Chữ và nghĩa , xét về khía cạnh dịch thuật!

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

huynhnhan

Banned
Mình rất ngại viết bài về phê bình vì mình cảm thấy còn rất tệ về kiến thức đặt biệt là chữ nghĩa.Nhưng sau một thời gian dài coi một số chương trình trên kênh YAN ,MTV nghe mấy VJ dịch tựa bài hát sang tiếng Việt, rồi đọc bài viết về phim và họ dịch tựa đề phim đó thì thấy mình phải lên tiếng vì nếu với cái đà này thì sẽ có một thế hệ mang tiếng là giỏi ngoại ngữ nhưng lại dốt Việt ngữ. Một điều đọc vào là thấy vô lý!
Trong khi tôi sinh ra ở VN, tôi nói tiếng Việt không cần suy nghĩ. Ai nói bóng gió gì tôi cũng hiểu hết. Tại sao lại nói là nói dốt Việt ngữ. Người này đúng là nhảm nhí. Cóc ngồi đáy giếng ra vẻ ta đây,.....chắc chắn sẽ có nhiều người phẫn nộ
Nhưng thật sự nó có vô lý hay không?! trong khi nó lại đang hiện diện rất rõ, và những người có lưu tâm đến tiếng Việt đều thấy rõ điều này là: ngoại ngữ chưa giỏi mà Việt ngữ đã quên.(người viết lại viết lan man đi đâu." Vậy mà cũng bày đặt chê người ta").
Trước hết thì tôi đi lan man một chút về cái chủ đề hot nhất gần đây đó là phim Lost in Paradise.
Mấy hôm nay phim Hotboy nổi loạn cứ nổi loạn ở khắp các rạp chiếu phim. Trên các diễn đàn cũng diễn ra sôi nổi bình luận về phim này. Và biết bao nhiêu người khen ngợi cái tựa đề tiếng Anh Lost in Paradise thật là hay. Cái tên hay hơn rất là nhiều so với cái tên nhảm Hotboy nổi loạn, và câu chuyện về thằng Cười ,cô gái điếm và con vịt. Một tựa đề bị chê nhảm nhí. Nhưng cái tên Lost in Paradise lại được dịch là: Lạc lõng giữa thiên đàng. Mình đã lên mạng tìm thử thì thấy hầu hết các báo chí từ lá cải đến nổi tiếng nhất VN đều dịch đúng 1 cái tên này. Mình luôn tự hỏi là có biết bao nhiêu người VN giỏi anh văn, có thể nói là viết thông thạo tiếng Anh chuẩn như người bản xứ. Vậy tại sao lại dịch không chính xác tên này????!!!!!! Mình không vòng vo nữa trở lại cái tên này. Vậy chữ Paradise không dịch là thiên đàng chứ dịch là gì?? nhiều bạn sẽ đặt câu hỏi ngay.
Vậy trước hết hãy tra từ điển tiếng anh xem nó dịch chữ này là gì nhá:any place of complete bliss and delight and peace- nơi nào đó làm mình hoàn toàn vui sướng, hạnh phúc và tự do. Hay khi đi học các thầy dạy anh văn hay giảng rằng: nó chỉ nơi đẹp và hạnh phúc như thiên đường. Còn thiên được thực sự là heaven. Còn ở trần gian dùng chữ paradise.
Vậy rốt cuộc dùng chữ gì để dịch chữ Paradise là đúng nhất. Xin thưa rằng một chữ rất đơn giản mà mọi người còn biết nhưng chẳng ai thực sự hiểu nghĩa của nó hay quên mất để dùng. Đó là chữ: địa đàng.
Cuối cùng có thể dịch chính xác và đúng nghĩa mà tựa đề phim Lost in Paradise: Lạc lõng giữa địa đàng.

Thêm vài trường hợp về chữ và nghĩa nữa:
Ai đọc một số tài liệu về lịch sử văn hóa Tây Á trong đó có Hindu giáo. Sẽ có nghe nhắc tới một cái đạo mà gọi tiếng việt là bà la môn. Nghe cái tên mình cảm thấy cái đạo nhảm rồi đạo gì là đạo bà la với ông mắng.
Thực sự thì đó là sự dốt nát của những người dịch giả hiện đại khi dịch bừa phiên âm đại để dùng khi không biết rằng , các bật tiền nhân của ta đã có chữ thật đẹp và sát với nghĩa để gọi nó. Thực sự thì đạo này nó có gốc tích từ hindu giáo( đừng gọi ấn độ giáo vì nó là đọc trại một cách ngu dối từ chữ hindu ra). và phiên âm là: Brahman và dịch sang tiếng Việt với tên thật đẹp là: Phàm Thiên giáo.
Đạo này có từ lâu đời rồi và phàm thiên là gì? Phàm thiên nghĩa là : bao gồm mọi thứ trong trời đất mà thực tế chính là ám chỉ đến khí quyển. Khí quyển bao bọc toàn bộ sự sống của sinh linh và đó chính là nguồn gốc phát tích ra đạo này và nó cũng là một trong vài đạo giáo cổ nhất thế giới.Nên từ nay đừng gọi là bàlamôn nghe khó chịu lắm. Hãy cùng nhau sửa và gọi là Phàm Thiên giáo thì đẹp biết bao.

