Chữ và nghĩa , xét về khía cạnh dịch thuật!

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

huynhnhan

Banned
Ðề: Chữ và nghĩa , xét về khía cạnh dịch thuật!

Em k dám tranh luận về ngữ nghĩa hay văn hóa, văn hiến vì nghĩ trình của mình k đủ, chỉ có đôi điều thế này: nếu là người Việt, đã nói tiếng Việt thì hạn chế tối đa sử dụng từ Hán Việt (từ có nguồn gốc từ chữ Hán), không phải là dốt mà k hiểu từ Hán Việt nhưng dùng như vậy để làm gì? nghe cho nó sang à?
Ví dụ: thay vì dịch là lữ điếm - theo ngu ý của em hiểu thì nó có nghĩa là quán trọ, giống như motel, hotel trong tiếng Anh), sao k dịch thẳng luôn ra thành quán trọ đi cho nó lành, nghe dễ hiểu, ghi là lữ điếm, người ta k hiểu thì lại nói là người ta ngu ???
Khi xem phim, đọc truyện mà dịch toàn kiểu như vậy là em chúa ghét, mấy người nói chuyện cứ mở mồm ra là dùng từ nửa ta, nửa tây, nửa tàu đó em cũng váy cả nón luôn ạ [-X
Không phải dùng Hán Việt cho sang mà cần phải biết để mà còn hiểu. Người ta dùng chữ Lữ Điếm là tại vì nó ở trong hoàn cảnh thời xưa và phương bắc nên phải để lại cho đúng thời kỳ. Còn thời nay mà bạn dùng chữ lữ điếm người ta có dòm bạn như người tiền sử không??!! Bạn có nhớ dạo gần đây phim cổ trang VN chàng trai vượt thời gian gì đó bị dân chúng kêu là thảm họa cũng chỉ vì họ dùng ngôn ngữ ko đúng thời và phong thái hoàn toàn sai thời kỳ đó! Bạn luôn nhớ chữ thuần Việt của mình mất rất nhiều những chữ mình cho là thuần việt như sẵn sàng, tin tưởng, to, nhỏ đều là hán việt hết nhá!


Bạn có thấy bây giờ ai đi phiên âm ra Hán việt mấy tên mới mà đọc chưa, ngay cả từ Mạc tư khoa, Ba lê hay Nữu ước còn ai xài không ? Lúc mới biết đến thế giới thì nhà nước phong kiến lấy cách gọi của TQ để phiên âm ra mà đọc cho dễ, lúc có chữ quốc ngữ rồi thì dần dần mới bỏ luôn cái cách "tên nước ngoài là đọc theo phiên âm Hán Việt".
Nhà nước phong kiến nào ở đây! Mấy chữ này là do mấy người Việt Nam, Trung QUốc đi học thời Pháp họ dịch như là: Trương Vĩnh Ký,.... bạn có biết là nhiều bộ từ điển Pháp Trung ,Pháp Việt, hay một số ngôn ngữ đông nam á ngày nay còn sử dụng đều có công đóng góp của Trương Vĩnh Ký ko??

Mỗi quốc gia, mỗi cộng đồng đều có những giá trị văn hóa riêng, chẳng ai dám nói nước tôi văn hiến hơn nước anh hết. Muốn đánh giá gì cũng phải dựa trên tiêu chí công bằng cho dù có thể không đạt được; đừng bắt phải theo cách giải nghĩa của anh TQ rồi bắt tôi phải xài vì anh TQ văn hiến hơn nước tôi được.

Chỉ có một số quốc gia thì tên riêng mới có nghĩa, còn mấy nước châu Âu hay Mỹ thì tên có nghĩa là tên chứ không có nghĩa khác nhé. John, Anna, Mary nghĩa là gì ? Là tên gọi thôi bạn à. Khi nào lấy tên Spring hay Summer đặt thì mới gọi là tên có ý nghĩa riêng được.

Pháp vẫn tự hào gọi là xứ Gô-loa chứ có tự hào là nước Khẳng khái đâu. Còn cái tên Đột Quyết kia nghe là liên tưởng tới giặc Cốt Đột rồi, mất cảm tình. Người phương Tây khi đặt tên gì gì thì không có cách giải nghĩa khác, chỉ một nghĩa thôi. Còn dân châu Á chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa nên lúc nào cũng xài văn từ đa nghĩa, thích thì tâng bốc ghét thì chà đạp cũng với một từ đó thôi. Vậy nên đừng xài theo kiểu dịch nghĩa mà cứ gọi tên gốc, còn ý nghĩa thì dành cho ai nghiên cứu tìm hiểu sâu.

bạn nhầm rồi đó bạn tên Anna ,Mary gì đều có nghĩa hết đó! tại bạn ko phải dân bản xứ nên bạn không biết! Ví dụ nhá: tên Jimmy nghĩa là cây xà ben( cái này là bạn mìh kể lại bị một người nước ngoài bắt bẻ họ hỏi biết jimmy nghĩa là gì ko mà lấy tên này, nó nói thấy đẹp thì lấy thôi). Tên tiếng anh là Micheal, tiếng Đức là Mikaen,... đều là đọc trại theo tiếng Triết Khuê hết có nghĩa là: ai xứng đáng hơn các vị thần.
tên Helen là tên cổ của Triết Khuê là: báu vật mà ai cũng muốn chiếm giữ.
Còn bạn nói tên mình Nhân dịch ra là Human là sai vì chữ nhân là nhân nghĩa nhân ái, chứ ko phải là người.
Nhiều bạn cũng tức cười chê của Tàu, phải là thuần Việt thôi! vậy mà tên mình tên con cháu toàn đặt Hán Việt: Đăng Khoa, Trường Giang, Quốc Đại,.... rồi chê những cái tên như mùi, bông, tím, Lan, Út là xấu. Bạn nói như vậy thấy có mâu thuẫn ko???

manhthang đã viết:
Tên riêng là tên riêng, khi chuyển ngữ chỉ nên phiên âm để đọc cho đúng chứ không nên dịch vì nó vừa gây hiểu lầm lại vừa bôi bác tên riêng của người ta.
Mình đồng ý với bạn là chỉ phiên âm cho đúng nhưng bạn thấy chữ Turkey phiên âm dân VN đọc ra là Thổ Nhĩ Kỳ có đúng ko?? đã ko đúng thì dich quách ra thuần Việt cho dân Việt dễ hiểu và dễ đọc!
Tên Pháp với chữ France đọc có giống ko?? đã không giống thì dịch quách ra vừa dễ đọc mà còn có thể cơ bản hiểu được nghĩa của nó nữa.
Mà nhiều bạn cứ kêu để nguyên là để nguyên cái gì?
Một người đọc sách tiếng Anh kể câu chuyện truyền thuyết Triết Khuê, thấy tên tiếng Anh ,rồi kể sang tiếng Việt kêu để nguyên.
Một người đọc sách tiếng Pháp cũng kể câu chuyện y chang vậy, nhưng qua lăng kính tiếng pháp lại thấy người ta ghi tên theo tiếng Pháp , rồi kể sang tiếng việt kêu để nguyên.
Vậy rốt cuộc để nguyên cái gì đây. 2 cái tên khác nhau nhưng cùng một gốc thì tại sao không dịch phức cái tên đó qua tiếng Việt cho mọi người dễ đọc dễ hiểu!
Những cái để nguyên như mấy bộ phim làm hiện đại của Mỹ nè,tên giữ nguyên vì nó chỉ là câu chuyện đơn giản vàchẳng dính đến văn hóa cổ gì cả và còn tiếng để mình biết đọc cho giống và đơn giản. Còn chuyện văn hóa mà cứ giữ nguyên thì chẳng hiểu giữ nguyên cái gì!
Mình nói đây là dành cho những người làm văn hóa! chứ nói chuyện bình thường thì phải gọi đúng tên người ta chứ! gọi khác họ tưởng kêu ai nữa à!
 
