Dự án Dâu Tây - Transport nền tảng Raspberry Pi chất lượng cao

thanhminhppc

Active Member
Mình đang dùng dây LAN này Buffalo Cat7, 2 đầu cáp mạ vàng, cũng khuyến cáo chuyên dùng cho audio, dùng tốt lắm
https://m.ebay.com/itm/Buffalo-Cat-...RJ45-Ethernet-Network-Lan-Cable-/121670938536
thumb-1487_1.jpg
 

trung224

Well-Known Member
Đợt này Canare ra dây L-5.5CUHD cho 4K và UltraHD thì Belden cũng ra dây 4855R cho cùng mục đích. Theo em nhớ thì dây Belden 4855R là dây đồng mạ bạc nên cũng rất muốn test. Dây BNC này có thể mua qua Mouser với jack BNC của Amphenol, số hiệu trên Mouser là 095-850-187M200. Đợt tới nếu cần mua qua mouser chắc em cũng làm một sợi.

@thanhminhppc : Dây ghi là CAT7 nhưng nếu không có test thì cũng không chắc là CAT7 đâu bác ạ. Dây Audioquest CAT7 khi test thông số chỉ vừa chớm đạt chuẩn CAT6 thôi bác ạ. Ngoài ra khi dùng dây CAT7 (nếu jack vàng thế kia thì chắc chắn là có shield) có nghĩa là bác nối ground giữa router với cục streamer của bác rồi, bao nhiêu nhiễu từ SMPS cứ thế mà đi sang cục streamer của bác thôi.

Người ta thiết kế CAT7 và CAT8 có giáp bọc nhiễu để ngăn nhiễu từ môi trường ảnh hưởng đến dây, nhưng trong hệ thống network dùng 2 loại dây này thì người ta đều dùng "rack ground bar" để nối đất cho cả cái giáp bọc nhiễu trên dây. Khi đó thì lợi thế của CAT7 và CAT8 mới được thực hiên, phần nhiễu do giáp bọc nhiễu trên dây CAT7/8 sẽ được dẫn thẳng xuống đất, hai thiết bị ở hai đầu dây vẫn được đảm bảo cách ly điện.
 

thanhminhppc

Active Member
Đợt này Canare ra dây L-5.5CUHD cho 4K và UltraHD thì Belden cũng ra dây 4855R cho cùng mục đích. Theo em nhớ thì dây Belden 4855R là dây đồng mạ bạc nên cũng rất muốn test. Dây BNC này có thể mua qua Mouser với jack BNC của Amphenol, số hiệu trên Mouser là 095-850-187M200. Đợt tới nếu cần mua qua mouser chắc em cũng làm một sợi.

@thanhminhppc : Dây ghi là CAT7 nhưng nếu không có test thì cũng không chắc là CAT7 đâu bác ạ. Dây Audioquest CAT7 khi test thông số chỉ vừa chớm đạt chuẩn CAT6 thôi bác ạ. Ngoài ra khi dùng dây CAT7 (nếu jack vàng thế kia thì chắc chắn là có shield) có nghĩa là bác nối ground giữa router với cục streamer của bác rồi, bao nhiêu nhiễu từ SMPS cứ thế mà đi sang cục streamer của bác thôi.

Người ta thiết kế CAT7 và CAT8 có giáp bọc nhiễu để ngăn nhiễu từ môi trường ảnh hưởng đến dây, nhưng trong hệ thống network dùng 2 loại dây này thì người ta đều dùng "rack ground bar" để nối đất cho cả cái giáp bọc nhiễu trên dây. Khi đó thì lợi thế của CAT7 và CAT8 mới được thực hiên, phần nhiễu do giáp bọc nhiễu trên dây CAT7/8 sẽ được dẫn thẳng xuống đất, hai thiết bị ở hai đầu dây vẫn được đảm bảo cách ly điện.
Mình chưa hiểu lắm cái chỗ rack ground bar, làm sao biết LAN có shield hay ko bác
 

trung224

Well-Known Member
dây LAN có shield là các loại dây FTP/STP. Nếu CAT6 ghi tên dây là FTP/STP thì là có shield. Dây CAT7 và CAT8 luôn có shield. Dây không có shield sẽ được ghi là UTP.

rack ground bar là thế này bác ạ, toàn bộ các shield trong các dây FTP/STP sẽ được nối với nó và nối thẳng xuống đất
mu0f1.jpg

06-07-20-grounding4.gif


Khi dùng dây có shield phải thực hiện như hình trên thì mới đúng chuẩn. Rất tiếc là chẳng ai thực hiện nó ở mức độ nhỏ kiểu trong gia đình cả.
 

