Liên Hợp Quốc cho phép tấn công Libya - Pháp, Anh, Mỹ cùng tấn công Libya

quoctrung

Well-Known Member
Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc vừa bỏ phiếu thông qua nghị quyết cho phép tiến hành các cuộc không kích nhằm ngăn chặn quân đội của tổng thống Libya trấn áp phe nổi dậy.

Cuộc không kích bằng bom đầu tiên dự kiến sẽ diễn ra sớm, theo AFP.

Nghị quyết nói trên cho phép thiết lập vùng cấm bay trên không phận Libya, áp dụng "tất cả các biện pháp cần thiết" để bảo vệ thường dân và áp đặt lệnh ngừng bắn đối với quân đội của tổng thống Libya Moammar Gaddafi.

ras-lanuf.jpg

Lửa khói bốc lên từ một nhà máy lọc dầu ở thành phố Ras Lanuf khi quân đội chính phủ giao tranh với phe nổi dậy Libya. Ảnh: AFP​

Theo FT, Ngay trước khi việc bỏ phiếu được tiến hành, đại tá Gaddafi phát biểu trên truyền hình: "Hội đồng bảo an không có quyền. Chúng tôi không công nhận các nghị qyết của hội đồng. ... Nếu thế giới điên rồ, chúng tôi cũng sẽ điên rồ". [-O<[-O<[-O<[-O<

Nghị quyết được thông qua tại New York tối thứ năm (sáng nay giờ HN) với tỷ lệ 10-0 trong hội đồng gồm 15 thành viên. Hai thành viên thường trực là Nga và Trung Quốc ở trong số các nước vắng mặt, nhưng họ không sử dụng quyền phủ quyết.

Theo các nhà ngoại giao, chiến dịch đánh bom sẽ được thực hiện bởi các lực lượng của Mỹ Anh và Pháp. Nghị quyết của LHQ không cho phép sử dụng bộ binh nước ngoài trên đất Libya.

Nghị quyết được Mỹ ủng hộ này được thông qua trong bối cảnh quân đội Libya đang mở những cuộc tấn công quyết định về phía phe nổi dậy và gần như đã lấy lại toàn bộ các vùng mà trước đây phe nổi dậy chiếm.

libya2.jpg

Các tay súng của phe nổi dậy ở Libya bắn về phía quân đội của Gaddafi, tại thành phố dầu ỏ Ras Lanuf, ngày 17/3. Ảnh: AFP​

BBC cho hay quân đội Libya đã mở cuộc không kích vào thành phố Benghazi, căn cứ quan trọng nhất của phe nổi dậy. Cũng có thông tin cho biết phe của ông Gaddafi tuyên bố ngừng bắn từ nay đến chủ nhật, để phe nổi dậy có đủ thời gian cân nhắc về việc đầu hàng và nộp vũ khí.

Chính phủ Libya lên án nghị quyết của Liên hợp quốc.

"Nghị quyết này có thấy thái độ hung hăng của một phần trong cộng đồng quốc tế, nó đe doạ sự thống nhất và ổn định của Libya", thứ trưởng ngoại giao Khaled Kaaim nói.

Ông thêm rằn nghị quyết của Hội đồng bảo an là "một lời kêu gọi người Libya giết chóc lẫn nhau" và phản ánh ý chí của Pháp, Anh và Mỹ muốn thấy Libya bị chia rẽ.

libya.jpg

Các thành phố quan trọng của Libya. Đồ hoạ: BBC​


_____________________________________________________________​

Thứ tư, 23/3/2011, 07:23 GMT+7
Tổng thống Libya quyết thắng đến cùng

gadhafi-1.jpg

Moammar Gadhafi phát biểu trước người biểu tình hôm qua. Ảnh: BBC.​

Đại tá Moammar Gadhafi có mặt tại một điểm từng bị liên quân không kích ở thủ đô Tripoli và nói với người ủng hộ: "Cuối cùng, chúng ta sẽ chiến thắng".

Tổng thống Libya phát biểu tại căn cứ Bab al-Aziziya hôm qua rằng "tất cả quân đội Hồi giáo" nên gia nhập lực lượng của ông ta. Phe ủng hộ Gadhafi đang quyết liệt giao tranh với lực lượng nổi dậy ở nhiều thành phố tại Libya.

Phát biểu của Gadhafi kéo dài ba phút và được phát sóng lên truyền hình quốc gia. "Hệ thống phòng không mạnh mẽ nhất chính là con người. Al-Gadhafi đang ở trong lòng dân chúng. Đây chính là phòng không", Gadhafi nói. Ông cũng nói các cuộc không kích của liên minh là "thập tự chinh nhằm vào đạo Hồi" và kêu gọi "tất cả quân đội Hồi giáo phải tham gia cuộc chiến này. Chúng ta sẽ giành chiến thắng cuối cùng".

Liên quân do Mỹ dẫn đầu đang thực thi nghị quyết 1973 của Liên Hợp Quốc nhằm bảo vệ dân thường Libya và thiết lập vùng cấm bay ở quốc gia Bắc Phi. Trong khi đó, quân đội của Gadhafi tiếp tục giao tranh dữ dội với phe đối lập.

Misrata, thành phố cuối cùng do phe đối lập nắm ở miền tây, là một trong những chiến trường đẫm máu nhất. Một bác sĩ nói với AP rằng số người chết ở đây vượt sức chứa của bệnh viện. "Tình hình ở đây rất kinh khủng. Xe tăng nã đạn vào thành phố sáng nay", một dân thường nói với Reuters.

Thêm vào đó, không bên nào đủ mạnh để nắm thành phố Ajdabiya ở miền đông. BBC cho biết nội bộ phe đối lập cũng không nhất trí với nhau về mục tiêu: Một nhóm thì muốn tiến về phía tây, xa tới tận thủ đô Tripoli; nhóm khác thì muốn đánh Ajdabiya để chiếm miền đông và hy vọng dân chúng các khu vực khác sẽ nổi dậy và tự giải phóng.