Vậy đã nói tới cái nước mà bây giờ gọi tên là Ấn độ thì phải nói luôn. Đây cũng là cái tên đọc trại mấy lần của tên nước có Hindu giáo. Đọc tới đây mọi người sẽ thấy chữ Ấn độ đọc giống giống chữ Hindu. Thực tế nguyên gốc tích nó là thế này: Sau thời tự trị có nền văn hiến riêng, thì nước này bị một sắc dân khác nếu mình nhớ ko lầm là vương quốc Ba Tư chiếm đánh và cai trị họ. Thì họ chỉ biết rằng nước này chủ yếu là Hindu giáo. Thế là khi người phương tây tới: họ hỏi vùng đất này là vùng đất gì. Nhưng tiếc thay là họ chỉ biết cai trị mà không biết gì về văn hóa hay..về đất nước này và họ trả lời là: Indu. Thế là người phương Tây ký âm theo tiếng Phương Tây là: India. Thế là trên bản đồ tới giờ xuất hiện nước tên India. Trong khi đó mấy anh dịch giả Việt Nam và cả Trung Quốc, cứ thế dịch luôn cái tên đó sang tiếng nước mình thành: Ấn Độ. Vậy cái tên người viết khen đẹp và gốc là tên gì?? Nếu ai mê bộ Tây Du Ký luôn biết rằng Tam Tạng theo lời Quán Âm bồ tát đi qua một đất nước để lấy kinh và ai cũng biết đó là nước Ấn Độ ngày nay. Vậy cái tên thật đẹp trong phim là tên gì, rất đơn giản: Thiên trúc. Đây là tên phiên âm chính xác từ tên gốc của nước India từ thời xưa. Vậy từ nay nên gọi là Thiên trúc cho đẹp và đúng với gốc tích văn hóa của người ta hay gọi cái tên nôm na vô nghĩa Ấn độ kia???
Còn biết bao nhiêu cái tên thật đẹp của những nước có quan hệ văn hóa,giao thương của ta từ hơn ngàn năm trước mà giờ ta lại quên và gọi với những cái tên lơ lớ bây giờ như: Hi lạp, Hàn Quốc, Campuchia, Thái lan, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, I rắc, Lào,....
 

buihung

Administrator
Ðề: Chữ và nghĩa , xét về khía cạnh dịch thuật!

Tên phim dịch chủ yếu để câu khách chứ đâu có chú trọng đến ngữ pháp bác ơi.
 

huynhnhan

Banned
Ðề: Chữ và nghĩa , xét về khía cạnh dịch thuật!

Mình chỉ ví dụ chủ yếu vì cái này đang hot! còn mấy cái dưới thì mình có nói thêm! còn nhiều lắm! ví dụ như câu chuyện Con Rồng cháu tiên của người việt mình nữa! nó cũng bị sai lệch do dùng chữ Hán viết chuyện Việt! rồi bây giờ dịch chữ tiên sang tiếng Anh kể cho người nước ngoài nghe, nó lại chạy thêm một tua nữa! thế là tùm lum chuyện nữa!
 

rofl001

Member
Ðề: Chữ và nghĩa , xét về khía cạnh dịch thuật!

*đọc xong* *nhìn lại mình*
phải tu luyện thêm thôi
nhưng mà bạn ơi, ý bạn là khi dịch phim/biên dịch thì trước hết phải tìm hiểu + nắm rõ nghĩa rồi dịch sát nghĩa thì mới gọi là hay?
cũng có người làm thế, nhưng... phải nói...chuyện này...ít ai dành nhiều thời gian lắm...
 

nvmy

Well-Known Member
Ðề: Chữ và nghĩa , xét về khía cạnh dịch thuật!

Em thấy thắc mắc với bác chủ thớt là những cái tên riêng Bà la môn, Ấn độ, Thiên trúc, Hy Lạp, Anh Cát lợi, Gia nã đại.v.v... về mặt nguồn gốc từ ngữ thì khác nhau cái gì??? Toàn là từ Hán Việt. Tội lỗi là do các cụ Tàu và các cụ Ta mà thôi, để đến giờ con cháu cứ thắc mắc. :D
Các cụ Tàu thấy tên riêng tiếng Tây theo chữ latinh phát âm thế nào thì ghi lại phiên âm bằng chữ Tàu mà đọc lên nghe gần giống và ghi lại. Các cụ Ta thì cũng thế, khi có chữ quốc ngữ thì chuyển sang tiếng Ta, đọc chữ Tàu thế nào thì ghi lại bằng chữ Ta đọc lên nghe gần giống là được. Vậy mới có cái tên Bà la ông mắng như thế.
Không tin bác cứ nghịch công cụ Google Translate, rồi nghe phần phát âm tiếng Tàu thì biết! :D
 

huynhnhan

Banned
Ðề: Chữ và nghĩa , xét về khía cạnh dịch thuật!

Em thấy thắc mắc với bác chủ thớt là những cái tên riêng Bà la môn, Ấn độ, Thiên trúc, Hy Lạp, Anh Cát lợi, Gia nã đại.v.v... về mặt nguồn gốc từ ngữ thì khác nhau cái gì??? Toàn là từ Hán Việt. Tội lỗi là do các cụ Tàu và các cụ Ta mà thôi, để đến giờ con cháu cứ thắc mắc. :D
Các cụ Tàu thấy tên riêng tiếng Tây theo chữ latinh phát âm thế nào thì ghi lại phiên âm bằng chữ Tàu mà đọc lên nghe gần giống và ghi lại. Các cụ Ta thì cũng thế, khi có chữ quốc ngữ thì chuyển sang tiếng Ta, đọc chữ Tàu thế nào thì ghi lại bằng chữ Ta đọc lên nghe gần giống là được. Vậy mới có cái tên Bà la ông mắng như thế.
Không tin bác cứ nghịch công cụ Google Translate, rồi nghe phần phát âm tiếng Tàu thì biết! :D

Chữ Thiên trúc là dịch đúng nghĩa từ tên chính thức của nước Ấn độ hồi xưa. Còn cái chữ Ấn độ là đọc trại 4 5 lần một cái tên bậy mà đám cái trị đọc nên cái tên đó hoàn toàn sai!