Chỉnh sửa lần cuối:

huynhnhan

Banned
Ðề: Chữ và nghĩa , xét về khía cạnh dịch thuật!

Thêm một chuyện nữa nè, cho cãi đã luôn! Câu chuyện về nguồn gốc của dân tộc Việt Nam! ai cũng biết dân việt do mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân sinh ra!
Vậy một câu chuyện thuần Việt tại sao lại xuất hiện 2 cái tên rặc Tàu như vậy??? có ai thắc mắc không! Cái này phải nói là tội nghiệp dân việt lúc đó chưa có chữ khi nhà Tần hay Hán gì đó( có lẽ là Hán vì Hán Việt là ghép từ chữ Hán của thời Hán( Lưu Ban(Bang)- chả hiểu sao mấy cha XHCN lại dùng chữ Lưu Ban để chỉ là ở lại lớp - có lẽ vì Lưu Ban học dốt nổi tiếng nhất) với chữ việt của tộc Việt.Lạc Long Quân thì mình có thể đoán ra được là vua rồng( có thể nói là 2 chữ thuần Việt). Họ dùng chữ Hán chép xuống nên mới ra chữ Âu Cơ - Cơ tức là từ chỉ người con gái ví dụ như Soái Văn Cơ, Thạch Cơ,... và từ Âu thì không biết người ta dịch từ chữ gì ra thành chữ Âu vì ngày nay ko ai biết được chữ gốc là chữ gì!
Trước khi đoáng chữ Âu là chữ gì thì phải để ý biểu tượng các dân tộc lâu đời trên thế giới. như nước Khẳng Khái(Pháp) là con gà trống go loa. Nước Mexico là con đại bàng ngậm con rắn đậu trên cây xương rồng.,... thì có một số nước biểu tượng là 2 con vật , một là con dưới nước là con rắn, rồng,.. một con là bay trên trời( vì người ko thể sống dưới nước và bay trên trời nên họ cho là 2 con này có sự phi thường).
Nên có thể đoán là chim, và người Hán đoán là loài chim giao cấu được với rồng sống ở biển thì phải là chim biên, nên dùng chữ Âu của Hải Âu nên mới có chữ Âu Cơ.
Rồi thêm nữa là Chữ European này anh Tàu đọc trại thành Âu thêm chữ Châu vô thành tên lục địa. Chữ này đọc trại vô nghĩa, dịch đúng chữ European là Phương Tây.
Mà mọi người nên nhớ truyền thuyết về Phương tây họ kể là một người con gái tên là European bị bắt về từ bên Trung đông về vùng đất đó , rồi sinh sôi ra dân tôc Tây Phương ngày nay. Nên chữ European nghĩa là nàng Phương Tây, còn đọc lơ lớ Âu châu thì gọi là nàng Âu.
Nếu lấy chữ Âu làm chuẩn. Một người học tiếng Việt hoặc một người Việt ngứa mắt thông hiểu mấy chuyện này hỏi. Thế cái bà Âu của Âu Châu với bà Âu -tổ của nước Việt ngày nay dính gì đến nhau sao lại cùng tên? vậy các bác trả lời sao, chả nhẽ nói cùng tên. Sao giải thích kiểu cùi bắp đó được.

Còn đây là câu chuyện mình gặp phải đứa cháu bà con mình nè.
Nó đi học cô giáo dạy tên các quốc gia, có tên Trung Quốc, Lào, Hàn Quốc, Campuchia, Mexico,........ Nó về hỏi bà ngoại nó(người này dốt, học ít): ngoại, tại sao tên nước có tên tiếng Việt mà sao có nhiều nước không có tên tiếng Việt??? ngoại trả lời: ờ, tại nó vậy đó con. Mọi người nghe có được không?? Nếu một dân tộc một đất nước mà toàn gặp như vậy thì thử hỏi, có thể có được một lực lượng nhân tài đáng kể để phát triễn, duy trì đất nước được ko!! hay là thui chột hết. May là lúc đó mình ở đó. Mình phải trả lời nó hiểu.
Vậy một người học tiếng Việt hay
 
Chỉnh sửa lần cuối:

manhthang

Huyền Thoại
Ðề: Chữ và nghĩa , xét về khía cạnh dịch thuật!

Kiến thức của bác không sai nhưng quan điểm của bác sai hoàn toàn bác huynhnhan ạ.

Các nước có tên tiếng Việt như Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha hay Thổ Nhĩ Kỳ vô nghĩa như bác nói là những cái tên xuất phát từ đầu thế kỷ trước, khi mà các học giả Việt Nam bắt đầu tiếp xúc với văn hóa Tây phương do người Pháp mang sang nhưng trước đó họ được giáo dục trong môi trường Nho giáo. Chính vì ảnh hưởng của Nho giáo và hơn nữa các nước phương Tây lại đến Trung Quốc trước, người TQ không viết cũng như đọc các tên riêng phương tên nên họ ghi phiên âm cách đọc tương ứng với các từ đồng âm trong bảng Hán tự, bác học tiếng Hán hẳn bác cũng biết phiên âm tiếng Anh của Hán văn khá giống với các từ phương Tây đã được TQ hóa. Các học giả VN phiên thiết chữ Hán sang Hán Việt nên mới có cách gọi tên như vậy.
Ví dụ chữ xi là Tây, co là Cơ nên mới có hàng loạt cái tên ngộ nghĩnh như Mễ Tây Cơ (Mexico), Úc Đại lợi (Australia), Anh cát lợi (England, chứ không phải Anh đại lợi như nhiều bác viết nhé), Phú Lang sa (Française), Nữu Ước (NewYork), Hoa Thịnh Đốn (Washington), Mạc Tư Khoa (Mockba), Nã Phá Luân (Napoleon), .................
Chỉ những quốc gia, danh tự xuất hiện trong thời điểm này mới có tên Hán Việt hóa kiểu như vậy những quốc gia mà Việt Nam biết đến sau này gần như để nguyên tên chỉ phiên âm để đọc như Brazin, Arab, Irac, Iran, Isarel, Palestin, ............ Thậm chí nhiều quốc gia bây giờ được gọi đúng theo cái tên của nó như Argentina thay cho Á Căn Đình, Hungary thay cho Hung Gia Lợi, Canada thay cho Gia Nã Đại, New Zealand thay cho Tân Tây Lan, ..............

