Những Vụ Án Trên Thế Giới

hoahongden12

Active Member

Các hội kín trên thế giới tồn tại ở nhiều dạng khác nhau. Một số hội kín hoạt động với những nghi thức tín ngưỡng đen tối, mê muội. Một vụ án liên quan đến nghi thức hiến tế Muti được kể trong cuốn Những hội kín tàn bạo nhất lịch sử (tác giả Shelly Klein, dịch giả Lưu Mạnh Hùng chuyển ngữ).

Ngày 21/9/2001, trên sông Themes, đoạn gần cầu Tower, cảnh sát thành phố London phát hiện thi thể một trẻ em bị cắt xẻo. Cảnh sát phán đoán phần thi thể này có thể là của một trẻ em khoảng 5 tuổi, da đen. Không biết tên nạn nhân nên cảnh sát đặt cho em cái tên tạm thời là “Adam”.

Nguyên nhân chết của nạn nhân do thương tích ở cổ, các chi đều bị cắt rời bởi một tay đồ tể chuyên nghiệp.

Sau khi giám định tử thi, GS Hendrik Scholt - một chuyên gia về các vụ án theo kiểu cắt xác - kết luận cổ họng của nạn nhân có khả năng đã bị cắt trước khi đứa trẻ bị giết hại để dùng cho một nghi thức tế lễ.

Khám định tử thi cũng giúp phát hiện ra đốt sống cổ số một của tử thi đã bị cắt đi. Ở châu Phi, xương đốt sống cổ số một được gọi là xương Atlas, người ta quan niệm chính xương Atlas gánh vác cả thế giới. Y thuật Muti cho rằng những ai được ăn xương Atlas sẽ có quyền năng huyền bí và có sức mạnh vô biên.

Đứa trẻ trước khi bị giết hại đã được chăm sóc chu đáo, không bị còi xương, suy dinh dưỡng, và những chất trong dạ dày tử thi đều chứa pholcodine - một loại thuốc ho. Các giả thiết đều hướng tới một vụ giết người, có thể đó là một đứa trẻ được bố mẹ hiến tế. Cảnh sát lo ngại vụ sát hại này có liên quan tới một nhóm giáo phải kiểu Muti.

Theo tiếng Zulu ở Nam Phi, Muti là viết tắt của “medicine” (y thuật). Một vụ giết người cắt xác là biểu hiện của kiểu chữa vết thương truyền thống của người châu Phi, hay còn là gọi là cắt xác để tế thần. Một số pháp sư cắt xác làm thuốc từ những bộ phận cơ thể của người chết, thông thường vật hiến tế là trẻ con.

Ở Nam Phi, từng xảy ra hiện tượng gần 300 vụ giết người trong một năm, các vụ này đều được quy cho y thuật Muti. Thậm chí vào những năm 2000, có 2003 vụ được báo cáo là những vụ giết người cắt xác. Sáu người đã bị bắt ở Nam Phi sau khi người ta thấy chúng đang cố bán những phần cơ thể người của một cơ thể thanh niên 20 tuổi.

Tuy vậy, cảnh sát gặp nhiều khó khăn khi tìm tung tích của Adam. Các nhà khoa học so sánh hàng nghìn kiểu gen, nhưng ADN của Adam không phù hợp với chuỗi ADN nào đến từ Nam Phi hay Tây Phi. Một giáo sư về đất bụi tại Đại học London gia nhập chiến dịch điều tra. Ông xét nghiệm các nguyên tố vi lượng trong xương Adam. Sau khi đối chiếu, so sánh, họ khẳng định đứa trẻ sống trong phạm vi bán kính 100 dặm giữa Ibadan và Benin ở Tây Nam của Nigeria (một khu vực nổi tiếng hành nghề y thuật kiểu Muti).

Chừng đó vẫn chưa đủ để tìm ra manh mối những kẻ giết hại Adam. Tới năm 2002, một thông tin báo tới cảnh sát London rằng có một phụ nữ Tây Phi 31 tuổi tên là Joyce Osagiede chuẩn bị nghi lễ tế thần, hiến tế hai đứa con của mình. Lần theo manh mối, cảnh sát đã tìm tới nơi ở của Osagiede và phát hiện các con của bà mặc chiếc quần màu cam cùng hãng với chiếc quần mà Adam mặc. Nhưng điều đó chưa đủ kết tội Osagiede.

Tuy vậy, lời khai từ chồng bà ta giúp cảnh sát London tìm tới chín địa chỉ của thành phố, bắt 21 người nghi có liên quan đến buôn bán trẻ em. Không đủ căn cứ nên cảnh sát không thể buộc tội ai trong số 21 người này có liên quan đến vụ Adam.

Adam được chôn cất trong một nhà thờ ở London. Đến nay vẫn chưa xác định được tên tuổi, người thân thích của em. Vụ Adam có lẽ là vụ án đầu tiên liên quan đến Muti được phát hiện ở London. Nhiều người cho rằng đó chưa phải là vụ cuối liên quan đến Muti.
 

hoahongden12

Active Member

Vào khoảng đầu những năm 1990, ở White Haven có một vụ án đã đi vào huyền thoại của sở cảnh sát địa phương, tới mức khi Tom McAndrew - một cảnh sát mới vào ngành ở sở cẩm hạt Carbon đã ngay lập tức được các tiền bối kể lại.

Đó chính là vụ án Beth Doe, đã trở thành một bí ẩn không thể giải quyết trong suốt hơn 40 năm, và cuối cùng lại được chính ông thụ lý, tìm cách giải quyết cho tới tận những ngày gần đây mà chưa có lời giải.

Ba chiếc vali kinh hoàng trên sông Lehigh

Vào ngày 20 tháng 12 năm 1976, một cậu bé 14 tuổi hốt hoảng trình báo với cảnh sát White Haven về một thi thể phụ nữ được tìm thấy ở đường Luzerne-Carbon. Vào thời điểm đó, khu White Haven còn khá ít cư dân, chỉ có vài ngôi nhà, mấy cửa hàng và quán bar rải rác cạnh Công viên bang Lehigh Gorge.

Cậu bé 14 tuổi kể trên đã tìm thấy xác của người phụ nữ ở gần một trong những cây cầu ở phía hạt Carbon. Xác chết có vẻ như được nhồi nhét vào ba chiếc vali, và ai đó đã ném chúng xuống phía Đông bờ sông Lehigh.

Tác động của vụ va chạm đã làm vỡ hai chiếc vali, để lộ ra phần đầu và phần thân của cơ thể người phụ nữ. Trong chiếc vali không bị vỡ có chứa tay và chân của nạn nhân. Khám nghiệm tử thi nhanh chóng cho thấy cô gái này đang mang thai và đã bị giết vào khoảng từ 7 tới 24 giờ trước. Điều kinh hoàng là, mũi, tai và phần ngực của nạn nhân cũng đã bị cắt rời.

Danh tính của nạn nhân cũng không được tìm ra do không có các báo cáo mất tích trong thời gian đó. Vụ án rơi vào bế tắc, và 7 năm sau, các quan chức hạt Carbon đành phải chôn cô tại nghĩa trang công cộng dành cho người nghèo của địa phương.

Nạn nhân được đặt cho cái tên Beth Doe, và cỏ dại cũng nhanh chóng phủ kín nấm mồ của cô.

Vụ án bí ẩn không có lời giải suốt 40 năm được khoa học đưa ra trước ánh sáng

Khi McAndrew vào công tác tại sở cẩm White Haven, ông công tác ở Cơ quan Đánh giá Điều tra Hình sự; nhóm này bao gồm các nhà điều tra từ các sở cảnh sát trên toàn tiểu bang. Họ gặp nhau mỗi tháng một lần và so sánh các nghiên cứu, ghi chú của mình để cùng kết hợp giải quyết vụ án Beth Doe.

Đối với McAndrew mà nói, có khá nhiều cách giải quyết vấn đề nhân dạng của nạn nhân bên cạnh ADN. Trong những năm 70 thế kỷ trước, khi mà giám định pháp y vẫn còn nhiều hạn chế, thành thử các mẫu mô của nạn nhân đã không được bảo tồn một cách cẩn thận.

Tuy nhiên, nhờ vào thi thể mà cảnh sát đã khôi phục được khoảng 95% gương mặt người quá cố. Bên cạnh đó, Beth Doe vẫn có mẫu răng, dấu vân tay và một số manh mối bên trong chiếc vali. Tuy nhiên chừng đó vẫn là chưa đủ để khám phá ra các chi tiết cần thiết để giải quyết vụ án.

Vậy nhưng, các cán bộ điều tra đã có một quyết định táo bạo để tiếp tục phá án. Beth Doe chết trong tình trạng đang mang thai; và họ đã quyết định khai quật thi thể của cô để khám nghiệm một lần nữa.

Đứa bé chưa kịp ra đời vẫn nằm cùng Beth Doe trong nấm mộ của cô, cùng với ít nhiều các chi tiết mà những điều tra viên ở White Haven hy vọng sẽ giúp họ đưa bí mật này ra trước ánh sáng.

Các chuyên gia điều tra đã gửi mẫu mô từ xác của Beth Doe đến Trung tâm Đại học Bắc Texas để nhận dạng. Tại đó các nhà khoa học pháp y đã so sánh từng mẫu mô của Beth Doe với mẫu tóc, móng tay của các gia đình có người thân trong độ tuổi Beth với hy vọng sẽ tìm được danh tính thực sự của cô.

Tuy nhiên không có kết quả nào được đưa ra, thế nhưng động thái này ít nhất cũng đã làm nóng lại vụ án này.

Sau đó, bằng cách xét nghiệm mẫu men răng, xương và tóc của Beth Doe, họ đã xác định được rằng cô mang nguồn gốc châu Âu, từng sinh ra và lớn lên ở miền Trung hoặc Tây Âu.

Cô được cho là đã chuyển đến Hoa Kỳ vào thời niên thiếu, sống ở đây ít nhất 5 đến 10 năm trước khi bị giết; cô cũng rất có thể đã mang thai ở đất nước này.

Và cô ấy có thể sống ở vùng Đông Nam, có thể ở đâu đó ở miền đông Tennessee - tất cả những điều này đã được xác định bằng sự diệu kỳ của khoa học pháp y; và mãi cho tới năm 2007, những thông tin này mới được làm sáng tỏ, đem lại hy vọng cho vụ án Beth Doe.

Một vài tháng trước, McAndrew đã gửi một số mẫu men răng, xương và tóc của Beth Doe, được thực hiện khi các nhà điều tra khai quật cơ thể vào năm 2007, đến Đại học Nam Florida để phân tích, tiếp tục hy vọng phá giải vụ án thế kỷ này.

Hiện tại vụ án vẫn đang được cơ quan luật pháp ở White Haven tiếp tục mở rộng điều tra, đồng thời tuyển mộ thêm các tình nguyện viên giúp đỡ họ phá án. Ít nhất hai điều tra viên là Andrew và Nancy Monahan đang theo sát vụ án; Beth Doe giờ đây còn có cả một trang Facebook riêng, cập nhật các chi tiết của vụ án cũng như số điện thoại của Andrew để phục vụ công tác điều tra.

"Beth Doe đã rời bỏ thế gian này một cách quá cô đơn và lạnh lẽo." - Nancy viết như thế về vụ án này. Hiện tại, với sự giúp sức của khoa học, vụ án đang tràn ngập hy vọng được giải quyết và đưa ra trước ánh sáng.
 

hoahongden12

Active Member

Không ai biết chuyện gì đã xảy ra với Kelly vào đêm làm việc cuối cùng của cô ở cửa hàng bán nhiên liệu, cuối cùng vụ án khép lại bằng việc tuyên bố bà mẹ trẻ đã chết.

Kelly Bergh Dove, 20 tuổi, sống ở thị trấn Bridgewater, bang Virginia (Mỹ), vốn là cô gái được tất cả mọi người yêu mến.

Cô kết hôn với chồng sau 5 năm yêu đương, cả hai có với nhau 1 cô con gái đầu lòng 4 tuổi.

Theo miêu tả của gia đình, Kelly là người tốt bụng và hiếu thuận với bố mẹ. Hằng ngày, cô luôn tranh thủ thời gian để gọi điện tâm sự với người thân.

Kelly làm việc tại cửa hàng nhiên liệu Imperial ở thị trấn Harrisonburg. Ngày 18/6/1982, cô trực đêm sau khi đổi ca với 1 trong 3 chị gái.

Vào khoảng 11 giờ tối, mẹ Kelly như thường lệ gọi điện cho con gái nhưng cô không bắt máy. Một lúc sau, Kelly mới gọi lại trò chuyện với bà, chẳng ai ngờ đó là lần cuối cùng mọi người được nghe giọng nói của cô gái trẻ.

Rạng sáng lúc 2h27, Kelly gọi điện đến Sở cảnh sát Harrisonburg để báo cáo về việc cô bị một người đàn ông "ăn mặc kỳ dị" quấy rối tại cửa hàng.

2 phút sau, Kelly tiếp tục báo cáo với cơ quan chức năng và yêu cầu cảnh sát đến giải quyết khi liên tục bị người đàn ông kia "khủng bố điện thoại".

Cú điện thoại cầu cứu thứ 3 và cũng là cuối cùng bà mẹ trẻ thực hiện là vào lúc 2h31.

Khi đó, Kelly tỏ ra vô cùng sợ hãi, khẩn thiết cầu xin sự giúp đỡ vì cô phát hiện một chiếc xe không ngừng lảng vảng bên ngoài cửa hàng: "Làm ơn hãy nhanh đến đây, hắn đã trở lại rồi".

Sau đó tầm 2 phút, cảnh sát cuối cùng cũng có mặt tại hiện trường nhưng lại không tìm thấy bóng dáng của Kelly.

Vật dụng cá nhân của cô đều nằm yên vị trí cũ, cửa hàng không có dấu hiệu bị cướp hay xảy ra ẩu đả.

Theo các trang báo đưa tin, cảnh sát khi đó xử lý vụ việc vô cùng qua loa, không phong tỏa hiện trường, tiến hành lấy dấu vân tay hay nỗ lực tìm kiếm các bằng chứng khác.

Nhà chức trách đưa ra giả thiết rằng người đàn ông kia đã làm mọi cách để dụ Kelly bước ra khỏi cửa hàng rồi tiến hành bắt cóc cô.

Một nhân viên cửa hàng tiện lợi gần đó khẳng định đã nhìn thấy một người đàn ông da trắng tầm 20 đến 25 tuổi, có mái tóc vàng và dài ngang vai, lái chiếc ô tô màu xám và dừng ở cửa hàng của Kelly trong suốt nửa tiếng trước khi cô biến mất.

Song miêu tả này lại không đủ giúp cảnh sát phá giải vụ án.

Theo lời 3 người chị của Kelly, tất cả đều là nhân viên của Imperial, họ không còn quá xa lạ với những cuộc gọi quấy phá nhưng chẳng ngờ có ngày sự việc đáng sợ này lại xảy ra với cô em gái út.

Trong suốt 6 tuần sau khi Kelly biến mất, cửa hàng không nhận được bất kỳ cuộc gọi chọc phá nào nữa.

Nhiều khả năng từ trước đến nay, kẻ gọi điện chỉ duy nhất có 1 và đó cũng chính là tên thủ ác trong vụ án của Kelly.

Bố mẹ Kelly cho rằng kẻ tình nghi có thể là một trong những người bạn thời trung học của cô.

Trong quá khứ, người này, danh tính không được tiết lộ, từng có tiền sử về việc thực hiện những cuộc gọi quấy phá và hành vi dung tục trước mặt người khác.

Đồng thời, phương tiện di chuyển của người này cũng là chiếc ô tô màu bạc hàng hiệu. Thế nhưng, bấy nhiêu ngờ vực và giả thiết được đưa ra đều không hoàn toàn thuyết phục việc người này có liên quan đến việc Kelly đột ngột biến mất.

Bên cạnh hy vọng tìm được kẻ thủ ác, mọi người còn đặc biệt quan tâm đến cảm xúc của người nhà Kelly.

Cô sẽ không gặp nạn nếu như không đổi ca với 1 trong 3 người chị và đây sẽ trở thành niềm ân hận khiến người này tự trách mình trong suốt quãng đời về sau.

Ngoài ra, không ít ý kiến cũng chỉ trích sự tắc trách của phía cảnh sát, từ thái độ hời hợt xử lý hiện trường cho đến việc không nỗ lực điều tra đến nơi đến chốn.

Năm 1989, sau 7 năm khi mất tích không dấu vết, Kelly được thông báo đã chết dù không tìm được thi thể.

Vụ án của bà mẹ trẻ mãi mãi không tìm được kẻ thủ ác và khép lại với hàng nghìn câu hỏi không lời giải đáp.
 

hoahongden12

Active Member

Nữ sinh mất tích bí ẩn

Những ngày đầu xuân 2011, thị trấn nhỏ Wenatchee (bang Wanetchee, Mỹ) nhộn nhịp hơn bình thường bên những hàng táo lâu năm để đón chào lễ hội Hoa Táo được tổ chức hằng năm. Tuy nhiên, trong khi những người dân múa hát vui vẻ thì gia đình Cowell lại sống trong những ngày tăm tối nhất kể từ khi cô con gái Mackenzie Cowell đột ngột biến mất. Mackenxzie là một cô gái tuy mới 17 tuổi nhưng có vóc dáng cao ráo và khuôn mặt xinh đẹp. Ngoài ra, cô còn là một vũ công điêu luyện. “Con bé rất thích nhảy, có thể nhảy múa ở bất cứ nơi nào, từ nhà, trường học cho đến cửa hàng tạp hóa… Mỗi khi nghe thấy tiếng nhạc là con bé lại say sưa lắc lư”, một người thân của Mackenzie kể lại.