Hy lạp là đọc trại từ Hellas.mà chữ này mình nhớ không lầm là tên của vị thần trí tuệ, nước này là lại nước xuất phát của nền Triết học và cũng là tinh hoa triết học của thế giới. Họ lấy tên Hellas là khẳng định với ý nghĩa đó nên chữ đó dịch ra là Triết Khuê. Triết học khoe sắc, hay là hạt ngọc trí tuệ.

Anh Cát Lợi là đọc trại từ England. Mà tên đúng của nước này rất là đẹp là: Phương Thiên Đảo quốc.

Thêm một ví dụ nữa. Chữ Turkey đọc theo tiếng trung quốc là Tơ ỡ Kì. Mà chữ Ỡ tiếng trung quốc dịch ra tiếng việt là Nhĩ. Nên dịch là Thổ Nhĩ Kỳ. Nghe tên vô nghĩa không. Chữ Thổ Nhĩ Kỳ mà người thắc mắc sẽ hỏi nước gì là thổ: đất, Nhĩ: tai, kỳ: kỳ lạ. dịch chữ Turkey là:Nước có lỗ tai kỳ lạ ( mọi người sẽ hỏi, dân Turkey có lỗ tai kỳ lạ không mà sao tên tiếng Việt lại là vậy). Mấy bạn coi phim cổ trang xưa của trung quốc có nghe đến vua cứ hay than là biên cương hay bị nước Đột Quyết tấn công xâm lấn. Mọi người có biết đâu là Đột Quyết chính là tên của Turkey.

Chữ Gia Nã Đại là đọc trại từ Canada. Mà chữ này cũng ký âm sai luôn ,chữ hồi xưa ký âm là Canata nghĩa là: túp lều. Nên nước canada gọi đúng là nước túp lều. Nhưng nước này quá mới nên người ta chỉ gọi là Canada cho tiện, khỏi dịch diết gì hết!
Chữ Pháp Đại Lợi đọc trại từ France, mà chữ France này có gốc tích cổ là chữ Khẳng Khái ,hay tự do( chữ freedom hiện đại), nghĩa là một đất nước do ko lệ thuộc hoặc là tư tưởng phóng khoáng. Nên tên Pháp dịch đúng cả ý nghĩa và văn hóa của họ thì là nước Khẳng Khái.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

huynhnhan

Banned
Ðề: Chữ và nghĩa , xét về khía cạnh dịch thuật!

*đọc xong* *nhìn lại mình*
phải tu luyện thêm thôi
nhưng mà bạn ơi, ý bạn là khi dịch phim/biên dịch thì trước hết phải tìm hiểu + nắm rõ nghĩa rồi dịch sát nghĩa thì mới gọi là hay?
cũng có người làm thế, nhưng... phải nói...chuyện này...ít ai dành nhiều thời gian lắm...

Đâu cần bạn ơi! mình chỉ chửi là chửi mấy ông dịch thuật gia, mấy người làm từ điển! hay giỏi ngoại ngữ dịch thuật đó. Còn người dân bình thường thì biết gì mà nghiên cứu, cũng đâu có tài liệu đâu nghiên cứu. Nhưng người dân cũng nên tìm hiểu thêm để ai cũng thực sự hiểu và giỏi tiếng Việt thì lúc đó tiếng Việt mới ko bị mai một. Họ phải bỏ công sức nhiều vì nhà nước hay .... bỏ tiền ra nuôi họ mà thì họ phải làm cho tới chứ.
Nếu mọi người còn hứng thú với chuyện ngôn ngữ thì mình sẽ upload một bộ audio chuyên về ngôn ngữ do người Việt mình làm. Chính kiến thức của mình có cũng từ nền tảng của người này cung cấp. Còn cái tên Lost in Paradise là do mình có nền tảng đó nên biết đúng sai rồi truy ra chữ đúng thôi.chứ chưa ai nói vụ này hết!
 

manhthang

Huyền Thoại
Ðề: Chữ và nghĩa , xét về khía cạnh dịch thuật!

Các từ ngữ bác huynhnhan nói đều bắt nguồn từ chữ Hán mà ra cho dù là Phàm Thiên giáo hay Bà La Môn. Một đằng là dịch nghĩa (Phàm Thiên) một đằng là phiên âm cách đọc của người Hindu ra chữ Hán rồi phiên thiết Hán Việt ra chữ Việt quốc ngữ cho dễ đọc.
Tội tình cũng tại các cụ nhà ta hết. Mặc dù dân tộc Bách Việt có văn hóa, tiếng nói lâu đời nhưng lại không có chữ viết cộng với sự ảnh hưởng bởi ách cai trị phương Bắc nên các cụ nhà mình toàn lấy chữ Nho làm văn bản chính thống, học hành thi cử các kiểu đều dùng thứ chữ này của Khựa. Chính vì vậy mới để lại 1 kho tàng ngôn ngữ đau khổ như ngày nay. Đau hơn cả thủ đô của người anh em vĩ đại Москва́ mà phiên âm đúng nhất là Mát cơ va bị phiên âm méo mó thành Mạc Tư Khoa, đến nỗi ngày còn nhỏ cứ nghe người ta hát ở Mạc Tư Khoa nghe câu hò xứ Nghệ mà chả biết nó là xứ cóc khô nào (hồi đấy em học chuyên Nga).

