Cánh đồng bất tận(2010) - Phim Việt Nam khởi chiếu 22/10/2010

asterix

Member
Ðề: Bàn luận về truyện và phim Cách Đồng Bất Tận

Em chưa coi nên các bác nào coi rồi cho em hỏi tí : em nghe nói bên lề lúc đầu người ta ái ngại khi đạo diễn chọn Hải Yến đóng vai vì cô ấy là người Bắc, nói tiếng Bắc, nhưng giờ lại nghe khen bảo là pha trộn hài hòa gì đó. thế trên phim em nó nói tiếng Bắc hả các bác? Nguyên câu chuyện về người nông dân đất phương nam đậm tình thế sao lại để nói tiếng bắc được nhỉ?
 
Ðề: Bàn luận về truyện và phim Cách Đồng Bất Tận

Em chưa coi nên các bác nào coi rồi cho em hỏi tí : em nghe nói bên lề lúc đầu người ta ái ngại khi đạo diễn chọn Hải Yến đóng vai vì cô ấy là người Bắc, nói tiếng Bắc, nhưng giờ lại nghe khen bảo là pha trộn hài hòa gì đó. thế trên phim em nó nói tiếng Bắc hả các bác? Nguyên câu chuyện về người nông dân đất phương nam đậm tình thế sao lại để nói tiếng bắc được nhỉ?

Đúng rồi. Cô ấy nói tiếng Bắc bác ah. Mặc dù phim có lồng tiếng một số nhân vật. Xem phim được hiểu là cô ấy vào Sài Gòn được mấy năm. Nhưng vì đỗ vỡ chuyện gia đình gì đó nên xuống miền Tây làm .... vịt chạy đồng.hehe
 
Ðề: Bàn luận về truyện và phim Cách Đồng Bất Tận

thì ra đây chính là "Huyền Thoại Cái Thác", người từng vang bóng 1 thời khi viết bài về Inception :D
dscf6714s.jpg

thanks anh poly giữ đúng lời khi chụp được chị "Huyền Thoại Cái Thác" này :D
 

brucelee123456

Active Member
Ðề: Bàn luận về truyện và phim Cách Đồng Bất Tận

Nhìn bạn này cũng dc đấy chứ! Ngón tay thuôn dài đẹp nhỉ? Hơi sex nhỉ?
 

atamd

Active Member
Ðề: Bàn luận về truyện và phim Cách Đồng Bất Tận

Cũng tò mò muốn đi xem phim này cho biết quá.
 

asterix

Member
Ðề: Bàn luận về truyện và phim Cách Đồng Bất Tận

Đúng rồi. Cô ấy nói tiếng Bắc bác ah. Mặc dù phim có lồng tiếng một số nhân vật. Xem phim được hiểu là cô ấy vào Sài Gòn được mấy năm. Nhưng vì đỗ vỡ chuyện gia đình gì đó nên xuống miền Tây làm .... vịt chạy đồng.hehe

Đó, ý em là chỗ đó có phần không hợp lý. Nó xúc phạm dân Bắc bác à. Dân Bắc lúc nào không tự hào rằng họ giải phóng miền Nam, hay trước đó nữa chính họ đi khai phá cái miền Nam này. Nên từ ngoài đó chỉ cần vô tới Sài Gòn này đã đủ ăn trên ngồi trước, làm ông làm bà người ta hết rồi. Cần gì chạy xuống miền Tây Nam Bộ để làm ..đĩ (em dùng đúng từ ngữ trong tác phẩm nhé!).
 
Ðề: Cánh đồng bất tận(2010) - Phim Việt Nam khởi chiếu 22/10/2010

Phim này nghe nói lấy nước mắt nhiều người lắm mà chưa đi xem được
 

DanielTran

Well-Known Member
Ðề: Bàn luận về truyện và phim Cách Đồng Bất Tận

Đó, ý em là chỗ đó có phần không hợp lý. Nó xúc phạm dân Bắc bác à. Dân Bắc lúc nào không tự hào rằng họ giải phóng miền Nam, hay trước đó nữa chính họ đi khai phá cái miền Nam này. Nên từ ngoài đó chỉ cần vô tới Sài Gòn này đã đủ ăn trên ngồi trước, làm ông làm bà người ta hết rồi. Cần gì chạy xuống miền Tây Nam Bộ để làm ..đĩ (em dùng đúng từ ngữ trong tác phẩm nhé!).

Cũng mong là cái nếp nghĩ điển hình hóa mọi thứ ngày một giảm đi, nếu không thì khó mà có phim hay. Ngày xưa thì công an, bộ đội, hải quan, kiểm lâm, thuế vụ, quan chức không được có nhân vật xấu. Những kẻ xấu trên phim Việt là lính "ngụy", Việt kiều, sĩ quan "ngụy" học tập cải tạo... Cách tư duy này cũng giống như không được đặt tên người trong họ cho con mình, vì đó là bất kính. Trong khi họ không nghĩ rằng, con cái là niềm thương quý nhất của mỗi bậc làm cha mẹ. Cũng giống như nhân vật là đứa con tinh thần của đạo diễn và đoàn phim. Cá nhân Daniel không thích Hải Yến nói giọng Bắc trong phim này, vì cảm thấy nó không phù hợp với không gian chuyện phim, hoàn toàn không vì một cô gái Bắc phải làm nghề ấy. Huống chi, nhân cách chứ không phải nghề nghiệp mới đem lại giá trị cho một con người. Đây cũng là một lối tư duy mà vẫn chưa có nhiều người Việt chấp nhận.

Ngoài ra cách nói người Bắc khai phá miền Nam là một cách nói sai. Giống như âm dương, đúng sai, đẹp xấu, hay Bắc Nam đều là những cặp khái niệm đi cùng nhau. Khi mà Việt Nam chỉ có biên giới đến Bình Định, thì lúc đó chỉ có khái niệm đàng trong đàng ngoài. Gọi là người Bắc chỉ khi cương thổ mở rộng, đã có người Việt định cư ở miền Nam. Như vậy khai phá miền Nam là cha ông người Việt chúng ta, lúc đó chưa có Nam Bắc gì để phân biệt như bây giờ.
 

