác, Bắc Triều Tiên thì đói nhăn răng

3. Nếu xã hội tư bản không có gì là tốt là hay vậy sao Mỹ vẫn là nước dẫn đầu trên thế giới còn các nước xhcn với ý tưởng siêu việt, bộ máy lãnh đạo thông minh tài tình, và là đỉnh cao trí tuệ thì không thể lèo lái nổi con thuyền xã hội đưa đến 1 thế giới đúng như học thuyết mac-le mình đã chọn, cũng như không thể giải quyết các rắc rối về ruộng đất, hay gần đây nhất là ở VN xe liên tục bị cháy mà đến giờ vẫn chưa tìm ra đc thủ phạm, chưa kể chưa có 1 nước tư bản nào chọn con đường quay sang chế độ xhcn

Bác thich_xem_phim có thể giải thích dùm mình đc không ? hehe
 

thich_xem_phim

Active Member
Ðề: Bộ Trưởng GTVT Đinh La Thăng - lại chém gió đầu năm ( 2012 )

Ối giời ơi, em đang chửi cái bọn thối nát ấy bác lại bảo chúng nó là thiên đường thế hóa ra mình đang ở đâu.
Em xin hàng bác luôn, phe bác # thắng rồi, mong bác đừng đánh thêm thuế hít thở khí oxy nữa mà chết dân
tumblr_lvog920Il51qin3w6o1_500.jpg


Luôn cả siêu nhân cũng hàng bác luôn
cap0013.bmp

Thắng thua gì đâu bác ơi, năm mới Tết sắp đến trò chuyện chút cho xôm tụ ấy mà. Bình thường vô HD tui chỉ vào box điện ảnh để xem thông tin phim mới với review ít chữ. Giờ phát hiện box này "ngọa hổ tàng long" cũng nhiều nhỉ. Đợi mai xem bác Thăng ăn nói với dân thế nào, biết đâu có chuyện "chém" tiếp.

P/S: avatar của bác nhìn outlaw gớm.
 

manhthang

Huyền Thoại
Ðề: Bộ Trưởng GTVT Đinh La Thăng - lại chém gió đầu năm ( 2012 )

Sao tui thấy các trung tâm thương mại sang trọng, các dự án nhà cao cấp cứ đua nhau mọc lên. Hay thế này vậy, tui quy định thu nhập trên 10 triệu/tháng mới phải đóng phí, chỉ sợ lúc ấy các bác lại không chịu khai thiệt thu nhập của mình ấy chứ.

Ô hô, những người thu nhập 10tr/tháng không chết vì cái phí này mà công chức, công nhân, nông dân mới chết vì cái phí này bác ạ.
Xăng lên giá 1000/lít là rau tăng giá 1000/mớ, thịt cũng tăng theo vài nghìn 1 kg, rồi cái gì cũng tăng. Giờ táng 1 phát 50tr/xe vận tải tức là 137k/ngày thì nó tương đương với tăng bao nhiêu tiền 1 lít xăng?
 

vietthuong

Well-Known Member
Ðề: Bộ Trưởng GTVT Đinh La Thăng - lại chém gió đầu năm ( 2012 )

Các Bác tranh luận vui phết!

Bác # là người có năng lực phát huy truyền thống ấy chứ:

Truyền thống: Lấy dân làm gốc.

Phát huy: Lấy gốc làm thớt!!!:-j

(Chăm sóc gốc cho cây đơm hoa kết quả quá lâu, thôi thì thu trực tiếp tự gốc vậy, đằng nào chả thu !!!)
 

thich_xem_phim

Active Member
Ðề: Bộ Trưởng GTVT Đinh La Thăng - lại chém gió đầu năm ( 2012 )

1. Nếu nó không đúng là thiên đường thì cũng chưa 1 nước tư bản nào quay lại chế độ xhcn trong khi chỉ có xhcn quá độ lên tư bản

2. Chỉ có xhcn như Cuba, Bắc Triều Tiên & đặc biệt là Pol pot mới là thiên đường vì ai cũng như ai làm ít làm nhiều nhà nước lo hết một xã hội đại đồng chỉ có trong mơ và ở trên thiên đường mới có (1 ý tưởng hết sức bệnh hoạn & ngạo mạn vượt cả lằn ranh tôn giáo) hậu quả là mấy triệu dân Campuchia bị tàn sát dã man còn anh em đồng chí hướng như Cuba thì nghèo kiết xác, Bắc Triều Tiên thì đói nhăn răng

3. Nếu xã hội tư bản không có gì là tốt là hay vậy sao Mỹ vẫn là nước dẫn đầu trên thế giới còn các nước xhcn với ý tưởng siêu việt, bộ máy lãnh đạo thông minh tài tình, và là đỉnh cao trí tuệ thì không thể lèo lái nổi con thuyền xã hội đưa đến 1 thế giới đúng như học thuyết mac-le mình đã chọn, cũng như không thể giải quyết các rắc rối về ruộng đất, hay gần đây nhất là ở VN xe liên tục bị cháy mà đến giờ vẫn chưa tìm ra đc thủ phạm, chưa kể chưa có 1 nước tư bản nào chọn con đường quay sang chế độ xhcn

