Độ nhạy của loa

m1984

Member
Mình có một số thắc mắc về độ nhạy của loa, các bác chỉ giáo nhé:

  1. Độ nhạy càng cao thì loa càng dễ đánh, vậy tại sao các nhà sản xuất ko sản xuất loa có độ nhạy cao, mà chỉ một số dòng?
  2. Cấu tạo cơ bản của loa là giống nhau, như vậy nhà sản xuất tăng độ nhạy của loa bằng cách nào?
  3. Ưu/khuyết điểm của loa có độ nhạy cao?

Cảm ơn các bác đóng góp ý kiến
 

typn30_hn

New Member
Ðề: Độ nhạy của loa

bác hỏi những điều trên thì thực ra nhà SX loa cũng chưa có câu trả lời xác đáng cho bác đâu
hàng thế kỷ nay người ta cũng chỉ xoay quanh để trả lời mấy câu bác hỏi đó
thôi cứ tập trung vào vui ,vào chơi đi bác, đừng bận tậm chuyên môn sâu quá
KÍNH !
 

gaffer

New Member
Ðề: Độ nhạy của loa

Mình có một số thắc mắc về độ nhạy của loa, các bác chỉ giáo nhé:

  1. Độ nhạy càng cao thì loa càng dễ đánh, vậy tại sao các nhà sản xuất ko sản xuất loa có độ nhạy cao, mà chỉ một số dòng?
  2. Cấu tạo cơ bản của loa là giống nhau, như vậy nhà sản xuất tăng độ nhạy của loa bằng cách nào?
  3. Ưu/khuyết điểm của loa có độ nhạy cao?

Cảm ơn các bác đóng góp ý kiến

Mình quote 2 bài này chắc là thỏa mãn bạn:

http://ttvnol.com/dtvt/372393 đã viết:
Trong nghề loa, độ nhạy thường nằm trong dải 85 - 105 dB.
Từ 85-88dB coi là độ nhạy thấp
89-91 dB coi là trung bình,
92 - 96 được coi là cao, và
97 trở lên được coi là cao ... như Ông Tây!

Chúng ta bàn ở đây là chỉ bàn những loa có độ nhạy trên 92 dB.

Độ nhạy cao có cấu trúc đặc biệt gì?
1- Muốn độ nhạy cao thì cái driver phải nhayvạ thùng phải tốt
Driver nhạy là sao? Là nam châm phải mạnh, màng gân phải mềm, khe từ thường hẹp...nam châm như thế vật liệu là quý hiếm, công nghệ chế tạo rất chính xác, suy ra đắc tiền. Vậy driver độ nhạy cao đắc tiền.
Thùng nhạy là sao: thùng phải có cấu trúc TQWT, horn ..v...v...muoón làm những ddời này thường khó gia công, tốn nhiều vật tư, vậy nó đắc rồi. Nhiều gỗ, công thợ nhiều chắc chắn đắc.
A`, vậy thì loa độ nhạy cao đắc là phải rồi, đó là nhược điểm 1
2- Các loa độ nhạy cao thường to lớn kồng kềnh, nhà bé khó chơi, khó sắp đặt
3- Vì nhạy cao nên tiếng gì cũng ra, hay cũng lộ mà dở cũng phô, nên nếu nguồn và ampli của bạn tầm thường, CD lởm khởm thì lộ hết.
4- Set-up loa độ nhạy cao khó hơn nhạy thấp vì ảnh hưởng bởi phòng nghe nhiều hơn...

http://sohoa.vnexpress.net/sh/am-thanh/loa/2009/07/3b9b05da/ đã viết:
Độ nhạy không phải là thước đo về chất lượng âm thanh nhưng cho biết ampli của bạn cần mạnh đến mức nào để kết hợp và giúp hệ thống hay hơn.
Độ nhạy liên quan đến công suất ampli.

Một trong những thông số cơ bản nhưng khá hữu ích khi tham khảo loa là độ nhạy (sensitivity) được đo bằng decibel (dB). Đó là con số chỉ ra loa sẽ kêu to đến mức nào trong một mức điện đầu vào.