Một số từ ngữ mặc dù biết là sai bét nhè xôi chè nhưng nó đã quá lâu đời và trở thành tập quán rồi, giờ ai cũng biết, ai cũng hiểu bác mà sửa đi có khi lại phản tác dụng. Ví dụ Phàm Thiên giáo người ta sẽ nghĩ ngay đến 1 cái đạo bỏ mẹ nào đấy của bọn Tìu, hay Phương Thiên đảo quốc cũng nằm tuốt ở xứ Tìu chứ không phải England thuộc Britain đâu.

Riêng về tiêu đề phim thì hoàn toàn đồng ý với bác, em ghét cay ghét đắng cái bọn dịch xuyên tạc 1 cách ngu dốt như phim Source Code thành Mật mã gốc, Lost in Paradise thành Hotboy nổi loạn hay I love you Beth Copper thành Yêu nhầm hotgirl, .........
Nhưng đôi khi cũng phải thông cảm khi chính 1 bộ phim được chuyển ngữ để xuất khẩu cũng được đặt 1 cái tên khác hoàn toàn với tên gốc như Dòng máu anh hùng thành Rebel, Thập Diện Mai Phục thành House of Flying Dagger (Phi Đao Môn), Hoàng Kim Giáp thành Curse of Golden Flower, ........
 

ktq

Member
Ðề: Chữ và nghĩa , xét về khía cạnh dịch thuật!

Hiểu nghĩa thì tốt, không thì cứ căn cứ vào phiên âm mà gọi chứ ai lại đi giải nghĩa tên nước ngoài để gọi theo ngôn ngữ của mình bao giờ. Bạn có thấy ai căn cứ vô đó mà giải thích ý nghĩa không.

America phiên âm là A mỹ lợi gia thì gọi tắt là Mỹ (trọng âm nhấn vào chữ Mỹ chắc ) chứ không lẽ kêu là nước Đẹp, kêu là Hoa Kỳ được không ? Thổ Nhĩ Kỳ, Anh đại lợi, Pháp đại lợi, Gia nã đại, Mạc tư khoa, Phi luật tân, Ba lê là tên đọc theo phiên âm Hán việt chứ ai bảo bạn giải nghĩa từng từ Hán việt rồi bảo nó vô nghĩa.
 

Penumbra

Active Member
Ðề: Chữ và nghĩa , xét về khía cạnh dịch thuật!

Quantum of Solace dịch là định mức khuây khỏa mới thấy ớn!. Cái này phải dịch là ngưỡng phê hay tệ lắm cũng là: giới hạn sung sướng mới đã.:D
 

baolam1905

Member
Ðề: Chữ và nghĩa , xét về khía cạnh dịch thuật!

Quantum of Solace dịch là định mức khuây khỏa mới thấy ớn!. Cái này phải dịch là ngưỡng phê hay tệ lắm cũng là: giới hạn sung sướng mới đã.:D
Em học vật lý thì biết "Quantum" là "lượng tử" nghĩa là một mẩu chia nhỏ nhất của sự vật thể hiện cho tính rời rạc không liên tục của vật chất (em diễn đạt không chính xác lắm nhưng nôm na là vậy) Như vậy quantum có ý nghĩa định lượng chỉ những lượng nhỏ rời rạc, vậy dịch là "định mức" thì cũng chính xác mà. Còn "Solace" thì nghĩa nó hơi lan man quá nên dịch thoáng một chút cũng không sao. "Quantum of Solace" dịch "định mức khuây khỏa" vậy là hay rồi.
Em kiến thức eo hẹp, nghĩ sao nói vậy có gì bác chém ít nhé!
 

manhthang

Huyền Thoại
Ðề: Chữ và nghĩa , xét về khía cạnh dịch thuật!

Quantum of Solace dịch là định mức khuây khỏa mới thấy ớn!. Cái này phải dịch là ngưỡng phê hay tệ lắm cũng là: giới hạn sung sướng mới đã.:D

Em học vật lý thì biết "Quantum" là "lượng tử" nghĩa là một mẩu chia nhỏ nhất của sự vật thể hiện cho tính rời rạc không liên tục của vật chất (em diễn đạt không chính xác lắm nhưng nôm na là vậy) Như vậy quantum có ý nghĩa định lượng chỉ những lượng nhỏ rời rạc, vậy dịch là "định mức" thì cũng chính xác mà. Còn "Solace" thì nghĩa nó hơi lan man quá nên dịch thoáng một chút cũng không sao. "Quantum of Solace" dịch "định mức khuây khỏa" vậy là hay rồi.
Em kiến thức eo hẹp, nghĩ sao nói vậy có gì bác chém ít nhé!

Về phim Quantum of Solace thì các bác dịch kiểu gì cũng sai vì Quantum ở đây là tên 1 tổ chức mà Dominic Greene làm việc cho.
Nghĩa tiếng Anh của phim thì em hiểu nhưng em cũng chả biết phải diễn đạt và dịch thế nào cho hay cả.
 

huynhnhan

Banned
Ðề: Chữ và nghĩa , xét về khía cạnh dịch thuật!