Mackenzie được nhiều người yêu quý không chỉ vì ngoan ngoãn, vui tươi, xinh đẹp mà còn là một cô gái rất năng động, nhiệt tình. Ngoài việc học ở trường, cô còn tích cực tham gia các hoạt động nhảy múa, làm người mẫu và học kinh doanh. Cha của Mackenzie - Reid Cowell cho biết ngoài việc theo học cuối cấp ở trường trung học tại địa phương, Mackenzie mới đây còn đăng ký theo học Học viện Tạo mẫu tóc.

Ngày 9/2/2010, ông Reid Cowell đã lên kế hoạch cho một bữa tối đặc biệt khi chỉ có cha và con gái ở nhà nên hẹn con gái về sớm. “Học viện người mẫu đóng cửa lúc 17h nên tôi gọi cho con bé lúc 17h40 để hỏi xem Mackenzie đang ở đâu để đến đón về ăn cơm. Tuy nhiên, điện thoại của con bé không liên lạc được và đã chuyển chế độ hộp thư thoại. Điều này là vô cùng bất thường bởi Mackenzie chưa từng tắt máy hay để điện thoại hết pin”, ông Reid Cowell nhớ lại.

Cảm thấy bất an, ông liền gọi cho bạn trai của Mackenzie là Joaquin Villasano và gia đình mình. Sau 2 tiếng tất cả mọi người cố gắng liên lạc mà không kết quả, gia đình Cowell quyết định gọi điện báo cảnh sát.

Hiện trường kinh hoàng

Sau khi nhận được tin báo về việc Mackenzie mất tích, cảnh sát lập tức vào cuộc và thu thập thông tin từ nhiều nguồn nhưng vài ngày trôi qua, danh tính cô gái vẫn “bặt vô âm tín”.

Theo những dữ liệu mà cảnh sát nhận được lần cuối có người nhìn thấy cô gái là lúc 15h ngày 9/2/2010 tại Học viện Tạo mẫu tóc. Một trong những bạn của Mackenzie cho biết, tại thời điểm đó, cô đã hỏi các bạn về việc có phải xin phép nghỉ sớm 15 phút hay không rồi đi ra phía cửa sau.

Các camera an ninh ở trong trường đã ghi nhận lại được hình ảnh cô đi lên các tầng trên của tòa nhà. Tiếp sau đó, cô bước lên ôtô và nhắn tin cho bạn trai. Đó là tin nhắn cuối cùng của cô và cũng là lần cuối cùng cô được nhìn thấy còn sống. Kể từ lúc đó trở đi, không ai còn nhìn thấy cô nữa.

Đến ngày thứ 4, ông Reid Cowell nhận được một cuộc gọi từ cảnh sát. Đó là cuộc gọi mà cả đời ông sẽ không bao giờ có thể quên được. “Nữ cảnh sát nói với tôi rằng cô ấy vô cùng lấy làm tiếc khi phải thông báo với tôi chuyện này qua điện thoại nhưng họ đã phát hiện một thi thể”. Khoảnh khắc đó, trái tim của ông Reid như thắt lại. Sau một hồi trấn tĩnh, ông Ried hỏi thêm về việc phát hiện thi thể con gái và được nữ nhân viên cảnh sát cho hay đó là một khúc quanh có mực nước nông trên con sông Columbia.

Hiện trường nơi phát hiện thi thể Mackenzie vô cùng hoang tàn, là nơi ít người qua lại. Theo kết quả kiểm tra của cảnh sát, Mackenzie đã bị siết cổ, bị tấn công bằng vật cùn vào đầu và bị cứa một vết sâu vào cổ. Thậm chí, một con dao vẫn còn mắc kẹt ở cánh tay của nạn nhân.

Những nghi phạm đầu tiên

Cảnh sát cho biết đây là cuộc điều tra lớn nhất từng được thực hiện tại thị trấn này. Dựa vào những thông tin thu thập được, cảnh sát cho rằng thủ phạm là một người quen biết với Mackenzie và khiến cô khá tin tưởng.

Vì vậy, để không bỏ sót bất kỳ chi tiết nào, cảnh sát đã thẩm vấn cả chính những người thân thiết với nạn nhân gồm cha cô (ông Reid), mẹ cô (bà Wendy Cowell) và các thành viên khác trong gia đình. Không nằm ngoài niềm tin của cảnh sát, tất cả những người này đều được chứng minh không liên quan tới cái chết của nữ sinh 17 tuổi.

Người tiếp theo tham gia cuộc thẩm vấn là người bạn trai Joakenzie. Khi được kiểm tra với máy phát hiện nói dối, nam thanh niên này đã không trả lời được 1 câu hỏi. Chi tiết này đã được cảnh sát hết sức lưu ý.

Ngoài ra, một nhân vật khác cũng khiến cảnh sát nghi ngờ là ông Joey Fisher – bạn trai của bà Wendy Cowell. Cha mẹ Mackenzie đã ly hôn khá lâu và tại thời điểm Mackenzie bị sát hại, bà Wendy đang qua lại với ông Joey và mối quan hệ này bị con gái phản ứng dữ dội.

Mâu thuẫn đến mức Mackenzie thậm chí đã buộc mẹ mình phải lựa chọn giữa cô và ông Joey. Đặc biệt, 1 ngày trước khi biến mất, Mackenzie đã cãi nhau với mẹ, cũng là vì ông Joey. Giả thuyết được đặt ra ở đây là ông Joey vì tức tối khi bị con gái của người tình phản đối kịch liệt nên đã quyết định giết chết cô gái để dẹp bỏ chướng ngại vật.

Cả ông Joey hay Joakenzie đều kiên quyết phủ nhận những dính líu đến cái chết của cô gái. Cuối cùng, sau khi điều tra, cảnh sát không tìm được bất kỳ bằng chứng nào về hai người này nên sau đó vẫn đã thả Joey và Joakenzie ra.

Cứ như vậy, vụ án rơi vào bế tắc. Suốt 2 tháng tích cực điều tra sau đó, cảnh sát vẫn không thể tìm ra bất kỳ manh mối nào về hung thủ.

Bị giết nhầm?

Trong khi những người thân của nạn nhân luôn sống trong đau khổ còn người dân Wenatchee lúc nào cũng nơm nớp lo sợ về một kẻ giết người tàn nhẫn chưa từng có tại thị trấn này thì cuộc điều tra có tín hiệu tích cực khi một nhân chứng xuất hiện, đó là nữ sinh Liz Ried đang theo học một trường đại học tại địa phương.

Theo tìm hiểu, cảnh sát nhận thấy dù là sinh viên nhưng Liz Ried lại có nhân thân không mấy tốt đẹp. Liz Reid không chỉ nghiện ngập mà còn từng có vết đen buôn bán ma túy, làm giả giấy tờ của bác sỹ…

Khai với cảnh sát, Liz Reid cho rằng có 2 cái tên rất có thể là thủ phạm, đó là Sam Cuevas và Ammanuel Cerros. Đây là 2 đối tượng đã có nhiều tiền án và là những kẻ buôn bán ma túy vẫn đang nằm trong diện theo dõi cảnh sát.

Nữ nhân chứng này cho biết, Sam Cuevas và Emmanuel Cerros đã nhầm lẫn trong việc nhận dạng nạn nhân với một kẻ khác chuyên bán lẻ ma túy đồng thời là chân rết thu thập thông tin và báo cho cảnh sát, khiến cho việc làm ăn của chúng gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, cả hai đã bắt cóc và sát hại Mackenzie.

Liz Reid cũng cung cấp cho cảnh sát nhiều thông tin liên quan đến vụ việc, trong đó có miêu tả về con dao được cho là hung khí giết người. Cô ta khăng khăng đã được xem những hình ảnh cuối cùng của Mackenzie khi cô còn sống qua một đoạn video do những sát nhân ghi lại. “Tôi đã tận mắt chứng kiến”, Liz nói.

Dựa vào những bằng chứng có được, cảnh sát nhận thấy những lời khai của Liz Reid có vẻ khá logic và hợp lý. Do đó, nhóm đặc nhiệm tin rằng họ đã lần ra manh mối của những kẻ giết người. Tuy nhiên, cuộc điều tra sau đó đã hé lộ những tình tiết khác.
 

hoahongden12

Active Member

Nghi phạm lộ diện

Được Liz Reid cung cấp vô số thông tin tưởng có ích nhưng khi tiến hành xác minh, cảnh sát nhận thấy khá nhiều điều bất hợp lý. Ngoài ra, đoạn video mà theo Liz là ghi lại cảnh Mackenzia bị sát hại dường như cũng không tồn tại.

Vụ án lại tiếp tục rơi vào bế tắc suốt 7 tháng tiếp theo. Chưa bao giờ người dân thị trấn nhỏ này lại sục sôi đến vậy. Các phương tiện truyền thông liên tục đưa tin. Thế rồi, cảnh sát cùng lúc nhận được tin tức từ 3 người đến trình báo về việc vào buổi chiều Mackenzie biến mất, họ đã nhìn thấy một người đàn ông cứ đi đi lại lại dọc con phố nơi về sau phát hiện chiếc ô tô của nạn nhân bị bỏ lại.

Sau khi phác thảo chân dung từ trí nhớ của 3 nhân chứng này, nhiều người bỗng giật mình khi bức vẽ có nhiều đặc điểm nhận dạng giông với Christopher Wilson - bạn học cùng lớp của Mackenzie tại Học viện mẫu tóc.

Từ đây, cảnh sát chuyển hướng sang tập trung điều tra sang người đàn ông sinh năm 1980 này. Dựa vào lời khai của các bạn học cùng lớp, cảnh sát nhận thấy vụ giết người dã man xảy ra chỉ ít phút sau khi nạn nhân rời Học viện tạo mẫu tóc. Điểm đặc biệt là vào thời điểm này, Christopher cũng rời khỏi lớp học một cách bí ẩn. Tuy đi bằng lối cửa sau nhưng Christopher vẫn bị một người bạn bắt gặp.

Các điều tra viên sau đó đã đến Học viện tạo mẫu tóc trực tiếp tìm hiểu các sinh viên tại đây và nhận được 1 số thông tin khá quan trọng. Theo đó, trước khi Mackenzie bị sát hại, Christopher Wilson đã nảy sinh tình cảm với nạn nhân.

Ngoài ra, hồ sơ tại trường học cho biết, trong một khoảng thời gian dài sau khi Mackenzie bị sát hại, Christopher đi học rất thất thường, trong đó từ 9 ngày sau khi Mackenzie bị giết chết, Christopher đã nghỉ học không lý do 1 tuần liền. Thời điểm đó, các bạn chỉ cho rằng người đàn ông này quá đau buồn trước cái chết của bạn gái.

Con người kỳ quặc

Điều tra về Christopher, cảnh sát nhận thấy đây là một con người khá đa tài. Trong con mắt của những người thân trong gia đình, Chris là một đứa con ngoan ngoãn và có trách nhiệm. Bởi dù rất thích đàn hát nhưng để lo cho tương lai, anh ta vẫn sẵn sàng dẹp đam mê sang một bên để ghi danh vào Học viện tạo mẫu tóc nhằm sớm tiếp quản cửa hiệu của mẹ mình.

Tuy nhiên, nhiều người cho biết Christopher là một người khá kỳ quặc. Người đàn ông này luôn tách biệt khỏi đám đông, ăn mặc và hành xử khác người. Kinh hoàng hơn, Christopher còn có sự yêu thích đặc biệt tới các thi thể người chết, đến nỗi hắn đã xin làm việc vào một nhà xác.

Tại nơi làm việc, những đồng nghiệp của Chris đã nhiều phen hoảng hồn khi thấy hắn lén lút ngồi bên các xác chết tỉ mẩn kiểm tra từng chi tiết trên cơ thể. Đối tượng cũng một vài lần khoe khoang rằng hắn đã từng giết chết một phụ nữ bằng cách siết cổ người này.

Cảnh sát cho rằng, tại thời điểm đó, chính Christopher đã hẹn gặp Mackenzie. Nghi vấn của cảnh sát càng được củng cố sau khi họ nhận được lời khai từ Theo Keyes - một người bạn của Chris, đang thụ án trong tù vì tội buôn ma tuý. Người này cho biết Christopher Wilon rất ngưỡng mộ những kể giết người hàng loạt. Sự yêu thích của hắn đối với những kẻ sát nhân đã dẫn đến việc hắn tự in 1 hình xăm Hannibal Lecter trên cánh tay. Đây là một nhân vật giết người hàng loạt trong truyện trinh thám.

Chris cũng được cho là mê mẩn kể giết người hàng loạt hư cấu trong một show truyền hình, kẻ thường đưa các nạn nhân của hắn vào một căn phòng được phủ đầy giấy bóng để giữ hiện trường phạm tội luôn sạch sẽ.

Từ tất cả những chi tiết này, cảnh sát liên tưởng đến cách mà Mackenzie đã bị sát hại và tin rằng Christopher có liên quan đến vụ án mạng.

Những vết máu tại hiện trường

Dù đã xác định được nghi phạm nhưng cảnh sát vẫn chưa thể bắt giữ Christopher Wilson vì chưa đủ bằng chứng. Cuối cùng, những bằng chứng pháp y đã được đưa ra. Trên thi thể cô gái trẻ, cảnh sát thu thập được một số mảnh băng keo mà hung thủ dùng để trói nạn nhân. Kết quả xét nghiệm cho thấy ngoài mẫu ADN của Mackenzie, trên mảnh băng keo còn có cả ADN của Christopher.

Khi cảnh sát tới nhà với lệnh bắt giữ Chris, người đàn ông này đã biến mất trước đó vài ngày. Lập tức khám xét mọi ngõ ngách trong nhà nghi phạm, ban đầu cảnh sát không tìm được điểm gì bất thường. Các nhà điều tra sau đó nhận định nghi phạm rất có thể lường trước mọi việc nên đã dọn dẹp sạch sẽ hiện trường trước khi bỏ trốn.

Cuối cùng, cảnh sát đã sử dụng một loại hóa chất có tên là luminol phun lên khắp ngôi nhà. Không nằm ngoài dự đoán, khi lớp hoá chất vừa được phun lên, những vết máu dần xuất hiện. Kết quả xét nghiệm ADN cho thấy tất cả các mẫu máu dính trên sàn và thảm nhà Christopher đều thuộc về nữ sinh 17 tuổi Mackenzie Cowell.

Dựa vào những thông tin thu thập được, cảnh sát cho rằng động cơ của Christopher khi giết chết Mackenzie là do sở thích với các bộ phim kinh dị cũng như sự ám ảnh của hắn với cái chết, với những thi thể người chết và cả những kẻ giết người hàng loạt. Chris sau đó đã bị bắt giữ khi đang lẩn trốn tại nhà người quen.

Sự bình thản đáng sợ

Với thông tin do các nhân chứng cung cấp và đặc việt là những bằng chứng ADN tìm được tại hiện trường, Christopher Wilon đã phải ra hầu toà vì cáo buộc giết người. Tại phiên toà diễn ra sau đó, đối tượng đã đồng ý nhận tội để được giảm án. “Tôi thừa nhận đã cố ý giết chết Mackenzie Cowell bằng cách siết cổ và đâm cô ấy bằng một con dao”, gã sát nhân tuyên bố.

Christopher cho biết với mối quan hệ bạn bè thân thiết, hắn dễ dàng dụ nạn nhân ra khỏi lớp học với lời nhắn có chuyện bí mật không muốn ai biết. Sau khi khống chế được nạn nhân, Christopher đã quay lại toàn bộ cảnh giết chết Mackenzie nhưng khi biết cảnh sát bắt đầu tìm hiểu, hắn đã nhanh tay phi tang nhằm tránh rắc rối về sau. Trả lời câu hỏi về mục đích quay video cảnh chết chóc, Christopher khai rằng muốn giữ làm kỷ niệm để thỉnh thoảng xem lại.

Phiên tòa có sự tham gia của rất nhiều người dân trong thị trấn và những người yêu mến nữ sinh 17 tuổi này. Tại đây, anh trai của Mackenzie hỏi gã sát nhân: “Cậu đã đủ lớn để cướp em gái của tôi khỏi vòng tay tôi và người thân trong gia đình nhưng tôi chỉ muốn cậu nhìn thẳng vào mắt tôi và nói cho tôi biết tại sao? Tại sao cậu lại giết con bé?”.

Tuy nhiên, đáp lại câu hỏi ấy lại là khuôn mặt hơi mỉm cười và sự bình thản đến đáng sợ. Kẻ sát nhân không trả lời và cũng chẳng xin lỗi gia đình nạn nhân hay có bất cứ biểu hiện nào cho thấy sự hối cải. Điều này càng khiến cho người dân cảm thấy tức giận và yêu cầu bản án cao nhất.

Với thoả thuận nhận tội, Christopher Wilon đã bị kết án 14 năm 3 tháng tù giam – mức án cao nhất hắn phải đối mặt vì tội giết người. Bên cạnh đó, đối tượng cũng thừa nhận đã lấy chiếc điện thoại của Mackenzie và chiếc nhẫn mà cô đang đeo khi biến mất. Ngoài ra, hắn cũng nhận tội hành hung người khác trong vụ việc dùng thắt lưng siết cổ một phụ nữ mà hắn từng khoe khoang.
 

hoahongden12

Active Member

Những cái chết bí ẩn

Những ngày tháng 5 và tháng 6/1993, không khí tang thương bao trùm khắp vùng Frankston (Victioria, Australia). Chỉ trong vài tuần, liên tiếp những vụ án mạng đã diễn ra và nạn nhân đều là phụ nữ. Đầu tiên là cái chết của 3 cô gái 17, 18 và 22 tuổi. Đặc điểm chung của 3 nạn nhân là bị giết hại theo những cách giống nhau, cơ thể có nhiều nhát dao đâm ở lưng, ngực.