Không chỉ TQ mà các nước có ký tự riêng không dùng ký tự La tin như Hàn quốc, Nhật Bản, ....... cũng có cách ký âm như vậy để dân chúng có thể đọc. Ví dụ người Nhật phiên âm chữ Việt Nam thành Betonamu (bê tô na mừ), vì sao lại có cái chữ kỳ cục này nếu bác học hết bài 1 sách vỡ lòng Nhật ngữ sẽ hiểu. Vậy có người Việt Nam nào thắc mắc sao người Nhật lại đặt cho nước mình 1 cái tên kỳ cục như vậy không? Tương tự như vậy, người Turkey cũng không lấy làm phiền khi người Việt Nam gọi họ là Thổ Nhĩ Kỳ.

Em là dân chuyên ngữ (chuyên Văn, chuyên Nga, chuyên Anh), cũng có học qua tiếng Pháp, Trung, Nhật nên nói chuyện về ngôn ngữ thì em có nói cả năm với bác cũng không hết, hehe :D
 

conghieu1978

Moderator
Ðề: Chữ và nghĩa , xét về khía cạnh dịch thuật!

Thêm một chuyện nữa nè, cho cãi đã luôn! Câu chuyện về nguồn gốc của dân tộc Việt Nam! ai cũng biết dân việt do mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân sinh ra!
Vậy một câu chuyện thuần Việt tại sao lại xuất hiện 2 cái tên rặc Tàu như vậy??? có ai thắc mắc không! Cái này phải nói là tội nghiệp dân việt lúc đó chưa có chữ khi nhà Tần hay Hán gì đó( có lẽ là Hán vì Hán Việt là ghép từ chữ Hán của thời Hán( Lưu Ban(Bang)- chả hiểu sao mấy cha XHCN lại dùng chữ Lưu Ban để chỉ là ở lại lớp - có lẽ vì Lưu Ban học dốt nổi tiếng nhất) với chữ việt của tộc Việt.Lạc Long Quân thì mình có thể đoán ra được là vua rồng( có thể nói là 2 chữ thuần Việt). Họ dùng chữ Hán chép xuống nên mới ra chữ Âu Cơ - Cơ tức là từ chỉ người con gái ví dụ như Soái Văn Cơ, Thạch Cơ,... và từ Âu thì không biết người ta dịch từ chữ gì ra thành chữ Âu vì ngày nay ko ai biết được chữ gốc là chữ gì!
Trước khi đoáng chữ Âu là chữ gì thì phải để ý biểu tượng các dân tộc lâu đời trên thế giới. như nước Khẳng Khái(Pháp) là con gà trống go loa. Nước Mexico là con đại bàng ngậm con rắn đậu trên cây xương rồng.,... thì có một số nước biểu tượng là 2 con vật , một là con dưới nước là con rắn, rồng,.. một con là bay trên trời( vì người ko thể sống dưới nước và bay trên trời nên họ cho là 2 con này có sự phi thường).
Nên có thể đoán là chim, và người Hán đoán là loài chim giao cấu được với rồng sống ở biển thì phải là chim biên, nên dùng chữ Âu của Hải Âu nên mới có chữ Âu Cơ.
Rồi thêm nữa là Chữ European này anh Tàu đọc trại thành Âu thêm chữ Châu vô thành tên lục địa. Chữ này đọc trại vô nghĩa, dịch đúng chữ European là Phương Tây.
Mà mọi người nên nhớ truyền thuyết về Phương tây họ kể là một người con gái tên là European bị bắt về từ bên Trung đông về vùng đất đó , rồi sinh sôi ra dân tôc Tây Phương ngày nay. Nên chữ European nghĩa là nàng Phương Tây, còn đọc lơ lớ Âu châu thì gọi là nàng Âu.
Nếu lấy chữ Âu làm chuẩn. Một người học tiếng Việt hoặc một người Việt ngứa mắt thông hiểu mấy chuyện này hỏi. Thế cái bà Âu của Âu Châu với bà Âu -tổ của nước Việt ngày nay dính gì đến nhau sao lại cùng tên? vậy các bác trả lời sao, chả nhẽ nói cùng tên. Sao giải thích kiểu cùi bắp đó được.

