Nhạc số : Chia sẻ kiến thức và bàn luận

toi511

Well-Known Member
Các bác cho em hỏi con DAC Gustard A20H này nghe nhạc việt có ổn không, so với x20 thì như nào nhỉ. Em thấy mua tabao về vn giá cũng khoảng hơn 16 tr chút.
IMG_0855.JPG
 

trung224

Well-Known Member
Review Schiit USB Gen V (tương đương Schiit Eitr)


Lời giới thiệu: Sau dự án transport Pi, em đã rất hài lòng về phần thuần digital trong bộ dàn của mình cho việc nghe nhạc lossless và Hires. Trong loạt bài transport Pi, em đã có nói đến việc dùng Airplay phát audio của youtube (hoặc các thể loại nghe nhạc online khác) sang transport Pi để xuất ra DAC cho hiệu quả khá ổn. Những tưởng thế là xong, tuy nhiên, một tối đẹp giời ngồi nghịch điện thoại, em có thử so sánh streaming audio từ video trên youtube theo cơ chế Airplay (built in trên HTC Connect) với UPnP (qua một số app như Tubio). Vấn đề nảy sinh từ đây khi âm thanh qua Airplay vừa bị bí vừa hơi bị gắt và chói dải cao. Trước nay em vẫn biết Airplay nó có can thiệp vào code, nhưng đến khi so sánh trực tiếp mới thấy nó không ổn.


Vấn đề thứ hai là đến hẹn lại lên, năm nay em lại được khuyến mãi một cái voucher, cho phép truy cập vào xem miễn phí kho video online chất lượng caoDigital Concert Hall của Berliner Philharmoniker trong vòng 7 ngày. Bản thân là một musicophile (nhiều hơn phần audiophile), nên em lại phải lọ mọ chuẩn bị các phương án làm sao để mình có thể đạt được âm thanh hay nhất khi dùng cái voucher đấy.

https://www.digitalconcerthall.com/en/home


Phương án streaming Airplay coi như thất bại vì chất lượng không đảm bảo. Đúng lúc đấy thì bọn Schiit ra con Schiit Eitr USB-SPDIF converter và upgrade USB gen V cùng thiết kế. Nói thật thì sau khá nhiều trải nghiệm với USB, em không muốn quay lại nó một lần nào nữa. Điều em hết sức khó chịu là dù có thêm bao nhiêu bộ lọc USB cleaner hay USB converter vào thì âm thanh vẫn phụ thuộc vào cái dây USB từ nguồn phát đến bộ lọc. Nếu dùng USB converter có xuất BNC hay AES/EBU thì còn đỡ vì hai loại kết nối này tương đối “trì”, dây đắt tầm trung bình cỡ 100-150 USD và dây chuẩn thường cỡ 25$ không khác gì nhau lắm (dây vài trăm đô thì em chưa được thử). Còn nếu USB converter mà chỉ xuất coax SPDIF hoặc USB cleaner thì còn phụ thuộc nhiều vào cả cái dây coax hoặc dây USB nối đến DAC nữa.


Tuy có chút định kiến như vậy, song bo USB gen V và Schiit Eitr vẫn làm em khá hứng thú. Đứng về góc độ kĩ thuật mà nói, cách thiết kế của bọn Schiit có sự khác biệt so với các thiết kế isolator trước đây, đó là dùng pulse transformer (như kiểu thiết kế mạng LAN) thay vì digital isolator chip như các hãng khác. Đứng về góc độ review thì một số người em cho rằng khá tin cậy và có trải nghiệm nhiều như tay Torq trên superaudiobestfriends khen rất nhiều, nên em nghĩ mình cũng nên thử và review cho anh em luôn, lấy tham chiếu là transport Pi.


Sau khi đắn đo, em quyết định thử upgrade USB Gen V vì nó rẻ hơn rất nhiều (gần bằng nửa nếu tự lắp) so với con Eitr.