Các nạn nhân không hề có mối liên quan nào, điều này cho thấy thủ phạm giết người cách ngẫu nhiên và không cần lý do. Lúc này, cảnh sát biết rằng họ đang phải đối mặt với một tên giết người hàng loạt manh động và cực kỳ nguy hiểm.

Khi dân chúng thì lo sợ, cảnh sát thì hoang mang vì chưa tìm ra hung thủ thì vụ án tiếp theo càng làm nghiêm trọng hơn tình hình. Nạn nhân thứ 4 là người phụ nữ 41 tuổi bị cưỡng hiếp trước khi bị đâm. Tuy nhiên, may mắn cô đã thoát chết do phút sơ suất của hung thủ, thấy nạn nhân nằm im nên tưởng cô đã chết.

Dựa vào những lời khai của nạn nhân duy nhất còn sống sót, cảnh sát bắt đầu có manh mối điều tra. Cuối cùng, chân dung nghi phạm bắt đầu hiện ra khiến ai cũng thấy bất ngờ. Đối tượng tên chính là Paul Charles Denyer. Thanh niên 21 tuổi này được đánh giá là người vụng về, chậm chạp nhưng vui vẻ, hài hước.

Tuy nhiên, càng tìm hiểu về con người này, cảnh sát càng cảm thấy nhiều điều bất ổn.

Chàng trai bất thường

Paul Charles Denyer sinh ngày 14/4/1972, là con thứ 3 trong gia đình có 6 anh em. Bố mẹ Denyer là những người lao động nhập cư nên ngay từ nhỏ, Denyer không nhận được nhiều tình yêu thương và sự quan tâm sát sao từ bố mẹ.

Từ nhỏ, bố mẹ Denyer đã thấy cậu con trai thứ có những biểu hiện kỳ lạ với những hành vi kỳ quặc. Denyer thường xuyên tự gõ đầu mình. Tuy nhiên, thời gian ấy họ chỉ nghĩ đó là những hành động của trẻ con.

Trong giai đoạn đi nhà trẻ, Denyer tỏ ra rất bướng bỉnh và thường xuyên đánh nhau với bạn bè.

Một bước ngoặt lớn trong cuộc đời Denyer là việc gia đình chuyển tới Victoria năm 1981 khi bố thay đổi công việc. Việc này, khiến 6 anh em nhà Denyer rất buồn. Đặc biệt là Denyer, cậu bé khi ấy thấy rất hụt hẫng vì sẽ phải thay đổi và thích nghi với một môi trường mới.

Ở trường học mới, Denyer tỏ ra nhút nhát, ít nói và sống khép kín hơn. Denyer không chơi với các bạn cùng lớp mà chọn cho mình một sở thích riêng là sưu tập dao, súng cao su… Chán nghịch đồ chơi, Denyer chuyển sang giết những con vật trong nhà một cách không thương tiếc. Lớn thêm chút nữa, Denyer bắt đầu bị ám ảnh bởi máu và những bộ phim kinh dị.

Vào ngày sinh nhật lần thứ 13, Paul Denyer bị buộc tội ăn cắp xe ô tô nhưng rất may được bố mẹ bảo lãnh nên cậu ta chỉ bị cảnh cáo. Lên 15 tuổi, Denyer bắt đầu xuất hiện những sở thích bệnh hoạn như ép những đứa trẻ khác thủ dâm hay lạm dụng tình dục.

Nhiều người trong gia đình Denyer bắt đầu thấy lo sợ khi càng lớn Denyer càng ương bướng và có những hành vi đáng sợ. Họ mơ hồ nhìn thấy viễn cảnh một ngày nào đó Denyer sẽ ra tay giết người.

Những vụ việc khó hiểu

Năm 1992, sau thời gian lang thang không học hành, không nghề nghiệp, Paul Denyer gặp gỡ và quen biết một cô gái tên là Sharon Johnson. Có được tình yêu của Sharon, Denyer quyết tâm thay đổi để trở thành người đàn ông tốt. Tuy nhiên qua vài nơi xin việc nhưng đều bị từ chối, Denyer bắt đầu cảm thấy chán nản. Cuối cùng, Denyer xin vào doanh trại làm lính đánh thủy.

Thời gian đầu, được người yêu động viên, mọi việc diễn ra thuận lợi nhưng dần dần, hắn thường xuyên bị đồng nghiệp phàn nàn, vì suốt ngày chăm chú mài dao, sưu tập vũ khí mà không chăm lo tới chuyên môn, thường xuyên trốn việc, gây gổ với mọi người. Cuối cùng, Denyer bị đuổi việc.

Lười biếng, Denyer lại trở về cuộc sống vật vờ mà không chịu đi tìm việc khác. Nhưng không muốn để người yêu biết, hằng ngày hắn vẫn vờ đi làm. Sau đó, Denyer đã thuyết phục Sharon cho chuyển tới ở cùng nhà với lý do đi học để phục vụ cho công việc để phục vụ cho công việc. Thấy người yêu có quyết tâm, Sharon vui vẻ đồng ý.

Và từ đây, những tháng ngày bình yên tại khu vực nơi Sharon sinh sống đã chấm dứt khi mà hàng loạt điều khó hiểu, kinh hoàng liên tục xuất hiện mà không thể tìm ra nguyên nhân.

Một tuần sau khi Denyer chuyển đến, những người hàng xóm bắt đầu nhận thấy dấu hiệu căn hộ của mình bị đột nhập. Một vài gia đình thậm chí còn bị kẻ gian lôi hết quần áo trong tủ ra rồi cắt xé thành đống vải vụn cùng với những bức tranh treo trên tường. Đây là điều hết sức kỳ lạ vì từ trước tới nay, khu vực này vẫn được coi là an toàn, người dân thậm chí đi ngủ còn không khóa cửa.

Hiện trường kinh hoàng

Trong các căn hộ bị “ghé thăm”, kinh hoàng nhất là căn hộ của hai chị em Tricia và Donna, họ sống cùng dãy nhà với Denyer và Sharon. Đó là một buổi tối tháng 1/1993, Tricia và Donna cùng ra ngoài từ chiều và về nhà khi đã khuya. Biết được tình hình an ninh trong khu gần đây không được đảm bảo nên trước khi đi, họ đã kiểm tra khóa cửa rất cẩn thận.

Đêm hôm đó, lúc Donna vừa mở cửa, cô lập tức choáng váng bởi cảnh tượng khủng khiếp hiện ra trước mắt. Khắp bốn mặt tường phòng khách là những dòng chữ viết bằng máu “Hãy chết đi Don”. Dưới sàn nhà, xác chết của con mèo cưng nằm dưới một bức ảnh người phụ nữ mặc bikini.

Cố gắng đi vào bên trong bếp, cô bủn rủn chân tay khi thấy thêm dòng chữ bằng máu viết trên tường: “Donna, ngươi đã chết”. Xung quanh, những vết máu có ở khắp nơi, trên sàn nhà, trong phòng tắm, các bức tường và thậm chí cả trần nhà. Kể cả khi cảnh sát đã có mặt tại căn hộ, Donna vẫn chưa hết run rẩy.

Cảnh sát sau đó đã kiểm tra mọi ngóc ngách căn hộ. Trong phòng ngủ tại tầng 2, họ nhận thấy đồ đạc bị lật tung, một số bộ quần áo bị cắt nát. Trên tấm gương nhỏ ở phía bàn trang điểm, còn có thêm dòng chữ “Donna và Robyn”. Donna cho biết cô không biết ai có tên là Robyn.

Quá lo sợ cho những chuyện bất thường xảy ra ở nhà, cô cùng Tricia sang nhà hàng xóm ở nhờ qua đêm. Lúc ấy, Paul Denyer nói với Donna rằng kể từ nay cô sẽ được an toàn và nếu cảnh sát bắt được kẻ phạm tội, hắn sẽ đích thân dạy cho tên này một bài học.

Paul Denyer còn tốt bụng nói với người yêu cho hai chị em hàng xóm ở nhờ vài hôm. Tuy nhiên, Donna mơ hồ nhận thấy có gì đó bất an khi đứng trước người hàng xóm này nên đã từ chối. Bản thân cô cũng không hiểu sao mình lại có cảm giác khó diễn tả ấy.

Sau vụ việc, rất nhiều biện pháp đã được đưa ra, người dân luôn sống trong cảnh giác, lực lượng cảnh sát khẩn trương tìm ra thủ phạm trấn an người dân nhưng cuối cùng bi kịch vẫn xảy ra.
 

hoahongden12

Active Member

Thi thể khó nhận dạng

Ngày 12/6/1993, trong một công viên gần nơi Denyer sống cùng bạn gái, cũng là khu vực liên tiếp xảy ra những cuộc đột nhập kinh hoàng thời gian gần đây, người dân phát hiện một xác chết phụ nữ gần như lõa thể, trên người chỉ có vài mảnh vải che thân.

Cảnh sát sau đó đã xác định được danh tính nạn nhân là Elizabeth Stevens - một sinh viên 18 tuổi đang theo học tại một trường đại học trên địa bàn. Cơ thể nạn nhân có nhiều thương tích đến nỗi thậm chí bố mẹ cô ban đầu còn không thể nhận ra khi được cảnh sát đưa tới nhận dạng. Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy nạn nhân đã bị cưỡng hiếp và đánh đập dã man trước khi giết chết. Hung thủ đã đâm cô tổng cộng 6 nhát đều là những vết thương chí mạng.

Trước đó 1 ngày, Elizabeth Stevens đã được thông báo mất tích sau khi tới nhà bạn vào buổi tối mà không thấy trở về. Một nhóm điều tra viên lập tức tiến hành nhiệm vụ tìm kiếm manh mối về kẻ giết người, từ việc tìm gặp bạn bè tới việc hỏi những người hàng xóm, họ hi vọng sẽ phát hiện ra ai đó đi cùng Elizabeth trong tối xảy ra án mạng. Tuy nhiên, trong suốt nhiều ngày sau, họ vẫn không tìm ra bất cứ manh mối nào.

Một bầu không khí u ám bao trùm khắp nơi trong khu vực này. Sợ hãi, lo lắng là cảm nhận chung của tất cả người dân, nhất là phụ nữ. Nhiều người không dám ra đường vào buổi tối, nhiều hộ gia đình thường xuyên khóa trái cửa hoặc ngủ sớm khi trời tối. Việc buôn bán của các cửa hàng cũng suy giảm nghiêm trọng vì đều đóng cửa từ rất sớm.

Tại trụ sở cảnh sát, vấn đề về phương hướng điều tra được bàn luận rất nóng bỏng. Bên cạnh đó, các tổ chức được thành lập để tuyên truyền và hướng dẫn phụ nữ cách phòng tránh, ứng phó với những kẻ bệnh hoạn máu lạnh.

Những cái chết liên tiếp

Tuy nhiên, những nỗ lực đó dường như không đem lại mấy kết quả. Trong khi cảnh sát vẫn đang đau đầu vì không có bất cứ manh mối nào về hung thủ thì danh sách những nạn nhân xấu số vẫn tiếp tục nối dài.

Hơn 1 tháng sau ngày Elizabeth bị giết, một nhân viên ngân hàng 41 tuổi tên Roszsa Toth cũng suýt nữa trở thành nạn nhân của một kẻ lạ mặt. Theo lời khai của cô, tối 8/7/1993, cô bị tấn công bằng súng khi trên đường trở về nhà. Hắn rất hung hãn dùng vũ lực kéo cô vào khu vực vắng với ý định giở trò đồi bại.

Tuy nhiên, cô đã chống cự mãnh liệt, vừa cào cấu vừa cắn vào đầu ngón tay của kẻ lạ mặt. Sự phản kháng mãnh liệt của cô khiến cho tên này bị ngã. Nhân cơ hội đó Toth chạy trốn được. Sau khi về tới nhà, Toth gọi điện báo cho cảnh sát. Khi các điều tra viên tới hiện trường vụ án, thì kẻ thủ ác đã biến mất không để lại bất cứ dấu vết nào.

Cùng buổi tối hôm 8/7/1993, cảnh sát còn nhận thêm thông báo mất tích của Debbie Fream, bà mẹ 22 tuổi. Khi cảnh sát còn chưa kịp thực hiện một cuộc tìm kiếm, một người dân phát hiện ra bà mẹ trẻ này bị hiếp và giết hại dã man.

Vài ngày tiếp theo, thiếu nữ 17 tuổi Natalie Russell bị mất tích bí ẩn khi đi dạo bằng xe đạp. Chỉ khoảng 8 tiếng sau đó, người ta phát hiện thi thể cô bị vứt trong bụi rậm, trên thi thể có những vết thương giống với những nạn nhân trước đó.

Chưa bao giờ quyết tâm nhanh chóng tìm ra kẻ giết người hàng loạt lại sôi sục đến vậy. Một nhóm gồm các nhà điều tra hàng đầu đã được giao nhiệm vụ cấp bách này.

Và cuối cùng trời không phụ lòng người, những manh mối đầu tiên đã được tìm ra.

Manh mối dần hé lộ

Mở rộng điều tra khu vực xung quanh hiện trường tìm thấy thi thể Natalie Russell, cảnh sát phát hiện một chiếc Toyota màu vàng khả nghi. Theo một số người dân, họ nhìn thấy chiếc xe này đỗ ở gần con đường dành cho xe đạp cùng khoảng thời điểm mà các bác sĩ pháp y xác định Natalie Russell tử vong.

Một người đưa thư cho biết đã nhìn thấy một người đàn ông ngồi một cách rất khả nghi, ngồi ở ghế trước của chiếc xe đó và có vẻ như không muốn để người khác thấy mặt. Tuy nhiên, chiếc xe Toyota này không gắn biển số. Nhận thấy đây là chiêu thức những tên tội phạm thường áp dụng khi gây án, cảnh sát đã kiểm tra từng ngóc ngách chiếc xe nhưng dường như chủ nhân của nó rất giỏi trong việc che giấu tung tích.

Cuối cùng, khi các điều tra viên chuẩn bị dừng cuộc tìm kiếm thì thật may mắn, một người bỗng nhìn thấy vật lạ ở khe chỗ ghế lái. Nhặt lên, họ nhận thấy đó chính là giấy tờ xe và trên đó tất nhiên là có biển số mà hung thủ chắc hẳn đã bất cẩn làm rơi mà không biết.

Ngay sau đó, các thám tử bắt đầu quá trình tìm kiếm chủ nhân đăng ký biển số xe này. Sau hơn 30 phút tìm kiếm, một thám tử dò ra được người đăng ký biển số xe Toyota màu vàng này là Paul Charles Denyer. Lập tức, người đàn ông này trở thành nghi can của vụ án.

Đối mặt

Chủ nhân của chiếc xe này vắng nhà khi hai thám tử Mick Hughes và Charlie Bezzina đến gõ cửa vào lúc 15h40. Họ để lại tấm danh thiếp dưới cửa và yêu cầu Paul liên lạc ngay sau khi về đến nhà. Vào lúc 17h15, các thám tử nhận được một cú điện thoại từ Sharon Johnson và, vì không muốn làm Paul hoảng sợ, cảnh sát nói dối Sharon rằng đây chỉ là một “cuộc điều tra theo lệ thường” và mọi người trong khu vực đều được phỏng vấn.

Trong vòng 10 phút, một đội thám tử dẫn đầu bởi thám tử Mick Hughes, Rod Wilson và Darren O’Loughlin đã có mặt và bao vây toàn bộ tòa nhà số 186, Frankston- Dandenong. Thời điểm này, Paul Denyer đã trở về nhà. Nghi phạm rất bình thản và vui vẻ mời họ vào nhà.

Khi các thám tử hỏi về chiếc xe Toyota không biển số, Denyer cho biết xe của anh vốn không có biển số từ khi mới mua về. Cùng lúc đó, đoàn thám tử vô tình nhìn thấy trên tay tên này có nhiều vết cắt và còn bị mất một miếng da nhỏ. Các thám tử nghi ngờ nó khớp với miếng da tìm thấy trên người nạn nhân Natalie Russell.

Khi được hỏi về Natalie Russell và Debbie Fream, vẫn với thái độ bình thản, hắn thừa nhận có biết hai nạn nhân, nhưng một mực khẳng định không biết gì về cái chết của hai người phụ nữ này.

Bình thản giải thích, Denyer nói: “Việc chiếc Toyota của tôi xuất hiện gần hiện trường Russell bị giết chỉ là trùng hợp. Vì khi đó xe bị hỏng và tôi phải gọi Sharon tới đón. Các anh nhìn xem này, những vết cắt trên tay của tôi chỉ là do cánh quạt va chạm vào khi tôi chui xuống gầm xe sửa nó. Nhưng loay hoay một lúc mà không khá hơn, tôi đành phải gọi cho bạn gái”.

Tỏ ra bình tĩnh và khôn khéo nhưng những điều này cũng không đủ để giúp Denyer đánh lừa được những thám tử dày dặn kinh nghiệm. Và một màn đấu trí bắt đầu đã khiến cho Denyer dần thay đổi sắc mặt.
 

hoahongden12

Active Member

Sát thủ máu lạnh

Những bằng chứng của cảnh sát khiến khuôn mặt tên sát nhân hàng loạt biến sắc. Nhưng rồi nhanh chóng, nó trở lại trạng thái ban đầu. “Đúng, là tôi giết Rusell!”, Denyer tuyên bố trong sự ngạc nhiên của các điều tra viên vì họ nghĩ rằng tên tội phạm sẽ chưa dễ dàng nhận tội.