Bác thich_xem_phim có thể giải thích dùm mình đc không ? hehe
Tui không phủ nhận những mặt tích cực của CNTB và cũng không phủ nhận những mặt tích cực của CNXH. Chủ nghĩa nào cũng có điều đúng điều sai. Nếu bác cho rằng ý tưởng của Marx là "1 ý tưởng hết sức bệnh hoạn & ngạo mạn vượt cả lằn ranh tôn giáo" thì có lẽ bác nên dành ít thời gian lên Google search cụm từ "In Praise of Marx". Đây là 1 tiểu luận đăng trên The Chronicle of Higher Education (tuần báo của giới ĐH Mỹ) số 15/4/2011. Tác giả bài này là Tiến sĩ Terry Eagleton, giáo sư trường ĐH Lancaster ở Anh, National ở Ireland và Notre Dame ở Mỹ. Tác phẩm mới nhất của ông là “Why Marx was right” do ĐH Yale xuất bản năm 2011.

"Sự thật là khi nói Marx chịu trách nhiệm về những thảm hoạ trong thế giới Cộng sản thì cũng như nói Chúa Giê-su chịu trách nhiệm về Toà án Dị giáo và cuộc thánh chiến Chữ Thập Ác dài 200 năm...

Một số người chống Marx sẽ kể ra những cuộc tàn sát tại Nga Sô và Trung Cộng. Nhưng họ cũng nên kể thêm những cuộc tàn sát của hàng triệu dân lành tại Á châu và Phi châu khi các lực lượng Tư bản, Phát-xít, Thực dân, Đế quốc gây chiến với nhau...

Tôi cũng muốn hỏi bạn có còn nhớ ngày 11/9, cách đây 38 năm? Đó là ngày nước Mỹ giúp tướng Pinochet lật đổ chính quyền dân chủ của Tổng thống Allende với hậu quả là con số nạn nhân Chile sau đó của nhà độc tài Pinochet đã vượt qua nhiều lần hơn con số gần 3.000 nạn nhân Mỹ đã chết trong ngày 11/9/2001 tại New York."
 

osiric

Well-Known Member
Ðề: Bộ Trưởng GTVT Đinh La Thăng - lại chém gió đầu năm ( 2012 )

Cứ thấy cái thuế nào hay ở địa ngục tư bản là ae #` # đem hết về thiên đường xhcn hút máu nhân dân ở thiên đường, nhìn lại thì giao thông công cộng ở thiên đường xhcn thua xa địa ngục tư bản tít mù ===> bây giờ dân VN đang ở thiên đường hay địa ngục zậy
 
Ðề: Bộ Trưởng GTVT Đinh La Thăng - lại chém gió đầu năm ( 2012 )

Không chỉ có quan chức đâu bác, 1 bộ phận người dân VN cũng thế. Chẳng hạn lĩnh vực giáo dục, cứ hay chê bai so sánh giáo dục của VN, đòi phải được như của nước ngoài, nhưng tới hồi biểu đóng học phí cao như nước ngoài thì lại than sao đắt thế, còn nghèo... Hay trong điện ảnh, cứ hay đòi phim VN phải hay như phim Hollywood nhưng được mấy người chịu bỏ tiền ra rạp coi, mua đĩa gốc về xem?

Đóng học phí cao nhưng chất lượng nó éo có cao bác ạ, người ta phản đối là ở chỗ đó. Còn phim ảnh mà hay em bảo đảm sẽ hốt bạc, mấy bộ phim hay đều cháy vé cả đấy. Không biết bác có ra rạp coi, hay bỏ tiền mua đĩa gốc không ? hay lại vào đây down? Sát thủ đầu mưng mủ có câu " đã *** còn tỏ ra nguy hiểm?!" #:-S
 

MyRom

Active Member
Ðề: Bộ Trưởng GTVT Đinh La Thăng - lại chém gió đầu năm ( 2012 )

Tui không phủ nhận những mặt tích cực của CNTB và cũng không phủ nhận những mặt tích cực của CNXH. Chủ nghĩa nào cũng có điều đúng điều sai. Nếu bác cho rằng ý tưởng của Marx là "1 ý tưởng hết sức bệnh hoạn & ngạo mạn vượt cả lằn ranh tôn giáo" thì có lẽ bác nên dành ít thời gian lên Google search cụm từ "In Praise of Marx". Đây là 1 tiểu luận đăng trên The Chronicle of Higher Education (tuần báo của giới ĐH Mỹ) số 15/4/2011. Tác giả bài này là Tiến sĩ Terry Eagleton, giáo sư trường ĐH Lancaster ở Anh, National ở Ireland và Notre Dame ở Mỹ. Tác phẩm mới nhất của ông là “Why Marx was right” do ĐH Yale xuất bản năm 2011.

"Sự thật là khi nói Marx chịu trách nhiệm về những thảm hoạ trong thế giới Cộng sản thì cũng như nói Chúa Giê-su chịu trách nhiệm về Toà án Dị giáo và cuộc thánh chiến Chữ Thập Ác dài 200 năm...

Một số người chống Marx sẽ kể ra những cuộc tàn sát tại Nga Sô và Trung Cộng. Nhưng họ cũng nên kể thêm những cuộc tàn sát của hàng triệu dân lành tại Á châu và Phi châu khi các lực lượng Tư bản, Phát-xít, Thực dân, Đế quốc gây chiến với nhau...