Độ nhạy có thể đo bằng nhiều cách. Tuy nhiên, ngành công nghiệp audio có một phương pháp tiêu chuẩn chung để độ nhạy ở các loa khác nhau có thể dễ dàng so sánh với nhau.

Nơi lý tưởng nhất để đo thông số này là trong một phòng không có tiếng vọng. Đây là phòng lớn, được cách âm, có các tấm tiêu âm phủ kín mọi bề mặt của tường, trần, sàn để loại bỏ hiện tượng dội âm. Về cơ bản, phòng này phỏng theo một không gian tự do không có giới hạn dội lại, nghĩa là thứ duy nhất được đo là âm thanh phát ra từ loa chứ không có âm thanh dội lại từ tường, sàn, đồ đạc...

Người quan tâm có thể tham khảo các thông số tại speakermeasurements.com bởi đó là nguồn tham khảo cho những muốn biết chính xác loa thể hiện trong phòng lab như thế nào.

Mức điện áp tiêu chuẩn đầu vào là 2,83 volt, được hiểu là tương ứng với 1 watt nếu loa "đánh" với ampli ở mức trở kháng 8 ohm. Công suất ra của loa đo bằng watt được tính bằng công thức bình phương hiệu điện thế / trở kháng. Trong trường hợp này là 2,832 / 8 = 8,0089/8 =1. Nếu trở kháng là 4 ohm thì công suất sẽ là 2 watt.

Sau đó, sẽ phải đo đầu ra của loa thường được nhắc đến bằng mức nén âm thanh (SPL) và thể hiện ở số decibel. Người ta đo bằng cách đặt một microphone ở ngay phía trước loa. Cần chú ý phải đo đúng cùng một khoảng cách cho tất cả các loa, thường là 1 mét. Ở loa 3 đường tiếng, đặt micro ở giữa tweeter và mid, ở loa 2 đường tiếng, đặt micro ở giữa tweeter và mid-woofer.

Ngoài ra, không chỉ đo độ nhạy của loa chỉ ở một tần số rồi cho đó là đủ. Không giống ampli, loa luôn biến đổi trong đáp ứng tần số, có thể là +- 3dB, tùy vào các tần số.

Như vậy, khi nhìn những con số như 2,83V/m, bạn sẽ hiểu hơn về nó: loa được đo bằng điện áp đầu vào 2,83 volt, microphone được đặt cách mặt loa 1 mét. Còn cách viết 2,83V/2m nghĩa là microphone đặt cách mặt loa 2 mét. Ở 2,83V/m, hầu hết các loa sẽ cho output ở khoảng 80-90 dB, mức trung bình khoảng 87dB. Để tiện so sánh, tiếng chuông điện thoại di động có độ nhạy 80dB, tiếng xe tải chạy trên đường là 90dB, tiếng nói chuyện bình thường là 60dB. Do đó, với 2,83 volt, loa cho lượng âm thanh không phải là nhỏ.

Tuy nhiên, trong khi 1 watt có vẻ như tạo ra độ lớn âm thanh đáng kể, một số người có thể nghĩ rằng không có khác biệt lớn giữa 80dB và 90dB. Kỳ thực, chệnh lệch 10dB có thể tương đương với việc bạn bật gấp đôi volune. Loa chơi ở mức 90dB nghe to như gấp đôi so với 80dB.

Để tăng output lên khoảng 3dB nữa sẽ đòi hỏi tăng gấp đôi công suất ampli. Như vậy, bạn sẽ nhận ra là cần rất nhiều công suất ampli để đưa loa có độ nhạy thấp lên mức output cao. Đó là lý do tại sao người ta mua ampli công suất thấp đi liền với loa có độ nhạy cao và ampli công suất cao đi với loa có độ nhạy thấp.