1. Trên tay bo USB Gen V

  1. gen5.jpg

Đây là hình gen V trên trang chủ của Schiit. Tuy nhiên, em thấy bọn Tây lông này có trò làm bẫy khá hay đó là dùng mạch in 4 lớp hai mặt để giấu linh kiện

Đây là ảnh mặt dưới

mD1YEgN.jpg



2. Thiết lập hệ thống đánh giá

Em nhận bo gen V vào tầm 21h30 tối hôm thứ hai, mất 20 phút cho việc lắp ráp vào con Gumby. Sau đó bật liên tục tầm gần 48 tiếng để burn-in bo gen V (em ko tin chuyện burn-in mấy thiết bị thuần digital lắm nhưng vẫn làm cho chắc, có kiêng có lành), đồng thời để con Gumby đạt trở lại trạng thái tối ưu


Hệ thống đánh giá:

Loa + Ampli : loa kiểm âm JBL LSR305

DAC : Schiit Gungnir Multibit

Dây interconnect: Dây hivilux XLR OCC 99,9997% Copper 3 mét

Dây nguồn : dây nguồn cho thiết bị y tế (nguồn digikey).

Vị trí ngồi: near-field, cách loa khoảng 1,2 mét

Tham chiếu và so sánh: transport Pi và 1 PC, 1 laptop

Dây BNC tự làm từ dây Belden 1694A 75 Ohm và jack BNC 75Ohm.

Dây USB: dây máy in loại thường


Các bài test:

  1. J.S.Bach : Concerto for 2 violin BWV1043 - Rachel Podger, Andrew Manze, Academy of Ancient Music. Định dạng PCM 24 bit 88,2 kHz convert bằng Pyramix/Saracon từ SACD

  2. Chopin: Piano Concerto No.1 - Martha Argerich piano, Claudio Abbado conductor, London Symphony Orchestra. Định dang 24 bit 192 kHz

  3. Mahler: Symphony No.3 chương I và II - Ivan Fischer, Budapest Festival Orchestra. Định dạng 24 bit 96kHz

  4. Mozart : trích đoạn “Der Hölle Rache kocht in meinem Herzen” trong vở opera “Cây sáo thần”, trình diễn Edda Moser và dàn nhạc Bavarian State Opera dưới chỉ huy của nhạc trưởng Wolfgang Sawallisch. Định dạng 16bit 44.1 kHz

  5. Nhạc Việt: (test khi so sánh xuất USB giữa PC/laptop với Pi cấp 3 nguồn. Các bài test: Đóa hoa vô thường (sáng tác Trịnh Công Sơn, biểu diễn Hồng Nhung), một số bài nhạc trẻ đang nổi tầm 2-3 năm nay.

  6. Beethoven: Symphony No.4 & 7 - Biểu diễn: Simon Rattle, Berliner Philharmoniker, xem miễn phí trên digitalconcerthall, để test USB GenV + PC vs Airplay + transport Pi.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

trung224

Well-Known Member

3. Đánh giá


3.1 Kiểm chứng câu quảng cáo “Nguồn phát và dây USB không quan trọng nếu dùng USB Gen V (hoặc Schiit Eitr)


Test 1: So sánh cùng một nguồn phát, sử dụng 2 dây USB khác nhau.

Em có so sánh dùng 2 dây máy in, khi so thì không thấy khác biệt. Tuy nhiên, do hiện ko có dây USB audio nào nên em sẽ để phần này lại, bổ sung sau.


Test 2: So sánh cùng một dây USB, sử dụng nguồn phát khác nhau là Pi 2 cấp 3 nguồn vs laptop và PC.


Bài test: Sử dụng LMS server trên máy tính, streaming sang squeezelite renderer 1 là laptop, squeezelite renderer 2 là PC, squeezelite renderer 3 là Pi cấp 3 nguồn.


Kết quả: Nếu sử dụng nhạc Việt, đặc biệt là mấy bản thu nhạc trẻ bị auto tune thì sự khác biệt giữa cả ba phương án là không có, hoặc nếu có thì ở mức nhỏ đến mức tai em không thể nhận ra được. Thậm chí đến mấy bài test 1-4 của em thì sự khác biệt cũng rất nhỏ. Tai em thấy rằng qua Pi 3 cấp 3 nguồn thì âm thanh có phần đỡ bị cứng hơn. Nhưng sự khác biệt đó theo em cũng ở ranh giới của placebo chứ không rõ ràng.