Tôi cũng muốn hỏi bạn có còn nhớ ngày 11/9, cách đây 38 năm? Đó là ngày nước Mỹ giúp tướng Pinochet lật đổ chính quyền dân chủ của Tổng thống Allende với hậu quả là con số nạn nhân Chile sau đó của nhà độc tài Pinochet đã vượt qua nhiều lần hơn con số gần 3.000 nạn nhân Mỹ đã chết trong ngày 11/9/2001 tại New York."

Ông cứ nhìn vào thực tế hiện còn bao nhiêu thiên đàng xhcn và cái thiên đàng ấy cú đúng chất xhcn hay chưa??? Thực tế cuộc sống tại các thiên đàng ấy ra sao so với bọn tư bản thúi nát??? Mở to mắt ra mà nhìn mà nghĩ???

Bản chất con người là cạnh tranh, xã hội tồn tại và phát triển là nhờ sự đấu tranh sinh tồn, song hành và đối lập tương phản của những toan tính tốt xấu giữa người với người. Cái mớ luận lý: làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu, thế giới đại đồng chỉ có trên thiên đàng thôi. Đó cũng là lý do mà các nước theo cnxh vẫn to mồm là thiên đàng. Người ta bảo Marx hoang tưởng cũng có lý do của nó :))

Thực tế mà nó và nếu ông còn đủ tỉnh táo thì ông phải biết rằng để thấy được thiên đàng thì điều kiện đầu tiên là ông phải chết trước cái đã rồi tính tiếp ;)). Nhưng tui dự là ông không thấy được thiên đàng đâu vì cửa đối lập với thiên đàng hợp với dáng ông hơn ;))

Thực ra dùng lý lẽ của triết học để phản bác và đánh bại Marx là điều khá khó khăn nhưng nếu ông nhìn vào thực tiễn cuộc sống thì ông sẽ thấy vì sao người ta gọi nó là sự ngạo mạn. Và thực tế cũng là luận chứng hùng hồn nhất. Cái mà mọi người quan tâm là các đầy tớ của nhân dân đã làm gì được cho dân cho nước rồi chứ không phải những khẩu hiệu, những lời hứa suông. Và ông là người hiếm hoi còn niềm tin rất lớn vào thiên đàng lúc này. Tui bắt đầu thấy nể ông rồi đó. Vì sao? Vì đã bao nhiêu người khai sáng rồi mà mắt ông vẫn tối mịt ;))


Trở lại chuyện của anh #: ông phải đọc cho kỹ và phải hiểu cho rỏ là mọi người không ai phản đối thu thuế đóng góp cho đất nước. Điều mọi người quan tam là thuế thu có hợp lý hay chưa? thu ra sao và vì sao phải thu. Tiền thuế đó được sử dụng ra sao? Vì sao dân đã đóng phí lưu thông trên mỗi lít xăng rồi mà giờ cò thêm cái phí chết tiệt này nữa là sao là sao là sao??? Mọi người phản đối vì lý lẻ của anh # không hợp lòng dân thế thôi.
 

MyRom

Active Member
Ðề: Bộ Trưởng GTVT Đinh La Thăng - lại chém gió đầu năm ( 2012 )

“Xin đừng đùa với miếng cơm của người dân, thưa Bộ trưởng”

Liên quan tới phương án thu phí lưu hành ô tô, xe máy cá nhân, Báo Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Đỗ Quốc Bình – Chủ tịch Hiệp hội taxi Hà Nội. Ông Bình cho rằng, Bộ Giao thông Vận chỉ đạt được mục tiêu duy nhất là thu phí, chứ không chống được tắc đường. Người dân phải nộp một khoản phí lớn, nhưng chưa nhìn thấy sẽ được hưởng lợi gì nên họ phản ứng là điều dễ hiểu.

Sau khi có tờ trình của Bộ trưởng Đinh La Thăng về việc thu phí lưu hành ô tô, xe máy, quan điểm của Hiệp hội taxi Hà Nội thế nào, thưa ông?

Ông Đỗ Quốc Bình: Quan điểm của các doanh nghiệp taxi là ủng hộ các giải pháp chống ùn tắc giao thông và giảm bớt phương tiện giao thông đang gia tăng quá nhanh như hiện nay. Tuy nhiên, giải pháp đưa ra thì phải đi vào cuộc sống, còn nếu giải pháp đưa ra không đến được cái đích như mong muốn thì rõ ràng nó chỉ được một mặt nào đó, nhưng điều cần thiết thực sự thì lại không đạt được.

Vậy việc thu phí 20 – 50 triệu sẽ được ích lợi gì? Theo quan điểm của Bộ Giao thông Vận tải phải có 3 đích: Thứ nhất là xe máy, xe ô tô đi ra đường phải chịu phí gọi là phí lưu hành; Thứ hai là nộp phí sẽ giúp giảm bớt ùn tắc giao thông; Thứ ba là khi thu phí thì sẽ có một khoản kinh phí tương đối lớn để phục vụ đầu tư lại cho cơ sở hạ tầng và chống ùn tắc.

Riêng với Hà Nội, có khoảng 500 nghìn xe ô tô và 4 triệu xe máy, như vậy ước thu khoảng hơn 10 nghìn tỷ đồng mỗi năm, mục đích thu phí coi như đã đạt được, bởi vì nếu bắt buộc thì người dân không thể không nộp.