Còn đây là câu chuyện mình gặp phải đứa cháu bà con mình nè.
Nó đi học cô giáo dạy tên các quốc gia, có tên Trung Quốc, Lào, Hàn Quốc, Campuchia, Mexico,........ Nó về hỏi bà ngoại nó(người này dốt, học ít): ngoại, tại sao tên nước có tên tiếng Việt mà sao có nhiều nước không có tên tiếng Việt??? ngoại trả lời: ờ, tại nó vậy đó con. Mọi người nghe có được không?? Nếu một dân tộc một đất nước mà toàn gặp như vậy thì thử hỏi, có thể có được một lực lượng nhân tài đáng kể để phát triễn, duy trì đất nước được ko!! hay là thui chột hết. May là lúc đó mình ở đó. Mình phải trả lời nó hiểu.
Vậy một người học tiếng Việt hay
Tôi rất hoan nghênh cái tinh thần tìm hiểu của bạn. Có thể nói bạn đã mạnh dạn đặt ra những vấn đề khoa học rất nghiêm túc và vô cùng thú vị. Nhưng xin thưa với bạn, tôi hoàn toàn bất ngờ, vì sao một người có tri thức, có hiểu biết như bạn lại có thể giải thích một vấn đề khoa học một cách võ đoán và thiếu khoa học đến thế!
Cái thứ nhất là cách giải thích tên bà Âu Cơ trong sử Việt:
Thêm một chuyện nữa nè, cho cãi đã luôn! Câu chuyện về nguồn gốc của dân tộc Việt Nam! ai cũng biết dân việt do mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân sinh ra!
Vậy một câu chuyện thuần Việt tại sao lại xuất hiện 2 cái tên rặc Tàu như vậy??? có ai thắc mắc không! Cái này phải nói là tội nghiệp dân việt lúc đó chưa có chữ khi nhà Tần hay Hán gì đó( có lẽ là Hán vì Hán Việt là ghép từ chữ Hán của thời Hán( Lưu Ban(Bang)- chả hiểu sao mấy cha XHCN lại dùng chữ Lưu Ban để chỉ là ở lại lớp - có lẽ vì Lưu Ban học dốt nổi tiếng nhất) với chữ việt của tộc Việt.Lạc Long Quân thì mình có thể đoán ra được là vua rồng( có thể nói là 2 chữ thuần Việt). Họ dùng chữ Hán chép xuống nên mới ra chữ Âu Cơ - Cơ tức là từ chỉ người con gái ví dụ như Soái Văn Cơ, Thạch Cơ,... và từ Âu thì không biết người ta dịch từ chữ gì ra thành chữ Âu vì ngày nay ko ai biết được chữ gốc là chữ gì!
Trước khi đoáng chữ Âu là chữ gì thì phải để ý biểu tượng các dân tộc lâu đời trên thế giới. như nước Khẳng Khái(Pháp) là con gà trống go loa. Nước Mexico là con đại bàng ngậm con rắn đậu trên cây xương rồng.,... thì có một số nước biểu tượng là 2 con vật , một là con dưới nước là con rắn, rồng,.. một con là bay trên trời( vì người ko thể sống dưới nước và bay trên trời nên họ cho là 2 con này có sự phi thường).
Nên có thể đoán là chim, và người Hán đoán là loài chim giao cấu được với rồng sống ở biển thì phải là chim biên, nên dùng chữ Âu của Hải Âu nên mới có chữ Âu Cơ.
Rồi thêm nữa là Chữ European này anh Tàu đọc trại thành Âu thêm chữ Châu vô thành tên lục địa. Chữ này đọc trại vô nghĩa, dịch đúng chữ European là Phương Tây.
Mà mọi người nên nhớ truyền thuyết về Phương tây họ kể là một người con gái tên là European bị bắt về từ bên Trung đông về vùng đất đó , rồi sinh sôi ra dân tôc Tây Phương ngày nay. Nên chữ European nghĩa là nàng Phương Tây, còn đọc lơ lớ Âu châu thì gọi là nàng Âu.
Nếu lấy chữ Âu làm chuẩn. Một người học tiếng Việt hoặc một người Việt ngứa mắt thông hiểu mấy chuyện này hỏi. Thế cái bà Âu của Âu Châu với bà Âu -tổ của nước Việt ngày nay dính gì đến nhau sao lại cùng tên? vậy các bác trả lời sao, chả nhẽ nói cùng tên. Sao giải thích kiểu cùi bắp đó được.
Phàm đã là người Việt thì bác hãy học sử Việt cho làu cái đã rồi hẵng giải thích nhé! Đừng giải thích một cách bừa bãi thiếu tính khoa học như thế! Ai cũng biết Truyền Thuyết con Rồng Cháu Tiên là giải thích nguồn gốc cao quý của dân tộc Việt. Hai nhân vật trong truyến thuyết là sự tượng trưng cho sự kết hợp của hai bộ lạc Âu Việt và Lạc Việt thời đó. cũng vì vậy mà có cái tên Lạc Long Quân và Âu Cơ bác nhé! Hiểu được cái này thì bạn mới có thể hiểu vì sao sau này An Dương Vương lại đặt tên nước là Âu Lạc. Vấn đề này bạn đã thông chưa? :))
Thêm nữa nhé!:
Còn đây là câu chuyện mình gặp phải đứa cháu bà con mình nè.
Nó đi học cô giáo dạy tên các quốc gia, có tên Trung Quốc, Lào, Hàn Quốc, Campuchia, Mexico,........ Nó về hỏi bà ngoại nó(người này dốt, học ít): ngoại, tại sao tên nước có tên tiếng Việt mà sao có nhiều nước không có tên tiếng Việt??? ngoại trả lời: ờ, tại nó vậy đó con. Mọi người nghe có được không?? Nếu một dân tộc một đất nước mà toàn gặp như vậy thì thử hỏi, có thể có được một lực lượng nhân tài đáng kể để phát triễn, duy trì đất nước được ko!! hay là thui chột hết. May là lúc đó mình ở đó. Mình phải trả lời nó hiểu.
Cái này cũng thật nực cười khi kiến thức về ngôn ngữ học của bạn lại có thể tồi đến như vậy! Chả nhẽ cái câu hỏi đó của một đứa trẻ con lại khó thế sao?
Cái này bác manhthang đã nói rõ nhé! bạn có thể tham khảo ở post trên.
Nói chung qua đọc các cm của bạn tôi thấy bạn có sự nhầm lẫn trong kiến thức. Cũng mong bạn rõ hơn về điều này: Giải thích một thuật ngữ khoa học nhiều khi không phải là cứ dùng cách giải thích nghĩa của một từ đâu nhé!
Sự phát triển của từ là đa dạng, từ có thể mất đi (vì không còn đáp ứng được trong thực tế) và cũng có những từ mới xuất hiện bạn nhé! Cho nên bạn cứ gọi người HiLap là người gì gì đó, người Pháp là cứ gì gì đó thì tùy bạn. Còn tôi khi nói với người cùng dân tộc Việt thì Hilap là HiLap, Pháp là Pháp, Mỹ là Mỹ, khi nói với người nước ngoài tôi có thể phiên âm quốc tế. Thế nhé!
Bạn còn món nào nữa thì cứ bày ra.
 

HDCP

Super Moderators
Ðề: Chữ và nghĩa , xét về khía cạnh dịch thuật!

Riêng tôi lại rất ức chế khi bạn huynhnhan giải thích cái từ "Lưu ban": cách giải thích ngộ nghĩnh quá!

Cái này phải nói là tội nghiệp dân việt lúc đó chưa có chữ khi nhà Tần hay Hán gì đó (có lẽ là Hán vì Hán Việt là ghép từ chữ Hán của thời Hán (Lưu Ban (Bang)- chả hiểu sao mấy cha XHCN lại dùng chữ Lưu Ban để chỉ là ở lại lớp - có lẽ vì Lưu Ban học dốt nổi tiếng nhất)

Tôi có cảm giác và đang nghĩ liệu bạn có bị ngộ chữ chăng? Cái từ lưu ban là : Nói học sinh bị giữ lại lớp học một năm nữa. Nếu giải nghĩa các yếu tố thì lưu có nghĩa là giữ lại; ban có nghĩa là khỏang một thời gian ngắn. vậy nói lưu ban để chỉ học sinh ở lại lớp thì đâu có gì sai. Đằng này bác huynhnhan lại cố gán ghép vào một điển tích trong sử Trung Quốc. Cái này tôi lại thấy thương cho Hán cao tổ quá!
 
Chỉnh sửa lần cuối:

ktq

Member
Ðề: Chữ và nghĩa , xét về khía cạnh dịch thuật!

Công nhận là kiến thức bác huynhnhan đã cho mình biết thêm nhiều thứ, rất cám ơn.

1. Về Lạc Long Quân - Âu Cơ : mục đích của chuyện này là tự sướng, ý lộn tự hào về nguồn gốc "Con Rồng cháu Tiên" của dân Việt Nam (hay là Âu lạc, Hồng bàng, Văn lang, Lạc việt, Đại việt...). Nhưng không lẽ cứ phán là tao là con của Rồng, Tiên khơi khơi; Rồng gì ,Tiên gì ? nên mới đặt ra cái tên Hán Việt cho cha và mẹ là Lạc long quân (Vua Rồng xứ Lạc Việt) - Âu cơ nghe cho sang trọng chứ vỗ ngực thì tự xưng con Rồng cháu Tiên, chả ma nào kêu là con Lạc long quân-Âu cơ hết. Khi đặt tên chữ Hán thì thấy rõ ý nghĩa Rồng Tiên rồi còn gì.

Giả sử trong tiếng Hán không phải chữ Long mà là chữ Thiên chỉ Rồng; chữ Sứ chỉ vua chứ không phải chữ Quân thì gọi là Lạc Thiên Sứ mất rồi.

2. Thổ Nhĩ Kỳ, Hi lạp, Mễ tây cơ, Pháp, Anh.... chỉ là cách gọi tên quốc gia đó theo cách phiên âm ra ngôn ngữ khác cho dễ dùng chứ không có ý nghĩa. Ý nghĩa của tên gọi thì để giải thích sau bởi vì có thể rất dài dòng.

tên gọi : Anh, tên nước này trong ngôn ngữ của họ có nghĩa là gì gì đó (phương thiên đảo quốc theo cách giải nghĩa và gán từ hán việt vô của bạn huynhnhan).