Tuy nhiên, cho đến lúc thừa nhận, thái độ của tên sát nhân vẫn không có gì thay đổi, giọng nói đều đều thuật lại tất cả hành vi của mình. Sau khi giết Rusell, Denyer đi bộ về phía con đường nơi y đến, bất ngờ hắn nhìn thấy 2 viên cảnh sát tìm kiếm quanh xe của mình. Vì thế, Denyer nhanh chóng trốn đi một đường khác.

Về tới nhà, hắn lập tức đi gột rửa lại quần áo và chân tay dính máu rồi vứt vũ khí ra phía sân sau và đưa người yêu Sharon đi làm, sau đó về nhà ngủ ngon lành.

Trong suốt buổi chất vấn, Denyer tỏ ra không hối hận với những gì mình làm. Denyer thừa nhận, trong nhiều năm qua hắn luôn rình rập và hạ sát bất cứ cô gái trẻ nào có thể. “Lý do tôi giết họ ư? Đơn giản chỉ vì tôi ghét họ”, kẻ giết người hàng loạt cho hay. “Chỉ có Sharon Johnson là người duy nhất tôi không bao giờ ghét. Cô ấy không giống bất cứ một người con gái nào khác. Tôi sẽ không bao giờ làm đau Sharon”.

Lời khai kết thúc cũng đúng vào lúc hồ sơ tội phạm của Denyer được hoàn tất. Hắn bị cáo buộc giết Elizabeth Stevens, Debbie Fream, Natalie Russell và cố ý giết Roszsa Toth. Theo thông tin từ phía cảnh sát, chắc chắn con số nạn nhân của hắn không chỉ dừng lại ở đó.

Phiên tòa đẫm nước mắt

Ngày 15/12/1993, phiên tòa xét xử Denyer được diễn ra. Người thân và bạn bè của các nạn nhân chiếm tới nửa căn phòng lớn. Những tiếng khóc liên tục vang lên, nhất là khi tên sát nhân mô tả lại hành vi của mình. Tòa án tối cao Victoria cho rằng những cáo buộc dành cho Denyer là hoàn toàn chính xác.

Ông Ian Joblin - nhà tâm lý học, người chịu trách nhiệm kiểm tra sức khỏe của Denyer khi y bị tạm giam chờ tuyên án cho biết: "Bản thân Denyer vẫn bình thường và không có chút gì hối hận. Đối tượng thấy vô cùng “hài lòng”, khi kể lại toàn bộ câu chuyện về những vụ giết người".

Denyer đổ lỗi cho vô số thứ xảy ra trong cuộc sống đẩy y thành kẻ giết người hàng loạt. Denyer còn kể lại chuyện bị anh trai hành hạ thể xác hồi nhỏ. Nhà tâm lý học Ian Joblin không tin những lý do mà hắn đưa ra. Joblin nói có hàng nghìn người sống trong hoàn cảnh như vậy, thậm chí là khó khăn hơn mà họ vẫn sống tốt. Tại sao anh ta lại khác biệt?

Cuối cùng, Joblin đưa ra nhận xét: “Denyer là một kẻ giết người theo kiểu ngẫu nhiên, không tính toán và bản thân hắn cũng chẳng bao giờ có động cơ, ngoại trừ một việc là y luôn tìm phụ nữ để sát hại”.

Ngày 20/12/1993, thẩm phán Vincent tuyên Paul Charles Denyer 3 án tù chung thân không giảm án, một án 8 năm tù cho tội bắt cóc Roszsa Toth. Điều này cũng có nghĩa kẻ giết người hàng loạt ở Frankston sẽ phải sống trong tù suốt quãng đời còn lại.

Thẩm phán nói: “Những gì anh đã gây ra khiến hàng nghìn phụ nữ lo sợ trong suốt thời gian dài. Không chỉ vậy những người đàn ông hay trẻ em cũng lo sợ không kém”.

Về phía Paul Denyer, hắn tuyên bố rằng bản án này là quá nặng và sẽ liên tục kháng cáo. Nhưng với những gì đã gây ra, con đường trở lại cuộc sống bình thường của tên sát nhân hàng loạt là điều khá mong manh.
 

hoahongden12

Active Member

Tuổi thơ bất hạnh

Charles Sobhraj (tên đầy đủ là Hatchand Bhaonani Gurumukh Charles Sobhraj) sinh ngày 6/4/1944 tại Sài Gòn. Cậu bé là kết quả của mối tình chớp nhoáng giữa một phụ nữ người Việt và một người đàn ông Ấn Độ làm nghề buôn bán vải vóc. Tuy nhiên, khi Sobhraj chưa đầy tháng, người đàn ông này lấy cớ phải đi lấy hàng và bỏ rơi cô cùng đứa bé vẫn còn đỏ hỏn. Lúc này, mẹ cậu mới biết người tình của mình đã có vợ con ở quê nhà

Không nhà cửa, không tiền bạc, bơ vơ một mình với đứa con vừa chào đời, người phụ nữ đã xoay xở đủ mọi cách để sống. Sobhraj lớn lên mà chẳng biết cha mình là ai và trong sự thờ ơ, thiếu quan tâm của mẹ vì cứ mỗi lần nhìn thấy con, người mẹ này lại nghĩ đến kẻ Sở Khanh đã bỏ rơi mình.

3 năm sau, mẹ của Sobhraj đi bước nữa với với một trung úy trong đội quân viễn chinh Pháp ở Việt Nam là Alphonse Darreaux. Người đàn ông này đồng ý trở thành cha dượng của Sobhraj nhưng không cho cậu bé lấy tên mình.

Năm 1954, quân Pháp rút về nước, Sobhraj được người cha dượng đem theo. Thời gian đầu, cha dượng đối xử rất tốt, yêu thương cậu. Nhưng mọi sự thay đổi kể từ khi mẹ cậu sinh hạ đứa con ruột đầu tiên cho ông. Càng ngày, cậu bé càng cảm thấy cô đơn, lạc lõng, trở thành người thừa trong gia đình.

Đứa con bất trị

Lớn lên như một loài cây hoang dại, Sobhraj trở thành đứa trẻ bất cần, ngang bướng và phá phách mọi thứ. Ở nhà, Sobhraj là một đứa trẻ ngỗ ngược, tới trường, cậu là một học sinh cá biệt. Dù được đánh giá là một cậu bé thông minh, nhưng Sobhraj thường xuyên trốn học. Nếu có tới trường, cậu cũng quậy cho tới lúc bị thầy cô tống cổ ra ngoài mới thôi.

Trong cuốn hồi ký của mình, người đàn ông này cho biết: "Tình cảm của tôi với cha dượng rất nhợt nhạt, hầu như chẳng có ấn tượng gì. Tôi như một thứ trái cây chín hoang. Ngoài giờ học ở trường, tôi lang thang cùng đám du thử du thực trên đường phố Paris, chuyên ăn cắp để kiếm tiền chơi bời”.

Càng ngày, Sobhraj cảm thấy lạc lõng ở chính nơi mình lớn lên. Không ít lần người ta thấy một cậu bé loắt choắt đang cố len lỏi xếp hàng ở bến cảng Marseilles để trốn lên tàu tới Đông Dương. Thôn thường, Sobhraj bị chặn lại ngay từ cửa soát vé nhưng cũng có khi cậu lẻn lên được tàu lênh đênh giữa biển mới bị phát hiện và bắt trả về nhà. Không biết bao nhiêu lần mẹ và cha dượng lại phải nộp tiền để bảo lãnh Sobhraj.

Nhiều người cho rằng, những chấn thương tâm lý từ thời thơ ấu chính là động cơ dẫn tới hàng loạt những tội ác của Sobhraj sau này. Càng lớn Sobhraj càng trở nên bất trị. Bố mẹ ở Pháp quá chán nản và mệt mỏi về cậu. Năm 1963, khi Sobhraj bị bắt ở Paris vì tội trộm cắp, không còn ai đứng ra bảo lãnh cho cậu nữa.

Chưa đầy 19 tuổi, Sobhraj lần đầu tiên bị giam cầm 3 năm trong nhà tù khét tiếng ở Pháp. Cậu nhanh chóng thích nghi và hòa nhập với cuộc sống tàn bạo và khắc nghiệt tại đây. Tuy nhiên, cô đơn, sống chết chẳng ai quan tâm, Sobhraj đâm ra oán hận gia đình và xã hội. Cậu nung nấu một quyết tâm sẽ phải làm điều gì đó để một ngày những người ruồng bỏ cậu sẽ phải hối hận.

Tù nhân khôn ngoan

Tại nhà tù khắc nghiệt bậc nhất nước Pháp, Charles Sobhraj phải cố gắng nhanh chóng thích nghi và hòa nhập với cuộc sống. Cũng như các “ma mới” khác, khi cánh cửa nhà tù vừa đóng lại sau lưng, Sobhraj lập tức bị bắt nạt và bị đưa ra làm “công cụ” giải trí. Tuy nhiên, cuộc sống đường phố đã tôi luyện cho tù nhân này sự ngang tàng dù tuổi đời còn trẻ và vóc dáng nhỏ bé vì mang trong mình dòng máu châu Á.

Thêm vào đó, biết tận dụng vài món karate học “mót” được từ lúc còn lang thang với đám bạn đường phố, Sobhraj có cuộc sống khá dễ thở.

Không chỉ kết thân được với các “đại ca” trong nhà giam, cậu còn lấy lòng được các quản ngục. Được tin tưởng giao cho giữ các sổ sách ghi chép trong nhà giam, Sobhraj không phải làm việc nặng nhọc và được đi lại tự do trong nhà tù. Ngoài ra, nhờ biết ngoại ngữ nên thỉnh thoảng Sobhraj vẫn được ban giám thị gọi đi phiên dịch.

Nhờ sự khôn ngoan và tài ăn nói, Sobhraj gây được ấn tượng tốt với nhiều người, trong đó có Felix d'Escogne, nhà hảo tâm giàu có thường đến thăm nom các tù nhân, giúp họ chuyển thư từ hoặc giải quyết một số vấn đề pháp lý. Cảm thương cho cậu bé mặt mũi sáng sủa, thông minh nhưng sớm vướng vòng lao lý, ông Felix d'Escogne thường xuyên gặp gỡ, động viên Sobhraj, mang sách báo cho anh ta đọc. Chẳng mấy chốc 2 người trở nên thân thiết. Felix thậm chí còn tìm đủ cách để Sobhraj hòa giải với gia đình.

"Nhờ ông Felix, tôi học hỏi được rất nhiều điều, chủ yếu là kỹ năng sống, cách ứng xử trong giao tiếp. Chính tác phong của ông Felix đã làm tôi bỏ hẳn tật chửi thề - là thói quen mà tôi tiêm nhiễm trong những ngày lê la trên đường phố", Sobhraj viết trong cuốn hồi ký sau này.

Cuộc sống thượng lưu

Nhờ quan hệ và quá trình cải tạo tốt, Charles Sobhraj được ân xá trước thời hạn, khi mới chỉ ngồi tù được 3 năm. Nơi đầu tiên Sobhraj tìm đến là nhà ông Felix. Tại đây, cựu tù nhân được chủ nhà hết sức chào đón và giúp đỡ. Sobhraj chuyển đến sống trong ngôi nhà sang trọng của Felix.

Chỉ vài tháng, Sobhraj lột xác hoàn toàn. Với những bộ quần áo vest cắt may rất khéo, giày da Italia, cravat lụa tơ tằm Ấn Độ, Sobhraj thường xuyên cùng Felix xuất hiện trong những bữa tiệc của giới thương lưu, làm quen và kết thân với những gia đình giàu có nhất nhì Paris lúc đó.

Ông Felix không bao giờ kể về quá khứ của Sobhraj mà chỉ nói rằng anh ta là con của một sĩ quan Pháp ở Việt Nam và vì chiến tranh nên gia đình buộc anh ta phải sang Pháp.

Tuy nhiên, từ những thứ nhỏ nhặt nhất như ly cà phê buổi sáng cũng phải nhờ vào ông Felix khiến Sobhraj không thoải mái. Sobhraj mơ ước một cuộc sống như ân nhân nhưng do chính mình tạo ra. Cuối cùng, Sobhraj nhanh chóng quay lại con đường cũ, hoạt động khôn khéo và tinh vi hơn..

Kể từ đó, Sobhraj sống một cuộc đời hai mặt. Nửa thời gian, Sobhraj thuộc thế giới hào nhoáng sang trọng cùng Felix. Nửa thời gian còn lại, nam thanh niên này sống trong thế giới tội ác ngầm ở Paris.
 

hoahongden12

Active Member

Màn cầu hôn thất bại

Quay trở lại “nghề” cũ, phi vụ đầu tiên của Charles Sobhraj là ăn cắp một chiếc xe hơi Citroen DS19. Chiếc xe đời mới với nhưng qua tay Sobhraj, chỉ mất vài phút đã nổ máy và ung dung lái nó đi. Liên lạc với đám đường phố ngày nào, Sobhraj không hề khó khăn để tìm “đầu ra”. Theo hồ sơ của cảnh sát, chỉ trong 4 tháng, Sobhraj đã trộm được tổng cộng 9 chiếc xe hơi, hầu hết trong số đó thuộc các dòng xe thời thượng nhất nước Pháp lúc bấy giờ.

Có tiền, Sobhraj thỏa sức ăn chơi, không một thú vui nào của dân nhà giàu mà chàng trai này không biết. Thấy Sobhraj “ăn nên làm ra”, tự gây dựng được sự nghiệp cho mình, Felix d'Escogne rất vui mừng mà không biết rõ công việc người bạn của mình đang làm.

Được tiếp xúc với giới thượng lưu, Charles Sobhraj cũng có cơ hội tiếp cận với những thiếu nữ con nhà danh giá. Với tài ăn nói cùng vẻ ngoài lịch thiệp, giàu có, Sobhraj đã lọt vào “mắt xanh” của Chantal Compagnon, một cô gái xinh đẹp sinh ra trong một gia đình quyền quý, có cha làm việc trong chính phủ Pháp.

Hai người tỏ ra khá tâm đầu ý hợp. Sau một thời gian ngắn qua lại, Sobhraj quyết định cầu hôn bạn gái. Ngày 24/9/1968, Sobhraj hẹn Chantal đi ăn tối. Dự định của Sobhraj là trong bữa ăn sẽ ngỏ lời với lễ vật là một chiếc nhẫn kim cương giá trị. Tuy nhiên, buổi tối lãng mạn này đã không bao giờ trở thành hiện thực.

Trước đó, trong vụ mất cắp xe hơi ở một khách sạn, nhân viên lễ tân đã kịp nhìn thấy mặt hung thủ khi hắn lái khỏi sân khách sạn. Thêm lời khai của các nhân chứng từ những vụ mất cắp xe hơi liên tục xảy ra, cảnh sát đã phác họa được chân dung nghi phạm.

18h ngày 24/9/1968, lúc Sobhraj dừng xe ở một ngã tư chờ đèn đỏ thì bị cảnh sát tiếp cận. Do không có giấy tờ xe, lại thêm chiếc xe vừa ăn cắp chưa kịp thay bảng số khác nên Sobhraj bị bắt giữ.

Cuộc trốn chạy dưới mác doanh nhân

Ra tòa, do Sobhraj khai rằng anh ta chỉ có ý muốn "mượn" chiếc xe một lát vì sợ trễ bữa hẹn cầu hôn với Chantal và khi xác minh, cô gái cũng khai đúng như vậy nên Sobhraj chỉ chịu mức án 8 tháng tù giam.

Sau vụ việc ấy, những tưởng Chantal sẽ hoảng sợ mà xa lánh một kẻ tội phạm có lớp vỏ ngoài quý phái nhưng thật bất ngờ, Chantal vẫn một lòng tin tưởng, ủng hộ người yêu, bất chấp sự phản đối kịch liệt của gia đình. Cô gái trẻ vẫn vào thăm bạn trai đều đặn và chờ Sobhraj mãn hạn tù để kết hôn. Không lâu sau khi Sobhraj ra tù, một lễ cưới được tổ chức đơn giản với sự tham gia của đại diện 2 gia đình.

"Trong tất cả những lần gặp tôi, Chantal không hề có một lời nhắc đến lý do tôi vào tù. Cô ấy chỉ an ủi và hứa sẽ đợi tôi. 8 tháng không phải là dài lắm", Sobhraj viết trong cuốn hồi ký.

Ra tù, Chantal và Sobhraj lấy nhau mặc dù gia đình cô gái đã hết sức ngăn cản sau khi nhận ra bộ mặt thật của gã con rể tương lai. Để có tiền sinh sống, Sobhraj lại ăn cắp xe hơi nhưng anh ta hiểu rằng mình sẽ quay vào tù bất cứ lúc nào vì với tiền án như thế, chắc chắn cảnh sát Paris sẽ để mắt đến anh ta mỗi khi có một chiếc xe hơi nào đó biến mất.

Đầu năm 1970, khi Chantal mang thai đứa con đầu lòng, một gã bạn báo tin rằng nơi Sobhraj thường bán những chiếc xe ăn cắp đã bị cảnh sát lục soát. Biết rằng ngày bị bắt đang đến gần, Sobhraj nhờ “chiến hữu” làm cho mình một cuốn hộ chiếu giả rồi nói với Chantal sang Ấn Độ để phát triển sự nghiệp. Cô vợ trẻ trung và danh giá vẫn không biết rằng mình đang ở bên một tên tội phạm có “số má”.