Cara

Active Member
Ðề: Bàn luận về truyện và phim Cách Đồng Bất Tận

dscf6714s.jpg


Huyền Thoại Cái Thác

Hồi đó nghe anh viết bảo chị này là diễn viên, mà em nghĩ mãi chẳng nhận ra diễn viên nào. Nếu là DV truyền hình thì em bó chíu, 6-7 năm gần đây không biết mặt mũi kênh nào là kênh nào.
Bác nào bảo chị í nổi từ bài Inception thì chưa hẳn nhé, chị ấy nổi lên từ hồi cái thác lận cơ, những ba năm trước thì phải, lừng lẫy tiếng tăm cực =))=))=))=))

Quay lại phim chính đã. He he, nãy giờ lạc đề.
Mấy hôm rồi cái liên hoan phim có đầy đủ dàn diễn chính bộ này thì các mẹ bên WTT chê da dẻ em Hà và bạn Yến xấu xí hẳn, sắc đẹp cũng kém tươi hơn ngày xưa quá quá. Theo em biết thì trong 3 tháng trời quay phim ròng rã chắc 2 nàng này da bị nhuộm phèn nhuộm nắng hết cả rồi, đúng là hi sinh cho nghệ thuật có khác :)>-. Bạn Yến sởn luôn quả đầu ngắn chắc cũng vì tóc cháy khét lẹt he he

Có bác nào khen quả cổ áo bẩn thì đúng rồi. Chàng Dustin từng khoe là cả đoàn mua mớ áo mới ngồi canh anh chị cô bác nông dân nào mặc áo phù hợp với vóc dáng diễn viên thì xin đổi áo mới lấy áo cũ, thế mới ra chất he he. Chiêu này hay ra phết.
Chết, em cứ đi lạc. Tại chưa xem phim.
Hẹn hôm nào xem xong em tám tiếp cho nhà cửa xôm tụ.


Mà các bác đi lạc qua mục người bắc người nam thì đừng đào sâu kẻo lại gây flame, em can. Em đây con lai nửa bắc nửa nam mà chẳng mặn mà này, he he ...
 

poly

Banned
Ðề: Bàn luận về truyện và phim Cách Đồng Bất Tận

Thứ Sáu, 21/04/2006, 05:23 (GMT+7)

Xung quanh hai báo cáo của ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cà Mau:

Nguyễn Ngọc Tư bị “kiểm điểm nghiêm khắc” vì điều gì?

TT - Ngày 12-4-2006, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cà Mau tiếp tục ký một báo cáo (số 41-BC/TG) về “Đại biểu HĐND Nguyễn Ngọc Tư và truyện ngắn Cánh đồng bất tận”. Văn bản cho rằng vừa qua báo Tuổi Trẻ và một số văn nghệ sĩ ngộ nhận về việc “kiểm điểm nghiêm khắc, rút kinh nghiệm” đối với Nguyễn Ngọc Tư.

Để rộng đường dư luận, Tuổi Trẻ trích đăng báo cáo số 41 của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cà Mau (có so sánh báo cáo số 35 ngày 27-3-2006).

41: kiểm điểm vì trả lời phỏng vấn trên báo thiếu trách nhiệm!

Mở đầu báo cáo số 41, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cà Mau cho rằng: “Vừa qua báo Tuổi Trẻ và một số văn nghệ sĩ ngộ nhận về việc “kiểm điểm nghiêm khắc rút kinh nghiệm” đối với Nguyễn Ngọc Tư - tác giả truyện ngắn Cánh đồng bất tận, cho đó là chụp mũ đối với văn nghệ sĩ”.

Vậy “kiểm điểm nghiêm khắc, rút kinh nghiệm” về việc gì? Văn bản viết tiếp: “...Nguyễn Ngọc Tư là cán bộ, viên chức của Nhà nước, sinh hoạt tại Hội Văn học nghệ thuật, đồng thời là một đại biểu HĐND tỉnh Cà Mau nhưng trả lời với báo Doanh Nhân Sài Gòn và tạp chí Bông Sen xuân Bính Tuất đã phỏng vấn như sau: Ngoài việc ở Hội Văn nghệ Cà Mau, làm “nghị sĩ” của tỉnh, người ta giao cho Tư công việc gì vậy? Có lần Tư bảo làm cho biết là làm sao?

Ngọc Tư trả lời: “Đó là công việc tệ nhất của em. Em thấy ngán ngẩm mỗi khi vào kỳ họp... Cơ quan cũng phàn nàn sao em chẳng nói gì ở diễn đàn cho văn nghệ sĩ dễ thở một chút. Nhưng em cảm thấy bất lực, em có cảm giác không chống được guồng máy đã gài chế độ tự động”, “Em định ra khỏi HĐND nhưng người ta bảo muốn ra khỏi cũng phải nghị quyết này nọ, mất công lắm, rốt cuộc em là nghị sĩ vật giờ”, “hội đồng ư”...

Ngoài ra, Nguyễn Ngọc Tư có viết trên báo Tuổi Trẻ xuân Bính Tuất có đoạn: “Tôi vẫn viết theo cảm xúc hồn nhiên của mình chứ chẳng ý thức nghĩa vụ, trách nhiệm gì đâu...” và Nguyễn Ngọc Tư còn viết bài khác nói về nông dân khẳng định: “Tôi nhận ra 80% dân số VN, con số này giống như cua óp, nghĩa là có vẻ hùng hồn, to tát vậy chứ trong ruột teo héo, rỗng không”.

Qua trả lời như trên, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cà Mau thấy với tư cách là cán bộ, viên chức nhà nước, đại biểu HĐND mà trả lời như thế là thiếu trách nhiệm, coi thường cơ quan quyền lực ở địa phương, làm mất uy tín HĐND, làm giảm sút niềm tin của cử tri đối với đại biểu HĐND và xem thường nông dân VN.

Từ đó Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy có báo cáo đề nghị Đảng, Đoàn - nơi Nguyễn Ngọc Tư sinh hoạt - giáo dục, kiểm điểm nghiêm khắc về phát ngôn thiếu trách nhiệm”. (*)

Về truyện ngắn Cánh đồng bất tận, báo cáo nói rằng “có hai luồng ý kiến khác nhau khá phức tạp, nhưng đa số là phản ứng nội dung không tốt, tập trung nhiều đối tượng, lứa tuổi phản ứng khá gay gắt, thậm chí đòi thu hồi cho là không mang tính giáo dục...”.

Báo cáo kết luận: “Như vậy, truyện ngắn Cánh đồng bất tận thiếu tính giáo dục cho xã hội, giáo dục con người và thiếu tính định hướng chân - thiện - mỹ để con người vươn tới. Cho nên Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đề nghị Hội Văn học nghệ thuật thường xuyên có định hướng chính trị cho hội viên (trong đó có Nguyễn Ngọc Tư) được học tập lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao ý thức trách nhiệm của người cầm bút cách mạng”. (*)

_____________

*) Tuổi Trẻ in đậm để dễ so sánh.