Giao tranh được cho là đã diễn ra Zintan, gần biên giới với Tunisia, và Yafran cách Tripoli 130 km về phía tây nam. Nhân chứng cho biết có 10 người chết ở mỗi thành phố.


map2.jpg

Sơ đồ khu vực giao tranh hôm 21-22/3. Sơ đồ: BBC.​

_____________________________________________________________​

Lót dép ngồi xem thôi ... Năm 2011 nhiều Event "khủng" quá ... Hy vọng 2012 sẽ không thành hiện thực :x
 
Chỉnh sửa lần cuối:

quoctrung

Well-Known Member
Liên Hợp Quốc hậu thuẫn vùng cấm bay tại Libya

110317231240_libya_un_466x262_ap_nocredit.jpg

Hội đồng Bảo an thông qua nghị quyết lập vùng cấm bay tại Libya.​

Hội đồng Bảo an LHQ vừa bỏ phiếu thông qua nghị quyết lập vùng cấm bay tại Libya, cùng "các biện pháp cần thiết" để bảo vệ thường dân.

Tại New York, 15 thành viên thường trực và không thường trực của HĐBA bỏ phiếu với tỷ lệ 10-0. Năm nước vắng mặt.

Trong những ngày gần đây lực lượng trung thành với Đại tá Muammar Gaddafi đã lấy lại một số thị trấn - vốn do phiến quân chiếm giữ trong cuộc nổi dậy.

Tại Benghazi, thành trì của phong trào chống Gaddafi, phiến quân tỏ ý vui mừng trước nghị quyết của LHQ. Tuy nhiên một phát ngôn nhân cho chính phủ Libya gọi đây là hành động "xâm lược".

Lực lượng trung thành với chính phủ hiện đang tiến sát đến Benghazi, thành phố có một triệu dân, phía đông Libya.

'Người Libya giết nhau'

Các bản tin trước đó nói rằng một khi LHQ thông qua nghị quyết, sau vài tiếng đồng hồ, không quân của Anh và Pháp có thể bắt đầu không tập các mục tiêu của quân trung thành với Đại tá Gaddafi.

110317225138_sp_libios_celebrando_226x170_getty.jp  g

Benghazi tỏ ý vui mừng trước nghị quyết vừa được thông qua tại LHQ.​

Chưa hẳn không quân Hoa Kỳ sẽ tham gia vào các vụ không tập ban đầu, tuy nhiên quân Anh và Pháp sẽ nhận được hậu thuẫn từ một số đồng minh Ả Rập.

Anh, Pháp và Lebanon đề nghị thông qua nghị quyết 1973 tại Hội đồng Bản an, và họ nhận được sự ủng hộ từ Hoa Kỳ.

Nga và Trung Quốc vắng mặt trong cuộc bỏ phiếu. Thay vì dùng quyền phủ quyết để vô hiệu hóa nghị quyết. Hai nước này thường chống lại việc can thiệp quân sự, lo ngại chúng có thể tạo ra tiền lệ.

Ngoại trưởng Pháp Alain Juppe, người giới thiệu nghị quyết cho nghị trường, nói: "Trong các tuần qua, quân trung thành với Đại tá Gaddafi đã tấn công và bắn giết người dân của chính họ.

"Chúng ta không thể để cho nhóm hiếu chiến làm hành động như vậy. Chúng ta không thể bỏ rơi các thường dân."

Ông Alian Jupe nói thêm, "chúng ta không nên xuất hiện (tại Libya) quá trễ."

Bà Susan Rice, đại sứ Hoa Kỳ tại LHQ nói: "Nghị quyết này sẽ đánh đi một thông điệp mạnh tới Đại tá Gaddafi và chế độ của ông rằng, cần chấm dứt bạo lực, chấm dứt bắn giết, người dân Libya cần được bảo vệ. Họ cần được trao cơ hội bày tỏ tự do các ý kiến của họ.

Đại sứ Anh tại LHQ, Sir Mark Lyall Grant, nói: "Cộng đồng quốc tế cùng lên án hành động của chính quyền Gaddafi, đòi chính phủ chấm dứt mọi bạo lực đối với người dân." Ông nói thêm Anh Quốc sẵn sàng gánh vác trách nhiệm trong việc thực hiện nghị quyết của LHQ.

Tại Benghazi, thành trì của phiến quân người dân tỏ ý vui mừng trước nghị quyết vừa được thông qua tại LHQ. Người ta nghe thấy súng nổ, tiếng hò reo, hoan nghênh việc hình thành vùng cấm bay.

Tuy nhiên thứ Trưởng ngoại giao Libya, Khaled Kaaim nói, nghị quyết của LHQ chẳng khác gì "lời kêu gọi người Libya bắn giết lẫn nhau", theo tin đưa của hãng AFP.

http://www.bbc.co.uk


__________________________________________________ ____________________________


Pháp, Anh, Mỹ cùng tấn công Libya

Chủ nhật, 20/3/2011, 00:01 GMT+7

Tàu chiến Mỹ bắn tên lửa hành trình, máy bay Pháp nhả đạn phá huỷ các xe bọc thép của đội quân trung thành với tổng thống Libya Moammar Gadhafi; những tiếng nổ và lửa khói bốc lên ở thủ đô Tripoli, khi liên quân cùng tập kích để áp đặt lệnh cấm bay đối với Libya.


Tối 19/3 người ta nghe thấy một loạt tiếng nổ ở phía đông thủ đô Tripoli của Libya và những vòm lửa bốc lên, hắt ánh sáng lên phía chân trời. Truyền hình Libya cho biết, các mục tiêu dân sự ở thủ đô đã bị "máy bay của những kẻ xâm lược" tấn công, khiến nhiều thường dân bị thương.

Ngoại trưởng Pháp Alain Juppe vừa thông báo Mỹ, sau một thời gian ngần ngừ, sẽ tham gia "đầy đủ" vào chiến dịch áp đặt vùng cấm bay với Libya. Thủ tướng Anh David Cameron cũng mới thông báo, rằng các phi cơ chiến đấu của Anh đang tham gia chiến dịch Libya.

AFP dẫn tin từ báo chí Mỹ, lấy nguồn từ một quan chức quân sự nước này, cho hay, một tàu chiến Mỹ đã bắn những quả tên lửa hành trình vào Libya, nhằm mục tiêu là các lực lượng trung thành với tổng thống Libya Gadhafi. Theo Lầu năm góc, các tên lửa được sử dụng là Tomahawk, đích đến của chúng là các trận địa phòng không của ông Gadhfi. Có khoảng 110 quả tên lửa đã được dội xuống Libya nhằm tiêu diệt hoả lực phòng không của chính quyền sở tại.