Trên đường chạy trốn, Sobhraj vẫn lợi dụng và trộm cướp cắp tài sản của bất cứ ai làm bạn với họ. Cuối cùng, một bé gái ra đời khi 2 người vừa đặt chân tới Ấn Độ.

Tội phạm gắn mác doanh nhân

Tại Ấn Độ, hai vợ chồng thuê một căn hộ đắt đỏ ở Mumbai. Không khó khăn để vợ chồng Sobhraj hòa nhập với cộng đồng những người Pháp xa xứ sống tại đây. Để có tiền chi trả cho cuộc sống xa hoa, Sobhraj tiếp tục hành nghề trộm cắp xe hơi và buôn lậu cả ma túy.

Với cái mác giàu có, Sobhraj kết thân được với khá nhiều người quyền lực. Trong một thời gian dài, nhờ tận dụng được những mối quan hệ này, Sobhraj đã thực hiện trot lọt được rất nhiều phi vụ buôn lậu hay tiêu thụ đồ ăn cắp.

“Khác với Paris, những băng nhóm phương Đông "tiền trao cháo múc" xong phi vụ là xem như chưa hề quen biết, có gặp nhau ngoài đường cũng chẳng thèm chào. Điều ấy đã khiến nguy cơ bị lộ giảm thiểu đến mức thấp nhất", Sobhraj viết trong hồi ký.

Trong khi đó, cô vợ Chantal vẫn không biết về những hành động trộm cắp phi pháp của chồng. Thấy chồng biền biệt chẳng mấy khi ở nhà, những ngày không đi “công tác” thì cũng đi sớm về khuya, nhưng Chantal tỏ ra rất thông cảm với sự vất vả của chồng dù luôn cô đơn trên đất khách. Bù lại, mỗi lần về Sobhraj tặng Chantal rất nhiều nữ trang quý giá càng khiến Sobhraj nghĩ rằng chồng mình là người tài giỏi trong kinh doanh.

Tuy nhiên, là một tay trộm cắp kỳ cựu nhưng Sobhraj lại luôn thất bại trong sòng bạc. Trong một lần thua bạc ở Ma cao, hắn trắng tay, thậm chí phải gánh một khoản nợ rất lớn. Toàn bộ gia tài cùng số nữ trang tặng vợ không đủ để trả nợ. Sobhraj ngày đêm sống trong nỗi lo sợ bị chủ sòng bạc đến siết nợ.

Lộ diện chân tướng

Cùng thời điểm ấy, một người đàn ông đề nghị Sobhraj hợp tác trong một phi vụ lớn, hứa hẹn không những trả đủ nợ mà còn có thể sống dư dả một thời gian dài. Không còn đường nào lui, Sobhraj đồng ý.

Hai tên đạo chích chuyên nghiệp lên một kế hoạch hoàn hảo để cướp tiệm nữ trang lớn ở Delhi. Theo kịch bản, chúng sẽ thuê một căn phòng tại khách sạn Ashoka ngay phía trên cửa tiệm. Lợi dụng lúc nửa đêm, chúng sẽ dùng khoan giảm âm, đục sàn nhà để nhảy xuống và lấy đi sạch sẽ số châu báu trong cửa hàng mà không ai hay biết.

Thế nhưng kế hoạch lớn bất thành. Sau 3 ngày hì hụi khoan mà vẫn không thể phá được lớp bê tông, nhóm đạo chích đành phải xoay sang phương án khác. Đóng giả là những khách hàng giàu có và tiềm năng, Sobhraj lừa chủ tiệm vào phòng kín, dùng súng uy hiếp và khoắng sạch cửa hàng.

Mang theo túi nữ trang đầy cùng gần 10.000 USD tiền mặt, Sobhraj phóng thẳng tới sân bay Deihi. Tên trộm những tưởng sẽ cao chạy xa bay an toàn cùng khối tài sản lớn. Thế nhưng, chủ tiệm trốn thoát và báo cho cảnh sát. Toàn bộ sân bay bị phong tỏa. Không còn sự lựa chọn, Sobhraj dù rất tiếc nhưng đành phải bỏ lại túi của cải, tay trắng lên máy bay.

Trở về sau thất bại đau đớn, Sobhraj tiếp tục hành nghề cũ sống qua ngày chờ thời cơ. Tuy nhiên, chẳng bao lâu cảnh sát tìm tới và bắt giữ hắn sau khi có bằng chứng cho thấy Sobhraj chính là tác giả của hàng loạt các vụ trộm cắp, buôn bán ô tô phi pháp và phi vụ cướp tiệm vàng bất thành kia.

Lúc này, chân dung gã chồng tội phạm đã rõ ràng, những tưởng cô vợ Chantal sẽ khó chấp nhận sự thật này nhưng chẳng những không chạy đôn chạy đáo khắp nơi lo cho chồng, Chantal còn trở thành tội phạm như chồng với những phi vụ không tưởng giúp tên tội phạm vượt ngục như phim.
 

hoahongden12

Active Member

Cuộc vượt ngục đầu tiên

Bị bắt tạm giam tại đồn cảnh sát, trong khi chờ lấy lời khai, Sobhraj giả vờ lên cơn đau ruột thừa để được đưa tới điều trị tại một bệnh viện địa phương. Dù chẳng có bệnh tật gì nhưng hắn vẫn xoay sở được tờ bệnh án chẩn đoán “viêm ruột thừa cấp”. Phục hồi sau ca phẩu thuật vô ích, hai vợ chồng thực hiện bước thứ 2.

Hồi phục sau ca phẫu thuật cắt ruột thừa vô bổ, hai vợ chồng thực hiện bước tiếp theo nhằm tẩu thoát trước khi bị bắt trở lại nhà giam. Do vẫn còn trong thời gian dưỡng bệnh, Sobhraj được cho nằm ở một phòng riêng, việc canh gác có phần lỏng lẻo nên lợi dụng sơ hở, Chantal một mình lẻn vào phòng bệnh của chồng.

Sau đó, cô tiểu thư danh giá chưa một lần phạm tội tìm cách đánh mê toàn bộ lính gác rồi còn tự đánh mê cả bản thân để tạo chứng cớ ngoại phạm. Trong khi đó, Sobhraj tìm cách cải trang và nhanh chóng trốn khỏi bệnh viện.

Tuy nhiên trốn thoát không được bao lâu thì Sobhraj bị bắt lại. Cô vợ sau đó cũng chịu chung số phận. Vội cầu cứu gia đình, cặp đôi đã được ra ngoài nhờ khoản tiền bảo lãnh tại ngoại từ người cha quyền lực. Vừa bước khỏi nhà giam, hai vợ chồng tội phạm vội vã rời khỏi Ấn Độ.

Nơi dừng chân đầu tiên của kẻ đào tẩu là Kabul, Afghanistan. Không còn tài chính nhưng quen với cuộc sống sung sướng, họ vẫn thuê một phòng khách sạn khá đắt đỏ để ở tạm. Không nghề nghiệp, không kiến thức, Sobhraj tiếp tục quay lại “nghề” cũ là lừa đảo và cướp bóc và nhờ đó vẫn lo cho vợ con có một cuộc sống khá sung túc.

Tuy nhiên, “nghề” lừa đảo có tuổi thọ ngắn. Hiểu rõ điều này, Sobhraj đưa theo vợ con chuẩn bị cho một chuyến hành trình mới. Nhưng rồi ngay tại sân bay, hai vợ chồng đã bị bắt lại vì phía khách sạn kịp báo cho cảnh sát biết rằng vị khách sang trọng đã “bùng” của họ 2 tháng tiền phòng.

Cuộc vượt ngục thứ hai

Từ đây, hàng loạt tội danh khác bị lộ. Biết rằng nguy cơ bóc lịch là khá lớn, kẻ đào tẩu liền áp dụng chiêu bài cũ. Được vợ tuồn vào cho một chiếc kim tiêm, Sobhraj tự đâm vào tay mình để tạo ra những vết loét như đang bị thương. Hắn được đưa tới bệnh viện và lại một lần nữa, toàn bộ lính gác bị Chantal đánh thuốc mê còn tên tội phạm tẩu thoát.

Tuy nhiên lần này, Sobhraj quyết định chỉ đi một mình. Tên tội phạm tìm cách chạy sang Iran và lang thang khắp Đông bán cầu những năm sau đó. Mỗi nơi hắn chỉ dừng chân một thời gian đủ để không đánh động cảnh sát khu vực. Trong người hắn có tới 10 cuốn hộ chiếu với những cái tên khác nhau.

Tình cờ tái hợp với Andre, người em trai cùng mẹ khác cha ở Istanbul, 2 người cùng lên kế kế hoạch trộm cắp khắp các nước phương Đông.

Với lý lịch phạm tội dày đặc, những nơi Charles Sobhraj có thể đến ngày một bị thu hẹp. Vì thế, 2 người quyết định tìm tới Thổ Nhĩ Kỳ để thực hiện các vụ trộm cướp nhỏ lẻ nhằm vào khách du lịch. Khi tình hình trở lên căng thẳng, 2 anh em bay sang Hy Lạp tiếp tục hành nghề. Tuy nhiên, tại đây, cả 2 không may mắn bị bắt trong một vụ trộm nữ trang nhỏ.

Bị giam trong nhà tù Thủ đô Athens, Hy Lạp, Sobhraj lập mưu cho 2 anh em trốn thoát nhưng bất thành. Sobhraj sau đó đã một mình vượt ngục bằng cách cũ, giả bệnh rồi đánh thuốc mê lính canh để trốn.

Sobhraj tiếp tục cuộc hành trình tới các nước khác. Giờ đây, không còn là các vụ cướp bóc đơn thuần, Sobhraj bắt đầu thực hiện các phi vụ đình đám và đẫm máu với sự trợ giúp đắc lực của băng cướp “gia đình”.

Màn kịch chiêu mộ hoàn hảo

Với số hộ chiếu giả cướp được, Sobhraj có thể dễ dàng đi qua nhiều nước rồi cuối cùng đặt chân đến Thái Lan. Để tránh bị phát hiện, trong suốt hành trình của mình, Sobhraj luôn mua vé khoang hạng nhất chỉ có 2 người, thường là sự lựa chọn của giới thượng lưu. Với cách này, tên tội phạm vừa ít bị cảnh sát để ý vừa dễ bề ra tay với con mồi giàu có ngồi cùng khoang.

Kịch bản của Sobhraj là khoảng 2 tiếng trước khi đến ga, Sobhraj mời người khách ở chung khoang uống rượu có pha thuốc mê. Khi nạn nhân ngấm thuốc, tên tội phạm lấy hết tài sản, giấy tờ rồi tẩu thoát. Lúc nhân viên phục vụ khoang phát hiện vị khách ngủ say như chết thì Sobhraj đã rời khỏi nhà ga. Ngoài cách này, Sobhraj còn áp dụng bài tiếp cận, kết thân với những đồng phạm trong các vụ vận chuyển hàng trái phép. Xong xuôi, hắn cũng cao chạy xa bay.

Đặt chân đến Thái Lan không bao lâu, Sobhraj gặp Marie LeClerc, một phụ nữ xinh đẹp quốc tịch Canada. Với vẻ ngoài giàu có và tài ăn nói hút hồn, Sobhraj kể cho cô gái nghe về những nơi anh ta đã đi qua như Iran, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp…, về phong tục, tập quán và về cuộc sống của người dân ở đó. Bị thu hút bởi tính lãng tử của Sobhraj, chỉ sau vài lần gặp gỡ, Marie đã thu dọn đồ đạc về ở chung với Sobhraj.

Biết rằng sẽ không thể phát triển “sự nghiệp” bằng cách thiếu chuyên nghiệp như hiện tại, tên tội phạm đã chuyển hướng hoạt động bài bản hơn qua việc tuyển mộ một số tay chân thành lập băng nhóm. Tuy nhiên, giữa nơi đất khách quê người, tìm đâu ra những kẻ có thể trung thành với mình tuyệt đối. Cuối cùng, tên tội phạm cũng nghĩ được một phương án hoàn hảo.

Người đầu tiên mà Sobhraj tuyển mộ là một thanh niên Pháp tên là Dominique Rennelleau. Giả vờ là cặp vợ chồng tốt bụng, hắn và Marie đã mời cậu bé đi ăn và kín đáo bỏ vào đĩa thức ăn của Rennelleau một ít chất độc. Chiều hôm sau, Sobhraj ghé thăm Rennelleau. Thấy cậu nằm ôm bụng trên giường, cả hai ra sức chăm sóc, thuốc thang và mời anh chàng này về ở chung với mình để tiện việc chữa trị. Cảm kích trước cử chỉ nghĩa hiệp của Sobhraj, Rennlleau tự nguyện làm bất cứ việc gì mà Sobhraj sai bảo.

Người thứ hai cũng là trợ thủ đắc lực nhất của băng nhóm Sobhraj là một thiếu niên Ấn Độ tên Ajay Chowdhury. Sobhraj gặp Ajay khi cậu bé đang đói lả trong công viên. Được cho ăn uống, mua sắm quần áo, cho chỗ trú ngụ, Ajay ngoan ngoãn vâng lời. Lạnh lùng và tinh quái, dù nhỏ nhất đội, Ajay nhanh chóng ngồi lên chức phó, được Sobhraj tin tưởng giao phó những vụ phức tạp.

Đối với Yannick và Jacques, 2 thanh niên từng là cảnh sát, Sobhra lại lấy sạch tiền bạc và giấy tờ của họ rồi lại giả vờ giúp đỡ họ. Hắn cho họ ở lại nhà mình và hứa sẽ cố gắng làm lại toàn bộ giấy tờ mới. Hai thanh niên cũng vì lòng biết ơn mà đồng ý ở lại. Ngoài ra, trong nhóm của hắn còn có May, cô gái người Thái Lan, đảm trách vai trò thư ký và cặp kè với hắn.

Khi đã quy tụ đủ các thành viên trong băng nhóm cũng là lúc Charles Sobhraj bắt đầu thực hiện các phi vụ trộm cướp, buôn lậu và giết người táo tợn.

Sát thủ giấu mặt

Giữa tháng 9/1975, vợ chồng Sobhraj làm quen với một cô gái người Mỹ tên là Teresa Knowlton. Teresa được vợ chồng Sobhraj mời đi ăn, đi thuyền du lịch trên sông Chao Phraya. Khoảng ba tuần sau, những đợt sóng thủy triều đưa thi thể Teresa dạt vào bãi biển, trên người chỉ mặc mỗi bộ bikini.

Nhiều giả thiết cho rằng người phụ nữ xinh đẹp bị chết đuối sau một đêm thác loạn với bia và cần sa. Nhưng sau đó, kết quả khám nghiệm tử thi của cảnh sát khẳng định, cô gái này bị dìm chết.

Nạn nhân thứ hai của băng nhóm Sobhraj là một thanh niên Israel tên là Vitali Hakim, thi thể bị đốt cháy đen, được phát hiện tại một bãi biển hoang vắng trong khu nghỉ mát Pattaya. Cũng như cô gái người Mỹ Teresa, nhiều nhân chứng cho biết trước khi Hakim chết, họ gặp anh ta đi chơi chung với nhóm Sobhraj. Kiểm tra khách sạn nơi Hakim thuê phòng, cảnh sát Thái Lan thấy quần áo và đồ dùng cá nhân của của Hakim vẫn còn nguyên vẹn, chỉ không có hộ chiếu và tiền bạc.

Mãi không thấy bạn trai trở về và cũng không liên lạc được, tháng 12/1975, bạn gái của Vitali - cô Charmayne Carrou quyết định sang Thái Lan để tìm anh. Cô tìm tới khách sạn nơi Vitali từng ở mới biết anh trả phòng từ vài tuần trước và không quay lại. Dựa vào những tin nhắn của bạn trai trước khi chết, Carrou liều lĩnh một mình tìm hiểu sự thật.

Sau nhiều manh mối, cô tìm được tới nhà Sobhraj. Cô biết điều hắn đã làm với người yêu mình và còn biết thêm một số tội ác khác của hắn nữa. Vì biết quá nhiều, cô cũng đã bị giết. Cơ quan chức năng sau khi khám nghiệm tử thi khẳng định, Charmayne Carrou bị siết cổ và cũng chết khi trên người chỉ có bộ bikini.

Qua những gì còn sót lại tại hiện trường, cảnh sát cho rằng có mối liên hệ giữa cái chết của 2 cô gái trẻ, rất có thể đều do một hung thủ gây nên. Họ gọi tên tội phạm giấu mặt đó là “sát thủ bikini”.

Kể từ đó, số vụ án liên quan đến “sát thủ bikini” không ngừng gia tăng.
 

hoahongden12

Active Member

Tên sát nhân mưu mô

Với những tấm hộ chiếu cướp được, Sohraj dễ dàng đi lại giữa các nước. Tại Hong Kong, Sohraj gặp một cặp đôi sinh viên Hà Lan là Henk Bintanja và Cornelia Cocky Hemker đang du lịch vòng quanh Đông Nam Á. Tự giới thiệu là doanh nhân kinh doanh đá quý, Sohraj hào phóng bán cho Cornelia chiếc nhẫn đá quý của mình với giá rẻ và còn mời đôi tình nhân ghé qua nhà mình ở Bangkok rồi sẽ đưa họ ra sân bay.

Tại đây, 2 du khách Hà Lan bị ốm một cách đầy khó hiểu. Chuyến bay bị hoãn lại. Sohraj dưới vỏ bọc là người bạn doanh nhân tỏ ra ân cần chăm sóc họ nhưng cũng không quên cất “hộ” toàn bộ tài sản có giá trị và hộ chiếu của họ.