3. Nếu như mọi thứ phải được hiểu nghĩa rõ ràng cho mỗi ngôn ngữ thì đối với người Anh chào nhau : Good morning, John , Jimmy--> qua Việt nam sẽ là : Chào, Nhà vệ sinh (john nghĩa là nhà vệ sinh mà) hay Khỏe hông, Xà beng (Jimmy đó); ngược lại người Anh sẽ nói : Hello, River (Giang) hay Hello, Bear (hùng - gấu)... nghe không hay lắm. Mấy anh tên Chớ, Tèo, Tí, Toét, Gái, Trai.. nghe chắc chạy mất dép, suốt ngày vô nghe kêu Girl hay Boy riết sao chịu nổi

4. Đồng ý là phải hiểu nghĩa nhưng không cần phải chuyển ngữ từ ngôn ngữ gốc, làm sao có thế chuyển nghĩa hết được, ý nghĩa nên được hiểu với ngôn ngữ gốc.

5. Tiếng Việt cũng đẹp lắm, bớt xài tiếng Hán Việt cho em nhờ. Ông cha cố tổ không có chữ viết nên mới mượn tiếng Hán, nói là "trời" nhưng lại viết ra chữ "thiên", nói là "rồng" nhưng viết ra chữ "long", đặt tên con Lê Văn Thiên, Nguyễn Long chứ không đặt là Lê Văn Trời, Nguyễn Rồng cho con cháu nhờ. Bây giờ con cháu đi tranh cãi nhau làm gì.

6. Cái gì cũng có nghĩa ? Vậy Nguyễn là gì, Trần là gì, Lý là gì .....hay chỉ đơn giản là những từ dùng để nhận biết thôi.

Bác huynhnhan có rảnh thì làm một bộ giải nghĩa tên quốc gia, tên địa lý, tên người phương tây cho anh em thêm tí kiến thức hỉ ?
 

tusontay

Huyền Thoại
Ðề: Chữ và nghĩa , xét về khía cạnh dịch thuật!

4. Đồng ý là phải hiểu nghĩa nhưng không cần phải chuyển ngữ từ ngôn ngữ gốc, làm sao có thế chuyển nghĩa hết được, ý nghĩa nên được hiểu với ngôn ngữ gốc.
Trước em có yêu một cô bé chuyên ngữ. Em có hỏi qua về dịch thuật, cô bé ấy có nói 1 câu, mà E khá nhớ: "Dịch ko phải lúc nào cũng word by word, mà phải tùy văn cảnh, mà dùng từ ngữ thích hợp". Cô bé ấy rất giỏi tiếng Anh & Hàn, chuyên đi phiên dịch. Tất nhiên, em chỉ là ng dốt tiếng nước ngoài, nên ko dám lạm bàn. Điều này có lẽ phải nhờ IVY68 xác nhận hộ!
 

huynhnhan

Banned
Ðề: Chữ và nghĩa , xét về khía cạnh dịch thuật!

Công nhận là kiến thức bác huynhnhan đã cho mình biết thêm nhiều thứ, rất cám ơn.

1. Về Lạc Long Quân - Âu Cơ : mục đích của chuyện này là tự sướng, ý lộn tự hào về nguồn gốc "Con Rồng cháu Tiên" của dân Việt Nam (hay là Âu lạc, Hồng bàng, Văn lang, Lạc việt, Đại việt...). Nhưng không lẽ cứ phán là tao là con của Rồng, Tiên khơi khơi; Rồng gì ,Tiên gì ? nên mới đặt ra cái tên Hán Việt cho cha và mẹ là Lạc long quân (Vua Rồng xứ Lạc Việt) - Âu cơ nghe cho sang trọng chứ vỗ ngực thì tự xưng con Rồng cháu Tiên, chả ma nào kêu là con Lạc long quân-Âu cơ hết. Khi đặt tên chữ Hán thì thấy rõ ý nghĩa Rồng Tiên rồi còn gì.

2. Thổ Nhĩ Kỳ, Hi lạp, Mễ tây cơ, Pháp, Anh.... chỉ là cách gọi tên quốc gia đó theo cách phiên âm ra ngôn ngữ khác cho dễ dùng chứ không có ý nghĩa. Ý nghĩa của tên gọi thì để giải thích sau bởi vì có thể rất dài dòng.


tên gọi : Anh, tên nước này trong ngôn ngữ của họ có nghĩa là gì gì đó (phương thiên đảo quốc theo cách giải nghĩa và gán từ hán việt vô của bạn huynhnhan).

3. Nếu như mọi thứ phải được hiểu nghĩa rõ ràng cho mỗi ngôn ngữ thì đối với người Anh chào nhau : Good morning, John , Jimmy--> qua Việt nam sẽ là : Chào, Nhà vệ sinh (john nghĩa là nhà vệ sinh mà) hay Khỏe hông, Xà beng (Jimmy đó); ngược lại người Anh sẽ nói : Hello, River (Giang) hay Hello, Bear (hùng - gấu)... nghe không hay lắm. Mấy anh tên Chớ, Tèo, Tí, Toét, Gái, Trai.. nghe chắc chạy mất dép, suốt ngày vô nghe kêu Girl hay Boy riết sao chịu nổi

4. Đồng ý là phải hiểu nghĩa nhưng không cần phải chuyển ngữ từ ngôn ngữ gốc, làm sao có thế chuyển nghĩa hết được, ý nghĩa nên được hiểu với ngôn ngữ gốc.

5. Tiếng Việt cũng đẹp lắm, bớt xài tiếng Hán Việt cho em nhờ. Ông cha cố tổ không có chữ viết nên mới mượn tiếng Hán, nói là "trời" nhưng lại viết ra chữ "thiên", nói là "rồng" nhưng viết ra chữ "long", đặt tên con Lê Văn Thiên, Nguyễn Long chứ không đặt là Lê Văn Trời, Nguyễn Rồng cho con cháu nhờ. Bây giờ con cháu đi tranh cãi nhau làm gì.

6. Cái gì cũng có nghĩa ? Vậy Nguyễn là gì, Trần là gì, Lý là gì .....hay chỉ đơn giản là những từ dùng để nhận biết thôi.

Bác huynhnhan có rảnh thì làm một bộ giải nghĩa tên quốc gia, tên địa lý, tên người phương tây cho anh em thêm tí kiến thức hỉ ?

bạn à! bạn có đọc hết bài mình viết ko?? chỉ chuyển đổi tên khi những cái tên quan trọng hay trong những vấn đề liền quan đến văn hóa thôi. Còn giao tiếp bình thường thì người ta chỉ cho nhau cách đọc tên họ đúng thì đọc! Mình đã có nói rõ là nên đọc đúng như phát âm gốc. chứ nói chuyện bình thường thì dịch tên là cái khỉ gì! bạn tên Phương thì khi nói chuyện với người ta hay kể chuyện về người đó ở mặt giao tiếp thì gọi đúng tên thì nhắc người ta mới hiểu chứ! còn bạn dịch một hồi người nghe loạn luôn chả biết đang nói tới đứa nào!

Tên mấy họ Lý Trần , Lê, Nguyễn đều chỉ là tên vùng đất hay làng mà họ sống thôi. Chứ nó chẳng có nghĩa gì đâu! Mà thường những cái họ này đều xuất phát từ bên Tàu. Người Việt nam mình chỉ có 2 họ chính gốc VN là họ Lê, Nguyễn( nguyễn là đổi từ họ Lê hay họ Lý gì đó mình quên rồi).
Giả sử trong tiếng Hán không phải chữ Long mà là chữ Thiên chỉ Rồng; chữ Sứ chỉ vua chứ không phải chữ Quân thì gọi là Lạc Thiên Sứ mất rồi.
Đây nói về văn hóa cổ, không có chuyện giả sử bừa bãi được. Đây là khoa học , chứ không phải lý luận cùn.