Bonus thêm cái này :)
Mã:
http://www.the-home-cinema-guide.com/speaker-sensitivity.html
 

cucphu

New Member
Ðề: Độ nhạy của loa

Cám ơn bạn, mình chuẩn bị đầu tư một dàn xem phim nên cũng đang thắc mắc cái này và theo bài viết trên thì với trở kháng của loa càng thấp thì công suất ra càng lớn phải không ạ? Một số loa có thể có hai trở kháng như 6ohm hoặc 8ohm là sao ạ?
 

hien20071982

Active Member
Ðề: Độ nhạy của loa

sao hai bài viết về độ nhạy của loa không có liên quan với nhau vậy, bài nào đúng.
Bài thứ nhất: độ nhạy nói về chất lượng của loa.
Bài thứ hai : lại nói độ nhạy là khả năng phát ra âm thanh lớn hay nhỏ của loa.
bác nào biết rành về vụ này phát biểu tiếp, giúp anh em dễ hiễu.
 

gaffer

New Member
Ðề: Độ nhạy của loa

sao hai bài viết về độ nhạy của loa không có liên quan với nhau vậy, bài nào đúng.
Bài thứ nhất: độ nhạy nói về chất lượng của loa.
Bài thứ hai : lại nói độ nhạy là khả năng phát ra âm thanh lớn hay nhỏ của loa.
bác nào biết rành về vụ này phát biểu tiếp, giúp anh em dễ hiễu.

Hai bài đó không có mâu thuẫn gì mà.
Có thể hiểu là độ nhạy cao hơn thì loa kêu to hơn với cùng 1 mức công suất amply. Nhưng kêu to hơn và kêu hay hơn thì lại là 1 vấn đề khác nhé bạn :)

Trước mình có copy phần dưới này vào file word để đọc dần, mà không nhớ nguồn copy:
Thử xem xét những thông số phổ biến trên loa như “88dB SPL, 1W/1m”. Điều đó có nghĩa là bộ loa sẽ tạo ra mức SPL là 88 decibel (dB) với một W nguồn điện đầu vào khi được đo ở khoảng cách 1m. Dù 88dB là âm lượng nghe vừa phải, nhưng khi chú ý nhiều hơn tới cách mà công suất liên quan đến mức SPL sẽ thấy chúng ta cần nhiều hơn một W để chơi nhạc. Mỗi 3dB tăng lên của SPL yêu cầu tăng gấp đôi công suất đầu ra của ampli. Do đó, nếu bộ loa có độ nhạy 88dB tại 1W, thì chỉ có thể tạo ra 91dB với 2W, 94dB với 4W và 97dB với 8W… Như vậy, để tạo ra mức đỉnh 109dB, người chơi cần ampli có công suất đầu ra 128W. Nếu người chơi có bộ loa với độ nhạy 91dB tại 1W/1m (chỉ 3dB cao hơn độ nhạy của bộ loa đầu tiên), thì chỉ cần một nửa công suất khuếch đại (64W) để tạo ra cùng âm lượng 109dB SPL. Một bộ loa với độ nhạy 94dB chỉ cần công suất 32W để tạo ra cùng âm lượng. Như thế, những bộ loa có độ nhạy cao hơn sẽ chuyển nhiều công suất của ampli hơn thành âm thanh.
 

hien20071982

Active Member
Ðề: Độ nhạy của loa

ai cũng nói là: mỗi dòng loa chỉ đánh hay 1 dòng nhạc, không thể đánh hay nhiều dòng nhạc khác nhau, như vậy thông số nào quyết định vấn đề này, hay là do kinh nghiệm mà các bọn chọn được
 

khoi@

New Member
Ðề: Độ nhạy của loa

Bài đầy đủ là như vầy nè !!!!!!

Lựa chọn công suất AMPLI
Đăng lúc: Thứ tư - 03/11/2010 14:03 - Tác giả bài viết: Nguyen Manh Cuong

Lựa chọn công suất AMPLI
Trước khi sắm ampli công suất (power amplifier) hoặc ampli tích hợp (integrated amplifier), câu hỏi đầu tiên cần trả lời là lượng công suất đầu ra cần thiết là bao nhiêu để phù hợp với cặp loa đang sử dụng.

Trả lời được câu hỏi này sẽ giúp người chơi xác định được ampli phù hợp với nhu cầu sử dụng với chi phí tối ưu.

NamKhánh

Công suất đầu ra được đo bằng oát (watt) theo trở kháng của một bộ loa xác định, thay đổi từ khoảng 20W/kênh trong một ampli tích hợp cỡ nhỏ đến khoảng 1.000W/kênh trong khối ampli monoblock.