thanhminhppc

Active Member
Mình chưa hiểu lắm cái chỗ rack ground bar, làm sao biết LAN có shield hay ko bác
Như vậy nếu dây không shield thì ít dẫn truyền nhiễu từ router đến Pi nhưng đổi lại thì bị nhiễu từ bên ngoài môi trường. Kiểm tra sợi dây cũ thì đúng là UTP nghe không ngon bằng sợi Buffalo Cat7 này mới lạ, khó hiểu
 

giaphongn

Well-Known Member
Mình chưa hiểu lắm cái chỗ rack ground bar, làm sao biết LAN có shield hay ko bác
Dây UTP là không có shield. Dây STP là loại có shield. Muốn biết có shield hay không thì bác đo thông mạch 2 cái miếng kim loại màu vàng bọc ngoài cái jack nhựa màu trắng ở 2 đầu dây.
Tuy nhiên, cá biệt có một số cổng LAN lại không có miếng kim loại (mạ trắng) để tiếp xúc với miếng kim loại màu vàng kia (điển hình như con Liva Z của em, nó bằng nhựa đen), nên dây có shield hay không shield cũng không truyền nhiễu qua nhau được :p
 

thanhminhppc

Active Member
Dây UTP là không có shield. Dây STP là loại có shield. Muốn biết có shield hay không thì bác đo thông mạch 2 cái miếng kim loại màu vàng bọc ngoài cái jack nhựa màu trắng ở 2 đầu dây.
Tuy nhiên, cá biệt có một số cổng LAN lại không có miếng kim loại (mạ trắng) để tiếp xúc với miếng kim loại màu vàng kia (điển hình như con Liva Z của em, nó bằng nhựa đen), nên dây có shield hay không shield cũng không truyền nhiễu qua nhau được :p
Vừa check lại là Switch D Link cổng LAN bằng nhựa không có miếng kim loại. Em Usbridge mình dùng adapter USB 3.0 sang LAN 1gb của Orico và cổng LAN adapter này cũng ko có miếng kim loại luôn, thành ra Shield hay ko chắc cũng vậy. Trước mình dùng dây Buffalo Cat6e UTP nhưng rõ ràng không ngon bằng sợi Cat7 Buffalo shield này. Đúng là mọi thứ đều tương đối :)
Trước giờ nhìn đâu cũng thấy vi trùng bây giờ thêm cái bệnh nhìn đâu cũng thấy nhiễu !
 
Chỉnh sửa lần cuối:

tml3nr

Moderator
Dây UTP là không có shield. Dây STP là loại có shield. Muốn biết có shield hay không thì bác đo thông mạch 2 cái miếng kim loại màu vàng bọc ngoài cái jack nhựa màu trắng ở 2 đầu dây.
Tuy nhiên, cá biệt có một số cổng LAN lại không có miếng kim loại (mạ trắng) để tiếp xúc với miếng kim loại màu vàng kia (điển hình như con Liva Z của em, nó bằng nhựa đen), nên dây có shield hay không shield cũng không truyền nhiễu qua nhau được :p
Vừa check lại là Switch D Link cổng LAN bằng nhựa không có miếng kim loại. Em Usbridge mình dùng adapter USB 3.0 sang LAN 1gb của Orico và cổng LAN adapter này cũng ko có miếng kim loại luôn, thành ra Shield hay ko chắc cũng vậy. Trước mình dùng dây Buffalo Cat6e UTP nhưng rõ ràng không ngon bằng sợi Cat7 Buffalo shield này. Đúng là mọi thứ đều tương đối :)
Trước giờ nhìn đâu cũng thấy vi trùng bây giờ thêm cái bệnh nhìn đâu cũng thấy nhiễu !
Các anh nhớ xem kỹ nhé. Một vài thiết bị port ethernet bên ngoài bằng nhựa nhưng bên trong vẫn có cọc tiếp ground:

ae_ground-jpg.285593
 

Đính kèm

  • AE_ground.jpg
    AE_ground.jpg
    124.5 KB · Xem: 603

thanhminhppc

Active Member
Các anh nhớ xem kỹ nhé. Một vài thiết bị port ethernet bên ngoài bằng nhựa nhưng bên trong vẫn có cọc tiếp ground:

ae_ground-jpg.285593
Mình check kỹ bên trong port rồi bác ko có miếng kim nào ở 2 bên hông cả, mình dùng Linksys WRT1900ACS -> Switch D Link DGS 1008A -> Adapter Orico LAN 1Gbps USB 3.0 -> USBridge
Lý do phải dùng Adapter LAN 1Gbps là vì khuyến cáo của Allo Sparky LAN của nó chỉ là 100 Mbps nên nếu chơi DSD 512 ko đảm bảo
 