Trước đó các phi cơ chiến đấu của Pháp trong ngày 19/3 đã bắn xuống lãnh thổ Libya lần đầu vào lúc 16h45 GMT (23h45 Hà Nội), và thực hiện tổng cộng 4 vụ tấn công trong chiến dịch áp đặt lệnh cấm bay trên bầu trời Libya, quân đội Pháp thông báo.

Các mục tiêu nhắm bắn của máy bay Pháp là những xe bọc thép của quân đội Libya, các chiến xa đó đã bị phá huỷ, AFP dẫn lời phát ngôn viên quân sự Pháp cho biết. Phía Pháp nói các phương tiện đó đang đe doạ thường dân thì bị bắn.

20 máy bay chiến đấu của Pháp đang thực thi lệnh áp đặt vùng cấm bay của LHQ đối với Libya, sau khi Tổng thống Pháp tuyên bố mở màn chiến dịch quân sự.

Các phi cơ này được triển khai chiều 19/3 theo giờ địa phương, AFP cho biết. Tiếp theo Pháp, phi cơ chiến đấu của Italy, Anh, Canada sẽ tham gia bảo đảm một vùng cấm bay trên toàn không phận Libya.

Nga, Venezuela, Liên minh châu Phi lên tiếng phản đối chiến dịch của liên quân các nước nói trên. Tổng thống Venezuela gọi đây là hành động "ăn cướp dầu mỏ", trong khi phát ngôn viên ngoại giao Nga nói rằng Matxcơva lấy làm tiếc vì việc can thiệp vũ trang được thông qua vội vã.

May-bay-Phap.jpg

Một phản lực cơ Rafale của Pháp cất cánh từ căn cứ quân sự trên đảo Corsica thuộc biển Địa Trung Hải hôm 18/3. Ảnh: AFP​

Bộ quốc phòng Pháp cho biết, ngày mai họ sẽ điều tàu sân bay Charles de Gaulle tới Libya để thực thi nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ nhằm ngăn chặn chiến dịch quân sự chống phe đối lập của tổng thống Libya Moammả Gadhafi.

AP dẫn lời một quan chức cao cấp của Pháp cho hay phản lực cơ Mirage và Rafale của Pháp đang bay trên bầu trời Benghazi và các vùng lân cận. Benghazi là thành phố lớn thứ hai của Libya, nằm ở phía đông và là căn cứ quan trọng nhất của phe nổi dậy tại Libya.

Trước đó lực lượng trung thành với chính phủ Gadhafi tiến vào Benghazi với sự yểm trợ của pháo, xe tăng và máy bay chiến đấu dù trước đó chính phủ Libya tuyên bố ngừng bắn đơn phương với phe nổi dậy. Sự di chuyển của quân Gadhafi vào Benghazi và các thành phố khác có thể khiến nỗ lực can thiệp quân sự của phương Tây trở nên khó khăn hơn do các phi cơ không thể phân biệt được dân thường với binh lính.

Mỹ, Anh, Pháp và 19 nước đồng minh tổ chức hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp tại Paris hôm nay để bàn các biện pháp bảo vệ dân thường Libya khỏi bom đạn của quân đội chính phủ.

"Không quân của chúng tôi sẽ ngăn chặn hành động tấn công dân thường của lực lượng trung thành với đại tá Moammar Gadhafi theo thoả thuận với các nước đồng minh. Tại thời điểm này, máy bay của chúng tôi đã ngăn chặn các phi cơ của chính phủ Libya tấn công thành phố Benghazi. Phi cơ của chúng tôi cũng sẽ tấn công các xe tăng nếu chúng đe doạ tính mạng của dân thường", CNN dẫn lời phát biểu của Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy sau khi hội nghị thượng đỉnh tại Paris kết thúc.

Thủ tướng Anh David Cameron nói: "Thời gian hành động đã tới. Mọi việc phải được tiến hành khẩn trương".

Ông Sarkozy nói đại tá Gadhafi vẫn còn thời gian để tránh "kết cục tồi tệ nhất" bằng cách ngừng mọi hành động quân sự và tuân thủ nghị quyết của Liên Hợp Quốc.

"Cánh cửa dẫn tới bàn đàm phán sẽ lại mở nếu các hành động bạo lực của quân đội Libya chấm dứt", ông Sarkozy nhấn mạnh.

Việc can thiệp vào Libya diễn ra chỉ một ngày sau khi Hội đồng Bảo an LHQ thông qua nghị quyết áp đặt vùng cấm bay ở Libya nhằm bảo vệ thường dân trong cuộc nội chiến ở nước Bắc Phi này. Nghị quyết của Hội đồng cho phép sử dụng "tất cả cac biện pháp cần thiết" để đảm bảo an ninh cho dân thường.

Pháp, Anh, Mỹ, Italy, nhiều nước đồng minh trong NATO và nhiều quốc gia Ả rập ủng hộ việc can thiệp quân sự vào Libya. Các nước thành viên hội đồng bảo an trong đó có Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil bỏ phiếu trắng.

Nội chiến ở Libya xuất phát từ những cuộc biểu tình hồi giữa tháng trước. Phe đối lập tập hợp lực lượng và chiếm nhiều thành phố, căn cứ quân sự ở miền đông Libya, trong khi đó quân đội trung thành với chính phủ của ông Gadhafi làm chủ miền tây, thủ đô và nhiều thành phố quan trọng khác. Khoảng một tuần gần đây, phe chính phủ mở một loạt cuộc tấn công, lấy lại nhiều thành phố từ phe nổi dây và đang tiến đến thành trì cuối cùng của những người đối lập, thành phố lớn thứ nhì đất nước Benghazi.

benghazi.jpg

Cảnh tượng trong giao tranh ở Benghazi, thành luỹ của phe đối lập, hôm 19/3. Ảnh: AFP​

Tổng quan về lực lượng liên quân chống Libya, gồm Pháp, Anh, Mỹ và một số quốc gia khác:

Pháp

Pháp có khoảng 100 máy bay chiến đấu chủ yếu gồm Rafale và Mirage 2000. Khoảng 20 phi cơ trong số này tham gia triển khai trên bầu trời Libya hôm nay. Các căn cứ không quân của Pháp ở Corsia và Chad đang được báo động.

Tàu sân bay Charles de Gaulle sẽ được triển khai tới Libya chủ nhật.

Anh

Thủ tướng Anh David Cameron thông báo nước này sẽ đưa phản lực cơ Tornado và Typhoon tới các căn cứ gần Libya trong vài giờ nữa. Ngoài ra không quân Anh còn đảm nhiệm hoạt động tiếp liệu trên không và do thám.