Hiểu nghĩa thì tốt, không thì cứ căn cứ vào phiên âm mà gọi chứ ai lại đi giải nghĩa tên nước ngoài để gọi theo ngôn ngữ của mình bao giờ. Bạn có thấy ai căn cứ vô đó mà giải thích ý nghĩa không.

America phiên âm là A mỹ lợi gia thì gọi tắt là Mỹ (trọng âm nhấn vào chữ Mỹ chắc ) chứ không lẽ kêu là nước Đẹp, kêu là Hoa Kỳ được không ? Thổ Nhĩ Kỳ, Anh đại lợi, Pháp đại lợi, Gia nã đại, Mạc tư khoa, Phi luật tân, Ba lê là tên đọc theo phiên âm Hán việt chứ ai bảo bạn giải nghĩa từng từ Hán việt rồi bảo nó vô nghĩa.
bạn à! nếu đã phiên âm kiểu nhảm đó thì thà dạy người dân đọc luôn chữ America là America đi! đừng phiên tội nghiệp em nhỏ! khi có một cái tên thì tên phải có nghĩa! kể cả tên người việt hay tên tiếng nước nào như Michael, gì gì đó đều có nghĩa. Một đất nước có nền văn hiến và văn minh thì không thể giống một nước ko có được. Hơn nhau và tự hào về nền văn hiến nước mình ở chỗ đó. Khi mình xét thì chỉ xét những nước có nền văn hiến lâu đời thôi! vì họ có văn hóa riêng nên tên một nước của họ họ đặt đều có nghĩa hết! đừng vì sự kém hiểu biết của mình rồi làm mất giá trị mà nước người ta cố công gầy dựng!
 

huynhnhan

Banned
Ðề: Chữ và nghĩa , xét về khía cạnh dịch thuật!

vào đây thấy topic Thanh Xà Bạch Xà lại làm mình nhớ tới chuyện mà thể hiện là dân VN hiện nay dốt Hán Việt quá( đành rằng là gốc tàu nhưng thực tế các cụ ta đã bổ sung nó vào tiếng việt thì người Việt cũng nên học để mà dùng chứ).Trong phim khi Lâm phong nói: Anh có một ước nguyện là xây dựng được một Dược Điếm để giúp người! thì cả phòng ồ lên cười hô hố la lên: điếm , điếm. Rồi 2 con nhỏ ngồi cạnh bên lên tiếng: điếm là gì vậy! hết hồn chưa! dân bây giờ trình độ Hán Việt kém không chịu nổi!
 

conghieu1978

Moderator
Ðề: Chữ và nghĩa , xét về khía cạnh dịch thuật!

Đọc bài này thấy bác chủ có vẻ bác là người "trên thông thiên văn dưới tường địa lí" quá! Qua đây cũng thấy trình chém gió của bác chủ cũng có thể nói đã đạt đến mức "thượng thừa".
Nhân đây cũng có mấy lời cùng bàn bạc, có gì sai mong bác bỏ qua cho.
Thêm vài trường hợp về chữ và nghĩa nữa:
Ai đọc một số tài liệu về lịch sử văn hóa Tây Á trong đó có Hindu giáo. Sẽ có nghe nhắc tới một cái đạo mà gọi tiếng việt là bà la môn. Nghe cái tên mình cảm thấy cái đạo nhảm rồi đạo gì là đạo bà la với ông mắng.
Thực sự thì đó là sự dốt nát của những người dịch giả hiện đại khi dịch bừa phiên âm đại để dùng khi không biết rằng , các bật tiền nhân của ta đã có chữ thật đẹp và sát với nghĩa để gọi nó. Thực sự thì đạo này nó có gốc tích từ hindu giáo( đừng gọi ấn độ giáo vì nó là đọc trại một cách ngu dối từ chữ hindu ra). và phiên âm là: Brahman và dịch sang tiếng Việt với tên thật đẹp là: Phàm Thiên giáo.
Đạo này có từ lâu đời rồi và phàm thiên là gì? Phàm thiên nghĩa là : bao gồm mọi thứ trong trời đất mà thực tế chính là ám chỉ đến khí quyển. Khí quyển bao bọc toàn bộ sự sống của sinh linh và đó chính là nguồn gốc phát tích ra đạo này và nó cũng là một trong vài đạo giáo cổ nhất thế giới.Nên từ nay đừng gọi là bàlamôn nghe khó chịu lắm. Hãy cùng nhau sửa và gọi là Phàm Thiên giáo thì đẹp biết bao.
Đọc cái này tôi không thể nào chấp nhận được cái lí thuyết thiếu khoa học của bác. Trong ý kiến trên bác đã viết: "Bà La Môn là phiên âm của từ Brahman" vậy mà lại có thể nói tiền nhân của ta gọi đó là "Phàm thiên giáo" Chả biết cái đạo Phàm thiên giáo nó ở đâu chui ra.
Lại nữa:
mấy anh dịch giả Việt Nam và cả Trung Quốc, cứ thế dịch luôn cái tên đó sang tiếng nước mình thành: Ấn Độ. Vậy cái tên người viết khen đẹp và gốc là tên gì?? Nếu ai mê bộ Tây Du Ký luôn biết rằng Tam Tạng theo lời Quán Âm bồ tát đi qua một đất nước để lấy kinh và ai cũng biết đó là nước Ấn Độ ngày nay. Vậy cái tên thật đẹp trong phim là tên gì, rất đơn giản: Thiên trúc. Đây là tên phiên âm chính xác từ tên gốc của nước India từ thời xưa. Vậy từ nay nên gọi là Thiên trúc cho đẹp và đúng với gốc tích văn hóa của người ta hay gọi cái tên nôm na vô nghĩa Ấn độ kia???
Còn biết bao nhiêu cái tên thật đẹp của những nước có quan hệ văn hóa,giao thương của ta từ hơn ngàn năm trước mà giờ ta lại quên và gọi với những cái tên lơ lớ bây giờ như: Hi lạp, Hàn Quốc, Campuchia, Thái lan, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, I rắc, Lào,....
"Thiên trúc" là do người Trung Quốc gọi nước Ấn Độ, vậy người Việt ta cũng bắt buộc phải gọi là Thiên Trúc như người phương Bắc hay sao?! Ngôn ngữ Việt không có quyền Việt hóa tên gọi Ấn độ, hay một số nước khác ư?
Và còn rất nhiều ý kiến khác nữa của chủ topic về ngôn ngữ tiếng Việt: nói chung là phải gọi đúng như người trung Quốc gọi, phải chăng đây là lối tư duy ỉ lại để kìm hãm sự phát triển của văn hóa nước nhà và ngôn ngữ dân tộc.
Một vài ý kiến về bài viết của bác chủ, nếu có sai sót xin rửa tai để nghe bác chủ chỉ giáo!
 