Kết luận: Chưa xét đến dây USB thì theo quan điểm của em, khi dùng USB gen V thì ảnh hưởng của nguồn phát vẫn là có, nhưng quá nhỏ để thật sự đáng chú ý. Lời quảng cáo của Schiit về tính năng này có vẻ chấp nhận được ở chừng mực nào đấy.


Tuy nhiên, bài test của em mới chỉ test với những nguồn phát USB chưa phải tối ưu. Laptop và PC của em thì không đáng nói đến, kể cả Pi 2 cấp 3 nguồn theo em cũng ko thể gọi về mặt thiết kế là một nguồn phát USB đỉnh. Nên kết luận trên có thể thay đổi nếu thay bằng streamer USB của SOtM, cái này thì em ko có điều kiện test và không có ý định test.


3.2 So sánh việc dùng nhạc online giữa PC + Gen V USB vs Airplay + transport Pi


Em làm cái so sánh này trước vì đây là mục đích chính khi em mua USB Gen V


Bài test 1: “Đóa hoa vô thường”, sáng tác Trịnh Công Sơn, trình diễn Hồng Nhung, trong video của hãng Phương Nam thì phải. Theo em thì đây là bản trình diễn nhạc phẩm này ổn nhất cho đến hiên nay, và em không nghĩ trong tương lai gần sẽ có một bản thu khác ngang tầm chứ chưa nói đến vượt được. Thậm chí em nghĩ Hồng Nhung bây giờ hát lại cũng ko thể đạt được thế này nữa vì giọng Hồng Nhung giờ rất phô chứ không “pure” như ngày ấy nữa.


Quay lại phần so sánh, combo USB Gen V + PC đập chết hoàn toàn Airplay + transport Pi. Những điểm vượt trội: high mid không còn chút gắt nữa, cái này là điểm cộng đầu tiên. Thứ hai, tiếng ngân dài của giọng Hồng Nhung rõ ràng hơn, có độ thay đổi âm sắc nghe thật hơn và do thể hiện sự thay đổi âm sắc trong giọng ca một cách rõ ràng nên giọng ca có cảm giác mềm mại hơn. Thứ ba, tiếng nhạc cụ như guitar, violin đệm nghe rõ ràng và có âm sắc rõ ràng hơn. T. Nói tóm lại nghe thật hơn và “nhạc tính” hơn (em dùng tạm từ này dù rất không thích dùng)


Kết luận: Phải tránh xa Airplay và sản phẩm liên quan đến âm thanh của Táo. Bới nó can thiệp vào tín hiệu nhạc. Em trước đây anti Táo, một dạo dùng Airplay thì tạm chấp nhận, nay có đồ tốt hơn thì tiếp tục anti.


Bài test 2: Nhạc trẻ đa thể loại, các bài hit của Sơn Toòng, Trung Quân, Mỹ Tâm, Ngô Phước Thinh, Soobin Hoàng Sơn,...


Kết quả: Với một số hit của Mỹ Tâm, điểm nổi trội của USB Gen V tương tự như bài test 1. Với phần còn lại, ngoại trừ âm bass điện tử được thể hiện với nhịp điêu rõ ràng hơn thì so sánh phần giọng hát giữa 2 set up không có sự khác biệt. Lý do chỉ có thể là giọng hát đã bị cắt hết các hòa âm trong quá trình hậu kì kém cỏi của các nhà sản xuất, nên có cho vào bộ dàn tốt hơn vẫn thế


Bài test 3: Buổi concert của Berliner Philharmoniker và Simon Rattle trên Digital Concert Hall


Sự khác biệt còn lớn hơn, tiếng nhạc cụ đặc biệt là bộ gỗ như oboe được tái hiện rất sát với âm sắc thực tế. Độ tách bạch các nhạc cụ rất tốt. Đây là lần đầu tiên em tương đối hài lòng khi nghe bản thu này từ PC (đã test trực tiếp dùng Mutec MC-1.2 USB, Singxer F-1, Singxer SU-1, Uptone Regen)
 

trung224

Well-Known Member
3.3 Phần chính: so sánh USB Gen V + Pi 2 cấp 3 nguồn vs transport Pi của em khi nghe nhạc lossless và HiRes


Đầu tiên xét về tính năng: Với USB gen V, không thể sử dụng RT-kernel (real-time kernel trên Moode), với LL-kernel (low latency kernel) thì chỉ có thể sử dụng tối thiểu là 5ms latency với nhạc 16 bit 44,1 kHz, với nhạc 24 bit 96 kHz hoặc 24 bit 88,2 kHz thì phải tăng latency lên 10ms và phải tăng buffer size trong MPD configuration lên. Với nhạc 24 bit 192kHz bắt buộc phải dùng standard kernel và phải tăng buffer size nếu không muốn bị dính bụp với glitch.