Một đêm, Henk and Cocky được đưa ra khỏi căn nhà hộ dù đang ốm đau. Không lâu sau, chỉ có Sohraj và Ajay trở về với mùi xăng nồng nặc và người bám đầy bụi bẩn. Lúc này, các thành viên khác trong gia đình bắt đầu cảm thấy nghi ngờ.

Ngay ngày hôm sau, báo chí Bangkok đưa tin 2 khách du lịch bị cướp và bị bóp cổ chết trước khi bị tẩm xăng đốt cháy. Cảnh sát không tìm thấy bất cứ giấy tờ tùy thân nào trên người họ.

Có hộ chiếu của Henk trong tay, Sohraj giấu “gia đình” một mình lang thang tới Nepal. Tại đây, một cặp du khách phương Tây khác lại trở thành con mồi ngon của kẻ sát thủ máu lạnh. Anh chàng Laddie DuParr đến từ Canada trong khi Annabella Tremont là một cô gái người Mỹ. Hai người tình cờ gặp nhau ở Nepal và nhanh chóng trở nên thân thiết.

Một thời gian ngắn sau đó người ta tìm thấy thi thể một người đàn ông bị thiêu chết giữa cánh đồng, trên người còn nhiều vết dao đâm. Trong khi cảnh sát địa phương đang loay hoay xác định danh tính nạn nhân thì xác của Annabella được tìm thấy cách đó không xa. Cô bị đâm nhiều phát vào ngực cho tới chết.

Manh mối đầu tiên được xác định càng làm vụ án rối thêm. Hải quan thông báo một người đàn ông có tên Laddie DuParr rời Nepan ngay sau cái chết của Annabella. Biết được mối quan hệ thân thiết giữa 2 người, cảnh sát nhận định chính DuParr ra tay giết cô bạn gái mới quen và tẩu thoát khỏi Nepan.

Cảnh sát Nepal không thể ngờ lại rơi vào bẫy của Charles Sobhraj bởi thi thể người đàn ông mà cảnh sát đang tìm danh tính mới chính là Laddie DuParr.

Sử dụng hộ chiếu của chính nạn nhân, Sobhraj ung dung rời Nepal. Hắn tới Bangkok, rồi lại sử dụng một hộ chiếu khác của Henk Bintanja quay lại Nepal ngay ngày hôm sau nhằm đánh lạc hướng điều tra của cảnh sát.

Bị đàn em bán đứng

Cùng thời điểm này, ở Thái Lan, Dominique, Yannick và Jacques tìm thấy hộ chiếu của hàng loạt những du khách xấu số từng gặp Sobhraj trong căn hộ. Chắp nối các sự việc với nhau và nhận ra rằng họ đang ở nhà của một tên giết người hàng loạt chứ không đơn thuần là một kẻ trộm như họ vẫn nghĩ.

Cả ba người đều rất sốc bởi họ hợp tác với Sobhraj để cướp của và buôn lậu chứ không phải để giết người. Ngay lập tức, cả 3 vội bỏ trốn về Paris, không quên khai báo toàn bộ vụ việc cho cảnh sát.

Với thông tin có được sau khi thẩm vấn Dominique, Yannick và Jacques về “sát thủ bikini” Sobhraj, cảnh sát Thái Lan đã tiến hành một cuộc điều tra nhưng lại bỏ sót nhiều chi tiết quan trọng.

Đại sứ quán Hà Lan tại Thái Lan đã cương quyết muốn điều tra toàn diện vụ việc này vì nó có liên quan đến công dân Hà Lan. Theo nhà ngoại giao Herman Knippenberg, tất cả những nạn nhân xấu số đều có chung một điểm là trước khi chết, họ đều gặp gỡ, ăn uống, đi chơi với vợ chồng Sobhraj.

Tuy nhiên, việc thay đổi nơi ở liên tục khiến các nhà điều tra phải mất nhiều thời gian, công sức tìm hiểu qua những khách du lịch, những người lái taxi, xe tuk tuk, mới có được địa chỉ căn hộ nơi vợ chồng Sobhraj đang cư trú. Khám xét căn hộ, Knippenberg và cảnh sát phát hiện khá nhiều bằng chứng về việc Sobhraj liên quan đến những vụ giết người. Đó là hộ chiếu của một số nạn nhân cùng các giấy tờ liên quan đến họ như vé máy bay, thư từ, hình ảnh. Bên cạnh đó, ông Knippenberg còn tìm thấy một lượng lớn thuốc ngủ và bột chứa chất độc.

Thời điểm xảy ra vụ khám xét, vợ chồng Sobhraj cùng Ajay đang ở Singapore. Lúc trở lại Bangkok và lúc xuống taxi để đi bộ vào nhà thì bất ngờ một đứa bé hàng xóm đã báo cho Sobhraj biết việc có cảnh sát đến nhà.

Không ngờ lại bị đàn em tố cáo, Sobhraj lập tức quay lưng bỏ trốn và lại tiếp tục một cuộc hành trình mới sau khi danh tính đã bị lộ. Tuy nhiên, hành trình lần này không hề suôn sẻ như những lần trước đó.

Sa lưới

Sau khi trốn thoát trong gang tấc, bộ ba Sobhraj cùng vợ và Ajay tìm cách qua biên giới để sang đất Malaysia. Tại Kuala Lumpur, theo lệnh Sobhraj, Ajay đã nhiều lần đột nhập vào các cửa hàng đá quý để ăn trộm.

Vào ngày cả ba chuẩn bị lên máy bay sang Geneva, Thụy Sĩ, Sobhraj yêu cầu Marie ra sân bay trước còn mình và Ajay sẽ đến sau. Khoảng 2 tiếng sau, họ gặp lại nhau theo đúng kế hoạch, chỉ khác là Sobhraj đi một mình. Kể từ đó, không một ai biết tung tích về trợ thủ đắc lực của Sobhraj.

Tiêu thụ xong phần lớn số hàng do Ajay trộm được, tháng 7/1976, Sobhraj cùng vợ đi Bombay, Ấn Độ. Tại đây, họ lên kế hoạch xây dựng một “gia đình” mới. Họ dắt về 2 phụ nữ phương Tây bị lạc đường là Mary Ellen và Barbara. Cả 4 cùng lên đường tới Delhi để thực hiện một âm mưu mới.

Nạn nhân đầu tiên của băng nhóm Sobhraj là một thanh niên người Pháp tên Jean Luc Solomon. Vẫn bằng cách pha thuốc ngủ vào rượu để cướp tài sản nhưng do pha quá liều, Solomon ngộ độc chết.

Đến cuối tháng 7/1976, tại New Delhi, "gia đình" Sobhraj lừa một nhóm sinh viên Pháp bằng cách giới thiệu mình là những hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp. Do tin tưởng, nhóm sinh viên này đã nhờ Sobhraj đưa đi thăm thú nhiều nơi. Một buổi chiều, trước bữa ăn tại khách sạn Vikram, Sobhraj đưa cho mỗi sinh viên một viên thuốc, nói là thuốc ngừa bệnh kiết lị vì điều kiện ăn uống ở Ấn Độ không bảo đảm vệ sinh.

Tuy nhiên, có 3 sinh viên chỉ giả bộ uống rồi khi nhìn thấy bạn bè mình lần lượt ôm bụng quằn quại, họ đã xông vào túm chặt lấy Sobhraj, lôi anh ta đến đồn cảnh sát. Khi bị thẩm vấn, hai cô gái người Mỹ nhanh chóng thú nhận âm mưu cướp tài sản của Sobhraj đồng thời khai luôn về vụ đầu độc Jean Luc Solomon.

Kế hoạch hoàn hảo nhằm thoát án tử

Việc hỏi cung hoàn tất, Sobhraj, Marie, Barbara Smith và Mary Ellen Eather bị đưa đến nhà tù Tihar ở New Delhi chờ ngày xét xử. Sobhraj lĩnh án 12 năm tù giam về tội cướp thay vì phải chịu hình phạt treo cổ bởi những chứng cứ buộc tội anh ta giết Solomon không rõ ràng.

Khi Sobhraj ở tù tại Ấn Độ thì ở Thái Lan, cảnh sát Thái Lan và Đại sứ quán Hà Lan vẫn kiên nhẫn điều tra. Hai năm sau đó, họ đã có đủ bằng chứng về việc băng nhóm Sobhraj giết 2 người Israel và 2 người Hà Lan cùng 1 cô gái Mỹ và 1 thanh niên Pháp. Theo kế hoạch, Sobhraj sẽ bị dẫn độ về Thái Lan xét xử khi mãn hạn tù ở Ấn Độ.

Điều này đã khiến Sobhraj mất ăn mất ngủ bởi khi về Thái Lan, kẻ giết người hàng loạt phải đối mặt với án tử hình. Tháng 3/1986, khi đã ở tù được 10 năm, Sobhraj tổ chức một bữa tiệc hoành tráng, chiêu đãi toàn bộ lính gác và bạn tù nhưng thức ăn được bỏ thuốc ngủ. Lúc tất cả đã vật vã dưới tác dụng của thuốc, Sobhraj mở cửa nhà giam bước ra.

Hai ngày sau, tên tội phạm cố tình để mình bị bắt trở lại nhằm kéo dài thời gian ở tù vì theo luật Thái Lan, một vụ trọng án sau 20 năm mà vẫn không bắt được thủ phạm thì sẽ hết thời hiệu truy cứu hình sự. Không nằm ngoài dự tính, vụ trốn trại mang lại cho Sobhraj thêm 10 năm tù giam, tổng cộng là 22 năm.

Ngày 17/2/1997, lúc đã 52 tuổi, Sobhraj được trả tự do và được cho phép về Pháp.

Sobhraj sống thoải mái ở ngoại ô Paris với số tài sản khá lớn, là tiền kiếm được từ những lần trả lời phỏng vấn, viết hồi ký và bán bản quyền làm phim. Điều này đã khiến nhiều người, đặc biệt là gia đình các nạn nhân cảm thấy phẫn nộ.

Thế nhưng, người tính không bằng trời tính, Sobhraj sẽ sống một cuộc sống vui vẻ đến cuối đời nếu không có lần vô tình quay lại Nepal, nơi anh ta đã giết người thanh niên Canada là Laurent Carriere và cô gái người Mỹ Connie Bronzich.

Chính tại nơi này, công lý đã được thực thi.

Ngày 17/9/2003, Sobhraj đi nghênh ngang trên đường phố ở thủ đô Kathmandu như những du khách bình thường khác. Tên tội phạm cứ nghĩ rằng sẽ không ai có thể nhận ra mình. Thế nhưng, điều hắn không ngờ tới nhất đã xảy ra khi một nhà báo tình cờ nhìn thấy. Từng là người theo dõi vụ án này trong nhiều năm về trước, nhà báo lập tức nhận ra kẻ giết người hàng loạt năm xưa và đã bí mật báo cho cảnh sát.

Hai ngày sau, Sobhraj bị bắt lúc đang đánh bài trong casino của một khách sạn với cáo buộc dùng hộ chiếu giả khi vào Nepan năm 1975. Tuy nhiên, lý do cảnh sát bắt Sobhraj thực ra là để thẩm vấn về vụ giết hai khách du lịch là Connie Jo Brinzich, người Mỹ và bạn trai Laurent Ormond Carrierre, người Canada. Xác hai nạn nhân được phát hiện năm 1975 trên một cánh đồng trong tình trạng cháy đen.

Mùa hè năm 2004, Sobhraj bị xét xử và tuyên án phạm tội giết người với án tù chung thân và bị tịch thu toàn bộ tài sản cá nhân. Sobhraj bị sốc vì không tin những gì đang xảy ra với mình, sau những nỗ lực tưởng chừng đã thoát tội. Với lý do tòa kết án không có bằng chứng và nhân chứng, hắn lập tức kháng cáo.

Trong lúc làm thủ tục kháng cáo, Sobhraj lại tìm cách vượt ngục vào tháng 11/2004. Hắn dùng máy tính xách tay, điện thoại không dây và điện thoại di động để viết thư điện tử cho một người bạn nhờ mua hộ một hợp chất hóa học khiến con người mất ý thức. Hắn định dùng hợp chất này để hạ gục lính gác và trốn thoát. Tuy nhiên, âm mưu của hắn không thành công như những lần trước đó.

Cuối năm 2007, luật sư của Sobhraj gửi một bản thỉnh nguyện thư đến tổng thống Pháp là ông Nicolas Sarkozy, đề nghị Chính phủ Pháp can thiệp với Chính phủ Nepal, phóng thích Sobhraj vì lý do nhân đạo bởi lẽ anh ta đã ở tù Ấn Độ suốt 22 năm nhưng thỉnh nguyện thư bị từ chối. Ngày 30/7/2010, Tòa án tối cao Nepal bác đơn kháng cáo của Sobhraj đồng thời bổ sung hình phạt về hành vi sử dụng hộ chiếu giả.

Tên tù nổi tiếng

Bản án cuộc đời tạm khép lại, Sobhraj sẽ phải dành hết quãng thời gian còn lại của mình trong nhà tù. Tuy nhiên, không vì đó mà hắn ngừng nổi tiếng. Những câu chuyện của hắn thu hút nhiều nhà báo và ngay cả những nhà làm phim vào trại giam gặp anh ta với những cuộc phỏng vấn chỉ kéo dài 30 phút nhưng Sobhraj bỏ túi 2.000USD.

Giới truyền thông đặt biệt danh cho Sobhraj là "người rắn" vì dù bị giam ở nơi nào, kẻ giết người hàng loạt cũng luồn lách trốn thoát được. Hàng loạt các hãng làm phim, nhà xuất bản và các cơ quan báo chí tìm đến để xin viết về cuộc đời tội phạm có một không hai của hắn. Từ một tên tội phạm nguy hiểm, Sobhraj trở thành người nổi tiếng và sống cuộc sống sung túc, giàu có ngay trong nhà tù Nepal.

Năm 2008, Sobhraj một lần nữa gây sốc với giới truyền thông khi bất ngờ tuyên bố đính hôn với một phụ nữ người Nepal mới 23 tuổi tên là Nihita Biswas. Cô gái trẻ hoàn toàn biết về thân phận của kẻ thủ ác nhưng vẫn một lòng kết hôn với Sobhraj.

Tuy nhiên, cho tới tận bây giờ, Sobhraj vẫn hối hận với quyết định quay lại Nepal của mình để rồi bị bắt. Còn với những người thân của các nạn nhân, tuy họ chờ đợi một bản án nghiêm khắc hơn án chung thân nhưng dù sao, việc cách ly tên tội phạm với thế giới bên ngoài cũng là một niềm an ủi với những mất mát to lớn của họ.
 

hoahongden12

Active Member

Cách đây 75 năm, vụ bắt cóc này vẫn được coi là một trong những vụ án hình sự giật gân nhất.

Ngày 1/3/1932 một chiếc phong bì màu trắng nằm trên bậu cửa. Chiếc giường của con trai đầu lòng của phi công Lindbergh bỗng trống không. Người phi công nổi tiếng từng bay qua Đại Tây Dương năm 1972, được tôn vinh như một người anh hùng dân tộc Mỹ, rụng rời chân tay khi đọc bức thư đòi khoản tiền chuộc viết bằng một thứ tiếng Anh hổ lốn, cảnh sát dự đoán kẻ bắt cóc là người Đức hoặc người thuộc khu vực Bắc Phi.

Phi công Lindberg mời lực lượng cảnh sát, phóng viên báo chí tới ngôi nhà của ông tại khu vực vắng vẻ ở ngoại ô thành phố New York. Ngay đêm đó, tất cả các báo đã gác lại các bài quan trọng để đăng bài kêu gọi công chúng giúp đỡ tìm kiếm nạn nhân bị bắt cóc. Giám đốc cơ quan Cảnh sát quốc gia đã trao quyền trực tiếp chỉ huy điều tra vụ án cho viên phi công lừng danh Lindberg.

Tổng thống Mỹ Herbert C. Hoover yêu cầu FBI, lực lượng không quân và các tổ chức tình báo tham gia cùng điều tra.

Bố già Mafia Al Capone khi được tin con trai viên phi công bị bắt cóc đang thụ án trong tù cũng xin được góp sức hỗ trợ tìm kiếm. Lindberg bí mật tiếp xúc với một trùm Mafia điểm mặt các nhân vật trong thế giới ngầm để tìm tung tích con trai. Và chỉ trong vài ngày, Hạ viện Mỹ đã đưa ra một bộ luật mới có tên là "Luật - Lindberg".

Luật ghi rõ tội bắt cóc trẻ em sẽ bị án phạt t..ử hình. Trước nỗi đau con bị bắt cóc, bà Anne Morrow vợ Lindberg đang có mang tháng thứ ba rất đau khổ. Viên phi công yêu cầu vợ không được nhỏ giọt nước mắt khi xuất hiện trước công chúng và chính ông cũng kìm nén mọi đau thương để giữ ổn định cuộc sống gia đình và kín đáo tích cực tìm kiếm con.

Những mốc thời gian quan trọng của vụ bắt cóc:

1/3/1932: Charles con bị bắt cóc, tên bắt cóc đòi 50.000 đôla tiền chuộc. John F. Condon, một thầy giáo dạy toán ở Bronx và là người rất hâm mộ Lindberg, 71 tuổi, xung phong làm người môi giới chuyển tiền.

9/3: Người môi giới chuyển tiền Condon nhận được một lá thư có nội dung đòi tiền với ngôn ngữ một thứ tiếng Anh pha tạp lẫn lộn. Ông Condon thực hiện các yêu cầu của bọn bắt cóc qua một tên gọi điện thoại với chất giọng người Đức, qua điện thoại Condon còn nghe thấy có tiếng người nói tiếng Italia.