35: kiểm điểm vì Cánh đồng bất tận thiếu tính giáo dục!

Truyện ngắn Cánh đồng bất tận của tác giả Nguyễn Ngọc Tư, do Nhà xuất bản Trẻ phát hành tháng 11-2005.

Sau khi xuất bản, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã tiếp nhận hai luồng ý kiến: đồng tình và không đồng tình; số không đồng tình phản ứng gay gắt, cho rằng tác phẩm Cánh đồng bất tận không có tính tư tưởng giáo dục, bôi đen xã hội nông thôn ngày nay. Vì thế diễn ra tranh luận, dư luận khá phức tạp thời gian qua.

Trước tình hình đó, ngày 24-3-2006, lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy có buổi làm việc với lãnh đạo Hội Văn học nghệ thuật. Sau khi phân tích, xem xét những vấn đề mà dư luận phản ảnh, đồng chí trưởng Ban Tuyên giáo có ý kiến như sau:

1. Mặt tích cực (báo cáo nêu ba điểm về nhà văn Nguyễn Ngọc Tư): có năng lực, tư duy sáng tạo; có nhiều tác phẩm được phát hành rộng rãi, được độc giả mến mộ; cách suy nghĩ, cách viết gần gũi với cuộc sống, mộc mạc, chất phác chân tình).

2. Mặt hạn chế cần lưu ý:

- Trong truyện ngắn Cánh đồng bất tận miêu tả cái xấu của xã hội nông thôn, câu từ hơi nặng nề, để ám chỉ con người bần cùng túng quẫn, không lối thoát, một cuộc sống quá cùng cực, bí lối, chỉ biết “làm gái, đổi thân xác lấy cuộc sống”. (Có thể đọc ở trang 158, 160, 161, 168, 169, 190, 203).

- Cánh đồng bất tận thiếu tính tư tưởng, giáo dục xã hội, giáo dục con người, thiếu tính văn hóa nghệ thuật góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp mà xuyên tạc chê bai nhiều, gây bất lợi.

- Phê phán xã hội, nói cái xấu, mặt trái, hư cấu vượt quá hiện thực, cái không tốt nhiều hơn, không định hướng cho con người đi đến tương lai cuộc sống, hướng tới cái đẹp.

3. Đề nghị:

- Hội Văn học nghệ thuật kiểm điểm phê phán tác giả một cách nghiêm khắc rút kinh nghiệm khi viết, cần phải có thực tiễn cuộc sống, cái đẹp, cái tốt mà xã hội đang xây dựng và phát triển (*). Tất nhiên, cần phê phán cái chưa tốt, nhưng phải đúng hiện thực và có định hướng cho con người đến cái chân - thiện - mỹ.

- Hội Văn học nghệ thuật nên thường xuyên có định hướng cho người viết sáng tác những tác phẩm hay, có phê phán nhưng phải thận trọng tránh gây nên một phản ứng xã hội gay gắt đối với tác phẩm.

- Thường xuyên tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tất cả hội viên ở các lĩnh vực (có Nguyễn Ngọc Tư) được tham gia học tập lý luận chính trị, trau dồi đạo đức phẩm chất, nâng cao ý thức trách nhiệm của người cầm bút, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.

Riêng nội dung trả lời phỏng vấn với một số báo thiếu trách nhiệm đề nghị đảng, đoàn nơi Nguyễn Ngọc Tư sinh hoạt giáo dục và kiểm điểm. (*)


http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/...Tu-bi-“kiem-diem-nghiem-khac”-vi-dieu-gi.html
 

[IVAN]

New Member
Ðề: Bàn luận về truyện và phim Cách Đồng Bất Tận

Đó, ý em là chỗ đó có phần không hợp lý. Nó xúc phạm dân Bắc bác à. Dân Bắc lúc nào không tự hào rằng họ giải phóng miền Nam, hay trước đó nữa chính họ đi khai phá cái miền Nam này. Nên từ ngoài đó chỉ cần vô tới Sài Gòn này đã đủ ăn trên ngồi trước, làm ông làm bà người ta hết rồi. Cần gì chạy xuống miền Tây Nam Bộ để làm ..đĩ (em dùng đúng từ ngữ trong tác phẩm nhé!).

Ừ, đúng là có hơi hám xuyên tạc cái 1k năm, hehehe
 

gundamf91

Member
Ðề: Cách Đồng Bất Tận : bàn luận về truyện và phim

Lưu ý: những điều dưới đây ít nhiều tiết lộ tình tiết của film, ai ko thích thì đừng đọc nha.

Em thì chưa đọc truyện, nên khi vào coi cái đầu này chẳng có chút ấn tượng gì về Cánh Đồng Bất Tận ngoài cái trailer. Đầu tiên thì nói thiệt, kết thúc film buồn quá, đã vậy nhịp phim chậm còn làm cho cái kết nó buồn hơn, nhưng đôi khi có những chỗ làm nhanh quá, khiến cho em có cảm giác bị hẫng, ví dụ như lúc Điền giết người xong thì theo em nghĩ, Điền phải chạy về kiếm cha mình, rồi khi thấy cha mình như vậy thì Điền mới bỏ đi. Trong film theo em thì có 2 điểm nhấn, [em nghĩ] nhưng do nhịp film chậm nên điểm nhấn thứ 1 nó hơi nhạt đi 1 tí, còn điểm nhấn thứ 2 thì khỏi nói, lấy nước mắt của rất nhiều người, còn em thì thấy khó chịu mỗi khi coi mấy cảnh đó (tại sao thì em ko nói đâu :"> hehehe).

Phần diễn suất của điễn viên thì em đánh giá là tốt, từ vai diễn của Dustin đến vai diễn lúc Nương và Điền còn bé của 2 em nhỏ. Diễn xuất rất chân thực, cả Tăng Thanh Hà cũng vậy. Có người cho rằng Dustin Nguyễn ko hợp với vai này vì anh có vẻ Tây quá. Nhưng em thì thấy Dustin Nguyễn đóng vai này rất hợp, hình dáng to, cơ bắp của anh rất hợp với 1 người nông dân lực điền [ý kiến cá nhân thui nha :D]

Trong film có nhiều cảnh quay đẹp của miền quê, như cảnh sông nước, cảnh 1 cái đầm sen.

Nhưng với em đây là 1 trong 2 cảnh đẹp nhất film
CDBT-6.jpg


Có nhiều cảnh trao nhẫn trong nhà thờ, trong những bộ trang phục vest áo cưới lộng lẫy rất đẹp. Nhưng chỉ cần 1 cái ao [hình như là vậy :D], 1 cái sàn nước, 1 chiếc nhẫn bình thường cũng đủ làm nên 1 cảnh trao nhẫn đẹp, rất đẹp.