Anh có một căn cứ không quân trên đảo Síp và vài căn cứ trên đảo Malta. Hai tàu khu trục nhỏ của Anh - HMS Cumberland và HMS Westminster - đã tới biển Địa Trung Hải.

Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nói Washington sẽ triển khai các phương tiện nhưng không tiết lộ thêm bất kỳ thông tin nào. Mỹ hiện có các phản lực cơ F-15 và F-16 ở Sicily, đảo thuộc Italy và cũng là đảo lớn nhất trong biển Địa Trung Hải. USS Barry và USS Stout - hai tàu khu trục có tên lửa hạm đối đất Tomahawk, đang ở Địa Trung Hải.
USS Bataan, tàu chiến đấu mang theo trực thăng và có khả năng tác chiến cả trên cạn lẫn dưới nước, cùng hai tàu chiến khác cũng sẽ tới đây. Canada Hôm nay 7 phản lực cơ CF-18 và một máy bay vận tải quân sự C-17 Globemaster của Canada lên đường tới Địa Trung Hải. Một chiếc C-17 Globemaster khác sẽ cất cánh sau đó.

Nguồn

Một máy bay Libya bị bắn hạ ở Benghazi hôm nay
[video=youtube;XvwISqREkaU]http://www.youtube.com/watch?v=XvwISqREkaU[/video]

[video=youtube;XHiKMhQnqFo]http://www.youtube.com/watch?v=XHiKMhQnqFo[/video]

[video=youtube;cEBxvBexwLE]http://www.youtube.com/watch?v=cEBxvBexwLE[/video]


__________________________________________________ ____________________________

Gadhafi thề chống lại cuộc ‘xâm lăng trắng trợn’

Vài giờ sau khi Pháp, Anh và Mỹ cùng nã tên lửa và pháo xuống Libya, nhà lãnh đạo Moammar Gadhafi tuyên bố sẽ chống lại “cuộc xâm lăng trần trụi” đầy vô cớ này.

chay.jpg

Tên lửa của liên quân rơi trúng 20 điểm phòng thủ trên không của Libya. Ảnh: BBC.

Liên minh quân sự bao gồm cả Canada và Italy đã đưa ra nhiều cảnh báo với Gadhafi, theo đó sẽ đập tan vị trí của quân đội Libya trong giai đoạn đầu của chiến dịch quân sự, trong đó bao gồm áp đặt vùng cấm bay.

Hơn 110 tên lửa từ tàu chiến và tàu ngầm của Anh và Mỹ đã rơi trung 20 đích phòng thủ của Libya ở vùng phía đông, Phó đô đốc Mỹ William Gortney cho biết trong cuộc họp của Lầu Năm Góc.

Một quan chức quân sự cấp cao của Mỹ cũng cho biết các tên lửa rơi xuống gần Misrata và Tripoili, thủ đô và căn cứ của Gadhafi. Loạt bom này, trong chiến dịch mang tên "Odyssey Dawn" là nhằm “phản đối việc chính quyền Libya sử dụng vũ lực để chống lại người dân”, Gorney nói.

Các bức ảnh của Hải quân Mỹ cho thấy những đám lửa và cột khói bốc lên khi tên lửa bắn ra từ tàu khu trục giữa đêm.

Trước đó, chiến đấu cơ Pháp cũng nhả đạn vào một phương tiện quân sự mà trước đó tấn công thành phố Benghazi - căn cứ của quân nổi dậy. Đây là hành động tấn công đầu tiên của Pháp đối với lực lượng quân sự của Gadhafi.

Tối qua, Thủ tướng David Cameron cũng cho biết lực lượng Anh sẽ tham gia vào hành động quân sự chống Libya. “Điều chúng ta đang làm là cần thiết, hợp pháp và chính đáng”, ông nói. “Tôi tin rằng chúng ta không thể đứng ngoài khi kẻ độc tài này đang giết chết người dân của chính mình”.

Gadhafi phát biểu sáng sớm nay trên đài truyền hình Libya rằng hiến chương LHQ cho phép Libya quyền bảo vệ chính mình trong “vùng chiến”. Các kho vũ khí sẽ được mở ra để người dân có thể tự vũ trang.

“Tất cả người dân thuộc các quốc gia đạo Hồi, châu Phi, châu Mỹ Latin và châu Á, đứng cùng nhân dân Libya để chống lại cuộc xâm lăng này”, Gadhafi nói.

Nhà lãnh đạo Libya cũng thề sẽ bảo vệ đất nước khỏi “cuộc xâm lăng khổng lồ” và cảnh báo sự can thiệp của lực lượng quốc tế có thể khiến khu vực Địa Trung Hải và Bắc Phi trở nên nguy hiểm và dân thường gặp hại.

Một phát ngôn viên của chính phủ Libya cho rằng thay vì gửi những nhà quan sát quốc tế tới để chứng kiến sự ngừng bắn, thì liên minh quốc tế đã chọn biện pháp tấn công quân sự.

Các cuộc không kích nhằm vào các vị trí ở Tripoli và Misrata đã gây ra “tổn hại thực sự” cho dân thường, phát ngôn viên này nói.

Ngay sau cuộc tấn công bằng tên lửa đầu tiên, Tổng thống Mỹ Barack Obama thông báo cho dân Mỹ về những nỗ lực của một “liên minh lớn”.

“Việc sử dụng vũ lực không phải là sự lựa chọn hàng đầu của chúng ta”, Obama nói từ Brazil. “Lựa chọn này đưa ra không hề dễ dàng. Nhưng chúng ta không thể đứng thờ ơ khi một kẻ bạo chúa nói với chính người dân của mình rằng sẽ không có sự thương xót nào hết”.

Obama cũng nhắc lại rằng Lầu Năm Góc không có ý định triển khai lực lượng trên mặt đất tại Libya. Ông dự tính việc Mỹ tham gia vào hành động quân sự tại Libya chỉ kéo dài vài ngày, sau đó sẽ đảm nhiệm vai trò hỗ trợ nhiều hơn.

Các thành viên liên minh nói rằng Gadhafi đã không tuân theo nghị quyết của LHQ theo đó yêu cầu ông ngừng tấn công dân thường.

“Ông ta thực sự ở thế tấn công”, vị quan chức quân sự nói. “Ông ta bảo rằng sẽ ngừng bắn vậy mà vẫn tiếp tục đưa quân vào Benghazi”.