Lựa chọn dải công suất đầu ra của ampli phù hợp cho các bộ loa, sở thích và phong cách nghe nhạc, bố trí phòng nghe và khả năng tài chính của người nghe là yếu tố quan trọng để có được âm thanh tốt nhất trên số tiền bỏ ra. Nếu ampli có công suất thấp hơn mức cần thiết, người chơi sẽ không nghe hết khả năng của hệ thống. Âm thanh sẽ bị “non” và thiếu độ động. Ngược lại, nếu đầu tư nhiều tiền cho những bộ ampli công suất lớn hơn mức cần thiết, sự không tương thích nhiều khi sẽ mang lại những kết quả không mong đợi, ảnh hưởng tiêu cực đến các thiết bị còn lại trong bộ dàn, đặc biệt là cặp loa. Do đó, việc chọn đúng mức công suất cần thiết của ampli sao cho phù hợp với màn trình diễn của cặp loa là điều tối quan trọng.



Công suất cần thiết của ampli phụ thuộc đáng kể vào độ nhạy và trở kháng của loa, kích thước phòng nghe, đặc tính âm học của phòng và âm lượng (volume) mà người nghe mong muốn. Độ nhạy của loa là một trong những nhân tố quan trọng nhất khi lựa chọn công suất đầu ra tương ứng. Độ nhạy của loa xác định mức SPL (sound-pressure level) mà bộ loa sẽ tạo ra khi được cung cấp nguồn điện đầu vào nhất định.

Thử xem xét những thông số phổ biến trên loa như “88dB SPL, 1W/1m”. Điều đó có nghĩa là bộ loa sẽ tạo ra mức SPL là 88 decibel (dB) với một W nguồn điện đầu vào khi được đo ở khoảng cách 1m. Dù 88dB là âm lượng nghe vừa phải, nhưng khi chú ý nhiều hơn tới cách mà công suất liên quan đến mức SPL sẽ thấy chúng ta cần nhiều hơn một W để chơi nhạc. Mỗi 3dB tăng lên của SPL yêu cầu tăng gấp đôi công suất đầu ra của ampli. Do đó, nếu bộ loa có độ nhạy 88dB tại 1W, thì chỉ có thể tạo ra 91dB với 2W, 94dB với 4W và 97dB với 8W… Như vậy, để tạo ra mức đỉnh 109dB, người chơi cần ampli có công suất đầu ra 128W. Nếu người chơi có bộ loa với độ nhạy 91dB tại 1W/1m (chỉ 3dB cao hơn độ nhạy của bộ loa đầu tiên), thì chỉ cần một nửa công suất khuếch đại (64W) để tạo ra cùng âm lượng 109dB SPL. Một bộ loa với độ nhạy 94dB chỉ cần công suất 32W để tạo ra cùng âm lượng. Như thế, những bộ loa có độ nhạy cao hơn sẽ chuyển nhiều công suất của ampli hơn thành âm thanh.



Mối quan hệ giữa công suất đầu ra của ampli và độ nhạy của loa được mô tả ngẫu nhiên từ hơn 60 năm trước. Năm 1948, ông Paul Klipsch – người tiên phong về loa – đã mô tả âm thanh thực (live sound) của dàn nhạc giao hưởng khi tái tạo chúng bằng loa Klipschorn. Công suất đầu ra của ampli mà ông sử dụng là 5W. Klipschorn là bộ loa siêu nhạy (105dB SPL 1W/1m). Chúng sẽ tạo ra âm lượng rất lớn với công suất đầu ra của ampli rất thấp. Klipsch đã cố gắng chứng tỏ những bộ loa của ông có thể mô phỏng chính xác nhất chất lượng về tông và độ vang của dàn nhạc giao hưởng cỡ lớn.

Tầm quan trọng của độ nhạy loa cũng được mô tả bằng những ampli đèn ba cực nhạy mạch single-ended cho công suất chỉ 3W/kênh. Loại thiết bị này có thể tạo ra âm lượng vừa phải khi đánh những bộ loa có độ nhạy cao. Những minh họa về sự thay đổi của mức SPL và công suất đầu ra của khuếch đại cho thấy độ nhạy của loa ảnh hưởng lớn đến yêu cầu về mức công suất của ampli như thế nào. Thậm chí sự khác nhau về độ nhạy chỉ 2dB có thể dẫn đến sự thay đổi lớn trong yêu cầu công suất đầu ra của ampli.