Còn đây là cảnh thứ 2

Hai%20Yen%20%28Suong%29%20-%20Canh%20dong%20bat%20tan.jpg


Trong cảnh này thì cánh đồng dường như trở nên bất tận, trong nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Nó bất tận như chính con đường mà nhân vật của Đỗ Hải Yến phải đi, nó bất tận như chính số phận của nhân vật ấy, ko thấy đâu là bến đỗ.

[Ngoài lề] Hôm qua em có đi 1 event về nghệ thuật sắp đặt của hoạ sĩ Nguyễn Văn Tiến, Ngô Lực, Nguyên Hưng. Nói chung em cũng chẳng hiểu gì về cái nghệ thuật sắp đặt ấy. Nhưng em thấy sự giống nhau giữa cái event với bộ film là họ không lấy cái gì cao sang, ảo để làm cái đẹp, mà họ lấy chính những điều bình dị nhất của cuộc sống những cái chúng ta làm chúng ta nhìn thấy hằng ngày để làm cái đẹp. Cả cái event và bộ film đều nêu bật được cái hiện thực xã hội, khi mà người ta cố tạo cho nó 1 cái đẹp ảo tưởng, 1 cái đẹp ko có, mà thực chất nó hoàn toàn ngược lại, thậm chí có thể là phũ phàng, cay đắng.

[Phần này là chửi ngoài lề] Lúc em đi coi là suất 9g, nhưng rạp gần như kín chỗ, chỉ thừa vài chỗ ngoài rìa [ơn trời, là con thừa]. Moá, bên tay phải ngoài bìa bên kia là 1 chị dẫn theo đứa con nhỏ. Ta nói, nó quậy đã đành, chị còn hùa theo nó, làm 1 góc náo loạn, làm như chỉ có chị và con chị đi xem film, chị ko biết mọi người khó chịu tới mức nào [có cả người bỏ về], em đề nghị rạp trả vé cho những người đem con nhỏ vào rạp \m/, thà mất 1 người khách còn hơn là mất 10 người. Ngồi kế bên em cách 1 người hình như là 2 em les, ôm nhau suốt cả film, nói ko ngừng. Con m* nó, vừa coi vừa bình luận, 2 em đó cũng nghĩ rap chỉ có 2 em đó. Rồi ngồi phía trên bên tay trái em cũng có 1 cặp, cũng vừa coi film vừa nói chuyện riêng, mà hình như sợ ko ai biết mình đang nói chuyện, phải nói lớn, @5#$%$#%#. Em lạy các bác, bác nào có chuyện riêng hay thích vừa coi film vừa bình luận thì làm ơn mướn phòng rồi phịch, phịch xong tha hồ mà nói chuyện. Hoặc làm vài bộ film porn vừa coi vừa bình luận. Cũng may là còn vài ghế trống hàng rìa, trốn qua đó, yên tĩnh được 1 chút. Bực nhất là cái chị dẫn con vào.

Trong FB có 1 bợn nói rằng lời thoại y chang hành văn. Hơ!!!! thiệt tình là em ko hiểu hành văn chỗ nào????? Đm với đ m* mà văn vẻ, bó toàn tập.

[nói chơi cho vui]Có một sự trùng hợp thú vị, trong Giao Lộ Định Mệnh, trai nghèo làm lụng vất vả để nuôi gái đẹp, cuối cùng em cũng chạy theo tiếng gọi của đại gia. Cánh Đồng Bất Tận, cũng trai nghèo nai lưng ra phục vụ gái đẹp, cuối cùng em cũng ko chịu nổi cái nghèo, cũng chạy theo đại gia, chỉ khác nhau bối cảnh xã hội......vậy.......GLĐM đạo của ai???? Hay NNT cũng đạo Sharttered =))

Vài dòng nhận xét về bộ film. Kiểu gì thì em cũng sẽ đi coi lần nữa.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

poly

Banned
Ðề: Cách Đồng Bất Tận : bàn luận về truyện và phim

"Cánh Đồng Bất Tận" - Bức tranh buồn sâu sắc của người Việt​

40497_1158843867666_1724853277_309885_4445814_n.jpg



Cánh Đồng Bất Tận là tác phẩm văn học của nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Tư, đã giành được giải thưởng danh giá của Hội Nhà Văn Việt Nam năm 2007, giải thưởng Văn học ASEAN năm 2008, và từng là chủ đề bàn luận sôi nổi trên các phương tiện truyền thông, các diễn đàn văn học…

101024Cinecdbt14.jpg



Bản quyền làm phim Cánh đồng bất tận được công ty BHD nhanh chóng mua từ năm 2006. Tuy nhiên, vướng cơn bão dư luận quanh tác phẩm văn học, nên bộ phim không được khởi quay sớm. Đến đầu năm 2010, bộ phim Cánh Đồng Bất Tận được nhà sản xuất công ty BHD và Hãng Phim Việt giao cho đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình đảm trách, người đã tạo được dấu ấn sau bộ phim Vũ Khúc Con Cò. Bộ phim quy tụ nhiều diễn viên nổi tiếng như: Dustin Nguyễn, Đỗ Hải Yến, Tăng Thanh Hà, Mỹ UyênCánh Đồng Bất Tận còn có sự tham gia của đạo diễn hình ảnh Nguyễn Tranh, nhạc sỹ Nguyễn Quốc Trung, nhiếp ảnh gia Trần Huy Hoan.

101024Cinecdbt06.jpg




Cánh Đồng Bất Tận là câu chuyện về cuộc sống lênh đênh sông nước “theo vịt chạy đồng” của ba cha con ông Tư ( Dustin Nguyễn) và hai đứa trẻ Điền (Thanh Hoà), Nương (Lan Ngọc) thiếu vắng tình thương của người mẹ (Tăng Thanh Hà) và cuộc đời của người phụ nữ Sương (Hải Yến). Những mảnh đời không lành lặn trôi dạt nay đây mai đó theo con nước bị số phận run rủi gặp nhau, tưởng rằng đã có thể nương tựa lẫn nhau nhưng lại không thể ghép lại thành một gia đình trọn vẹn vì những mặc cảm cá nhân và trái ngang của số phận.