Một cách đáng ngạc nhiên là ở các buffer size và kernel có thể hoạt động được. Màu âm tạo ra của Gen V USB giống đến 98% màu âm tạo ra của transport Pi dùng RT-kernel. Nếu đem so sánh với transport Pi dùng các kernel khác thì chất âm của RT-kernel và gen V USB theo quan điểm của em là trội hơn. Lý do là với LL-kernel bất kể latency ra sao âm thanh luôn bị yếu hơn, độ động không tốt bằng và đặc biệt là dù có cái gọi là “air” giữa các nhạc cụ nhưng lại khiến khi nghe luôn có cảm giác phần không gian đó không có âm thanh, điều này trái ngược hoàn toàn với thực tế khi trong khán phòng thì ta sẽ nghe được cả một “bức tường âm thanh” chứ không bao giờ có cảm giác có khoảng không gian nào đó lại không có âm thanh.


Sau khi xác định được mode tốt nhất (với Gen V USB là LL-Kernel ở max latency và buffer cao, với transportPi là RT-Kernel) để so sánh thì em đi vào chi tiết


Bài test 1: J.S.Bach : Concerto for 2 violin BWV1043 - Rachel Podger, Andrew Manze, Academy of Ancient Music. Định dạng PCM 24 bit 88,2 kHz convert bằng Pyramix/Saracon từ SACD


Bản thu này khá tốt cỡ 1996, khi công nghệ thu âm digital đã vượt qua giai đoạn sơ khai và đạt tới chất lượng khá tốt. Sở dĩ em chọn bản nhạc này vì đây là tác phẩm của Bach, nên harmonic và counter point rất khủng. Bản concerto này cho 2 violin nên sẽ có nhiều đoạn đối đáp giữa 2 violin với nhau và với dàn nhạc, là cơ hội tuyệt vời để test harmonic và âm sắc nhạc cụ khi chơi ở tốc độ cao


So sánh: Hai phần tái hiện giống nhau đến 95%. Cả hai setup đêu tái hiện tiếng nhạc cụ rất tốt. TransportPi nhỉnh hơn một chút khi ở những đoạn ứng đối của 2 violin thì âm sắc của hai cây đàn này khác biệt hơn so với khi bản nhạc qua Gen V USB dù chỉ một chút thôi.


Bài test 2: Chopin: Piano Concerto No.1 - Martha Argerich piano, Claudio Abbado conductor, London Symphony Orchestra. Định dang 24 bit 192 kHz


Đây là bài test tối thượng cho Piano của em. Vừa có Piano vừa có dàn nhạc, hai thứ theo em là khó tái hiện nhất với mọi bộ dàn. Chưa kể được chơi bởi Martha Argerich, với những đoạn chạy nốt tốc độ cao mà vẫn có độ biến đổi về sắc thái nốt. Thu âm năm 1971, là thời đỉnh điểm của thu âm analog, và được remastered sang định dạng 24 bit 192kHz.


So sánh: Do màu âm của bản thu này tối hơn so với bài test 1 nên sự khác biệt giữa Gen V USB và transport Pi còn nhỏ hơn lúc nãy. Những đoạn chạy nốt thì gen V USB không hề kém cạnh transport Pi. Những đoạn dàn nhạc cũng vậy. Em phải nghe đến lần thứ 3 mới tìm thấy một sự khác biệt ở chương I, đó là đoạn ứng đối giữa piano và bộ gỗ (oboe hay basson). Ở gen V USB, tiếng piano không được tròn bằng và át tiếng bộ gỗ. Với transport pi thì tiếng bộ gỗ dù mỏng những vẫn nghe được giai điệu nó đang chơi và một vài sự thay đổi cường độ âm thanh ở đó. Khá khó để nhận ra nếu không phải là người có thể nghe nhiều bè một lúc.