Chiến dịch tấn công ồ ạt của liên minh được tiến hành sau cuộc họp khẩn cấp tại Paris, Pháp, trong đó 22 nhà lãnh đạo và các quan chức hàng đầu thống nhấn cần phải làm mọi biện pháp cần thiết để khiến Gadhafi tôn trọng nghị quyết của LHQ, theo đó áp đặt vùng cấm bay và ngừng bắn.

Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy tuyên bố Gadhafi vẫn có thời gian để chấm dứt các hành động của mình
Nguồn


__________________________________________________ ____________________________


Chiến đấu cơ tham gia cuộc không kích tại Libya


Để chuẩn bị cho chiến dịch quân sự tại Libya, Pháp, Anh, Mỹ cùng các nước phương tây đã huy động một lực lượng đồ sộ các chiến đấu cơ tối tân để tham gia vào cuộc không kích.

Phi cơ Tornado của Không quân hoàng gia Anh tại căn cứ quân sự Marham ở Norfolk, chuẩn bị cho cuộc không kích tại Libya, ngày 19/3.


quan1.jpg

Phi cơ Tornado của Không quân hoàng gia Anh tại căn cứ quân sự Marham ở Norfolk, chuẩn bị cho cuộc không kích tại Libya, ngày 19/3.

quan2.jpg

Một lính Pháp lái xe chở các thùng đạn vào khoang của máy bay chuyên chở quân sự Transal, ở căn cứ Avord, miền trung nước Pháp, chuẩn bị tham gia sứ mệnh tại Libya.

quan3.jpg

Binh lính Pháp đẩy các thùng đạn vào khoang máy bay để phục vụ cho chiến dịch quân sự tại Libya.

quan4.jpg

Số đạn dược này để dùng cho các chiến đấu cơ của Pháp.

quan5.jpg

Một chiến đấu cơ của Pháp trở lại căn cứ quân sự Saint-Dizier ở miền đông Pháp, nhằm chuẩn bị cho chiến dịch ở Libya.

quan6.jpg

Các nhân viên kỹ thuật kiểm tra tên lửa gắn trên chiến đấu cơ Rafale trước khi cất cánh từ căn cứ quân sự Saint-Dizier và lên đường thực thi sứ mệnh ở Libya.

quan13.jpg

Các vũ khí chuẩn bị được lắp đặt trên chiếc chiến đấu cơ Rafale của Pháp.

quan7.jpg

Các nhân viên kỹ thuật kiểm tra mọi thiết bị trước khi máy bay chiến đấu khởi hành.

quan8.jpg

Một máy bay quân sự Mỹ đỗ trên căn cứ không quân NATO ở đảo Sicily thuộc Italy. Các căn cứ không quân của Italy sẽ đóng một vai trò quan trọng trong chiến dịch quân sự tại Libya.

quan9.jpg

Phi công chiến đấu Pháp làm thủ tục tại căn cứ quân sự Saint-Dizier trước khi lên đường làm nhiệm vụ.

quan16.jpg

Các thiết bị chuẩn bị cho các phi công Pháp trước khi lên máy bay, trong đó có một lá thư viết bằng tiếng Pháp và tiếng Ảrập, yêu cầu sự trợ giúp.

quan10.jpg

Một loạt máy bay chiến đấu F18 Hornet của Canada bay tới căn cứ không quân Trapani Birgi ở đảo Sicily, Italy.

quan12.jpg

Một phi công đi ngang qua các chiến đấu cơ Tornado ECR của Italy tại căn cứ Trapani Birgi ở Sicily.

quan14.jpg

Chiến đấu cơ 99An F16 chuẩn bị cất cánh tại căn cứ quân sự Fighter Wing Skrydstryp ở Jutland, Đan Mạch.

quan15.jpg

Phi cơ Tornado của Không quân hoàng gia Anh tại căn cứ quân sự Marham, ở Norfolk, Anh.

Nguồn

Toàn cảnh màn dạo đầu đánh Libya đã viết:
Toàn cảnh màn dạo đầu đánh Libya
Cuộc tấn công của liên quân vào Libya mở màn đêm 19/3 mới chỉ là giai đoạn đầu Anh, Mỹ và Pháp thực thi chiến dịch thị uy sức mạnh quân sự, chống lại chế độ Gadhafi mà họ cáo buộc đang “điên cuồng tàn sát dân lành”.

Việc lên kế hoạch tấn công các mục tiêu là cơ sở hạ tầng quân sự của Libya đã được liên quân nghiên cứu từ vài tuần trước, bằng cách sử dụng ảnh vệ tinh cùng những chuyến bay trinh sát của máy bay do thám Anh và Mỹ. Mục tiêu của việc thu thập thông tin tình báo này là theo dõi mọi di biến động và liên lạc giữa các lực lượng ủng hộ đại tá Gadhafi.

Tổng tư lệnh chiến dịch đánh Libya là đô đốc Mỹ Samuel Locklear, chỉ huy lực lượng liên quân đóng tại căn cứ Naples, Italy. Sau hội nghị thượng đỉnh bất thường về Libya tại Paris ngày 19/3, đô đốc Locklear được giao nhiệm vụ đập tan cỗ máy quân sự của Gadhafi và đảm bảo lệnh cấm bay trên toàn cõi Libya.

Theo đó, tấn công hệ thống radar và tên lửa phòng không của Libya là giai đoạn đầu của chiến dịch “đánh hội đồng” này. Mở màn chiến dịch, chiến đấu cơ Rafale của Pháp tiêu diệt một chiếc xe quân sự của Libya, có thể là xe tăng, lúc 16h45’ giờ GMT (23h45’ giờ Hà Nội) ngày 19/3, gần Benghazi. Khi màn đêm buông xuống, chiến dịch mang tên Odyssey Dawn của liên quân mới thực sự ác liệt khi Lầu Năm Góc cho biết có tổng cộng 110 quả tên lửa đối đất Tomahawk đã được Anh và Mỹ bắn vào Libya.

Cơn mưa tên lửa Tomahawk của liên quân đã rơi xuống dọc khu vực bờ biển trải dài của Libya. Những quả hỏa tiễn hạng nặng bay với tốc độ siêu thanh này được phóng từ tàu ngầm lớp Trafalgar của Anh và hai chiến hạm của Mỹ là khu trục hạm USS Mason mang tên lửa dẫn đường và tàu ngầm USS Providence gắn tên lửa Tomahawk tại Địa Trung Hải.