101024Cinecdbt13.jpg



Đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình đã chuyển thể gần như trọn vẹn tác phẩm văn học lên bộ phim của anh. Và gần như kịch bản phim không thay đổi gì nhiều so với cấu trúc của truyện ngắn, chỉ thay đổi chút ít ở đoạn kết để không khí phim được nhẹ nhàng và cuộc đời các nhận vật được ấm áp hơn. Những cuộc đời trôi dạt lênh đênh vô định không tương lai, ĐiềnNương lớn lên trong sự căm giận đàn bà của ông vì mối thù bị vợ phản bội. Sự cay nghiệt của cuộc đời đã khiến cho cả 3 nhân vật đều có những tính cách bất bình thường trong suy nghĩ, hành xử và lối sống. Cũng giống như truyện ngắn gốc của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư gặp khá nhiều sóng gió và kén chọn đối tượng bạn đọc, bộ phim của đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình cũng sẽ khiến khán giả phải suy tư nhiều mới có thể thấu hiểu câu chuyện và cảm thông nhận vật. Bộ phim cũng có nhiều khoảng lặng nhưng khiến khán giả luôn phải rùng mình xót xa cho số phận của nhân vật.



101024Cinecdbt05.jpg



Chính vì bám khá sát với tinh thần của tác phẩm gốc nên không khí chung của bộ phim khá nặng nề. Những nhân vật với tâm lý bị đè nén cảm xúc không nói nên lời với cuộc đời tận cùng vùng quê sông nước. Phim sử dụng lời tâm sự của cô bé Nương như lời dẫn cho cả câu chuyện phim, lời thoại của Lan Ngọc khiến không ít khán giả phải dùng khăn ngăn lệ. Dường như cả bộ phim chỉ có hai nụ cười hiếm hoi của nhân vật Sương, khi lần đầu nhìn thấy ông , và lần ông đưa tiền: "Ba mấy cưng xộp ghê". Nhưng nụ cười đó mà mặn chát biết nhường nào bởi khi đó, mọi hy vọng về một cuộc sống hạnh phúc đã bị đổ sập trong Sương.

101024Cinecdbt04.JPG



Sương, người đàn bà có số phận như cái tên của mình, trôi dạt từ đất Sài Gòn về vùng sông nước "làm gái" nuôi thân. Hải Yến đã hoá thân và lột tả xuất sắc được hình ảnh một phụ nữ thân phận tận cùng của xã hội nhưng sâu thẳm tâm hồn vẫn chỉ là người phụ nữ bình thường. Bị đánh ghen một cách kinh khủng nhất nhưng vẫn biết thân biết phận mà im lặng vì biết lý do chính đáng. Vẫn là một người phụ nữ đơn giản mơ ước một người đàn ông và một tổ ấm cho riêng mình với những đứa con, Sương của Hải Yến yêu ông trong từng ánh mắt trìu mến, cử chỉ trong mâm cơm, hay cách gục đầu tìm đôi vai nương tựa. Và đoạn ái ân khá tạo bạo giữa hai người, cũng là một hình ảnh tượng trưng đẹp nhất trong tình yêu, Sương nhất quyết chỉ cho ông tiếp tục nếu ông chịu hôn môi cô. Nụ hôn hụt mấy lần, cuối cùng chạm ngõ, đẹp và tràn đầy cảm xúc khiến khán giả như muốn vỡ oà hoà theo cảm giác của nhân vật. Xem và cảm nhận mới thấy được những lời khen dành cho Hải Yến là hoàn toàn chính xác, cũng như thán phục những hy sinh mà cô đã dành trọn cho vai diễn. Sau gần 2 tháng quay phim, sống cùng nhân vật nơi đồng quê xa xôi, nhiều người đã nhận xét Hải Yến đã trở thành phụ nữ nông thôn thật sự, da đen nhèm và mái tóc cháy nắng xơ xác khiến cô phải cắt bỏ hoàn toàn.


101024Cinecdbt09.jpg



101024Cinecdbt08.jpg



Lan Ngọc (vai Nương) Thành Hoà (vai Điền) đã đảm nhận rất tốt những nhận vật của mình. Nương Điền lớn lên với tâm lý và hành xử không ổn định vì thiếu sự chăm sóc của cha và tình thương yêu giáo dục của mẹ. Đây là hai vai diễn khá khó khăn với độ tuổi của 2 diễn viên trẻ, đặc biệt là những kinh nghiệm sống và sinh hoạt vùng sông nước. Nhìn Điền thoăn thoắt lùa vịt chay đồng hay bói cá chèo ghe và có tâm lý tình cảm của cậu trai khá phức tạp, khó có thể tin ngoài đời Thanh Hoà lại nhút nhát và điển trai như thế.

101024Cinecdbt18.jpg



Riêng nữ diễn viên trẻ Lan Ngọc có thể nói là một phát hiện xuất sắc. Nương giữ lời dẫn chuyện cũng là nhân vật xuyên suốt phim, thể hiện cái nhìn của chính mình cũng là của chính khán giả. Lần đầu tiên xuất hiện trong một phim điện ảnh lớn và trong một vai khá nặng về tâm lý diễn xuất nội tâm, nhưng Lan Ngọc đã chứng tỏ một khả năng diễn xuất không thua kém đàn chị Hải Yến. Lời dẫn chuyện đầy cảm xúc, diễn xuất nội tâm xuất sắc, Nương của Lan Ngọc chính là nhân vật lấy được lòng thương cảm và nhiều nước mắt nhất từ khán giả. Hy vọng vào một tương lai không xa Lan Ngọc sẽ tỏa sáng.

101024Cinecdbt07.jpg



Góp phần không nhỏ vào sự cuốn hút của bộ phim chính là phần hình ảnh rất đẹp, đẹp đến ngỡ ngàng khiến khán giả tự hỏi làm sao đoàn phim có thể quay được những khung hình đẹp đến thế. Bộ phim được quay trong vòng 45 ngày tại 3 tỉnh miền Tây Nam Bộ (Cần Thơ, Đồng Tháp, Long An), đã gặp không ít trở ngại khi phải di chuyển qua nhiều địa phương. Nhưng bù đắp cho trở ngại đó là những khung cảnh của đồng bằng sông nước trong phim đẹp như tranh. Đây có lẽ cũng là một trong những lý do bộ phim được ủng hộ khá nhiều từ liên hoan phim quốc tế Pusan Hàn Quốc. Tuy nhiên phần dựng phim của chuyên gia dựng phim người Mỹ Folmer Martin Wiesinger lại không được như mong đợi. Khá nhiều đoạn cắt chuyển cảnh thô và vụng, làm hẫng nhịp câu chuyện cũng như ngắt ngang cảm xúc của khán giả đang dâng trào. Đây là điểm đáng tiếc của bộ phim.