Bài test 3: Mahler: Symphony No.3 chương I và II - Ivan Fischer, Budapest Festival Orchestra. Định dạng 24 bit 96kHz


Giao hưởng số 3 của Mahler luôn là bài test dàn nhạc khủng nhất vì trong bản giao hưởng này, tất cả các nhạc cụ đều có đoạn solo cho riêng mình. Bản thu này được ghi âm vào tháng 12 năm 2016 bởi Channel Classics, hãng nổi tiếng về chất lượng thu âm, em cũng mới download được chưa đấy 1 tháng. Đây có thể nói là bản thu âm có chất lượng tốt nhất mà em có.


So sánh: Về những đoạn solo nhạc cụ, cả hai đều làm rất rất tốt. Ở những đoạn nhạc cao trào phức tạp nhất, cá nhân em vẫn thấy transportPi cho tái hiện âm sắc từng nhóm nhạc cụ rõ ràng hơn một chút.


Bài test 4: Mozart : trích đoạn “Der Hölle Rache kocht in meinem Herzen” trong vở opera “Cây sáo thần”, trình diễn Edda Moser và dàn nhạc Bavarian State Opera dưới chỉ huy của nhạc trưởng Wolfgang Sawallisch. Định dạng 16bit 44.1 kHz


Đây là trích đoạn rất nổi tiếng cho giọng nữ cao màu sắc. Chỉnh bản thu này được đưa vào bộ tuyển tập về trái đất để đặt trong tàu vũ trụ Voyager 1 bắn ra khỏi hệ mặt trời.


So sánh: Em nghe đi nghe lại 3 lần mà không tim được sự khác biệt nào đáng kể ngoại trừ cảm giác qua USB Gen V nghe hơi mềm tiếng ca sĩ hơn so với transport Pi (transport Pi tiếng căng hơn), dù sự khác biệt đấy không rõ ràng lắm
 

trung224

Well-Known Member

4. Kết luận:


Thật sự mà nói, em cũng bất ngờ với USB gen V. Nó chỉ kém so với transportPi tầm 5-10%, chủ yếu ở khả năng tái hiện những đoạn nhạc phức tạp nhất, ở tốc độ cao (em nghi là yếu điểm cố hữu của USB đã ngăn cản gen V có thể ngang cơ với transportPi). Và sự khác biêt đó phụ thuộc vào bản thu, vào nguồn phát và cả đôi tai của người nghe nữa. Với em, một người nghe quen nhạc phức điệu nhiều bè, lại còn trẻ thì có thể nghe ra sự khác biệt, chứ em không chắc người khác có thể để ý những chi tiết kia.


So sánh mà nói thì thật sự riêng ở bài test với PC, thì USB Gen V này trội hơn hẳn các con USB-SPDIF converter lẫn USB cleaner em từng được thử tính từ Mutec MC-3+ USB đổ xuống (em mới được nghe rất qua loa Berkeley Alpha USB nên ko dám nói cao).


Dĩ nhiên, đối với việc nghe nhạc lossless và Hires offline thì transportPi với em vẫn là số 1. Dĩ nhiên, transport Pi của em là full build (từ nguồn điện đến chống rung, che chắn nhiễu, lọc nhiễu) nên em cũng không chắc là các biến thiên khác của dự án transport Pi mà mọi người dùng sẽ vượt hơn Gen V USB hay Schiit Eitr.


Em rất hài lòng về gen V USB, nhất là khi nó lấy của em không hề nhiều tiền, chỉ có hơn 100 USD. Em sẽ đẩy cái soundcard và cái breakout cable của nó đi, chắc cũng sẽ thu lại được từng đấy luôn. Từ đây, em có thể an tâm đợi đến ngày 25.12, khi em kích hoạt cái voucher, và thoải mái tận hưởng âm nhạc.
 

giaphongn

Well-Known Member
4. Kết luận:

Thật sự mà nói, em cũng bất ngờ với USB gen V. Nó chỉ kém so với transportPi tầm 5-10%, chủ yếu ở khả năng tái hiện những đoạn nhạc phức tạp nhất, ở tốc độ cao (em nghi là yếu điểm cố hữu của USB đã ngăn cản gen V có thể ngang cơ với transportPi). Và sự khác biêt đó phụ thuộc vào bản thu, vào nguồn phát và cả đôi tai của người nghe nữa. Với em, một người nghe quen nhạc phức điệu nhiều bè, lại còn trẻ thì có thể nghe ra sự khác biệt, chứ em không chắc người khác có thể để ý những chi tiết kia.