Mục đích thứ hai, thu phí là để giảm ùn tắc giao thông, theo quan điểm của các doanh nghiệp vận tải taxi chúng tôi thì gần như không đạt được hiệu quả, vì số lượng ô tô, xe máy ở Hà Nội đã đạt ngưỡng rất cao rồi. Ở các nước phát triển, người ta có tới 15% diện tích dành cho giao thông tĩnh và tổng diện tích dành cho giao thông lên tới 25%, còn Thủ đô của ta thì chỉ có 1,5% dành cho giao thông tĩnh và khoảng 7% dành cho cả hệ thống giao thông.

Hiện tại hệ thống hạ tầng trong nội đô của chúng ta rất khó mà điều chỉnh, vì chỗ nào cũng thấy nhà cao tầng mọc lên, đường không mở rộng được nữa, nếu so sánh thì ở Hà Nội chỉ có khoảng 11m2 dành cho 1 xe ô tô, còn Bắc Kinh là khoảng 21m2. Nói như vậy để thấy rằng diện tích của chúng ta quá hẹp, đất chật mà người lại đông cho nên chỉ loay hoay giảm ùn tắc trong nội đô thôi thì không đạt được kết quả như mong muốn.

Việc thứ ba là thu phí, người dân phải trả tiền trực tiếp cho việc lưu hành xe trên đường cũng có nghĩa là cơ quan quản lý đang bán sản phẩm “đường xá” cho dân. Người dân nộp tiền sẽ được hưởng dịch vụ tốt, đó là đường đẹp, sẽ không còn những vụ tai nạn vì chất lượng đường kém, cũng không còn kẹt xe nữa. Nhưng nếu nộp tiền rồi mà đường vẫn tắc, chất lượng vẫn kém thì ai sẽ chịu trách nhiệm? Chúng tôi cũng biết rằng, không đóng góp mà lại muốn hưởng dịch vụ tốt là điều phi lý, nhưng khi nhân dân đóng góp thì cơ quan quản lý có đảm bảo là sẽ sử dụng số tiền kia đúng mục đích không, liệu có đạt được những gì như đã công bố không và nếu không làm được như những gì đã nêu ra thì có trả lại tiền cho dân không?

Ngoài ra, tôi cũng muốn nhắc rằng, tiền do nhân dân Thủ đô đóng góp (hay với các thành phố khác cũng vậy) thì toàn bộ số tiền ấy phải được sử dụng cho giao thông Thủ đô và cho thành phố ấy, chứ không thể mang đi một tỉnh nào đó khác để xây dựng. Nhân đây, tôi cũng xin kể một thí dụ, ở nước Đức người dân cũng đóng phí sử dụng đường (gọi như Việt Nam hiện nay là phí lưu hành xe), nhưng phải nói rằng chất lượng mà họ được hưởng thì tuyệt vời.

Nếu người dân tham gia giao thông phát hiện một đoạn đường nào đó bị hư hỏng hay kém chất lượng, gây cản trở giao thông thì những người có trách nhiệm sẽ phải đối mặt với án phạt nghiêm khắc, người dân có quyền kiện cơ quan quản lý ra Tòa và đòi trả lại số tiền đã nộp, vì họ phải hưởng chất lượng dịch vụ kém không tương xứng với đồng tiền bỏ ra.

Tôi tin rằng ở nước ta cũng vậy, người dân phải chịu gánh nặng tiền bạc thì họ cũng muốn rằng giải pháp nêu ra cần đạt được cái đích cuối cùng, còn nếu chỉ thu phí mà không đảm bảo chất lượng thì rõ là không nên thực hiện.

Trong phương án mà Bộ GTVT trình Chính phủ có miễn phí cho xe bus và xe biển xanh. Ông đánh giá thế nào về điều này?

Ông Đỗ Quốc Bình: Tôi thấy điều này không thỏa đáng, vì rõ ràng là xe công thì cũng phải lăn bánh, phải chạy như mọi chiếc xe khác đấy chứ, lý do gì lại được miễn phí tất cả như vậy? Tôi cho rằng, chỉ nên miễn phí đối với một số phương tiện đặc thù như: xe cấp cứu, xe cứu hỏa, một số xe làm nhiệm vụ đặc biệt của Chính phủ… còn lại phải được đóng phí công bằng như nhau. Các dịch vụ công đều có thu phí cả đấy chứ, mà đã có thu thì phải trả tiền dịch vụ cho công bằng với những người dân khác, chứ không thể gộp chung với những đối tượng được miễn phí. Chưa nói tới chuyện đề xuất số tiền 20 – 50 triệu có hợp lý hay không mà chỉ nói tới cách phân biệt đối tượng nộp tiền như vậy cũng đã khiến cho người dân “tâm không phục mà khẩu cũng không phục”.

Nếu mức phí này được áp dụng thì điều gì sẽ xảy ra với các hãng taxi, thưa ông?