Dễ nhận thấy rằng: khi tăng gấp đôi lượng công suất đầu ra sẽ tạo nên mức tăng âm lượng 3dB. Do đó, sẽ có sự khác nhau là 3dB giữa ampli 10W và ampli 20W. Nhưng 3dB cũng là sự khác nhau giữa ampli 500W và ampli 1.000W (dù công suất đầu ra chênh lệch nhau rất lớn giữa 500W và 1.000W hơn là giữa 10W và 20W). Đó là lý do tại sao người chơi cần quan tâm đến tỷ số của công suất đầu ra hơn là sự khác nhau về số W khi so sánh và lựa chọn ampli công suất cho hệ thống nghe nhạc.


Mình xem riết mà cũng không hhiểu hết được , chỉ hiểu được là cứ chơi AMP có công suất lớn hơn loa để đánh hết khả năng của loa , nhưng đừng vặn hết cỡ sẽ đứt loa . Chắc Mình hơi gà một tí . . . .~:> ~:> ~:>
 

gaffer

New Member
Ðề: Độ nhạy của loa

Bài đầy đủ là như vầy nè !!!!!!

Lựa chọn công suất AMPLI
Đăng lúc: Thứ tư - 03/11/2010 14:03 - Tác giả bài viết: Nguyen Manh Cuong

......
Mình xem riết mà cũng không hhiểu hết được , chỉ hiểu được là cứ chơi AMP có công suất lớn hơn loa để đánh hết khả năng của loa , nhưng đừng vặn hết cỡ sẽ đứt loa . Chắc Mình hơi gà một tí . . . .~:> ~:> ~:>

Bài này cũng dễ hiểu mà bạn.

Thường khi mua bộ dàn âm thanh thì người ta hay đi ngó và mua loa trước là vì thế. Ví dụ loa có độ nhạy là 90db 2,83V/1m, 130W @ 8Ohm thì có thể hiểu được độ nhạy là 90db, công suất output là 1w ở khoảng cách 1m. Như vậy với mức nghe của tai người (dưới 109 db) thì nên chọn ampli có công suất là 128W @ 8 Ohm là đủ.

Còn nếu loa có độ nhạy là 89db 2,83V/1m, 130W @ 8Ohm thì lúc đó ampli cần công suất tối đa là 256W @ 8 Ohm --> nhưng mà lúc này công suất amp lại quá lớn so với khả năng của loa --> không ổn.

Bonus các bạn bài này đọc xong ngất :)
Link gốc:
Mã:
http://suckhoedoisong.vn/20100325085554471p0c19/sat-thu-am-thanh.htm
Âm thanh có tần số quá thấp tai người không nghe thấy, quá cao gây đau tai. Âm thanh dễ chịu được tai người đón nhận toàn bộ, cũng giống như "lời nói ngọt dễ lọt lỗ tai". Cường độ âm thanh được tính bằng deciben (dB), nó đặc trưng cho độ mạnh yếu của âm thanh. Người ta đã đo được cường độ âm thanh khi nói chuyện bình thường là 50-60dB, khi thủ thỉ nói chuyện với người yêu từ 40-50dB. Tuy nhiên, trong cuộc sống hàng ngày, người ta thường xuyên phải chịu tác động của tiếng ồn có cường độ lớn. Cường độ tiếng ồn của búa đập là 80-85dBA, còi ô tô là 90dBA, búa máy 95dBA, máy cưa 105dBA, của xe tăng 115dBA, của máy bay phản lực 130dBA
 

lan806

Well-Known Member
Ðề: Độ nhạy của loa

Trong tất cả các bộ phận cấu thành thiết bị âm thanh, rất nhiều bộ phận như thiết bị đọc ghi, giải mã, ampli thì tiến bộ từng ngày. Có lẽ thứ chậm tiến nhất, lạc hậu nhất vẫn là hệ thống loa các bác nhỉ, thay đổi tới lui rồi mới chỉ cơ bản thay được cái màng loa từ màng giấy sang xyz nhưng cấu tạo cơ bản vẫn thế.
 

leepham

Well-Known Member
Ðề: Độ nhạy của loa

Nguyên văn bởi http://ttvnol.com/dtvt/372393
Trong nghề loa, độ nhạy thường nằm trong dải 85 - 105 dB.
Từ 85-88dB coi là độ nhạy thấp
89-91 dB coi là trung bình,
92 - 96 được coi là cao, và
97 trở lên được coi là cao ... như Ông Tây!