So sánh mà nói thì thật sự riêng ở bài test với PC, thì USB Gen V này trội hơn hẳn các con USB-SPDIF converter lẫn USB cleaner em từng được thử tính từ Mutec MC-3+ USB đổ xuống (em mới được nghe rất qua loa Berkeley Alpha USB nên ko dám nói cao).


Dĩ nhiên, đối với việc nghe nhạc lossless và Hires offline thì transportPi với em vẫn là số 1. Dĩ nhiên, transport Pi của em là full build (từ nguồn điện đến chống rung, che chắn nhiễu, lọc nhiễu) nên em cũng không chắc là các biến thiên khác của dự án transport Pi mà mọi người dùng sẽ vượt hơn Gen V USB hay Schiit Eitr.


Em rất hài lòng về gen V USB, nhất là khi nó lấy của em không hề nhiều tiền, chỉ có hơn 100 USD. Em sẽ đẩy cái soundcard và cái breakout cable của nó đi, chắc cũng sẽ thu lại được từng đấy luôn. Từ đây, em có thể an tâm đợi đến ngày 25.12, khi em kích hoạt cái voucher, và thoải mái tận hưởng âm nhạc.
Con SU-1 so với con này (hoặc Schiit Eitr) thì đánh giá tổng quan của bác được bao nhiêu % ạ?
 

lamyen2001

Well-Known Member
Con SU-1 so với con này (hoặc Schiit Eitr) thì đánh giá tổng quan của bác được bao nhiêu % ạ?
SU-1 chưa mod mình nghĩ ko ăn nổi đâu bác, còn mod rồi thì ko so ko biết. SU-1 sau khi mod độ động, độ tĩnh nền khác xa bản stock lắm. Mình có thắc mắc muốn hỏi @trung224 là board USB gen V có thể dùng thay thế cho board Amanero được ko? Và nó có thể xuất i2s ko?
Và dây USB với độ dài từ 1.5m trở lên mình chắc chắn có ảnh hưởng chất âm ở mức dễ dàng nhận thấy, thay cọng Supra 3m bằng cọng Wireworld Starlight 7 2m thấy khác hẳn luôn.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Fubar

Member
4. Kết luận:

Thật sự mà nói, em cũng bất ngờ với USB gen V. Nó chỉ kém so với transportPi tầm 5-10%, chủ yếu ở khả năng tái hiện những đoạn nhạc phức tạp nhất, ở tốc độ cao (em nghi là yếu điểm cố hữu của USB đã ngăn cản gen V có thể ngang cơ với transportPi). Và sự khác biêt đó phụ thuộc vào bản thu, vào nguồn phát và cả đôi tai của người nghe nữa. Với em, một người nghe quen nhạc phức điệu nhiều bè, lại còn trẻ thì có thể nghe ra sự khác biệt, chứ em không chắc người khác có thể để ý những chi tiết kia.


So sánh mà nói thì thật sự riêng ở bài test với PC, thì USB Gen V này trội hơn hẳn các con USB-SPDIF converter lẫn USB cleaner em từng được thử tính từ Mutec MC-3+ USB đổ xuống (em mới được nghe rất qua loa Berkeley Alpha USB nên ko dám nói cao).


Dĩ nhiên, đối với việc nghe nhạc lossless và Hires offline thì transportPi với em vẫn là số 1. Dĩ nhiên, transport Pi của em là full build (từ nguồn điện đến chống rung, che chắn nhiễu, lọc nhiễu) nên em cũng không chắc là các biến thiên khác của dự án transport Pi mà mọi người dùng sẽ vượt hơn Gen V USB hay Schiit Eitr.