Bạn à! mỗi dân tộc có nền văn hiến lâu đời đều có những huyền thoại truyền thuyết lâu đời về nước mình hết bạn à. Có thể những câu chuyện đó đôi khi không phải họ nghĩ ra mà mượn từ nền văn hóa khác. Nhưng tựu trung là giải thích nguồn gốc , sự việc hết! Có nhiều câu chuyện mà độ triết lý của nó thì đến thế kỷ 21 này họ cũng chỉ bằng thôi mà đôi khi còn kém hơn nữa!
Mình nêu ra câu chuyện đó là thấy có những điểm bất thường rồi! câu chuyện rặc Việt mà lại xuất hiện cái tên rặc Tàu đó là bất thường! còn chuyện nội dung câu chuyện mình ko bàn vì nó thừa ai cũng biết!
 
Chỉnh sửa lần cuối:

huynhnhan

Banned
Ðề: Chữ và nghĩa , xét về khía cạnh dịch thuật!

Có lẽ mình có nhầm lẫn chăng. Nhưng nhiều người nghi ngờ cũng đúng vì Lưu Ban dốt nổi tiếng trong lịch sử mà! có tài năng gì đâu! chỉ là gặp thời có người phò trợ nên nghiệp lớn thôi! đọc sử sẽ thấy mấy ông sử gia chép về Lưu Ban cũng đâu có trọng gì đâu! dùng chữ vẫn có ý khinh thường mà. Mà trong phim thì nó cũng miêu tả Lưu Ban giống vậy!
Riêng tôi lại rất ức chế khi bạn huynhnhan giải thích cái từ "Lưu ban": cách giải thích ngộ nghĩnh quá!



Tôi có cảm giác và đang nghĩ liệu bạn có bị ngộ chữ chăng? Cái từ lưu ban là : Nói học sinh bị giữ lại lớp học một năm nữa. Nếu giải nghĩa các yếu tố thì lưu có nghĩa là giữ lại; ban có nghĩa là khỏang một thời gian ngắn. vậy nói lưu ban để chỉ học sinh ở lại lớp thì đâu có gì sai. Đằng này bác huynhnhan lại cố gán ghép vào một điển tích trong sử Trung Quốc. Cái này tôi lại thấy thương cho Hán cao tổ quá!
 

huynhnhan

Banned
Ðề: Chữ và nghĩa , xét về khía cạnh dịch thuật!

Kiến thức của bác không sai nhưng quan điểm của bác sai hoàn toàn bác huynhnhan ạ.

Các nước có tên tiếng Việt như Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha hay Thổ Nhĩ Kỳ vô nghĩa như bác nói là những cái tên xuất phát từ đầu thế kỷ trước, khi mà các học giả Việt Nam bắt đầu tiếp xúc với văn hóa Tây phương do người Pháp mang sang nhưng trước đó họ được giáo dục trong môi trường Nho giáo. Chính vì ảnh hưởng của Nho giáo và hơn nữa các nước phương Tây lại đến Trung Quốc trước, người TQ không viết cũng như đọc các tên riêng phương tên nên họ ghi phiên âm cách đọc tương ứng với các từ đồng âm trong bảng Hán tự, bác học tiếng Hán hẳn bác cũng biết phiên âm tiếng Anh của Hán văn khá giống với các từ phương Tây đã được TQ hóa. Các học giả VN phiên thiết chữ Hán sang Hán Việt nên mới có cách gọi tên như vậy.
Ví dụ chữ xi là Tây, co là Cơ nên mới có hàng loạt cái tên ngộ nghĩnh như Mễ Tây Cơ (Mexico), Úc Đại lợi (Australia), Anh cát lợi (England, chứ không phải Anh đại lợi như nhiều bác viết nhé), Phú Lang sa (Française), Nữu Ước (NewYork), Hoa Thịnh Đốn (Washington), Mạc Tư Khoa (Mockba), Nã Phá Luân (Napoleon), .................
Chỉ những quốc gia, danh tự xuất hiện trong thời điểm này mới có tên Hán Việt hóa kiểu như vậy những quốc gia mà Việt Nam biết đến sau này gần như để nguyên tên chỉ phiên âm để đọc như Brazin, Arab, Irac, Iran, Isarel, Palestin, ............ Thậm chí nhiều quốc gia bây giờ được gọi đúng theo cái tên của nó như Argentina thay cho Á Căn Đình, Hungary thay cho Hung Gia Lợi, Canada thay cho Gia Nã Đại, New Zealand thay cho Tân Tây Lan, ..............

Không chỉ TQ mà các nước có ký tự riêng không dùng ký tự La tin như Hàn quốc, Nhật Bản, ....... cũng có cách ký âm như vậy để dân chúng có thể đọc. Ví dụ người Nhật phiên âm chữ Việt Nam thành Betonamu (bê tô na mừ), vì sao lại có cái chữ kỳ cục này nếu bác học hết bài 1 sách vỡ lòng Nhật ngữ sẽ hiểu. Vậy có người Việt Nam nào thắc mắc sao người Nhật lại đặt cho nước mình 1 cái tên kỳ cục như vậy không? Tương tự như vậy, người Turkey cũng không lấy làm phiền khi người Việt Nam gọi họ là Thổ Nhĩ Kỳ.

Em là dân chuyên ngữ (chuyên Văn, chuyên Nga, chuyên Anh), cũng có học qua tiếng Pháp, Trung, Nhật nên nói chuyện về ngôn ngữ thì em có nói cả năm với bác cũng không hết, hehe :D

biết bác manhthang là dân chuyên ngữ rồi! chỉ cần bác biết Minh giáo xuất phát từ Ba tư là biết bác giỏi về mảng này rồi. Không cần khoe! nhưng thực tế trên thế giới có 2 cách dịch một là phiên âm ra( mình không thích kiểu này vì thể hiện là dịch giả làm biếng). còn cách thứ 2 là tìm hiểu truy nguyên nguồn gốc rồi dịch( mình thích cách dịch này hơn) vì nếu một học giả muốn tìm hiểu về văn hóa thì sẽ không bị tè le téc lét khi những cái không dính gì với nhau nhưng lại cùng chữ, cùng tên. Như vậy sẽ làm rối rắm học giả.
Còn trong cuộc sống đời thường thì ai muốn dùng gì cũng được vì nó chẳng có gì đáng nói. Đôi khi người ta nói bậy thì người nghe lơ luôn vì nếu mình sửa có thể mất lòng,.....rồi tùm lum chuyện sau này ko đáng!
Còn một điểm nữa là không phải ngôn ngữ nào cũng đủ chữ để dùng nên đôi khi họ dịch qua nó vô nghĩa nhưng họ cho phép dùng tạm.