12/3: Cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa ông Condon với một tên vô danh tại một nghĩa trang.

2/4: Ngoài khoản tiền chuộc phải đưa, Lindberg làm theo đúng yêu cầu của người đưa thư và bám theo Condon. Ông già nhận tiền để vào một cái hộp ôm theo người và trao mẩu giấy in dòng chữ: "The boy is on Boat Nelly. It is a small boat near Elizabeth Island (Thằng bé ở trong một cái thuyền nhỏ tên là "Nelly" gần Elizabeth Island). Ông Lindberg vội vàng tìm thuyền có tên là "Nelly". Nhưng không hề có chiếc thuyền nào ở khu vực đó.

12/5: Một người lái xe tải vô tình phát hiện xác cháu Charles bị vùi qua loa trong rừng chỉ cách khu biệt thự của bố mẹ vài km. Cháu bị ch.ết vì vỡ sọ, có thể bị rơi vì thang gãy khi tên bắt cóc đột nhập vào căn phòng của cháu. Một phần c,ơ th.ể nạn nhân đã trở thành thức ăn cho thú rừng.

Ngôi sao thế giới của thế kỷ 20 thu mình lại sau vụ tai họa này.

Ngay khi nghe tin vụ bắt cóc, du khách quây xung quanh khu biệt thự của gia đình Lindberg. Nhiều người hiếu kỳ mua vé tới giá 2,5 đôla để được bay trên khuôn viên của Lindberg. Không ai có thể ngờ con của Lindberg đã bị ch.ết.

Ông Lindberg sau khi nhận dạng xác con đã cho hỏa táng ngay, ông không muốn báo giới Paparazzi chộp được hình ảnh của ông khi làm công việc đau lòng này.

Ngày ông Lindberg lặng lẽ mang hộp tro hài cốt con trai lên thang máy bay để rắc tro trên Đại Tây Dương là ngày đứa con thứ hai của ông chào đời. Nhưng đến 6 tuần sau dư luận mới được biết về chuyện đó.

Lindberg kiên quyết xa lánh công luận mặc dù ông được đánh giá là ngôi sao thế giới đầu tiên trong thế kỷ 20. Ông và gia đình không chịu được sự săm soi của dư luận đã "lánh nạn" sang châu Âu nghỉ ngơi một thời gian để tìm sự thanh thản. Các nhà viết tiểu sử Lindberg như Berg và Schrock đã nghiên cứu rất kỹ vụ án. Tòa án Mỹ đã có cơ sở để tố cáo tên Hauptmann, thủ phạm vụ bắt cóc con trai ông.
 

hoahongden12

Active Member

Những ngày đầu giải phóng, thành phố Sài Gòn xảy ra hàng loạt vụ trọng án như hiếp dâm, giết người, đốt xác, cướp của giết người, bắt cóc tống tiền gây hoang mang dư luận.

Những chiến sĩ an ninh vừa hoàn thành nhiệm vụ cách mạng giải phóng dân tộc lại tiếp tục bước vào cuộc chiến mới chống lại cái ác vì sự bình yên của cuộc sống người dân. Trong cuộc chiến ấy, máu của không ít cán bộ chiến sỹ tiếp tục đổ xuống…

Vỏ quýt dày có móng tay nhọn

Ðầu năm 1976, trên địa bàn TP.HCM liên tiếp xảy ra 3 vụ trọng án, nạn nhân là 3 cô gái xinh đẹp bị cưỡng hiếp, giết và đốt xác. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, Công an TP.HCM đã xác định danh tính nạn nhân và truy xét bắt giữ hung thủ, đồng thời làm rõ 6 vụ án khác tương tự mà lực lượng cảnh sát Sài Gòn trước giải phóng bó tay.

Ghé thăm đại tá Thái Doãn Mẫn (Tám Nam) một ngày cuối tháng 3, gần 43 năm sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, ở tuổi 95, sức khỏe của ông đã giảm sút nhiều, duy sự thông tuệ và trí nhớ vẫn còn rất minh mẫn.

Không chỉ là “khắc tinh” của những tên ác ôn, sau giải phóng, đại tá Thái Doãn Mẫn, nguyên Phó Ban An ninh T4, nguyên Phó giám đốc thường trực Công an TP.HCM, còn là người trực tiếp chỉ đạo lực lượng cảnh sát hình sự phá nhiều vụ án chấn động dư luận cả nước, đưa những tên tội phạm khét tiếng ra ánh sáng và trừng trị theo pháp luật.

Tay run run lật từng trang sách, đại tá Thái Doãn Mẫn ngậm ngùi nhớ lại: Từ tháng 1 đến tháng 3/1976, trên địa bàn TP.HCM liên tiếp xảy ra ba vụ giết người đốt xác gây chấn động dư luận. Nạn nhân là ba cô gái xinh đẹp tuổi còn rất trẻ.

Vụ đầu tiên được phát hiện vào rạng sáng một ngày đầu tháng 1. Đang thu gom rác, các công nhân vệ sinh phát hiện tại một bãi rác công cộng ở thị trấn An Lạc (huyện Bình Chánh) một xác chết cháy và lập tức báo cho công an huyện và Phòng cảnh sát Trị an. Ông Lê Văn Thiện (Tám Vỹ - Trưởng phòng) chỉ đạo đại úy Võ Tấn Thành (Hai Thành - Đội trưởng Chấp pháp) tiến hành điều tra. Nạn nhân là nữ, thi thể bị cháy hoàn toàn nên không xác định được nhân thân.

Công tác điều tra chưa có kết quả thì một xác chết cháy nữa được phát hiện đúng vào ngày 8/3 tại bãi rác công cộng trên Xa lộ Hà Nội (huyện Thủ Đức). Nạn nhân cũng là nữ, bị cháy hoàn toàn, chỉ còn một ít xương.Vụ án một lần nữa đi vào ngõ cụt vì công an không xác định được tung tích nạn nhân.

Dư luận chưa hết bàng hoàng thì sau đó một tuần công nhân vệ sinh lại tiếp tục phát hiện thi thể nạn nhân thứ ba tại đống rác trên đường Điện Biên Phủ (quận 3).Trước diễn biến nghiêm trọng này, ông Lê Văn Thiện quyết định báo cáo trực tiếp toàn bộ vụ án cho đại tá Thái Doãn Mẫn, nguyên là Phó giám đốc thường trực Công an TP.HCM, phụ trách khối cảnh sát.

Ông Mẫn kể: “Tôi lập tức đến hiện trường vụ án. Lúc ấy khoảng 2h sáng. Nạn nhân là nữ, thi thể bị cháy hoàn toàn, chỉ sót lại một mảnh vải quần lót màu vàng. Nếu không nhanh chóng tìm ra tung tích nạn nhân thì kẻ thủ ác sẽ tiếp tục ra tay với các cô gái khác”.

Trằn trọc suốt đêm tìm cách phá án, đại tá Thái Doãn Mẫn quyết định bằng mọi cách phải lấy cho được dấu vân tay của nạn nhân. Trời vừa mờ sáng, ông Mẫn đến nhà GS Bác sĩ Dương Quang Trung, Giám đốc Sở Y tế.

Ông Trung cung cấp một loại thuốc đặc dụng và hướng dẫn cách rải thuốc giữ nguyên trạng than bàn tay để lấy dấu vân tay. Ông Mẫn cho cán bộ kỹ thuật hình sự sang nhận thuốc đem về. Quả nhiên sau khi rải thuốc, bộ phận kỹ thuật hình sự đã lấy được dấu vân tay của nạn nhân thứ ba.

Tra cứu hàng vạn tàng thư căn cước chế độ cũ để lại, cán bộ kỹ thuật hình sự xác định vân tay nạn nhân thứ ba trùng khớp với dấu vân tay trong căn cước của chị Phạm Thị Thanh H. (24 tuổi, ngụ quận 3). “Tôi và Tám Vỹ chỉ đạo cho đại úy Hai Thành đến nhà chị H. Mẹ của H. cho biết con gái bà đang làm nhân viên Phòng thương nghiệp trên đảo Phú Quốc (Kiên Giang), vừa nghỉ phép và trở lại đơn vị được hai ngày. Đặc biệt, cô cũng có chiếc quần lót vải màu vàng. Phòng Thương nghiệp ở đảo Phú Quốc báo H. đã trễ phép hai ngày và chưa thấy đến cơ quan”, ông Mẫn nhớ lại.

Lưới trời lồng lộng

Đại tá Thái Doãn Mẫn cho biết tại thời điểm vụ án xảy ra, thành phố Sài Gòn mới được giải phóng, tình hình an ninh chính trị và trật tự xã hội rất rối ren. Cả ba cô gái bị giết và đốt xác làm rúng động dư luận cả nước. Lãnh đạo thành phố rất bức xúc và chỉ thị lực lượng công an nhanh chóng phá án.

Từ các thông tin ít ỏi của người nhà nạn nhân, các trinh sát tiến hành làm rõ các mối quan hệ. Qua nhiều ngày truy xét, nghi can số 1 của vụ án dần lộ diện và được giám sát đặc biệt. Đó là một thanh niên khoảng 30 tuổi, to cao, đeo đồng hồ Seiko, đội mũ lưỡi trai màu nâu đã chở H. bằng ôtô Mazda vào buổi chiều cô mất tích. Anh ta tên là Bùi Hữu Đạt (31 tuổi, quê Long An), cha mẹ đi vượt biên, một mình sống trong căn nhà 3 tầng ở quận Phú Nhuận.

Sau nhiều ngày điều tra, củng cố chứng cứ, đại tá Thái Doãn Mẫn lệnh cho đại úy Hai Thành cất lưới. Một buổi chiều, phát hiện nghi can đến nhà người bà con ở quận Tân Bình, các trinh sát ập vào nhà khóa tay.

Đại tá Thái Doãn Mẫn kể Bùi Hữu Đạt rất ngoan cố, suốt hai ngày liền hắn một mực phủ nhận việc sát hại chị H. Đến ngày thứ ba, điều tra viên quyết định đánh “phủ đầu” bằng cách… mời hắn cùng xem các vết máu trên xe ôtô của hắn.

Thấy nghi phạm lúng túng, điều tra viên nói tiếp: “Có nhân chứng nhìn thấy anh nửa đêm đưa xác H. từ trên ôtô xuống ném vào bãi rác và tưới xăng đốt. Vết máu cô ấy còn trên xe. Anh có cần đối chất với nhân chứng không? Thành thật khai báo để được hưởng khoan hồng”.

Mặt kẻ thủ ác tái mét. Hắn khai nhận có sở thích quan hệ tình dục với các cô gái trẻ xinh đẹp. Hàng ngày, Đạt lấy ôtô rong ruổi khắp thành phố tìm con mồi. Thấy cô gái nào vừa mắt là giả vờ đụng xe hoặc dừng lại hỏi thăm đường nhằm mục đích làm quen rồi tán tỉnh mời các cô đi chơi.

Một buổi chiều, hắn thấy H. cầm ổ bánh mì đi bộ trên đường Nguyễn Đình Chiểu (quận 3) nên dừng xe tán tỉnh rồi mời cô đi ăn tối. Đang buồn vì mới chia tay người yêu, H. đồng ý lên xe. Sau khi ăn uống, Đạt đưa cô gái về nhà cưỡng bức và dùng dao sát hại. Sau đó hắn cho thi thể vào bao tải đưa lên ôtô chở ra bãi rác công cộng tưới xăng đốt.

Bùi Hữu Đạt khai nhận mình cũng là thủ phạm của 2 vụ giết người đốt xác phát hiện ở huyện Bình Chánh và huyện Thủ Đức. Nạn nhân là hai cô gái rất xinh bị hắn sát hại với cùng thủ đoạn như đối với nạn nhân H. Kinh hoàng hơn, biết chắc mình sẽ lãnh án tử, Đạt khai trong hai năm 1974-1975, hắn đã lần lượt cưỡng hiếp và sát hại 6 cô gái xinh đẹp khác, trong đó có hai nữ sinh mới 17 tuổi và dễ dàng qua mặt lực lượng cảnh sát Sài Gòn.

Cảm thông với nỗi đau của các gia đình có con bị mất tích, đại tá Thái Doãn Mẫn yêu cầu đại úy Hai Thành lấy lời khai của Đạt về sáu vụ án hắn gây ra trước giải phóng, xác định rõ nhân thân và thông báo cho gia đình các nạn nhân.

“Hai Thành cùng các trinh sát đến nhà các nạn nhân thông báo cho gia đình biết về tung tích con em họ và xin ảnh để Đạt nhận diện. Xem qua các tấm ảnh, Đạt xác định đó là các cô gái hắn đã giết hại”, ông Mẫn nhớ lại.

"Với tội ác đặc biệt nghiêm trọng, Bùi Hữu Ðạt bị kết án tử hình về tội cưỡng hiếp, giết người với động cơ đê hèn cùng các tình tiết tăng nặng như hiếp, giết nhiều người, hủy hoại thi thể các nạn nhân".

Ðại tá Thái Doãn Mẫn...
 

hoahongden12

Active Member

Wuornos sinh năm 1956 trong một gia đình có hai người con ở Rochester, bang Michigan, Mỹ. Cha mẹ cô ta chia tay nhau trước khi con gái chào đời. Cha của Wuornos từng bị bắt giữ vì tội quấy rối trẻ em và tự tử trong lúc chờ hầu tòa.

Người mẹ bỏ rơi hai con lúc Wuornos mới 4 tuổi. Wuornos và người anh trai hơn 2 tuổi được gửi cho ông bà ngoại nuôi dưỡng. Tuy nhiên, cuộc sống của Wuornos cũng không sáng sủa hơn do ông ngoại nghiện rượu và thường xuyên đánh đập các cháu.

Thiếu sự chỉ bảo dạy dỗ và yêu thường chăm sóc, Wuornos lớn lên cùng với những hành vi và suy nghĩ lệch lạc. Mới 11 tuổi, cô bé đã biết đổi tình lấy đồ ăn và thuốc lá trong trường học. Năm 14 tuổi, Wuornos bị một người bạn của ông cưỡng hiếp đến mang bầu. Sau khi biết chuyện, ông ngoại đã nổi trận lôi đình và đuổi cháu gái ra khỏi nhà.

Wuornos sinh một bé trai tại một cơ sở dành cho các bà mẹ độc thân, rồi đem cho đứa bé làm con nuôi. Không thể tìm được việc làm tử tế do thất học, Wuornos bắt đầu dấn thân vào nghề bán dâm để kiếm sống. Từ năm 1974 - 1976, cô ta hành nghề với nhiều tên gọi khác nhau và nhiều lần bị cảnh sát bắt giữ vì lái xe trong lúc say rượu, hành hung và cướp có vũ trang.

Sau khi anh trai qua đời vì ung thư thực quản vào năm 1975, Wuornos nhận được 10.000USD tiền bảo hiểm và quyết định chuyển tới sống ở bang Florida. Tại đây, cô ta gặp rồi nhanh chóng kết hôn với Lewis Gratz Fell, chủ tịch một câu lạc bộ du thuyền 69 tuổi. Song, cuộc hôn nhân này kết thúc một cách chóng vánh chỉ sau 9 tuần, do tình yêu và sự chiều chuộng của ông chồng già không đủ để chế ngự cái tôi bạo lực và trụy lạc bên trong Wuornos.

Một lần nữa bị tống cổ ra đường, Wuornos sống bất cần đời và dính líu vào hàng loạt hành vi phạm pháp. Năm 1986, cô ta gặp Tyria Moore trong một quán bar của người đồng tính và cả hai nhanh chóng trở thành tình nhân của nhau.

Suốt gần 4 năm sống chung, Wuornos vẫn tiếp tục bán dâm trên đường cao tốc để nuôi cả người tình. Nhưng, những khó khăn tài chính rốt cuộc cũng khiến mối quan hệ tan vỡ. Đây cũng là thời điểm ghi dấu vụ giết người đầu tiên của Wuornos.

Nạn nhân đầu tiên của Wuornos là Richard Mallory, một chủ cửa hàng ở Palm Harbor, Florida. Có nhân chứng khai đã nhìn thấy Mallory khi ông đang đi cùng Wuornos vào ngày 30/11/1989. Một ngày sau, cư dân địa phương phát hiện chiếc xe hơi của Mallory với một chiếc ví rỗng, một số bao cao su và một vỏ chai vodka bên trong, bị vứt bỏ tại một khu vực hẻo lánh ở bãi biển Ormond. Gần 2 tuần sau, cảnh sát mới tìm thấy thi thể của doanh nhân xấu số với 3 viên đạn găm ở ngực tại một khu vực thuộc vùng biển Daytona.

5 tháng sau cái chết của Mallory, một nam giới ở Florida có tên David Spears được phát hiện đã chết vì 6 phát đạn 22mm ở rừng gần Tampa. Cùng thời điểm, cư dân gần đó cũng thông báo tìm thấy xác của một người đàn ông khác tử vong vì bị bắn cùng một loại súng. Thêm 3 nam giới nữa cũng gặp kết cục bi thảm tương tự vào mùa hè năm 1990.

Khi thi thể nạn nhân thứ 7 được tìm thấy vào tháng 11/1990, truyền thông bắt đầu đề cập tới khả năng tồn tại một kẻ sát nhân hàng loạt. Sau khi ghi nhận lời khai của các nhân chứng và thu thập các chứng cơ, cảnh sát xác định Wuornos là nghi phạm chính và tiến hành bắt giữ cô ta tại một quán bar ở hạt Volusia vào tháng 1/1991.