Chúng ta bàn ở đây là chỉ bàn những loa có độ nhạy trên 92 dB.

Độ nhạy cao có cấu trúc đặc biệt gì?
1- Muốn độ nhạy cao thì cái driver phải nhayvạ thùng phải tốt
Driver nhạy là sao? Là nam châm phải mạnh, màng gân phải mềm, khe từ thường hẹp...nam châm như thế vật liệu là quý hiếm, công nghệ chế tạo rất chính xác, suy ra đắc tiền. Vậy driver độ nhạy cao đắc tiền.
Thùng nhạy là sao: thùng phải có cấu trúc TQWT, horn ..v...v...muoón làm những ddời này thường khó gia công, tốn nhiều vật tư, vậy nó đắc rồi. Nhiều gỗ, công thợ nhiều chắc chắn đắc.
A`, vậy thì loa độ nhạy cao đắc là phải rồi, đó là nhược điểm 1
2- Các loa độ nhạy cao thường to lớn kồng kềnh, nhà bé khó chơi, khó sắp đặt
3- Vì nhạy cao nên tiếng gì cũng ra, hay cũng lộ mà dở cũng phô, nên nếu nguồn và ampli của bạn tầm thường, CD lởm khởm thì lộ hết.
4- Set-up loa độ nhạy cao khó hơn nhạy thấp vì ảnh hưởng bởi phòng nghe nhiều hơn...

Như câu e tô đen độ nhạy loa cao => đắt tiền vậy còn cặp loa này.... thì sao các bác ?
216857910.jpg

Độ nhạy của cặp Avalon Diamond này chỉ ở mức 87dB
 

gaffer

New Member
Ðề: Độ nhạy của loa

Như câu e tô đen độ nhạy loa cao => đắt tiền vậy còn cặp loa này.... thì sao các bác ?

Độ nhạy của cặp Avalon Diamond này chỉ ở mức 87dB

Không chơi mang khủng long ra so sánh thế chứ :))
Đắt hay rẻ nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, kêu to với kêu hay nó cũng khác nhau. Độ nhạy cao đâu có đảm bảo là kêu hay và mắc tiền.
Cái câu bôi đỏ đó cũng không phải là chính xác hoàn toàn. Và cuối cùng là độ nhạy sinh ra chỉ để chọn ampli cho phù hợp :))
 

leepham

Well-Known Member
Ðề: Độ nhạy của loa

Ra là vậy :D cái topic này cũng bổ ích lắm ấy chứ cám ơn thông tin của bác gaffer nhé
Bác pm inbox cho e xin cái mail để lấy cái file word về đọc đc ko :)) Tiếng Việt nhé , English e phải mò từ điển khổ lắm :(
 

lehoang40

New Member
Ðề: Độ nhạy của loa

Và cuối cùng là độ nhạy sinh ra chỉ để chọn ampli cho phù hợp :))

Cái này cũng không hẳn. Các loa Tanoy có độ nhậy thấp, tầm 88-90dB vẫn ghép với amply đèn công suất thấp tốt, trong khi cùng độ nhậy hoặc cao hơn như dòng loa BW thì lại nuốt công suất quá trời.
 

gaffer

New Member
Ðề: Độ nhạy của loa

Cái này cũng không hẳn. Các loa Tanoy có độ nhậy thấp, tầm 88-90dB vẫn ghép với amply đèn công suất thấp tốt, trong khi cùng độ nhậy hoặc cao hơn như dòng loa BW thì lại nuốt công suất quá trời.