Ông Đỗ Quốc Bình: Đối với xe taxi, các nước họ đưa vào danh mục vận tải công cộng, nhưng Việt Nam thì không coi như vậy, mà lại cho rằng taxi cũng là phương tiện cá nhân. Kể từ ngày 1/1 vừa qua, phí trước bạ đã tăng kịch trần, phí biển số cũng tăng lên thành 20 triệu, cộng thêm với phí lưu hành mà Bộ GTVT đang đề xuất (tạm tính 20 triệu), phí vào nội đô, phí điểm đỗ… thì mỗi năm một chiếc xe taxi phải chi mất khoảng 40-50 triệu đồng; vậy là sau 5 năm thì một chiếc xe có thể phải đóng tới 250 triệu đồng, nghĩa là tương đương với giá trị một chiếc taxi mới.

Giả sử có thu phí thì taxi thì vẫn phải chạy thôi, muốn chạy được thì doanh nghiệp phải bớt tiền lương, bớt chi phí, rồi thu nhập của lái xe cũng phải chấp nhận bị giảm đi… tính toán tất cả những thứ ấy rồi mà vẫn chưa ổn thì chắc chắn là phải tăng giá dịch vụ. Như vậy, vô hình chung giá cước vận tải bị tăng lên, kéo theo tăng chi phí xã hội, mà chi phí xã hội tăng lên thì khả năng cạnh tranh nền kinh tế bị kém đi, điều đó là vô cùng nguy hiểm nhất là trong lúc Chính phủ đang cố gắng kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, chuẩn bị giải quyết khá nhiều khó khăn trong năm mới này.

Tôi cho rằng cần nhìn một cách tổng thể như vậy, chứ không nên chỉ chăm chăm lo mỗi việc thu được phí, rồi mang phí đó đi đầu tư chỗ này, chỗ khác…

Những tài xế taxi đang rất lo lắng trước đề xuất của Bộ GTVT

Vấn đề đặt ra không phải là tận thu mà phải nuôi dưỡng nguồn thu. Muốn nuôi dưỡng nguồn thu thì phải có tính toán một cách khoa học có tính lâu dài, bền vững cho cả trăm năm chứ không chỉ là đạt được mục tiêu trước mắt, còn về sau ảnh hưởng ra sao thì chưa xét tới.

Thời gian vừa qua, chúng ta bắt đầu triển khai việc thay đổi giờ làm, giờ học, rồi thì phân làn, phân tuyến… theo tôi tất cả những cái đó chỉ mang tính hỗ trợ chứ không thể kỳ vọng điều gì lớn lao được. Suy cho cùng, chúng ta vẫn phải có một kế hoạch dài hơi thì mới hết ùn tắc, chất lượng các con đường mới đạt tiêu chuẩn cao được.

Chúng tôi cũng đã đề xuất với cơ quan chức năng là không cào bằng mức phí với tất cả các phương tiện, vì có người đi nhiều có người đi ít mà lại phải chịu phí chung là hết sức vô lý. Tôi cho rằng, nên đánh phí khi mua xăng dầu, hoặc phí điểm đỗ và phí vào các tuyến trung tâm thật cao trong giờ cao điểm để chống ùn tắc, như vậy những ai có việc thực sự cần thiết thì mới vào trung tâm.

Nhưng việc thu phí điểm đỗ, phí vào nội đô dù có cao cũng có thể bị thất thoát, vì thế mới có giải thích là “thu theo tháng hoặc cả năm”?

Ông Đỗ Quốc Bình: Về việc này, nếu cơ quan quản lý vào cuộc một cách bài bản thì chắc chắn họ phải tính tới khả năng ứng dụng công nghệ hiện đại chứ không thể sử dụng con người để thu phí, vì đã dính đến con người thì chắc chắn sẽ nảy sinh tiêu cực, dù có quản lý kiểu gì thì cũng vẫn không chính xác như dùng máy được. Ấy vậy mà người ta lại còn muốn giao về cho các phường thu phí, thật không thể hiểu nổi.

Theo tôi, phải tính toán thật cẩn thận các phương án chứ không thể nói và làm theo hứng, không thể vin vào lý do “việc này các nước làm rồi, Việt Nam bây giờ mới làm”, nói như vậy là không đúng. Tôi xin kể một thí dụ thế này, khi còn cách London 100km thì chúng tôi đã đưa ô tô vào điểm gửi xe, mua vé tàu đến London và với chiếc vé ấy chúng tôi được sử dụng tất cả các dịch vụ giao thông công cộng (trừ taxi). Tham quan ở London một ngày, tôi quay trở lại nhà ga cũ và nhận xe, tính ra số tiền chi trả cho chuyến đi chơi cực thấp nếu tôi lái ô tô đến tận nơi.

Khi đi xe hơi tới London thì không những mất tiền phí nhiên liệu cho 100km ấy mà còn chịu những khoản phí điểm đỗ cực cao, mà đã đi chơi thì không thể để xe một chỗ rồi đi bộ được, và nếu tính ra sau khi đi hết các điểm thì chi phí sử dụng ô tô tại London gấp vài lần so với đi tàu điện.

Tôi nêu thí dụ này để các bạn thấy rằng, người ta có đánh phí cao với xe cá nhân để chống tắc đường, nhưng cũng luôn có dịch vụ vận tải công cộng vô cùng tiện lợi để đảm bảo nhu cầu đi lại của người dân và khách du lịch. Còn Thủ đô của ta có gì? Chỉ có duy nhất xe bus luôn ở vào tình trạng quá tải, chất lượng xe kém, điểm đỗ kém, chạy ẩu, nhiều lái xe, phụ xe sẵn sàng cư xử thiếu văn hóa… cho nên nhiều người đã nói thẳng rằng, xe bus chỉ dành cho sinh viên và những người lao động nghèo.