Tham gia màn phủ đầu này còn có những chiếc chiến đấu cơ cường kích mặt đất Tornado GR4 của Anh, trang bị tên lửa Storm Shadow chuyên oanh tạc các trung tâm chỉ huy, hầm điều khiểu và trạm radar của đối phương. Bên cạnh đó, những chiếc F-18 Super Hornet của hải quân Mỹ cũng xuất kích từ tàu sân bay USS Enterprise tại Biển Đỏ và máy bay chiến đấu Pháp từ tàu sân bay Charles de Gaulle tại cảng Toulon của Pháp.

Tổng cộng, Guardian cho biết trong đêm 19/3 đã có tổng cộng hơn 20 mục tiêu đã định của quân đội Libya bị tiêu diệt. Các đơn vị tên lửa đất đối không của lực lượng thân Gadhafi bị phá hủy hàng loạt. Ngoài ra, mạng lưới thông tin liên lạc quân sự có ý nghĩa sống còn đối với Gadhafi cũng bị đánh tơi tả.

Cuộc oanh tạc bằng tên lửa và máy bay nhằm vào quân đội Gadhafi này được mô tả là giai đoạn “tạo động lực” cho chiến dịch, với mục tiêu làm “câm họng” hệ thống phòng không của Libya. Đồng thời đợt tấn công này mở đường cho giai đoạn hai của màn dạo đầu đánh Libya.

Ngay khi hệ thống phòng không của Libya được xác định đã mất năng lực chiến đấu sau đợt tấn công đêm 19/3, đến lượt các chiến đấu cơ của NATO xuất hiện để tấn công các mục tiêu khác trên mặt đất. Mục tiêu của giai đoạn tấn công thứ hai này đa dạng từ các đơn vị xe tăng, xe bọc thép, hệ thống tên lửa tầm xa và những cỗ xe phóng hỏa tiễn tự hành của đại tá Gadhafi.

Ngay khi hai giai đoạn tấn công mục tiêu quân sự trên mặt đất hoàn tất, liên quân sẽ bước vào giai đoạn “làm cảnh sát trên không”, trong đó các máy bay liên tục quần đảo trên không phận Libya để đảm bảo vùng cấm bay có hiệu lực. Trong giai đoạn này, ngoài Anh, Mỹ và Pháp sẽ có máy bay và phương tiện của nhiều nước khác như Đan Mạch, Qatar, Canada, Các tiểu vương quốc Ảrập thống nhất và một số quốc gia tham gia.

Giai đoạn thực thi và giám sát vùng cấm bay thực sự cho thấy chiến dịch can thiệp vào Libya mang tính đa quốc gia. Nhưng việc điều phối các chuyến bay của chiến đấu cơ nhiều nước, cất cánh từ nhiều khu vực khác nhau cùng đến không phận Libya làm nhiệm vụ sẽ thực sự là một thách thức trong chiến dịch can thiệp Libya.

Vùng cấm bay tại Libya được Anh và Pháp cùng đề xuất sau khi quân đội ủng hộ đại tá Gadhafi tấn công người chống đối bằng vũ khí hạng nặng hồi tháng trước. Ban đầu Mỹ lưỡng lực với đề xuất này, nhưng sau đó ủng hộ. Sau khi chịu sức ép gay gắt, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đầu tuần này đã bỏ phiếu phê chuẩn lập vùng cấm bay tại Libya, nhằm ngăn chặn cuộc tấn công của quân Gadhafi vào thường dân.

Để thiết lập vùng cấm bay, liên quân đã tập trung một lượng lớn vũ khí gần Libya với hàng trăm máy bay chiến đấu có khả năng tiếp cận quốc gia Bắc Phi này trong thời gian ngắn. Trong số này có những phi đội F-16 của Mỹ, Đan Mạch, CF-18 của Canada, Tornado và Typhoon của Anh, chủ yếu đóng ở miền nam Italy. Pháp thì triển khai khoảng 100 máy bay chiến đấu, gồm chủ yếu là Rafale và Mirage 2000 cùng tàu sân bay Charles de Gaulle tham gia chiến dịch tại Libya.
Nguồn
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ðề: Liên Hợp Quốc cho phép tấn công Libya ( Không kích bằng Bom! )

Ủng hộ LHQ và phe nổi dậy Libya (Hội đồng Quốc gia Libya) vì 1 Libya Dân chủ! L-)
 
Chỉnh sửa lần cuối:

khuatquangthin

New Member
Ðề: Liên Hợp Quốc cho phép tấn công Libya ( Không kích bằng Bom! )

Đây là hành động can thiệp trắng trợn vào nội bộ của Libya. Đúng là cái Hội đồng Bảo an dở hơi cám lợn.
 

YeuNhac

Banned
Ðề: Liên Hợp Quốc cho phép tấn công Libya ( Không kích bằng Bom! )

Thôi bác ơi, cái UN này giống như cave ấy mà, chỉ cần cho mấy thằng bảo kê thường trực tí quyền lợi thì muốn làm gì chẳng được. Chỉ tội nghiệp bác đại tá, muối mặt làm lành với mấy anh đầu to, tưởng dựa vào đó để tiến lên, ai ngờ thằng con ở nhà chỉ quậy tí thôi mà mấy anh ở xa lắc xa lơ đã xông đến đòi xử rồi. Cái thằng tư bản đấy nó khốn nạn thế đấy bác ạ.

Thời thế đã thay đổi, thằng anh hai, anh ba ở xa tận viễn đông còn phải lo đối phó với dân của chính họ.
Lúc LHQ biểu quyết, anh hai đành ngoảnh mặt làm ngơ :(

Tên chính thức của Libya là gì?

In 1977 the title of the state was changed to the Great Socialist People's Libyan Arab Jamahiriya
Libya - Wikipedia, the free encyclopedia

"Đại Xã Hội Chủ Nghĩa ..."
 
Ðề: Liên Hợp Quốc cho phép tấn công Libya ( Không kích bằng Bom! )

Đây là hành động can thiệp trắng trợn vào nội bộ của Libya. Đúng là cái Hội đồng Bảo an dở hơi cám lợn.