Bác Lehoang có dẫn chứng loa Tannoy 88db mà oánh hay với ampli đèn công suất thấp không? Em thì chưa tin điều đó.
Và em cũng chưa tin BW ăn công suất quá nhiều như đồn đại, em đang kiếm 1 em ampli 100W đánh thử 683, sẽ báo cáo kết quả cho các bác.
Em nghĩ vấn đề ở đây chỉ là ampli hợp hay không hợp với loa thôi.
 

lehoang40

New Member
Ðề: Độ nhạy của loa

Bác Lehoang có dẫn chứng loa Tannoy 88db mà oánh hay với ampli đèn công suất thấp không? Em thì chưa tin điều đó.
Và em cũng chưa tin BW ăn công suất quá nhiều như đồn đại, em đang kiếm 1 em ampli 100W đánh thử 683, sẽ báo cáo kết quả cho các bác.
Em nghĩ vấn đề ở đây chỉ là ampli hợp hay không hợp với loa thôi.

Tanoy DC8 độ nhậy 88db, đánh với amply đèn single end 4wpc, nếu bác muốn nghe thử xin mời ghé Teablue để nghe.
Dùng amply 100w đánh với BW 683 chắc nghe được bác à, nhưng nghe cho hay lại là chuyện khác. Mình đã dùng Denon 2000R 80wpc đánh BW684, nghe ở mức volume thấp dưới 12h thì OK, nhưng nghe lớn hơn sẽ có chuyện nhảy Role bảo vệ mạch amply, dùng MF 100 50wpc đánh với mức volume <9h thì được, trên nửa sẽ có hiện tượng vở tiếng. Đó là các thực tế mình đã trải qua, có thể có những amply 100wpc đánh BW683 vẫn tốt, nhưng sau khi thử 2 amply cs thấp thì mình không có thời gian để thử nửa, cứ kiếm amply từ 120 đến 200wpc mà ghép với BW cho chắc.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

gaffer

New Member
Ðề: Độ nhạy của loa

Tanoy DC8 độ nhậy 88db, đánh với amply đèn single end 4wpc, nếu bác muốn nghe thử xin mời ghé Teablue để nghe.
Dùng amply 100w đánh với BW 683 chắc nghe được bác à, nhưng nghe cho hay lại là chuyện khác. Mình đã dùng Denon 2000R 80wpc đánh BW684, nghe ở mức volume thấp dưới 12h thì OK, nhưng nghe lớn hơn sẽ có chuyện nhảy Role bảo vệ mạch amply, dùng MF 100 50wpc đánh với mức volume <9h thì được, trên nửa sẽ có hiện tượng vở tiếng. Đó là các thực tế mình đã trải qua, có thể có những amply 100wpc đánh BW683 vẫn tốt, nhưng sau khi thử 2 amply cs thấp thì mình không có thời gian để thử nửa, cứ kiếm amply từ 120 đến 200wpc mà ghép với BW cho chắc.

Thôi em vỡ mộng con ampli 100W rồi bác, đêm qua nhờ autobid con Creek Destiny mà 900 Euro còn trượt, pó tay mấy thằng Tây cũng ham đồ second hand gớm. Thế là hết thử luôn :D
 

khoaifeat

Active Member
Ðề: Độ nhạy của loa

Thôi em vỡ mộng con ampli 100W rồi bác, đêm qua nhờ autobid con Creek Destiny mà 900 Euro còn trượt, pó tay mấy thằng Tây cũng ham đồ second hand gớm. Thế là hết thử luôn :D

Bác sưu tầm mấy bài viết đó hay đấy, và cũng đúng luôn là độ nhạy cao dễ đánh + đánh hay còn tùy vào loa, loại loa và ngay cả cũng 1 hãng , sen . cao thì cũng tùy loại loa cho tùy loại nhạc

Còn em Creek bác trượt là tiếc đấy, có dịp cứ sở hữu đi bác, em nghĩ k ân hận, chất Anh thuần, hát hay, nhạc gọn, nhưng cái gọn đấy (nhất là tiếng bass) khg phải cũng vừa lỗ tai tất cả mọi người

em chơi với mấy bác già, vẫn thích nhg em như vậy. hôm trc em cũng có mượn về cả tháng 1 em nên em biết , giá so với Naimm thì quá rẻ....nhưng người ta bên Anh vẫn so đấy...nó đc gọi là gì thi mời bác ngó thêm
 
Bên trên