Có những ý kiến cho rằng, phương án thu phí mà Bộ GTVT đưa ra chẳng khác nào dồn gánh nặng lên vai người dân. Ông nghĩ sao?

Tôi không bàn tới chuyện nó có phải gánh nặng hay không, mà tôi muốn nói tới cái lý mà Bộ này đưa ra khi muốn thu phí là không thuyết phục, ba mục đích đưa ra mà chỉ thực hiện được duy nhất việc thu phí thôi thì làm sao mà người dân ủng hộ được. Theo tôi, Bộ GTVT cần tính toán lại, mọi giải pháp đưa ra cần có kế hoạch kèm theo để nhân dân biết, ủng hộ và giám sát, vì suy cho cùng vấn đề người dân quan tâm nhất không phải giá dịch vụ thế nào, mà dịch vụ ấy có minh bạch không?

Đối với người lái xe taxi, nếu cứ theo chiều hướng phải nộp phí mà Bộ GTVT đã đề xuất, họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn và sẽ chẳng có gì lạ nếu có nhiều lái xe buộc phải bỏ nghề này.

Tất cả mọi quyết định cần hết sức thận trọng để xem xét đích đến ấy đạt được những gì và gây ra ảnh hưởng gì, đừng đùa với miếng cơm manh áo của người dân.

Liên quan tới phương án thu phí lưu hành ô tô, xe máy cá nhân, Báo Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Đỗ Quốc Bình – Chủ tịch Hiệp hội taxi Hà Nội. Ông Bình cho rằng, Bộ Giao thông Vận chỉ đạt được mục tiêu duy nhất là thu phí, chứ không chống được tắc đường. Người dân phải nộp một khoản phí lớn, nhưng chưa nhìn thấy sẽ được hưởng lợi gì nên họ phản ứng là điều dễ hiểu.

Sau khi có tờ trình của Bộ trưởng Đinh La Thăng về việc thu phí lưu hành ô tô, xe máy, quan điểm của Hiệp hội taxi Hà Nội thế nào, thưa ông?

Ông Đỗ Quốc Bình: Quan điểm của các doanh nghiệp taxi là ủng hộ các giải pháp chống ùn tắc giao thông và giảm bớt phương tiện giao thông đang gia tăng quá nhanh như hiện nay. Tuy nhiên, giải pháp đưa ra thì phải đi vào cuộc sống, còn nếu giải pháp đưa ra không đến được cái đích như mong muốn thì rõ ràng nó chỉ được một mặt nào đó, nhưng điều cần thiết thực sự thì lại không đạt được.

Vậy việc thu phí 20 – 50 triệu sẽ được ích lợi gì? Theo quan điểm của Bộ Giao thông Vận tải phải có 3 đích: Thứ nhất là xe máy, xe ô tô đi ra đường phải chịu phí gọi là phí lưu hành; Thứ hai là nộp phí sẽ giúp giảm bớt ùn tắc giao thông; Thứ ba là khi thu phí thì sẽ có một khoản kinh phí tương đối lớn để phục vụ đầu tư lại cho cơ sở hạ tầng và chống ùn tắc.

Riêng với Hà Nội, có khoảng 500 nghìn xe ô tô và 4 triệu xe máy, như vậy ước thu khoảng hơn 10 nghìn tỷ đồng mỗi năm, mục đích thu phí coi như đã đạt được, bởi vì nếu bắt buộc thì người dân không thể không nộp.

Mục đích thứ hai, thu phí là để giảm ùn tắc giao thông, theo quan điểm của các doanh nghiệp vận tải taxi chúng tôi thì gần như không đạt được hiệu quả, vì số lượng ô tô, xe máy ở Hà Nội đã đạt ngưỡng rất cao rồi. Ở các nước phát triển, người ta có tới 15% diện tích dành cho giao thông tĩnh và tổng diện tích dành cho giao thông lên tới 25%, còn Thủ đô của ta thì chỉ có 1,5% dành cho giao thông tĩnh và khoảng 7% dành cho cả hệ thống giao thông.

Hiện tại hệ thống hạ tầng trong nội đô của chúng ta rất khó mà điều chỉnh, vì chỗ nào cũng thấy nhà cao tầng mọc lên, đường không mở rộng được nữa, nếu so sánh thì ở Hà Nội chỉ có khoảng 11m2 dành cho 1 xe ô tô, còn Bắc Kinh là khoảng 21m2. Nói như vậy để thấy rằng diện tích của chúng ta quá hẹp, đất chật mà người lại đông cho nên chỉ loay hoay giảm ùn tắc trong nội đô thôi thì không đạt được kết quả như mong muốn.