Chỉnh sửa lần cuối:

huynhnhan

Banned
Ðề: Chữ và nghĩa , xét về khía cạnh dịch thuật!

Đọc bài này thấy bác chủ có vẻ bác là người "trên thông thiên văn dưới tường địa lí" quá! Qua đây cũng thấy trình chém gió của bác chủ cũng có thể nói đã đạt đến mức "thượng thừa".
Nhân đây cũng có mấy lời cùng bàn bạc, có gì sai mong bác bỏ qua cho.

Đọc cái này tôi không thể nào chấp nhận được cái lí thuyết thiếu khoa học của bác. Trong ý kiến trên bác đã viết: "Bà La Môn là phiên âm của từ Brahman" vậy mà lại có thể nói tiền nhân của ta gọi đó là "Phàm thiên giáo" Chả biết cái đạo Phàm thiên giáo nó ở đâu chui ra.
Lại nữa:

"Thiên trúc" là do người Trung Quốc gọi nước Ấn Độ, vậy người Việt ta cũng bắt buộc phải gọi là Thiên Trúc như người phương Bắc hay sao?! Ngôn ngữ Việt không có quyền Việt hóa tên gọi Ấn độ, hay một số nước khác ư?
Và còn rất nhiều ý kiến khác nữa của chủ topic về ngôn ngữ tiếng Việt: nói chung là phải gọi đúng như người trung Quốc gọi, phải chăng đây là lối tư duy ỉ lại để kìm hãm sự phát triển của văn hóa nước nhà và ngôn ngữ dân tộc.
Một vài ý kiến về bài viết của bác chủ, nếu có sai sót xin rửa tai để nghe bác chủ chỉ giáo!

Mình sẽ cho bạn rửa tai nhá! Làm ơn đọc những comment lại của mình đi! mình đã giải thích rõ là Phàm Thiên Giáo chính là dịch nghĩa và cả nguồn gốc của đạo này luôn. không phải là cái tên vớ vẩn vô nghĩa của bàlamôn. Khi dịch thuật ít nhất phải hiểu ngôn ngữ người ta! chứ không phải cứ phiên âm một cách thiếu kiến thức như vậy!
Cái Tên Ấn độ ngày nay nó cũng do Trung Quốc ngày nay dịch ra thôi. Nhưng trung quốc ngày nay thì dốt hơn cái văn minh rực rỡ của Hoa Hạ ngày xưa nhiều lắm. Nên không thể giữ cái dốt đó được!
Bạn nghe đạo bàlamôn bạn có biết nó ở đâu ra ko?? cũng vậy thôi. đừng đổ tội cho người khác vì .....của mình!

Thông thiên văn tường địa lý thì hoàn toàn không!! mà chỉ là yêu thích ngôn ngữ và qua thời gian sao thấy nhiều chữ bây giờ dùng ngộ quá nên phải tìm hiểu để biết được ngữ nghĩa như thế nào thôi! thêm nữa tôi thích nghe nhạc xưa hay văn hóa cổ. Mà mê văn hóa cổ mà nghe hoặc đọc lại không hiểu nó nói gì thì đâu cảm nhận được cái hay của nó!
Như trình độ của bạn thì khi coi phim xưa họ nói Minh giáo bạn có biết minh giáo là cái giống gì? người ta nói lữ điếm, bạn cũng có biết gì đâu! Họ nói Tây vực bạn có biết tây vực là gì ko?? hay là cứ như vịt nghe sấm! coi vậy thì cũng như ko!
Bạn nói tôi chém gió! thưa rằng đây là kiến thức nhiều năm học hỏi tìm tòi của tôi! chứ ko phải như bạn, đọc còn chưa kỹ! rồi lên phán bừa phán bậy! Những kiến thức này do công sức của tiền nhân bao nhiêu năm nghiên cứu viết lại ! chứ ko phải ăn không ngồi rồi rồi nghĩ chuyện vẫn vơ vô cớ! tôi đề nghị bạn nên chịu khó học hỏi thì khi thưởng lãm một tác phẩm nghệ thuật như phim, nhạc bạn mới cảm nhận được hay dở của nó! còn cứ có xanh xanh đỏ đỏ em nhỏ nó mừng thì tội nghiệp cho những người bỏ công bỏ sức vào làm lắm! vì giống như đàn rảy tai trâu!
Xin lỗi hơi nặng lời!
 

manhthang

Huyền Thoại
Ðề: Chữ và nghĩa , xét về khía cạnh dịch thuật!