101024Cinecdbt03.jpg


Dẫu không phải là một bộ phim hoàn hảo, và cũng có thể chưa thoả mãn được những khán giả trung thành với tác phẩm văn học gốc của Nguyễn Ngọc Tư, Cánh Đồng Bất Tận của Nguyễn Phan Quang Bình vẫn là một phim đáng xem của nền điện ảnh Việt Nam đang trong đà phát triển.



http://kenh14.vn/c2/t4/2010102402053999/canh-dong-bat-tan-buc-tranh-buon-sau-sac-cua-nguoi-viet.chn
 

MrMilan

Banned
Ðề: Bàn luận về truyện và phim Cách Đồng Bất Tận

thì ra đây chính là "Huyền Thoại Cái Thác", người từng vang bóng 1 thời khi viết bài về Inception :D
dscf6714s.jpg

thanks anh poly giữ đúng lời khi chụp được chị "Huyền Thoại Cái Thác" này :D


em này là em nào thế nhỉ, trông giống Ngọc Diệp.
 

Undauto

Member
Ðề: Bàn luận về truyện và phim Cách Đồng Bất Tận

Cũng mong là cái nếp nghĩ điển hình hóa mọi thứ ngày một giảm đi, nếu không thì khó mà có phim hay. Ngày xưa thì công an, bộ đội, hải quan, kiểm lâm, thuế vụ, quan chức không được có nhân vật xấu. Những kẻ xấu trên phim Việt là lính "ngụy", Việt kiều, sĩ quan "ngụy" học tập cải tạo... Cách tư duy này cũng giống như không được đặt tên người trong họ cho con mình, vì đó là bất kính. Trong khi họ không nghĩ rằng, con cái là niềm thương quý nhất của mỗi bậc làm cha mẹ. Cũng giống như nhân vật là đứa con tinh thần của đạo diễn và đoàn phim. Cá nhân Daniel không thích Hải Yến nói giọng Bắc trong phim này, vì cảm thấy nó không phù hợp với không gian chuyện phim, hoàn toàn không vì một cô gái Bắc phải làm nghề ấy. Huống chi, nhân cách chứ không phải nghề nghiệp mới đem lại giá trị cho một con người. Đây cũng là một lối tư duy mà vẫn chưa có nhiều người Việt chấp nhận.

Ngoài ra cách nói người Bắc khai phá miền Nam là một cách nói sai. Giống như âm dương, đúng sai, đẹp xấu, hay Bắc Nam đều là những cặp khái niệm đi cùng nhau. Khi mà Việt Nam chỉ có biên giới đến Bình Định, thì lúc đó chỉ có khái niệm đàng trong đàng ngoài. Gọi là người Bắc chỉ khi cương thổ mở rộng, đã có người Việt định cư ở miền Nam. Như vậy khai phá miền Nam là cha ông người Việt chúng ta, lúc đó chưa có Nam Bắc gì để phân biệt như bây giờ.

Em cũng đồng tình với bác này,dù em là dân Bắc Kỳ.Ở đâu cũng có người này người nọ mà.
Riêng về phim thì buồn nhưng mà hay quá.Phải đi xem lần nữa rồi mới về đưa ra nhận xét.
 

huynhnhan

Banned
Ðề: Cách Đồng Bất Tận : bàn luận về truyện và phim

Mình chưa đọc mấy bài bình luận ở trên nhưng mình sẽ nhận xét theo mình cảm nhận.
mình đã đọc tác phẩm này rồi. Phải nói là tác phẩm xuất sắc hơn phim nhiều lắm.Mặc dù trên film đã diễn tả gần hết những gì chuyện muốn nói.
Trước tiên là khen cái đã cho mọi người hứng thú rồi chê .
Khen:
Diễn viên diễn xuất rất chân thực, mình coi mà mình muốn khóc. Diễn tiến của phim vừa phải, ko có giây phút nào có thể ngơi ra trong lúc xem. Mặc dù diễn tiến có thay đổi đôi chút nhưng để làm cô đọng và nổi bật tính cách nhân vật vì làm phim ko thể kéo dài bao nhiêu mình thích. Tăng Thanh Hà đóng vai mẹ bé Nương. Chỉ xuất hiện trong phim chừng 3 phút thôi. Nhưng 3 phút đó rất xứng đáng (TTH đẹp ngất ngây trong phim và diễn xuất rất tuyệt vời). Lan Ngọc đóng vai bé Nương cực kỳ xuất sắc, coi mà rớt nước mắt vì em. Em ko phải diễn xuất nữa mà là sống trong nhân vật luôn.
Có nhiều bạn ko hiểu một số tình tiết trong phim mình thấy họ bàn mà toàn là bàn bậy vì trong phim này có sử dụng một số nét đặc trưng của miền Tây nên chỉ có những ai sống và lớn lên ở miền Tây như mình mới hiểu hết thôi.
Cảnh quay trong film rất là đẹp mặc dù có 1 số cảnh hình bị mờ và rung!!
Đây là phim đáng xem ngoại trừ một số điểm vô cùng đáng trách
Chê:
Điểm quan trọng chính là có bạn thắc mắc tại sao Sương lại nói giọng Bắc , mà Vũ Ngọc Đãng còn khen là thổi được làn gió Bắc vào phim. Cái này phải gọi là gió độc thì có.
Phải nói rằng những người này trình độ văn hóa của họ có vấn đề nếu không nói là dốt đặc( một từ mà một người bạn của mình học chuyên ngành văn học nói).Mặc dù trong phim có nhắc cô này từ Saigon dạt về kiếm sống. Nhưng những người này không biết rằng!! một người từ SG hay bắc vào nam thì không thể nào có cách nói chuyện(văn phong) của 1 người miền Tây chính hiệu. Đằng này những câu nói của Hải Yến trong phim lại rặc miền Tây(một điểm vô cùng vô lý). Lúc đầu mình cũng thắc mắc tại sao bao nhiêu đạo diễn tài ba, nhà biên kịch nổi tiếng ,....không ai phát hiện ra điểm này !! cuối cùng mình đã có câu trả lời..................Bắc Kỳ thì biết gì về văn hóa Nam bộ!! đạo diễn phim này và đa số ekip phim là Bắc Kỳ!!
Nếu đã chuyển đổi để hợp lý thì phải đổi luôn cả cách ăn nói của Hải Yến thì ko đáng trách!! đằng này giữ nguyên lời thoại mà Nguyễn Ngọc Tư viết để cho nó mang đậm văn hóa miền Tây mới chết!!
Mình vô cùng bực mình với điểm này!! bạn mình cũng vậy!! Mình có nói chuyện với Nguyễn Ngọc Tư để xem ý kiến của cô ấy về vấn đề này ra sao thì NNT cũng ko đồng ý với điểm đưa tiếng Bắc vào phim này.
Cái điểm có bạn nói là thằng Điền giết người rồi bỏ sao ko về gặp ba rồi hả đi!!
Thật sự đó chính là điểm dỡ của đạo diễn!!
Đạo diễn muốn giống với cốt truyện gốc nhưng trong truyện gốc thì thằng Điền bỏ đi kiếm chị Sương, rồi đi luôn(có thể ko gặp ,rồi cứ đi kiếm mãi,hoặc gặp rồi cùng đi luôn!)
Nhưng có lẽ có nhiều lý do vì phim này bị kiểm duyệt quá nhiều( như chữ làm đĩ ko được đưa lên phim) hay là sợ khán giả ko cảm nhận được nên đạo diễn chuyển thành thằng Điền trả thù rồi giết người, sợ quá đi luôn!
Nhưng đây chính là điểm vô lý!! cha con thằng Điền sống trôi nổi khắp miền Tây. Giết người thì đi nơi khác ở ,rồi lâu cũng thôi,có sao đâu! miền Tây có ai quan trọng chuyện đó đâu! giựt nợ gây tan nát gia đình người ta rồi đi 1 thời gian về con xem như ko có gì huống chi chuyện đó (dân miền Tây chất phát và hiền lắm).
Nói chung là để chê thì còn nhiều lắm! Nhưng ngồi kể ra thì ko nhớ hết( kô đáng để chê vì ko có gì hoàn hảo)!!
Mọi người nên coi truyện rồi đi coi phim sẽ dễ bắt mạch cảm xúc hơn!!!
Ngoài cái điểm vô cùng quan trọng đáng chê trách về giọng Bắc của Hải Yến làm giảm giá trị đáng kể của bộ phim rất hay!! Nhạc phim thì khá hay nhưng nó chung chung quá!! ít ra phải đưa một vài điệu lý hay câu hò của miền Nam vào một vài cảnh trong phim thì hay hơn!! nhạc phim thì cứ buồn man mác đều từ đầu đến cuối, mặc dù có một vài đoạn thì có sự tinh tế hơn!!