Việc thứ ba là thu phí, người dân phải trả tiền trực tiếp cho việc lưu hành xe trên đường cũng có nghĩa là cơ quan quản lý đang bán sản phẩm “đường xá” cho dân. Người dân nộp tiền sẽ được hưởng dịch vụ tốt, đó là đường đẹp, sẽ không còn những vụ tai nạn vì chất lượng đường kém, cũng không còn kẹt xe nữa. Nhưng nếu nộp tiền rồi mà đường vẫn tắc, chất lượng vẫn kém thì ai sẽ chịu trách nhiệm? Chúng tôi cũng biết rằng, không đóng góp mà lại muốn hưởng dịch vụ tốt là điều phi lý, nhưng khi nhân dân đóng góp thì cơ quan quản lý có đảm bảo là sẽ sử dụng số tiền kia đúng mục đích không, liệu có đạt được những gì như đã công bố không và nếu không làm được như những gì đã nêu ra thì có trả lại tiền cho dân không?

Ngoài ra, tôi cũng muốn nhắc rằng, tiền do nhân dân Thủ đô đóng góp (hay với các thành phố khác cũng vậy) thì toàn bộ số tiền ấy phải được sử dụng cho giao thông Thủ đô và cho thành phố ấy, chứ không thể mang đi một tỉnh nào đó khác để xây dựng. Nhân đây, tôi cũng xin kể một thí dụ, ở nước Đức người dân cũng đóng phí sử dụng đường (gọi như Việt Nam hiện nay là phí lưu hành xe), nhưng phải nói rằng chất lượng mà họ được hưởng thì tuyệt vời.

Nếu người dân tham gia giao thông phát hiện một đoạn đường nào đó bị hư hỏng hay kém chất lượng, gây cản trở giao thông thì những người có trách nhiệm sẽ phải đối mặt với án phạt nghiêm khắc, người dân có quyền kiện cơ quan quản lý ra Tòa và đòi trả lại số tiền đã nộp, vì họ phải hưởng chất lượng dịch vụ kém không tương xứng với đồng tiền bỏ ra.

Tôi tin rằng ở nước ta cũng vậy, người dân phải chịu gánh nặng tiền bạc thì họ cũng muốn rằng giải pháp nêu ra cần đạt được cái đích cuối cùng, còn nếu chỉ thu phí mà không đảm bảo chất lượng thì rõ là không nên thực hiện.

Trong phương án mà Bộ GTVT trình Chính phủ có miễn phí cho xe bus và xe biển xanh. Ông đánh giá thế nào về điều này?

Ông Đỗ Quốc Bình: Tôi thấy điều này không thỏa đáng, vì rõ ràng là xe công thì cũng phải lăn bánh, phải chạy như mọi chiếc xe khác đấy chứ, lý do gì lại được miễn phí tất cả như vậy? Tôi cho rằng, chỉ nên miễn phí đối với một số phương tiện đặc thù như: xe cấp cứu, xe cứu hỏa, một số xe làm nhiệm vụ đặc biệt của Chính phủ… còn lại phải được đóng phí công bằng như nhau. Các dịch vụ công đều có thu phí cả đấy chứ, mà đã có thu thì phải trả tiền dịch vụ cho công bằng với những người dân khác, chứ không thể gộp chung với những đối tượng được miễn phí. Chưa nói tới chuyện đề xuất số tiền 20 – 50 triệu có hợp lý hay không mà chỉ nói tới cách phân biệt đối tượng nộp tiền như vậy cũng đã khiến cho người dân “tâm không phục mà khẩu cũng không phục”.

Nếu mức phí này được áp dụng thì điều gì sẽ xảy ra với các hãng taxi, thưa ông?

Ông Đỗ Quốc Bình: Đối với xe taxi, các nước họ đưa vào danh mục vận tải công cộng, nhưng Việt Nam thì không coi như vậy, mà lại cho rằng taxi cũng là phương tiện cá nhân. Kể từ ngày 1/1 vừa qua, phí trước bạ đã tăng kịch trần, phí biển số cũng tăng lên thành 20 triệu, cộng thêm với phí lưu hành mà Bộ GTVT đang đề xuất (tạm tính 20 triệu), phí vào nội đô, phí điểm đỗ… thì mỗi năm một chiếc xe taxi phải chi mất khoảng 40-50 triệu đồng; vậy là sau 5 năm thì một chiếc xe có thể phải đóng tới 250 triệu đồng, nghĩa là tương đương với giá trị một chiếc taxi mới.

Giả sử có thu phí thì taxi thì vẫn phải chạy thôi, muốn chạy được thì doanh nghiệp phải bớt tiền lương, bớt chi phí, rồi thu nhập của lái xe cũng phải chấp nhận bị giảm đi… tính toán tất cả những thứ ấy rồi mà vẫn chưa ổn thì chắc chắn là phải tăng giá dịch vụ. Như vậy, vô hình chung giá cước vận tải bị tăng lên, kéo theo tăng chi phí xã hội, mà chi phí xã hội tăng lên thì khả năng cạnh tranh nền kinh tế bị kém đi, điều đó là vô cùng nguy hiểm nhất là trong lúc Chính phủ đang cố gắng kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, chuẩn bị giải quyết khá nhiều khó khăn trong năm mới này.

Tôi cho rằng cần nhìn một cách tổng thể như vậy, chứ không nên chỉ chăm chăm lo mỗi việc thu được phí, rồi mang phí đó đi đầu tư chỗ này, chỗ khác…

Những tài xế taxi đang rất lo lắng trước đề xuất của Bộ GTVT

Vấn đề đặt ra không phải là tận thu mà phải nuôi dưỡng nguồn thu. Muốn nuôi dưỡng nguồn thu thì phải có tính toán một cách khoa học có tính lâu dài, bền vững cho cả trăm năm chứ không chỉ là đạt được mục tiêu trước mắt, còn về sau ảnh hưởng ra sao thì chưa xét tới.