Thấy thằng hàng xóm cầm dao định giết con mình. Khi đó bác làm gì
A : Gọi 113
B : kệ mịa nó, chuyện nhà nó thì tự nó giải quyết
C : Gọi bà con hàng xóm tóm lấy thằng bố giao cho CA
D : đi ngủ cho phẻ
Tui nghỉ bác chọn câu B & D
 
Chỉnh sửa lần cuối:

arionred

Member
Ðề: Liên Hợp Quốc cho phép tấn công Libya ( Không kích bằng Bom! )

Thấy thằng hàng xóm cầm dao định giết con mình. Khi đó bác làm gì
A : Gọi 113
B : kệ mịa nó, chuyện nhà nó thì tự nó giải quyết
C : Gọi bà con hàng xóm tóm lấy thằng bố giao cho CA
D : đi ngủ cho phẻ
Tui nghỉ bác chọn câu B & D

Tôi nghĩ bác nói ngược: trong trường hợp này là thằng con hùa theo đám hàng xóm làm loạn diệt thằng bố.
Còn đám sen đầm quốc tế thấy tụi làm loạn mà mình ủng hộ sắp đứt, thì thò tay trắng trợn can thiệp vào công việc nội bộ của một quốc gia có chủ quyền. Đúng là trơ trẽn hết chỗ nói.
Lại còn cái gọi là "vùng cấm bay" dở hơi, chẳng khác nào ta sang nhà hàng xóm rồi chặn cửa lại ngăn bố con nhà đó đi vào... toa lét (chẳng hạn).
 
Ðề: Liên Hợp Quốc cho phép tấn công Libya ( Không kích bằng Bom! )

Tôi nghĩ bác nói ngược: trong trường hợp này là thằng con hùa theo đám hàng xóm làm loạn diệt thằng bố.
Còn đám sen đầm quốc tế thấy tụi làm loạn mà mình ủng hộ sắp đứt, thì thò tay trắng trợn can thiệp vào công việc nội bộ của một quốc gia có chủ quyền. Đúng là trơ trẽn hết chỗ nói.
Lại còn cái gọi là "vùng cấm bay" dở hơi, chẳng khác nào ta sang nhà hàng xóm rồi chặn cửa lại ngăn bố con nhà đó đi vào... toa lét (chẳng hạn).

Ở đây tui đang đặt câu trắc nghiệm cho hoàn cảnh như vậy. Còn những tình tiết phía sau tôi chưa nói đến đó thuộc về câu hỏi khác . Như vậy, bạn có thể cho biết bạn chọn câu nào không. Tui cũng nghĩ bạn chọn câu B & D
 

YeuNhac

Banned
Ðề: Liên Hợp Quốc hậu thuẫn vùng cấm bay tại Libya

hê hê .. thằng bố (từng) là bố nuôi khủng bố quốc tế hay là lãnh tụ cách mạng tùy theo chỗ đứng của người quan sát.

Tui thấy ông bố lên truyền hình giận dữ mắng chửi hăm dọa con dân và hàng xóm: "đồ phản bội, tao không phải là tổng thống, tao là lãnh tụ cách mạng, tao sẽ chiến đấu đến cùng".

Tui nghĩ, ổng tự xưng là lãnh tụ cách mạng là có ý nói ổng đương nhiên có quyền trị vì con dân mãi mãi, không ai truất phế ổng được.

Bà thủ tướng Đức Angela Merkel nói (sau buổi họp mặt với thủ tướng Hy lạp Giorgos Papandreou ở Berlin) bà rất sốc về phát biểu của Gaddafi vì coi như ổng đã tuyên chiến với chính nhân dân ổng.
 

khuatquangthin

New Member
Ðề: Liên Hợp Quốc cho phép tấn công Libya ( Không kích bằng Bom! )

Cái thằng Thủ tướng Anh chết toi. Mày ở tận đâu đâu, có liên quan gì đến mày mà bày đặt mang máy bay sang ném bom. Không lẽ sau này Bình Dương và Bình Phước cãi nhau mày cũng mang máy bay sang ném bom chắc . Đúng là khốn nạn.
 

YeuNhac

Banned
Liên Hợp Quốc hậu thuẫn vùng cấm bay tại Libya

thì cũng như thời xưa, mắc mớ gì mà giửa đêm 21/08/1968 nửa triệu quân Liên xô, Ba lan, Hungarie và Bulgarie tràn qua Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Tiệp Khắc (Česko-Slovensko SR). Còn 2 sư đoàn xe tăng và pháo của CHDC Đức nằm dự phòng sát biên giới.
 

YeuNhac

Banned
Liên Hợp Quốc hậu thuẫn vùng cấm bay tại Libya

Libya bất ngờ tuyên bố 'ngưng bắn lập tức'


Chưa đầy 24 giờ sau khi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ra nghị quyết về vùng cấm bay tại Libya, chính phủ ở Tripoli bất ngờ tuyên bố 'ngưng bắn lập tức' và mời phái đoàn quốc tế vào 'tìm hiểu thực tế'.

Bộ Ngoại giao Libya, lúc gần 13 giờ trưa theo giờ London, cũng nói họ tuân thủ nghị quyết LHQ để 'bảo vệ thường dân'.

Tuy nhiên, hiện chưa rõ đây có phải là cách để Tripoli kéo dài thời gian trước các diễn biến dồn dập trên trường quốc tế từ tối 17/3.

Ngoại trưởng Libya nói lúc 12 giờ 38 rằng nước ông "ngưng mọi hoạt động chiến sự".

Trước đó, chính quyền của Đại tá Gaddafi từng tuyên bố chiến đấu tới cùng và sẵn sàng tiêu diệt phiến quân mà họ gọi là "theo Al Qaeda".
...
 

osiric

Well-Known Member
Ðề: Liên Hợp Quốc cho phép tấn công Libya ( Không kích bằng Bom! )

Ông này mà bị lật đổ là mọi người chuẩn bị chạy xe đạp là vừa
Cha này độc tài mấy chục năm rùi, đất nước ko có bầu cử gì cả con quan lại làm quan mặc sức ăn sài thả cửa
--> giai đoạn này rất khó khăn để quyết định
 
Ðề: Liên Hợp Quốc cho phép tấn công Libya ( Không kích bằng Bom! )

Cái thằng Thủ tướng Anh chết toi. Mày ở tận đâu đâu, có liên quan gì đến mày mà bày đặt mang máy bay sang ném bom. Không lẽ sau này Bình Dương và Bình Phước cãi nhau mày cũng mang máy bay sang ném bom chắc . Đúng là khốn nạn.