Em rất hài lòng về gen V USB, nhất là khi nó lấy của em không hề nhiều tiền, chỉ có hơn 100 USD. Em sẽ đẩy cái soundcard và cái breakout cable của nó đi, chắc cũng sẽ thu lại được từng đấy luôn. Từ đây, em có thể an tâm đợi đến ngày 25.12, khi em kích hoạt cái voucher, và thoải mái tận hưởng âm nhạc.
Phục tai bro Trung này thật. dùng toàn đồ cỏ mà cũng thấy được khác biệt.
 

Lesailes1

Member
4. Kết luận:

Thật sự mà nói, em cũng bất ngờ với USB gen V. Nó chỉ kém so với transportPi tầm 5-10%, chủ yếu ở khả năng tái hiện những đoạn nhạc phức tạp nhất, ở tốc độ cao (em nghi là yếu điểm cố hữu của USB đã ngăn cản gen V có thể ngang cơ với transportPi). Và sự khác biêt đó phụ thuộc vào bản thu, vào nguồn phát và cả đôi tai của người nghe nữa. Với em, một người nghe quen nhạc phức điệu nhiều bè, lại còn trẻ thì có thể nghe ra sự khác biệt, chứ em không chắc người khác có thể để ý những chi tiết kia.


So sánh mà nói thì thật sự riêng ở bài test với PC, thì USB Gen V này trội hơn hẳn các con USB-SPDIF converter lẫn USB cleaner em từng được thử tính từ Mutec MC-3+ USB đổ xuống (em mới được nghe rất qua loa Berkeley Alpha USB nên ko dám nói cao).


Dĩ nhiên, đối với việc nghe nhạc lossless và Hires offline thì transportPi với em vẫn là số 1. Dĩ nhiên, transport Pi của em là full build (từ nguồn điện đến chống rung, che chắn nhiễu, lọc nhiễu) nên em cũng không chắc là các biến thiên khác của dự án transport Pi mà mọi người dùng sẽ vượt hơn Gen V USB hay Schiit Eitr.


Em rất hài lòng về gen V USB, nhất là khi nó lấy của em không hề nhiều tiền, chỉ có hơn 100 USD. Em sẽ đẩy cái soundcard và cái breakout cable của nó đi, chắc cũng sẽ thu lại được từng đấy luôn. Từ đây, em có thể an tâm đợi đến ngày 25.12, khi em kích hoạt cái voucher, và thoải mái tận hưởng âm nhạc.
Cảm ơn bài test và đánh giá rất chi tiết của bác @trung224 , thú thật là em đọc để tưởng tượng thôi chứ chắc cũng không mơ có ngày cảm nhận được như bác :D.
 

trung224

Well-Known Member
@giaphongn : Em nghĩ SU-1 đạt khoảng tầm 90% của Gen V USB (hoặc Eitr). Nhưng sự khác biệt giữa SU-1 với Gen V USB dễ nhận ra hơn so với Gen V USB với transport Pi của em. Transport Pi của em hơn Gen V chủ yếu ở đặc tính kĩ thuật ở một số bài test khó. Còn sự khác biệt giữa SU-1 và Gen V theo em thấy lại nằm ở màu âm tổng thể. Màu âm của Gen V ra nghe cân bằng hơn, đồng bộ trên toàn bộ dải âm hơn so với SU-1.

@lamyen2001 : Chuyện có thể dùng USB Gen V thay cho Amanero không thì em không chắc, và em dự đoán là không. Vì cùng Gen V USB nhưng với Yggdrasil, Gungnir và Bifrost đã phải mua các card khác nhau rồi. Quan trọng hơn mình không biết chính xác các chân kết nối của Gen V để có thể nối nó với các DAC không phải của Schiit.