Thời gian vừa qua, chúng ta bắt đầu triển khai việc thay đổi giờ làm, giờ học, rồi thì phân làn, phân tuyến… theo tôi tất cả những cái đó chỉ mang tính hỗ trợ chứ không thể kỳ vọng điều gì lớn lao được. Suy cho cùng, chúng ta vẫn phải có một kế hoạch dài hơi thì mới hết ùn tắc, chất lượng các con đường mới đạt tiêu chuẩn cao được.

Chúng tôi cũng đã đề xuất với cơ quan chức năng là không cào bằng mức phí với tất cả các phương tiện, vì có người đi nhiều có người đi ít mà lại phải chịu phí chung là hết sức vô lý. Tôi cho rằng, nên đánh phí khi mua xăng dầu, hoặc phí điểm đỗ và phí vào các tuyến trung tâm thật cao trong giờ cao điểm để chống ùn tắc, như vậy những ai có việc thực sự cần thiết thì mới vào trung tâm.

Nhưng việc thu phí điểm đỗ, phí vào nội đô dù có cao cũng có thể bị thất thoát, vì thế mới có giải thích là “thu theo tháng hoặc cả năm”?

Ông Đỗ Quốc Bình: Về việc này, nếu cơ quan quản lý vào cuộc một cách bài bản thì chắc chắn họ phải tính tới khả năng ứng dụng công nghệ hiện đại chứ không thể sử dụng con người để thu phí, vì đã dính đến con người thì chắc chắn sẽ nảy sinh tiêu cực, dù có quản lý kiểu gì thì cũng vẫn không chính xác như dùng máy được. Ấy vậy mà người ta lại còn muốn giao về cho các phường thu phí, thật không thể hiểu nổi.

Theo tôi, phải tính toán thật cẩn thận các phương án chứ không thể nói và làm theo hứng, không thể vin vào lý do “việc này các nước làm rồi, Việt Nam bây giờ mới làm”, nói như vậy là không đúng. Tôi xin kể một thí dụ thế này, khi còn cách London 100km thì chúng tôi đã đưa ô tô vào điểm gửi xe, mua vé tàu đến London và với chiếc vé ấy chúng tôi được sử dụng tất cả các dịch vụ giao thông công cộng (trừ taxi). Tham quan ở London một ngày, tôi quay trở lại nhà ga cũ và nhận xe, tính ra số tiền chi trả cho chuyến đi chơi cực thấp nếu tôi lái ô tô đến tận nơi.

Khi đi xe hơi tới London thì không những mất tiền phí nhiên liệu cho 100km ấy mà còn chịu những khoản phí điểm đỗ cực cao, mà đã đi chơi thì không thể để xe một chỗ rồi đi bộ được, và nếu tính ra sau khi đi hết các điểm thì chi phí sử dụng ô tô tại London gấp vài lần so với đi tàu điện.

Tôi nêu thí dụ này để các bạn thấy rằng, người ta có đánh phí cao với xe cá nhân để chống tắc đường, nhưng cũng luôn có dịch vụ vận tải công cộng vô cùng tiện lợi để đảm bảo nhu cầu đi lại của người dân và khách du lịch. Còn Thủ đô của ta có gì? Chỉ có duy nhất xe bus luôn ở vào tình trạng quá tải, chất lượng xe kém, điểm đỗ kém, chạy ẩu, nhiều lái xe, phụ xe sẵn sàng cư xử thiếu văn hóa… cho nên nhiều người đã nói thẳng rằng, xe bus chỉ dành cho sinh viên và những người lao động nghèo.

Có những ý kiến cho rằng, phương án thu phí mà Bộ GTVT đưa ra chẳng khác nào dồn gánh nặng lên vai người dân. Ông nghĩ sao?

Tôi không bàn tới chuyện nó có phải gánh nặng hay không, mà tôi muốn nói tới cái lý mà Bộ này đưa ra khi muốn thu phí là không thuyết phục, ba mục đích đưa ra mà chỉ thực hiện được duy nhất việc thu phí thôi thì làm sao mà người dân ủng hộ được. Theo tôi, Bộ GTVT cần tính toán lại, mọi giải pháp đưa ra cần có kế hoạch kèm theo để nhân dân biết, ủng hộ và giám sát, vì suy cho cùng vấn đề người dân quan tâm nhất không phải giá dịch vụ thế nào, mà dịch vụ ấy có minh bạch không?

Đối với người lái xe taxi, nếu cứ theo chiều hướng phải nộp phí mà Bộ GTVT đã đề xuất, họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn và sẽ chẳng có gì lạ nếu có nhiều lái xe buộc phải bỏ nghề này.

Tất cả mọi quyết định cần hết sức thận trọng để xem xét đích đến ấy đạt được những gì và gây ra ảnh hưởng gì, đừng đùa với miếng cơm manh áo của người dân.

“Xin đừng đùa với miếng cơm của người dân, thưa Bộ trưởng” | Báo Giáo dục Việt Nam
 
Bên trên