Bởi vậy thằng Tung Của nó đánh VN bể đầu mà có ai can. Chắc ông là nhóc teen nên chưa biết chuyện này. Chả có 1 cuốn sách giáo khoa nào nói chuyện Tung Của đánh VN vào năm 1979 nên ông không biết là phải
 

kutely24

Banned
Ðề: Liên Hợp Quốc cho phép tấn công Libya ( Không kích bằng Bom! )

Hoãn hết mọi chiến sự rồi các bác nhé...=;...chả còn gì bàn luận nữa. Update lại thông tin báo đi.
 

Cafe_pede

Banned
Ðề: Liên Hợp Quốc cho phép tấn công Libya ( Không kích bằng Bom! )

Ơ mấy bác này :

Em mà không dập tắt ngay cái vụ nổi loạn Của mấy thằng này . Cứ để tụi nó đánh nhau quanh năm xuất tháng như vậy ...... Đến khi nào Mới đủ nguồn Dầu Mỏ để cung cấp lại cho tụi Em đây ?

Dẹp Dẹp hết , mặc kệ thằng nào làm tổng thống cái đất nước đó cũng được . Mĩa sao tụi nó yên ổn càng sớm và ổn định chật tự rồi lại cung cấp dầu cho Tụi em lại là OK

Chứ cứ để khan hiếm giàu mỏ như kiểu vầy chết tụi Em

Hôm qua là Ai cập , nay là Li-Bi . Chuẩn bị tới thằng barain ..... Không được để Khối Dầu mỏ lọan kiểu như vầy , nếu lọan thì mệt cho mấy nước tư bản tụi em lém , Tụi em buộc phải can thiệp càng sớm càng tốt .

Nếu tôi mà không có lợi lộc gì....... Tôi cũng không có rảnh để đưa máy bay quân sự qua đó thả boom đâu . Chỉ núp bóng dưới hội đồng bảo an liên hợp quốc và vô đánh nước người ta với cái lý lẽ bảo về quyền Dân Chủ .

Nếu ở đây là cuộc bạo lọan của mấy nươc Nghèo Bên Châu Phi thì cho tiền , Em cũng chả thèm qua nữa là Đánh để dẹp loạn .

Mấy bác nên nhớ có mấy nước bên châu phi tụi nó nội chiến gần 20 năm đấy nhé . Không có thằng ma nào qua để bảo vệ người dân đâu .

Nói tóm lại loạn ở đâu cũng được . Nếu lọan ở các nước DẦU MỎ thì tuyệt đối không được . Nước Dầu mỏ loạn là tụi em dơ 2 tay biểu quyết ngay

1 ) là đứng về phía chính phủ để Quất người Dân .
2 ) là Dưới sự ủy Quyền của hội đồng bảo an liên hợp quốc ( toàn người trong nhà tụi em hết lo gì )=> anh bị chục xuất khỏi chức tổng thống và lưu vong vô thời hạn , nếu anh cãi tôi sẽ dùng biệm pháp quân sự

Tôi đố anh giám cãi lời tôi đấy . Có 8 nghế quang trọng nhất 2 ghế bỏ phiếu trống , còn 5 ghế bỏ phiếu Quất rồi .

Nếu làm cách 1 thì không được đẹp cho mấy . Nếu làm cách 2 thì OK , thằng cha tổng thống đó bị lật là đúng không 1 ai than phiền đâu , nhiều lúc thế giới nhìn vô tụi em với 1 Con mắt yêu đời hơn đây các bác à


Bắc Triều tiên chỉ được cái to mồm thôi . Muốn Quất anh tôi Quất cái 1 chứ sợ thằng nào mà không Quất . Anh mà như Iran hay Parkistang có Dầu Mỏ thử xem . Tôi Quất tưng tôm anh lên chứ ở đó mà cứ diễu binh tới diễu binh lui .

Thư 1 : Quất anh tôi chả có được tý lợi lộc gì ,
Thứ 2 : Nếu anh Quất thằng Hàn Quốc . Tôi sẽ quất anh . Bởi vì anh hỗn và 8 nước đều đồng ý Quất anh
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Cafe_pede

Banned
Ðề: Liên Hợp Quốc cho phép tấn công Libya ( Không kích bằng Bom! )

Ông này mà bị lật đổ là mọi người chuẩn bị chạy xe đạp là vừa
Cha này độc tài mấy chục năm rùi, đất nước ko có bầu cử gì cả con quan lại làm quan mặc sức ăn sài thả cửa
--> giai đoạn này rất khó khăn để quyết định

Độc tài hay không thì cũng chỉ biết được qua báo chí .

Người VN có 1 câu rất hay : Đừng nên tin và chỉ nghe duy nhất 1 phía bạn à
 

siusiuenen

New Member
Ðề: Liên Hợp Quốc cho phép tấn công Libya ( Không kích bằng Bom! )

Bác Pede có biết Trung Quốc là nước đứng hàng thứ mấy về nhu cầu nhập dầu hỏa không ? Và còn vài lý do khác nữa mà kì này im hơi lặng tiếng . Anh Nga không cần dầu nhưng cũng cùng một lý do mà mới đây đem quân qua xứ người thì biến luôn là đúng rồi .
Tư bản ở đây là ai nhỉ ? Trên thế giới ngoài hai anh Cuba và Bắc Triều Tiên còn ai là không tư bản ? Ở Việt Nam ngoài mấy người ăn xin ra có bố nào giám vỗ ngực " Ta là Chuyên Chính VÔ SẢN " không nhỉ ?
Thế giới thiếu dầu kinh tế khủng hoảng chắc Việt Nam ta được hưởng lợi chắc ? Nội anh Mỹ và Châu Âu không có tiền nhập hàng thì hàng hóa của Việt Nam chắc là được Trung Quốc nhập giùm cho có nghĩa khí hay là hàng hóa của nó không bán được được sư trợ giá lại đổ hết qua Việt nam với giá như cho không cho kinh tế của Việt Nam lụn bại luôn ?
 

superdream

New Member
Ðề: Liên Hợp Quốc cho phép tấn công Libya ( Không kích bằng Bom! )

Túm lại là những thằng nhày vào tham chiến là đã ngửi thấy lợi ích của mình trong cuộc chiến đó. Thử hỏi ngày xưa chúng đánh Saddam Hussien nói là để cứu nhân dân Iraq nhưng gần 2 chục năm đất nước từ giàu có đến giờ vẫn chịu cảnh khó khăn, nghèo đói
 
Bên trên