Nói tóm lại , phim này xứng đáng để coi, ngoại trừ những điểm mình nói ở trên!
Nếu chấm điểm, cho phim này ,do cái giọng Bắc chỉa vô (vô cùng vô duyên và phản cảm-dành cho những ai am hiểu miền Tây, văn hóa Nam bộ) nên chỉ cho phim này 5 điểm.
Nếu là cái giọng Nam bộ thay thế thì phim này được 9điểm. Mình trừ nhiều điểm vì đây là nhân vật cốt lõi của câu chuyện.
 

gundamf91

Member
Ðề: Cách Đồng Bất Tận : bàn luận về truyện và phim

Lại sắp có war vùng miền :-<
 
Ðề: Cách Đồng Bất Tận : bàn luận về truyện và phim

Ôi chắc mai mốt ngoài việc học tiếng Anh chắc phải đi học thêm tiếng ... Việt
 

nhoxart

New Member
Ðề: Cách Đồng Bất Tận : bàn luận về truyện và phim

Mình chưa đọc mấy bài bình luận ở trên nhưng mình sẽ nhận xét theo mình cảm nhận.
mình đã đọc tác phẩm này rồi. Phải nói là tác phẩm xuất sắc hơn phim nhiều lắm.Mặc dù trên film đã diễn tả gần hết những gì chuyện muốn nói.
Trước tiên là khen cái đã cho mọi người hứng thú rồi chê .
Khen:
Diễn viên diễn xuất rất chân thực, mình coi mà mình muốn khóc. Diễn tiến của phim vừa phải, ko có giây phút nào có thể ngơi ra trong lúc xem. Mặc dù diễn tiến có thay đổi đôi chút nhưng để làm cô đọng và nổi bật tính cách nhân vật vì làm phim ko thể kéo dài bao nhiêu mình thích. Tăng Thanh Hà đóng vai mẹ bé Nương. Chỉ xuất hiện trong phim chừng 3 phút thôi. Nhưng 3 phút đó rất xứng đáng (TTH đẹp ngất ngây trong phim và diễn xuất rất tuyệt vời). Lan Ngọc đóng vai bé Nương cực kỳ xuất sắc, coi mà rớt nước mắt vì em. Em ko phải diễn xuất nữa mà là sống trong nhân vật luôn.
Có nhiều bạn ko hiểu một số tình tiết trong phim mình thấy họ bàn mà toàn là bàn bậy vì trong phim này có sử dụng một số nét đặc trưng của miền Tây nên chỉ có những ai sống và lớn lên ở miền Tây như mình mới hiểu hết thôi.
Cảnh quay trong film rất là đẹp mặc dù có 1 số cảnh hình bị mờ và rung!!
Đây là phim đáng xem ngoại trừ một số điểm vô cùng đáng trách
Chê:
Điểm quan trọng chính là có bạn thắc mắc tại sao Sương lại nói giọng Bắc , mà Vũ Ngọc Đãng còn khen là thổi được làn gió Bắc vào phim. Cái này phải gọi là gió độc thì có.
Phải nói rằng những người này trình độ văn hóa của họ có vấn đề nếu không nói là dốt đặc( một từ mà một người bạn của mình học chuyên ngành văn học nói).Mặc dù trong phim có nhắc cô này từ Saigon dạt về kiếm sống. Nhưng những người này không biết rằng!! một người từ SG hay bắc vào nam thì không thể nào có cách nói chuyện(văn phong) của 1 người miền Tây chính hiệu. Đằng này những câu nói của Hải Yến trong phim lại rặc miền Tây(một điểm vô cùng vô lý). Lúc đầu mình cũng thắc mắc tại sao bao nhiêu đạo diễn tài ba, nhà biên kịch nổi tiếng ,....không ai phát hiện ra điểm này !! cuối cùng mình đã có câu trả lời..................Bắc Kỳ thì biết gì về văn hóa Nam bộ!! đạo diễn phim này và đa số ekip phim là Bắc Kỳ!!
Nếu đã chuyển đổi để hợp lý thì phải đổi luôn cả cách ăn nói của Hải Yến thì ko đáng trách!! đằng này giữ nguyên lời thoại mà Nguyễn Ngọc Tư viết để cho nó mang đậm văn hóa miền Tây mới chết!!
Mình vô cùng bực mình với điểm này!! bạn mình cũng vậy!! Mình có nói chuyện với Nguyễn Ngọc Tư để xem ý kiến của cô ấy về vấn đề này ra sao thì NNT cũng ko đồng ý với điểm đưa tiếng Bắc vào phim này.
Cái điểm có bạn nói là thằng Điền giết người rồi bỏ sao ko về gặp ba rồi hả đi!!
Thật sự đó chính là điểm dỡ của đạo diễn!!
Đạo diễn muốn giống với cốt truyện gốc nhưng trong truyện gốc thì thằng Điền bỏ đi kiếm chị Sương, rồi đi luôn(có thể ko gặp ,rồi cứ đi kiếm mãi,hoặc gặp rồi cùng đi luôn!)
Nhưng có lẽ có nhiều lý do vì phim này bị kiểm duyệt quá nhiều( như chữ làm đĩ ko được đưa lên phim) hay là sợ khán giả ko cảm nhận được nên đạo diễn chuyển thành thằng Điền trả thù rồi giết người, sợ quá đi luôn!
Nhưng đây chính là điểm vô lý!! cha con thằng Điền sống trôi nổi khắp miền Tây. Giết người thì đi nơi khác ở ,rồi lâu cũng thôi,có sao đâu! miền Tây có ai quan trọng chuyện đó đâu! giựt nợ gây tan nát gia đình người ta rồi đi 1 thời gian về con xem như ko có gì huống chi chuyện đó (dân miền Tây chất phát và hiền lắm).
Nói chung là để chê thì còn nhiều lắm! Nhưng ngồi kể ra thì ko nhớ hết( kô đáng để chê vì ko có gì hoàn hảo)!!
Mọi người nên coi truyện rồi đi coi phim sẽ dễ bắt mạch cảm xúc hơn!!!
Ngoài cái điểm vô cùng quan trọng đáng chê trách về giọng Bắc của Hải Yến làm giảm giá trị đáng kể của bộ phim rất hay!! Nhạc phim thì khá hay nhưng nó chung chung quá!! ít ra phải đưa một vài điệu lý hay câu hò của miền Nam vào một vài cảnh trong phim thì hay hơn!! nhạc phim thì cứ buồn man mác đều từ đầu đến cuối, mặc dù có một vài đoạn thì có sự tinh tế hơn!!