Nhưng mà em cũng không đồng tình cách dịch nghĩa tên riêng của bác huynhnhan đâu nhé. Tên riêng là tên riêng, khi chuyển ngữ chỉ nên phiên âm để đọc cho đúng chứ không nên dịch vì nó vừa gây hiểu lầm lại vừa bôi bác tên riêng của người ta.

Bác nhắc đến Minh Giáo nó vốn là Mani giáo có nguồn gốc từ Ba tư hay tên tiếng Anh là Persia, chính là nước Irac ngày nay, là 1 giáo phát thời thần Lửa và có Giáo điều cực đoan. Đa số người Việt Nam biết đến Minh Giáo là những người đọc tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung, cụ thể là qua bộ Ỷ Thiên Đồ Long Ký hay một cái tên khác nữa của giáo phái này là Nhật Nguyệt Thần Giáo trong Tiếu Ngạo Giang Hồ.
Tây Vực là tên địa danh, người TQ xưa dùng nó để gọi chung các nước phía Tây. Vị trí Tây Vực ngày nay là khu tự trị Tân Cương. Việc có ai đó không biết Minh Giáo là hoàn toàn bình thường nếu không đọc truyện Kim Dung, không biết Tây vực cũng như 1 người nước ngoài không biết đến Việt Nam có địa danh Vàm Lũng vậy.

Nói lại chuyện dịch tên riêng như vụ Phàm Thiên giáo hay Phương Thiên đảo quốc của bác, giờ có người ngoại quốc dịch tên bác là Nhân ra tiếng anh là Human, ai tên Sơn là Mountain, ai tên Hà hoặc Giang là River thì theo bác là đúng hay là sai? Liệu có ai còn nhận ra những cái tên kỳ cục bị dịch ra tiếng khác như thế nữa không?
 

conghieu1978

Moderator
Ðề: Chữ và nghĩa , xét về khía cạnh dịch thuật!

Mình sẽ cho bạn rửa tai nhá! Làm ơn đọc những comment lại của mình đi! mình đã giải thích rõ là Phàm Thiên Giáo chính là dịch nghĩa và cả nguồn gốc của đạo này luôn. không phải là cái tên vớ vẩn vô nghĩa của bàlamôn. Khi dịch thuật ít nhất phải hiểu ngôn ngữ người ta! chứ không phải cứ phiên âm một cách thiếu kiến thức như vậy!
Cái Tên Ấn độ ngày nay nó cũng do Trung Quốc ngày nay dịch ra thôi. Nhưng trung quốc ngày nay thì dốt hơn cái văn minh rực rỡ của Hoa Hạ ngày xưa nhiều lắm. Nên không thể giữ cái dốt đó được!
Bạn nghe đạo bàlamôn bạn có biết nó ở đâu ra ko?? cũng vậy thôi. đừng đổ tội cho người khác vì .....của mình!

Thông thiên văn tường địa lý thì hoàn toàn không!! mà chỉ là yêu thích ngôn ngữ và qua thời gian sao thấy nhiều chữ bây giờ dùng ngộ quá nên phải tìm hiểu để biết được ngữ nghĩa như thế nào thôi! thêm nữa tôi thích nghe nhạc xưa hay văn hóa cổ. Mà mê văn hóa cổ mà nghe hoặc đọc lại không hiểu nó nói gì thì đâu cảm nhận được cái hay của nó!
Như trình độ của bạn thì khi coi phim xưa họ nói Minh giáo bạn có biết minh giáo là cái giống gì? người ta nói lữ điếm, bạn cũng có biết gì đâu! Họ nói Tây vực bạn có biết tây vực là gì ko?? hay là cứ như vịt nghe sấm! coi vậy thì cũng như ko!
Bạn nói tôi chém gió! thưa rằng đây là kiến thức nhiều năm học hỏi tìm tòi của tôi! chứ ko phải như bạn, đọc còn chưa kỹ! rồi lên phán bừa phán bậy! Những kiến thức này do công sức của tiền nhân bao nhiêu năm nghiên cứu viết lại ! chứ ko phải ăn không ngồi rồi rồi nghĩ chuyện vẫn vơ vô cớ! tôi đề nghị bạn nên chịu khó học hỏi thì khi thưởng lãm một tác phẩm nghệ thuật như phim, nhạc bạn mới cảm nhận được hay dở của nó! còn cứ có xanh xanh đỏ đỏ em nhỏ nó mừng thì tội nghiệp cho những người bỏ công bỏ sức vào làm lắm! vì giống như đàn rảy tai trâu!
Xin lỗi hơi nặng lời!