Chỉnh sửa lần cuối:

trung224

Well-Known Member
Nếu như cả hai đầu LAN đều không có miếng kim loại để nối với shield của dây thì shield đó sẽ không hoạt động. Bản chất của shield là phải nối với ground của thiết bị để dẫn nhiễu do shield hấp thụ đi xuống earth ground, chứ nếu shield không nối ground thì nhiễu vẫn nằm trên shield và vẫn tác động đến dây tín hiệu ở phía trong như chưa có chuyện gì xảy ra :D

Với trường hợp như bác @giaphongn hay bác @thanhminhppc thì dù các bác mua dây CAT7, CAT8 nhưng chỉ sử dụng như CAT6, CAT5 bình thường. Chuyện nghe hay hơn với các dây này đơn giản là dây CAT7 của bác @thanhminhppc có chất lượng dây về mặt truyền dẫn tốt hơn, chứ không liên quan gì chuyện có shield hay không.

Hệ thống của em cả RPi lẫn FMC (fiber media converter) đều có cọc tiếp ground trong port ethernet nên điểm bất lợi của CAT7 và CAT8 hiện ra rõ lắm (tiếng bị sạn ở upper mid).

Đối với trường hợp dùng dây không shield (CAT5/6) hoặc dùng dây shield (nhưng không nối với ground ở cả hai đầu) thì cách them ferrit như bác @do_long_khach có lẽ là hợp lý nhất.
 

giaphongn

Well-Known Member
Nếu như cả hai đầu LAN đều không có miếng kim loại để nối với shield của dây thì shield đó sẽ không hoạt động. Bản chất của shield là phải nối với ground của thiết bị để dẫn nhiễu do shield hấp thụ đi xuống earth ground, chứ nếu shield không nối ground thì nhiễu vẫn nằm trên shield và vẫn tác động đến dây tín hiệu ở phía trong như chưa có chuyện gì xảy ra :D

Với trường hợp như bác @giaphongn hay bác @thanhminhppc thì dù các bác mua dây CAT7, CAT8 nhưng chỉ sử dụng như CAT6, CAT5 bình thường. Chuyện nghe hay hơn với các dây này đơn giản là dây CAT7 của bác @thanhminhppc có chất lượng dây về mặt truyền dẫn tốt hơn, chứ không liên quan gì chuyện có shield hay không.

Hệ thống của em cả RPi lẫn FMC (fiber media converter) đều có cọc tiếp ground trong port ethernet nên điểm bất lợi của CAT7 và CAT8 hiện ra rõ lắm (tiếng bị sạn ở upper mid).

Đối với trường hợp dùng dây không shield (CAT5/6) hoặc dùng dây shield (nhưng không nối với ground ở cả hai đầu) thì cách them ferrit như bác @do_long_khach có lẽ là hợp lý nhất.
Cổng LAN phía FMC của em thì lại có cọc tiếp ground trong port Ethernet thông với vỏ, nhưng em lười chưa nối đất :D
 

trung224

Well-Known Member
Thật ra em thấy chơi cái nào cũng phải lọ mọ bác ạ. Bác nào chơi vinyl cũng biết độ nhiêu khê của choi vinyl, chọn mâm, tone arm, cartridge rồi đến cái kim nữa. Đó là chưa kể đến phần bảo quản đĩa, cân chỉnh đĩa mỗi lần nghe. Rồi phần chống rung cho hệ thống vinyl nữa.

Chơi CD thì trông có vẻ đơn giản, nhưng đơn giản là do các nhà sản xuất gói tất cả vào chung một cái "hộp đen" là CDP. Trừ khi người dùng hiểu rõ về thiết kế bên trong, còn lại thì không can thiệp được. Chứ nếu mổ xẻ ra được để tối ưu thì cũng lọ mọ lắm đấy ạ. Nếu được tối ưu thì giá thường rất cao, chứ giá hợp lý em thấy không có.

Em thấy nhạc số chính ra đơn giản hơn. Vì thật ra nó có nguyên tắc bác ạ, và các nguyên tắc đó nó thuần túy về kĩ thuật và dễ dàng trong việc hiểu và thực hiện. Có điều ít người hiểu để thực hiện thôi ạ.
 
Bên trên