@Fubar : Tai chỉ là một phần bác ạ :D Nếu bác có điều kiện đi nghe nhạc live unamped nhiều như em thì chỉ sau một thời gian, tự bác sẽ có đôi tai đấy bác ạ. Ngoài ra đồ test của em tuy cỏ nhưng với môi trường nghe near-field (khoảng 1,2 m như em dùng) và vị trí đặt loa gần giữa phòng dọc theo chiều dài phòng (dẫn đến tương tác với phòng nghe khá ít) thì khả năng tái tạo từng chi tiết nhỏ của nó hơn khối bộ dàn nghe far-field giá trăm triệu đấy bác ạ :D Dĩ nhiên, bộ dàn nghe far-field sẽ có điểm hơn là tính không gian tốt hơn rất nhiều, nhưng nếu chỉ để test mấy thứ digital thì cũng không cần cái đó.
 

trung224

Well-Known Member

giaphongn

Well-Known Member
@giaphongn : Em nghĩ SU-1 đạt khoảng tầm 90% của Gen V USB (hoặc Eitr). Nhưng sự khác biệt giữa SU-1 với Gen V USB dễ nhận ra hơn so với Gen V USB với transport Pi của em. Transport Pi của em hơn Gen V chủ yếu ở đặc tính kĩ thuật ở một số bài test khó. Còn sự khác biệt giữa SU-1 và Gen V theo em thấy lại nằm ở màu âm tổng thể. Màu âm của Gen V ra nghe cân bằng hơn, đồng bộ trên toàn bộ dải âm hơn so với SU-1.
Rồi xong. Con Eitr chỉ có mỗi coaxial output, mà em thì chẳng có cọng coaxial nào ngon. Gen V USB thì phải đi theo với Schiit DAC.
Em thấy thằng iFi đang quảng cáo rầm rộ con này, nghe cũng hấp dẫn, mà thấy nhiều thuật ngữ loạn quá, bác kiến thức thâm hậu giải thích qua giúp em với:
https://ifi-audio.com/portfolio-view/nano-igalvanic3-0/

https://www.head-fi.org/threads/ifi-audio-igalvanic3-0-the-holy-grail-of-audio.839638/
Trích đoạn:
iFi USB options with full galvanic Isolation
Ultimate Performance - iUSB 3.0 micro with iGalvanic 3.0 nano
  • Very High Performance - iUSB 3.0 nano with iGalvanic 3.0 nano
  • High Value - iGalvanic 3.0 nano with iDefender and iPower
  • Historical Value Upgrade - original iUSB Power (discontinued) with iGalvanic 3.0 nano
  • Lowest Cost - iGalvanic 3.0 nano
 

Canon007

Member
Em muốn mua một con Dac và đầu transport để nghe CD thêm music player kết nối Unps qua Iphone để khiển nhạc. Em đang ngắm tới 3 em này mong các bác chỉ giáo:
1. T+ A Dac 8
2. T+ A Music Player tích hợp luôn Dac,
3 T + A Music Receiver có luôn Amply
Em có amply đèn 300B rồi, giờ cần Dac với tranport cd và thiết bị stream nhạc. Xin các bác chỉ giáo đâu là phối ghép tốt nhất. Ngâ sách 4k ạ.
 

trung224

Well-Known Member
Em muốn mua một con Dac và đầu transport để nghe CD thêm music player kết nối Unps qua Iphone để khiển nhạc. Em đang ngắm tới 3 em này mong các bác chỉ giáo:
1. T+ A Dac 8
2. T+ A Music Player tích hợp luôn Dac,
3 T + A Music Receiver có luôn Amply
Em có amply đèn 300B rồi, giờ cần Dac với tranport cd và thiết bị stream nhạc. Xin các bác chỉ giáo đâu là phối ghép tốt nhất. Ngâ sách 4k ạ.

Bác có thể cho em biết gu nhạc và tần suất sử dụng CD so với nhạc số không ạ. Ngân sách 4k là khá to nhưng thật sự mà nói nếu muốn lên đỉnh ở cả hai khía cạnh sử dụng trên thì hơi khó ạ
 

Canon007

Member
Bác có thể cho em biết gu nhạc và tần suất sử dụng CD so với nhạc số không ạ. Ngân sách 4k là khá to nhưng thật sự mà nói nếu muốn lên đỉnh ở cả hai khía cạnh sử dụng trên thì hơi khó ạ
Thanks bác Trung, em nghiêng về chơi dac nhiều hơn cd ạ, cd chỉ để cho đồng bộ với đẹp thỉnh thoảng có đĩa nào hay thì em cũng nghe. Gu của em là vocal, nhạc cụ, hoà tấu nhẹ. Loa lowther với amply đèn 300B.
 
Bên trên