Nhắc đến điểm này mình lai bực mình cái đám nhà báo dốt VN, kể cả đài truyền hình VN, báo tuổi trẻ,..... đó là cứ đem cái từ lũ ở miền bắc và trung đem vào miền nam gán bừa. Miền Nam làm gì có lũ.
Ai cũng biết định nghĩa lũ lụt là gì rồi. Thế mà dám đem vào gán bậy gán bạ. Miền Nam có một từ mà mấy trăm năm nay họ dùng, vừa chính xác vừa hay đó là: mùa nước nổi. Hiện tượng hàng năm đúng tháng là nước về, đúng thời gian là nước rút. Mỗi mùa nước nổi là đem lại biết bao nhiêu lợi ích cho miền Tây. vậy mà đi đem một từ dành cho thiên tai gán vào.
 

huynhnhan

Banned
Ðề: Chữ và nghĩa , xét về khía cạnh dịch thuật!

Tôi nói là nói với những người quan tâm đến văn hóa thôi! còn những người còn lại thì coi như không nghe ko thấy đi nhá! vì dù tôi có cố giải thích thì họ vẫn ko chịu hiểu vấn đề! Đọc nội dung tôi viết còn hiểu chưa hết thì sao mà bàn tiếp hay mở rộng được!
 
Ðề: Chữ và nghĩa , xét về khía cạnh dịch thuật!

tại sao phải bắt người ta phải đọc theo Hán Việt nhỉ? nhiều người ko hiểu cũng bình thường, chẳng có lý do gì mà chỉ trích người ta cả. quán trọ thì nói là quán trọ đi cho nhanh, lữ với chả điếm cái gì vậy? chẳng phải ngày nay từ ngữ đã khác rồi sao? ko lẽ gọi người phục vụ ở quán ăn thì cứ phải là tiểu nhị hả??? nực cười
 

conghieu1978

Moderator
Ðề: Chữ và nghĩa , xét về khía cạnh dịch thuật!

Tôi nói là nói với những người quan tâm đến văn hóa thôi! còn những người còn lại thì coi như không nghe ko thấy đi nhá! vì dù tôi có cố giải thích thì họ vẫn ko chịu hiểu vấn đề! Đọc nội dung tôi viết còn hiểu chưa hết thì sao mà bàn tiếp hay mở rộng được!

Cái quan trọng là hiểu cái văn hóa nó đến đâu, chúng tôi không phải là học giả cũng chẳng phải là nhà dịch thuật nhưng nghe cái cách giải thích theo kiểu văn hóa sách vở nửa vời thì chẳng thà thôi. Nói cho người ta hiểu đó cũng là văn hóa đấy bác. Lũ chúng tôi chỉ xuất thân từ văn hóa vỉa hè có thể chưa hiểu hết được vốn văn hóa có tính hàn lâm như bác được. Cho nên nghe bác giải thích nguồn gốc và ngữ nghĩa của từ mà thấy choáng. :))
 

baolam1905

Member
Ðề: Chữ và nghĩa , xét về khía cạnh dịch thuật!

Em không đủ trình độ ngôn ngữ học để xác nhận những gì bác Huynhnhan nói là chính xác 100% không, cho là đúng đi. Nhưng em chỉ thấy một điều rõ ràng: đó là thái độ khá bức xúc của bác ấy về tình trạng nhiều người, phải nói là hấu hết mọi người không biết và không hiểu cũng như không chịu tìm hiểu về những kiến thức mà bác ấy đã trình bày. Đó là cảm giác của em, không biết bà con vào đọc thấy có giống không.
Em xin hỏi bác thế này: bác có rành về ngôn ngữ vậy nếu vài bạn học chuyên về vật lý lý thuyết hay chuyên về sinh học, chuyên về tin học hay chuyên về bất cứ ngành nghề nào khác cũng lên giọng thuyết giảng bác về cách bác hiểu sai và nói chuyện sai về một số thuật ngữ chuyên ngành của họ mà mà họ biết rõ hơn bác thì sao, dù những thuật ngữ đó khá phổ biến và hầu hết mọi người đều dùng như bác?? Đó chính xác là cảm giác của em khi đọc mấy dòng đầy kiến thức uyên bác của bác. Kiến thức bác hay, nhưng đừng bắt những người khác cũng buộc phải biết như bác, những thứ về nguồn gốc ngữ nghĩa từ rồi Hán Việt Anh Mỹ gì đấy để cho các bác nghiên cứu, người bình thường bọn em học sao nói vậy, thầy cô dạy sao, báo chí truyền hình nhà nước dạy sao nói vậy, nói người khác hiểu, người khác nói mình hiểu, không mất lòng ai, vậy là đủ rồi.
 

ktq

Member
Ðề: Chữ và nghĩa , xét về khía cạnh dịch thuật!

Có lẽ mình có nhầm lẫn chăng. Nhưng nhiều người nghi ngờ cũng đúng vì Lưu Ban dốt nổi tiếng trong lịch sử mà! có tài năng gì đâu! chỉ là gặp thời có người phò trợ nên nghiệp lớn thôi! đọc sử sẽ thấy mấy ông sử gia chép về Lưu Ban cũng đâu có trọng gì đâu! dùng chữ vẫn có ý khinh thường mà. Mà trong phim thì nó cũng miêu tả Lưu Ban giống vậy!

Đã thấy phi lý rồi mà còn cãi cùn, hy vọng rồi thất vọng về bạn quá. Lưu Bang hay Lưu Ban ?
 

baolam1905

Member
Ðề: Chữ và nghĩa , xét về khía cạnh dịch thuật!

Đã thấy phi lý rồi mà còn cãi cùn, hy vọng rồi thất vọng về bạn quá. Lưu Bang hay Lưu Ban ?
Mình mới google ra : Lưu Bang và Hạng Vũ, còn lưu ban là sắp bị ăn đòn rồi!=))
 

ktq

Member
Ðề: Chữ và nghĩa , xét về khía cạnh dịch thuật!

Tên mấy họ Lý Trần , Lê, Nguyễn đều chỉ là tên vùng đất hay làng mà họ sống thôi. Chứ nó chẳng có nghĩa gì đâu! Mà thường những cái họ này đều xuất phát từ bên Tàu. Người Việt nam mình chỉ có 2 họ chính gốc VN là họ Lê, Nguyễn( nguyễn là đổi từ họ Lê hay họ Lý gì đó mình quên rồi).

Chả có tư liệu nào xác nhận chính xác điều này hết, chẳng qua là thấy chiếm tỷ lệ lớn cộng với bên TQ hiếm thấy nên bảo là họ gốc VN thôi. VN lúc đó chữ viết chính thức còn chưa có phải dùng tiếng Hán mà bảo gốc gì nữa.

Đây nói về văn hóa cổ, không có chuyện giả sử bừa bãi được. Đây là khoa học , chứ không phải lý luận cùn.

Đây là chuyện đặt ra để giải thích sự việc theo hướng của người kể chuyện, có ai biết chính xác đâu. Văn hóa mà bạn đòi chính xác theo kiểu 1+1 = 2 hay sao.

Mình nêu ra câu chuyện đó là thấy có những điểm bất thường rồi! câu chuyện rặc Việt mà lại xuất hiện cái tên rặc Tàu đó là bất thường! còn chuyện nội dung câu chuyện mình ko bàn vì nó thừa ai cũng biết!

Bất thường thì bây giờ đừng nên xài nữa, cứ gọi là con vua Rồng cháu nữ Tiên thôi cho nó thuần Việt; cũng đừng gọi Hi lạp là Triết Khuê, Anh là Phương thiên đảo quốc .....Lúc đó không có ngôn ngữ của riêng thì phải mượn xài, tổ tiên cha ông cực chẳng đã mới làm vậy, bạn hiểu rõ vấn đề mà còn thắc mắc.