Nói tóm lại , phim này xứng đáng để coi, ngoại trừ những điểm mình nói ở trên!
Nếu chấm điểm, cho phim này ,do cái giọng Bắc chỉa vô (vô cùng vô duyên và phản cảm-dành cho những ai am hiểu miền Tây, văn hóa Nam bộ) nên chỉ cho phim này 5 điểm.
Nếu là cái giọng Nam bộ thay thế thì phim này được 9điểm. Mình trừ nhiều điểm vì đây là nhân vật cốt lõi của câu chuyện.

Mình quá đồng ý với bạn.Riêng cá nhân mình cho rằng Hải Yến ngoài giọng nói ra còn diễn xuất không đạt, nếu thay Hồng Ánh có lẽ hay hơn.Hai nhận vật Điền, Nương sử dụng rặt từ miền tây nghe rất đã, riêng ông bố nói ít quá nên cũng không có nhận xét chính xác nhưng có lẽ giọng nói cũng không phù hợp (dĩ nhiên vẫn đạt hơn nhân vật Sương rất nhiều lần).Phim có lẽ làm khác một chút so với truyện thì hay hơn, những cảnh cướp bóc, hiếp dâm... quá man rợ và có lẽ xa rời thực tế.Trong phim toàn thấy cảnh đó, sao không đề cập tới tình cảm dạt dào của người miền tây?Phim nên đưa các làn điệu dân ca nam bộ và các điệu hò ngọt ngào làm xao xuyến lòng người vào thay vì phần nhạc phim hơi đơn điệu và không có tính truyền thống.Đôi lời nhận xét chứ không có ý này nọ, mỗi người mỗi quan điểm, mình chỉ muốn các bạn có cài nhìn đa chiều về bộ phim chứ không có ý gì khác, mong các bạn đừng nói này nọ mất vui.Thân ái !!!
 

Cara

Active Member
Ðề: Cách Đồng Bất Tận : bàn luận về truyện và phim

Mình quá đồng ý với bạn.Riêng cá nhân mình cho rằng Hải Yến ngoài giọng nói ra còn diễn xuất không đạt, nếu thay Hồng Ánh có lẽ hay hơn.Hai nhận vật Điền, Nương sử dụng rặt từ miền tây nghe rất đã, riêng ông bố nói ít quá nên cũng không có nhận xét chính xác nhưng có lẽ giọng nói cũng không phù hợp (dĩ nhiên vẫn đạt hơn nhân vật Sương rất nhiều lần).Phim có lẽ làm khác một chút so với truyện thì hay hơn, những cảnh cướp bóc, hiếp dâm... quá man rợ và có lẽ xa rời thực tế.Trong phim toàn thấy cảnh đó, sao không đề cập tới tình cảm dạt dào của người miền tây?Phim nên đưa các làn điệu dân ca nam bộ và các điệu hò ngọt ngào làm xao xuyến lòng người vào thay vì phần nhạc phim hơi đơn điệu và không có tính truyền thống.Đôi lời nhận xét chứ không có ý này nọ, mỗi người mỗi quan điểm, mình chỉ muốn các bạn có cài nhìn đa chiều về bộ phim chứ không có ý gì khác, mong các bạn đừng nói này nọ mất vui.Thân ái !!!
Em đọc truyện này từ hơn 5 năm trước nhưng giờ vẫn nhớ gần như đầy đủ cốt truyện. Theo em thì đoạn kết truyện tuy đau xót nhưng đó là sự thật đã từng diễn ra ngoài đời. Người ta thường nghĩ người Miền Tây hiền lành chất phác lắm, chứ đâu có nhớ đến những lúc rượu chè be bét xong thì phần con nhiều hơn phần người. Dân miền Tây chính hiệu nhà nông ai cũng là Lệnh Hồ Xung uống rượu thay nước được hết.
Cái kết này, theo em hiểu, chính là nguyên lý nhân quả mà người bố phải gánh chịu. Trong truyện, khi bị híp con bé kêu "Điền ơi" mặc dù cha nó đứng trước mặt làm ông bố há hốc mồm cứng đơ người. Hình như trong phim cái này bị thay đổi. Mà em lại đánh giá cao chi tiết này nhất trong truyện mới chết.
Chưa xem phim nữa, sẽ đi xem để ủng hộ chị Tư chứ không phải vì diễn viên đâu he he ... chắc chị ấy không được chia thêm % tiền vé nhưng vẫn nên xem để biết đâu nhờ hiệu ứng CĐBT này mà truyện khác của chị Tư được làm phim nữa...:-bd
 
Bên trên