Xin lỗi nhà hiền triết! =)) . Nhưng xin thưa với bác điều này, ở đây tôi đang tranh cãi về vấn đề phiên âm ngôn ngữ nước ngoài ra cách đọc của tiếng Việt như thế nào? Nó khác với tìm hiểu nghĩa của một ngôn ngữ hay một tôn giáo mà bác nhắc tới nhé! Từ ngữ nước ngoài khi du nhập vào đời sống chúng ta thì nên phiên âm nó như thế nào cho dễ đọc hay là cứ để nguyên bản như thế? (vì thế tôi đâu có nói từ Ấn độ hay một số từ khác mà bác nhắc tới là của Việt Nam mà là phiên âm theo cách Việt hóa nó đấy chứ!)
Nếu bác thử tôi về cái đạo ba-la-mon có từ đâu và nó như thế nào thì tôi không tiện nói ở đây vì nó rông dài lắm. hơn nữa kiến thức còn hạn hẹp nên không dám múa bút như bác.
Còn như mấy cái tên gọi về Minh giáo hay tà giáo gì gì đó và tên gọi một số địa danh của nó trong một mớ ở phim cổ trang của tàu hay tiểu thuyết võ hiệp thì xin thưa là bác cứ thử thoải mái nhé! Xin bác cứ nghiên cứu và viết vào đây cho mọi người thưởng lãm.
(bỏ qua không đáng phải tranh cãi) .
 
Chỉnh sửa lần cuối:

ktq

Member
Ðề: Chữ và nghĩa , xét về khía cạnh dịch thuật!

bạn à! nếu đã phiên âm kiểu nhảm đó thì thà dạy người dân đọc luôn chữ America là America đi! đừng phiên tội nghiệp em nhỏ! khi có một cái tên thì tên phải có nghĩa! kể cả tên người việt hay tên tiếng nước nào như Michael, gì gì đó đều có nghĩa. Một đất nước có nền văn hiến và văn minh thì không thể giống một nước ko có được. Hơn nhau và tự hào về nền văn hiến nước mình ở chỗ đó. Khi mình xét thì chỉ xét những nước có nền văn hiến lâu đời thôi! vì họ có văn hóa riêng nên tên một nước của họ họ đặt đều có nghĩa hết! đừng vì sự kém hiểu biết của mình rồi làm mất giá trị mà nước người ta cố công gầy dựng!

Bạn có thấy bây giờ ai đi phiên âm ra Hán việt mấy tên mới mà đọc chưa, ngay cả từ Mạc tư khoa, Ba lê hay Nữu ước còn ai xài không ? Lúc mới biết đến thế giới thì nhà nước phong kiến lấy cách gọi của TQ để phiên âm ra mà đọc cho dễ, lúc có chữ quốc ngữ rồi thì dần dần mới bỏ luôn cái cách "tên nước ngoài là đọc theo phiên âm Hán Việt".

Mỗi quốc gia, mỗi cộng đồng đều có những giá trị văn hóa riêng, chẳng ai dám nói nước tôi văn hiến hơn nước anh hết. Muốn đánh giá gì cũng phải dựa trên tiêu chí công bằng cho dù có thể không đạt được; đừng bắt phải theo cách giải nghĩa của anh TQ rồi bắt tôi phải xài vì anh TQ văn hiến hơn nước tôi được.

Chỉ có một số quốc gia thì tên riêng mới có nghĩa, còn mấy nước châu Âu hay Mỹ thì tên có nghĩa là tên chứ không có nghĩa khác nhé. John, Anna, Mary nghĩa là gì ? Là tên gọi thôi bạn à. Khi nào lấy tên Spring hay Summer đặt thì mới gọi là tên có ý nghĩa riêng được.

Pháp vẫn tự hào gọi là xứ Gô-loa chứ có tự hào là nước Khẳng khái đâu. Còn cái tên Đột Quyết kia nghe là liên tưởng tới giặc Cốt Đột rồi, mất cảm tình. Người phương Tây khi đặt tên gì gì thì không có cách giải nghĩa khác, chỉ một nghĩa thôi. Còn dân châu Á chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa nên lúc nào cũng xài văn từ đa nghĩa, thích thì tâng bốc ghét thì chà đạp cũng với một từ đó thôi. Vậy nên đừng xài theo kiểu dịch nghĩa mà cứ gọi tên gốc, còn ý nghĩa thì dành cho ai nghiên cứu tìm hiểu sâu.
 

hoangtq

Well-Known Member
Ðề: Chữ và nghĩa , xét về khía cạnh dịch thuật!

Em k dám tranh luận về ngữ nghĩa hay văn hóa, văn hiến vì nghĩ trình của mình k đủ, chỉ có đôi điều thế này: nếu là người Việt, đã nói tiếng Việt thì hạn chế tối đa sử dụng từ Hán Việt (từ có nguồn gốc từ chữ Hán), không phải là dốt mà k hiểu từ Hán Việt nhưng dùng như vậy để làm gì? nghe cho nó sang à?
Ví dụ: thay vì dịch là lữ điếm - theo ngu ý của em hiểu thì nó có nghĩa là quán trọ, giống như motel, hotel trong tiếng Anh), sao k dịch thẳng luôn ra thành quán trọ đi cho nó lành, nghe dễ hiểu, ghi là lữ điếm, người ta k hiểu thì lại nói là người ta ngu ???
Khi xem phim, đọc truyện mà dịch toàn kiểu như vậy là em chúa ghét, mấy người nói chuyện cứ mở mồm ra là dùng từ nửa ta, nửa tây, nửa tàu đó em cũng váy cả nón luôn ạ [-X
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Bên trên