Chỉ muốn nói là bạn đừng bắt người khác phải theo mình hay chê bai chửi rủa người khác trong vấn đề văn hóa, từ ngữ. Điều này liên quan đến nhiều mặt chứ không phải là hoặc đúng hoặc sai như toán lý được. Nếu cách đây cả trăm năm các nhà ngôn ngữ học làm theo cách của bạn nghĩa là gọi Hi lạp là Triết Khuê, Anh là Phương thiên đảo quốc, Pháp là Khẳng Khái... thì bây giờ cũng chấp nhận thôi. Tại sao lúc đó ai cũng biết xứ Thiên Trúc là India mà không chịu sửa, cứ gọi là Ấn độ thì chắc bác hiểu rõ nhỉ ?

Dù sao thì cũng ủng hộ quan điểm về cách sử dụng ngôn ngữ của bạn.
 

huynhnhan

Banned
Ðề: Chữ và nghĩa , xét về khía cạnh dịch thuật!

Nếu vậy mình sẽ sửa! vì chịu học hỏi là sở thích của mình, ai nói mà kiến thức hay mình học hết bạn à! chỉ sợ cái đầu mình nó nhét ko vô thôi! Phải chịu học hỏi tiếp thu cái hay thì con người mới khá được! Nếu cứ bảo thủ thì xã hội tiến lên được!
Em không đủ trình độ ngôn ngữ học để xác nhận những gì bác Huynhnhan nói là chính xác 100% không, cho là đúng đi. Nhưng em chỉ thấy một điều rõ ràng: đó là thái độ khá bức xúc của bác ấy về tình trạng nhiều người, phải nói là hấu hết mọi người không biết và không hiểu cũng như không chịu tìm hiểu về những kiến thức mà bác ấy đã trình bày. Đó là cảm giác của em, không biết bà con vào đọc thấy có giống không.
Em xin hỏi bác thế này: bác có rành về ngôn ngữ vậy nếu vài bạn học chuyên về vật lý lý thuyết hay chuyên về sinh học, chuyên về tin học hay chuyên về bất cứ ngành nghề nào khác cũng lên giọng thuyết giảng bác về cách bác hiểu sai và nói chuyện sai về một số thuật ngữ chuyên ngành của họ mà mà họ biết rõ hơn bác thì sao, dù những thuật ngữ đó khá phổ biến và hầu hết mọi người đều dùng như bác?? Đó chính xác là cảm giác của em khi đọc mấy dòng đầy kiến thức uyên bác của bác. Kiến thức bác hay, nhưng đừng bắt những người khác cũng buộc phải biết như bác, những thứ về nguồn gốc ngữ nghĩa từ rồi Hán Việt Anh Mỹ gì đấy để cho các bác nghiên cứu, người bình thường bọn em học sao nói vậy, thầy cô dạy sao, báo chí truyền hình nhà nước dạy sao nói vậy, nói người khác hiểu, người khác nói mình hiểu, không mất lòng ai, vậy là đủ rồi.

Bạn đã nói đến báo chí truyền hình thì mình cũng nói luôn! Báo chí VN bây giờ toàn báo lá cải! báo chí thì viết theo chỉ đạo! những người dạy trong ngành giáo dục đa số là dốt!( bạn ko tin thì đi hỏi những người lớn tuổi đi) thời sau năm 75 , ai cùng đường ko còn chỗ nào làm thì xin vào ngành giáo dục đi dạy. Một nền giáo dục như vậy hỏi sao đa số học sinh ko đốt, rồi khi nó dốt thì đổ tội tại nó lười, cách dạy sử đầy tính tuyên truyền và khô khan, đám học sinh chán, ko học. Sau đó la hét kêu gào thét: học sinh quay lưng với sử. Rồi nào là người Việt mà ko biết gì về sử Việt( có dạy đâu mà biết, toàn là chống Mỹ, chống Pháp, rồi dạy lòg thù hận). Thời đi học. Mình ko bao giờ đọc học sử trong sách giáo khoa , thi toàn là copy. Nhưng mình đã dám mượn nguyên bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư về đọc đó.
Bạn nói người khác hiểu. Ừ thì có hiểu đó, nhưng hiểu gì? hay hiểu như vầy:" anh khỏe ko? khỏe" là được rồi. Hồi xưa t cũng ngu về mấy kiến thức này lắm. Sau càng ngày càng lớn, đọc nhiều ,coi nhiều thấy nhiều chữ ví dụ như chữ Minh với chữ Quang, 2 chữ cùng đều nghĩa là sáng cả, vậy chọn chữ nào ghép chữ nào đây! thế là đi tìm hiểu, đọc sách, tìm cao nhân chỉ bảo! rồi từ từ mới biết nhiều.
Kể cả tiếng thuần Việt tôi cũng phải học. tìm hiểu dịch nghĩa vì mọi người thường nói theo thói quen nên càng ngày càng rối. phải tìm hiểu nghĩa chính xác của nó để mà còn biết sử dụng. Dạo này báo chí la chuyện ngôn ngữ teen là thảm họa. Mình thấy chẳng có gì là thảm họa cả! đó chỉ là hậu quả của việc dùng theo thói quen thôi!
 
Chỉnh sửa lần cuối:

huynhnhan

Banned
Ðề: Chữ và nghĩa , xét về khía cạnh dịch thuật!

bạn à! thời chữ đó là đang nói là trong phim thanh xà bạch xà! thời đó mà đó là ở tàu, không ai dùng chữ nhà trọ cả bạn à! thời nào thì phải dùng chữ thời đó! còn người đời sau nên học để biết! người càng hiểu biết nhiều thì càng có lợi thôi! mà đặt biệt thì những chữ đó ko xa lạ gì với dân VN đặt biệt là những người khoảng U50! còn đa số dân sau 75 mù Hán Việt là do nền giáo dục.Một chương trình giáo dục ngu dân! bây giờ cải cách cho đã! cuối cùng hiện tại lại chạy về cách dạy của trước 75
tại sao phải bắt người ta phải đọc theo Hán Việt nhỉ? nhiều người ko hiểu cũng bình thường, chẳng có lý do gì mà chỉ trích người ta cả. quán trọ thì nói là quán trọ đi cho nhanh, lữ với chả điếm cái gì vậy? chẳng phải ngày nay từ ngữ đã khác rồi sao? ko lẽ gọi người phục vụ ở quán ăn thì cứ phải là tiểu nhị hả??? nực cười
 

huynhnhan

Banned
Ðề: Chữ và nghĩa , xét về khía cạnh dịch thuật!

Mình mới google ra : Lưu Bang và Hạng Vũ, còn lưu ban là sắp bị ăn đòn rồi!=))
bạn à ! chữ Lưu Bang hay Lưu Ban chưa chắc ai đúng nhá, đừng nghĩ google luôn luôn đúng nhá, tùy thôi! đề nghị ai giỏi về chữ Hoa Hạ mà là phồn thể(không chơi giản thể). lôi chữ gốc của nó ra đi rồi phiên dịch ra đúng là Ban có G hay ko nha??? lúc đó bàn tiếp!
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Bên trên