Các điều tra viên khám phá ra rằng, chỉ trong vòng một năm, Wuornos đã giết hại tới 7 người đàn ông da trắng tại bang Florida bằng cùng một thủ đoạn là dùng súng bắn chết nạn nhân, rồi cướp hết tài sản của họ.

Sau nhiều cuộc thẩm vấn, Wuornos cuối cùng cũng thừa nhận tội nhưng nói tất cả đều nhằm tự vệ. Song, sau đó cô ta khai, động cơ gây án là nhằm trả thù việc bị đàn ông đánh đập và hãm hiếp.

Mặc dù các bác sĩ xác nhận Wuornos bị rối loạn tâm thần nặng, nhưng ngày 27/1/1992, tòa vẫn tuyên án tử hình đối với cô ta vì những tội ác ghê rợn đã gây ra.

Ngày 9/10/2002, Wuornos chính thức bị xử tử bằng tiêm thuốc độc tại Broward.

Vụ án của Wuornos đã được đề cập đến trong một bộ phim tài liệu và nhiều chương trình tọa đàm trên truyền hình về tội phạm vào cuối những thập niên 1990.

Cuộc đời bi kịch của người phụ nữ được coi là "nữ sát nhân hàng loạt đầu tiên trong lịch sử Mỹ" cũng trở thành nguồn cảm hứng cho sự ra đời của hai tác phẩm điện ảnh "Sự tuyệt vọng của kẻ giết người hàng loạt" (1992) và "Ác quỷ" (2003), bộ phim giúp minh tinh Charlize Theron giành một giải Oscar cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất.
 

hoahongden12

Active Member

Chu Lệnh, sinh năm 1973 ở Bắc Kinh, Trung Quốc trong một gia đình gia giáo. Từ nhỏ, Chu Lệnh rất tài năng, cô không chỉ học giỏi mà còn biết đàn piano và chơi những nhạc cụ dân gian.

Năm 1992, cô đậu vào trường Đại học danh tiếng Thanh Hoa của Trung Quốc học chuyên Hóa và được ví như một trong những sinh viên ưu tú nhất của khóa năm đó, đồng thời là sinh viên có nhiều hoạt động nghệ thuật trong trường. Ngoài ra, cô cũng là một vận động viên bơi lội có tiềm năng và từng đạt được nhiều giải thưởng tại các hội thi thể thao Bắc Kinh.Tuy nhiên, mọi thứ đã hoàn toàn sụp đổ khi Chu Lệnh bước vào năm thứ 2.

Theo thông tin của bạn học cùng lớp, tháng 10/1994, đôi mắt của Chu Lệnh bắt đầu có dấu hiệu bất thường. Nhiều ngày đi học, Chu Lệnh lâm vào tình trạng mắt mờ dần, không nhìn thấy mọi thứ xung quanh. Mặc dù lúc đó, gia đình đã đưa cô đến bệnh viện Đại học Thanh Hoa để kiểm tra nhưng không tìm thấy nguyên nhân cụ thể.

Đến ngày 24/11/1994, cơ thể Chu Lệnh bắt đầu xuất hiện những triệu chứng ngộ độc kỳ lạ. Ban đầu, cô bị đau bụng và không để ăn uống được bình thường. Vài ngày sau, dạ dày bắt đầu có dấu hiệu kỳ lạ khó chịu, đến ngày 8/12 tóc bắt đầu rụng dần và trọc hẳn hoàn toàn.

Ngày 23/12, Chu Lệnh được đưa vào bệnh viện Đồng Nhân ở Bắc Kinh để kiểm tra nhưng không có bất cứ dấu hiệu bất thường nào. Tuy nhiên, cô vẫn nhập viện để theo dõi tình hình. Sau vài ngày, tình trạng sức khỏe Chu Lệnh có dấu hiệu thuyên giảm, tóc cũng mọc lại dần. Vì không tìm được nguyên nhân nhưng sức khỏe có dấu hiệu khả quan nên cô được xuất viện vào ngày 23/1/1995.

Ngỡ tưởng mọi chuyện chẳng có gì xảy ra, nhưng bất ngờ vào ngày 20/2/1995, Chu Lệnh quay lại trường học sau kỳ nghỉ đông thì phát hiện cơn đau dữ dội ở chân. Vài ngày sau đó (6/3), tình hình sức khỏe diễn biến xấu đi một cách nhanh chóng, cô luôn cảm thấy đau chân và bị chóng mặt.

Lúc này, bố mẹ đã đưa cô đến một bệnh viện phía Bắc để điều trị và giáo sư Trần Chấn Dương đã nói rằng rằng, tình trạng này rất giống bị nhiễm độc Thallium nghiêm trọng hiếm gặp. Tuy nhiên, lúc này Chu Lệnh bị đau ở bắp chân khá nghiêm trọng nên bác sĩ không thể chạm vào để kiểm tra. Và lần này nghiêm trọng hơn lần trước khi cơn đau kéo dài đến thắt lưng.

Ngày 9/3/1995, bố mẹ Chu Lệnh một lần nữa đưa cô đến phòng khám chuyên khoa thần kinh của bệnh viện Hiệp Hòa. Tại đây, giáo sư Lý Thuấn Vỹ nói rằng trường hợp này rất giống với vụ nhiễm độc Thallium ở Đại học Thanh Hoa vào 60 năm trước.

Trong quá trình trao đổi, giáo sư cũng nói rằng những triệu chứng của Chu Lệnh gặp phải không khác gì triệu chứng bị nhiễm độc Thallium, nhưng Chu Lệnh một mực khẳng định mình chưa bao giờ tiếp xúc với Thallium nên bệnh viện không kiểm hóa nghiệm và không thể tiến hành kiểm tra xem có thật sự bị nhiễm độc hay không?

Sau lần này, bệnh tình của Chu Lệnh ngày càng nghiêm trọng, bắt đầu xuất hiện tình trạng co rút cơ mặt, cơ mắt tê cứng, mất tự chủ trong việc hô hấp. Lúc này, bệnh viện Hiệp Hòa đã chữa trị theo bệnh án viêm đa dây thần kinh cấp tính. Không lâu sau, cơ quan hô hấp của cô cũng bị suy thoái, bác sĩ quyết định tiến hành phẫu thuật mở khí quản. Dù làm mọi cách nhưng vẫn không thể xác định được nguyên nhân gây bệnh thật sự. Cuối tháng 3/1995, Chu Lệnh rơi vào trạng thái hôn mê sâu, mãi đến 5 tháng sau là vào cuối tháng 8/1995, cô mới tỉnh lại.

Trước tình hình này, bạn bè của Chu Lệnh đã quyết định chung tay giúp đỡ cô bằng cách phiên dịch tình trạng bệnh thành tiếng Anh và gửi mail cầu cứu thông qua trang Usenet - một hệ thống thông tin toàn cầu dưới dạng diễn đàn thảo luận. Sau đó, họ đã nhận được thư phản hồi của hơn 1500 bác sĩ đến từ khắp nơi trên thế giới và có hơn 1/3 ý kiến cho rằng, tình trạng của Chu Lệnh là bị nhiễm độc Thallium. Đây được biết là chất hóa học cực độc, từng được dùng trong thuốc diệt chuột, côn trùng nhưng do có khả năng gây ung thư nên sau này đã bị cấm hoặc hạn chế sản xuất.

Sau khi được chẩn đoán chính xác căn bệnh bí ẩn, Chu Lệnh nhanh chóng được các bác sĩ tiến hành chữa trị, giải độc. Tuy nhiên, thời gian phát hiện bệnh quá trễ nên tình trạng sức khỏe của Chu Lệnh dường như khó cứu chữa. Chất độc Thallium sau một thời gian ngấm vào người đã khiến Chu Lệnh bị liệt hai chân, thị lực suy giảm, gần như mù. Cô không thể tự thở vì hệ thống hô hấp bị suy thoái phải nhờ đến máy trợ thở. Không những thế chất độc cũng ảnh hưởng đến chức năng não của Chu Lệnh, khiến cô từ một sinh viên ưu tú bỗng trở thành đứa trẻ bại liệt, mất khả năng sinh hoạt hằng ngày và phải cần người hỗ trợ.

Tìm ra chân tướng

Cuối tháng 4/1995, sau khi xác nhận được tình hình của Chu Lệnh. Bố mẹ cô đã tiến hành gửi báo cáo đến nhà trường cũng như báo án đến cảnh sát Đại học Thanh Hoa. Trước đó, các bác sĩ đã thử nghiệm và chẩn đoán rằng Chu Lệnh đã bị đầu độc một cách cố ý. Lúc còn tỉnh táo, Chu Lệnh từng nói rằng mình chưa từng tiếp xúc với Thallium. Bác sĩ Lý Thuấn Vỹ không tin nên đã nhờ người phụ trách phòng thí nghiệm ở Khoa Hóa yêu cầu đưa danh sách các sinh viên tiếp xúc với hóa chất thì không có tên của Chu Lệnh.

Tháng 5/1995, Cục cảnh sát Bắc Kinh chính thức thụ án và tiến hành điều tra vụ đầu độc đầy bí ẩn này. Trong quá trình điều tra, có một nghi phạm được rơi vào vòng tình nghi đó là Tôn Duy, một người bạn cùng phòng ký túc xá với Chu Lệnh, hơn nữa Tôn Duy lại còn là sinh viên duy nhất được nhà trường cấp quyền sử dụng hóa chất trong phòng thí nghiệm để nghiên cứu cho mình. Cảnh sát lúc đó đã mời Tôn Duy về hợp tác điều tra nhưng sau đó nghi phạm đã được thả ra do không đủ bằng chứng buộc tội.

Đến năm 1998, cơ quan công an bất ngờ tuyên bố vụ án kết thúc. Họ lấy lý do đã quá thời hạn theo quy định nên hủy bỏ việc cưỡng chế tạm giữ đối với Tôn Duy. Có một số nguồn tin cho rằng, gia thế của Tôn Duy khá lớn nên đã can thiệp và kết quả điều tra giúp con thoát tội. Sau này, Tôn Duy đã sang Mỹ sinh sống và có tin cho rằng cô đã đổi tên thành Tôn Dịch Nhan.

Từ đó trở đi, vụ án đầu độc bí ẩn ở trường Đại học Thanh Hoa dần trôi vào quên lãng. Cho dù gia đình của Chu Lệnh có cố gắng đi tìm chân tướng thế nào thì phía cảnh sát cũng không thụ lý vì cho rằng vụ án rất khó phá án vì không đủ bằng chứng.

Nhiều năm trôi qua, trên các diễn đàn thường xuyên chia sẻ lại vụ án của Chu Lệnh và đặt câu hỏi về tên hung thủ ác độc cũng như câu hỏi động cơ nào khiến hắn tàn nhẫn hạ độc bạn học như thế? Cuối cùng, Tôn Duy có thật sự vô tội như cảnh sát đã phán quyết?

Năm 2013, vụ đầu độc của Chu Lệnh bất ngờ được đào lại khi có một vụ hạ độc tương tự xảy ra ở Thượng Hải. Một nam sinh viên ngành Hóa của Đai học Phúc Đán tên Lâm Sâm Hạo, do mâu thuẫn với bạn học nên đã đầu độc người bạn tên Hoàng Dương. Sinh viên họ Hoàng không lâu sau bị tổn thương gan trầm trọng nên đã qua đời. Lâm Sâm Hạo bị buộc tội cố ý giết người với thủ pháp tàn độc và bị tuyên phạt với mức án cao nhất là tử hình vào năm 2015.

Cũng trong năm này, có hơn 120.000 chữ ký của cư dân mạng đã thu thập được đã gửi đến trang web Nhà Trắng, đề nghị Tổng thống Mỹ đương nhiệm lúc đó là ông Obama vào cuộc điều tra vụ đầu độc của Chu Lệnh cũng như đưa nghi phạm Tôn Dịch Nhan ra thẩm vấn lại một lần nữa.

Lúc này, trên mạng bắt đầu lan truyền một bức thư nặc danh kỳ lạ, được cho là gửi đến bố mẹ của Chu Lệnh vào ngày 31/5/2013. Trong thư, chủ bút đã phơi này con người thật của Chu Lệnh là cô gái xấc xược, thường xuyên có lời nói và hành động làm tổn thương người khác.

Sau 25 năm trôi qua, vụ đầu độc Chu Lệnh vẫn còn là một ẩn số, hung thủ vẫn chưa bị đền tội còn Chu Lệnh thì đã sống như một đứa trẻ bại liệt trong suốt thời gian qua. Năm 2004, nhiều người quan tâm vụ án của Chu Lệnh đã quyết định lập nên Quỹ quyên góp trợ giúp cho Chu Lệnh, và hầu hết số tiền thu được đều gửi cho gia đình cô để trả tri phí điều trị cũng như lo lắng cho sinh hoạt hằng ngày. Năm 2006, văn phòng luật sư Thiên Tân được sự chỉ đạo của thành phố Bắc Kinh đã cử ra hai luật sư để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho Chu Lệnh và gia đình cô.
 

hoahongden12

Active Member

Bé gái Raiana Aparecida Candida, 10 tuổi bị mất tích vào hôm 1-6 trên đường nhà đến trường. Sau khi con gái biến mất, gia đình Candida đã báo cáo cảnh sát địa phương và huy động người tìm kiếm.

Cuối cùng thi thể bé gái xấu số cũng được tìm thấy trong một trang trại ở Buenopolis, thuộc bang Minais Gerais, cách 440 dặm về phía bắc thành phố Rio de Janeiro.

Từ kết quả khám nghiệm tử thi, cảnh sát Brazil cho biết bé gái bị hiếp dâm đến chết và đáng sợ hơn, hung thủ còn móc tim và chôn sang khu vực đất bên cạnh xác của nạn nhân.

Mọi nghi vấn đều dồn vào Jairo Lopes, 44 tuổi người đàn ông có mặt tại nhà Candida vài ngày trước khi cô bé mất tích. Người nhà của Candida nói rằng, người đàn ông đến nhà và tìm gặp cha cô bé để nói chuyện. “Ông ta giới thiệu mình là Roberto và đang tìm một công việc. Sau khi không gặp được cha con bé, ông ta ngồi hút một điếu thuốc và bỏ đi”.

Sau 5 ngày săn lùng, cảnh sát đã bắt được Lopes khi hắn ta trốn chui lủi trong một bụi cây gần hiện trường vụ giết người. Cảnh sát đã phải dùng trực thăng vận chuyển nghi phạm để tránh sự tấn công từ 500 người dân phẫn nộ có mặt trong khu vực. Dù vậy một số người đã kịp động thủ khiến khuôn mặt của kẻ ác nhân Lopes dính đầy máu.

Ban đầu, Lopes tuyên bố hắn ta vô tội nhưng cuối cùng cũng phải cúi đầu thừa nhận tội ác man rợ. Lopes cho biết, hắn bắt cóc Candida để tống tiền gia đình cô bé nhưng hiện cảnh sát đang điều tra động cơ giết người của Lopes theo hướng hắn thực hiện một nghi lễ ma thuật đen tối, dựa trên một hình xăm giống biểu tượng của giáo phái nào đó trên ngực.

Nguồn tin điều tra cho biết, Lopes đang bị truy nã vì một vụ giết người và hiếp dâm khác nhưng đã sử dụng thẻ căn cước giả để trốn tránh.

Cảnh sát trưởng Giovanni Idalmo de Faria nói rằng, Lopes đã nhận tội tội ác trong quá khứ nhưng nói rằng không có động cơ gì để giết đứa bé. Nhưng dựa trên vết máu và các kết quả khám nghiệm tử thi, cảnh sát tin rằng Lopes là kẻ đã gây ra tội ác kinh hoàng trên.
 

hoahongden12

Active Member

Một vụ bắt cóc đã xảy ra tại bang Ohio, Mỹ nhưng nạn nhân đã may mắn liên lạc được 911 để yêu cầu giúp đỡ. Người phụ nữ thì thầm "làm ơn nhanh lên" vào đường dây nóng 911 của cảnh sát Ohio khi kẻ bắt cóc đang ngủ cách đó không xa. Thoát được khỏi dây trói, người phụ nữ nắm lấy điện thoại, từ từ bò ra khỏi phòng ngủ.

"Tôi sợ hắn ta có thể nghe thấy và bắn tôi lại. Gã đó rất khỏe", người phụ nữ bị bắt cóc nói với người trực điện thoại, theo như bản thu âm lại của cuộc gọi với 911 vào tối thứ ba vừa qua bởi sở cảnh sát Ashland. Hắn ta có một khẩu súng và nếu cô phát ra tiếng ồn, hắn sẽ tỉnh dậy và tấn công.

Nhân viên sở cảnh sát Ashland đã đến giải cứu nạn nhân 20 phút sau đó, xông vào căn nhà hoang nơi cô được giam giữ. Tuy nhiên, điều khiến họ kinh hãi hơn cả là việc phát hiện ra 3 thi thể khác quanh nhà.

Hung thủ Shawn M. Grate, 40 tuổi đã bị bắt ngay tại hiện trường. Hắn ta đã bắt cóc cô vào hôm chủ nhật vừa qua, sau đó ép quan hệ tình dục. Khi được hỏi xem cô còn chảy máu không, nạn nhân cho biết các vết thương đã không chảy máu nữa.

Cảnh sát Ashland cũng tìm thấy thi thể của 3 người phụ nữ khác bên trong và gần nơi Grate giam giữ các nạn nhân bị bắt cóc. Hắn ta đã bị cáo buộc tội bắt cóc và giết người. Hiện tại, hung thủ đang bị giam giữ tại nhà giam hạt Ashland và chờ ngày xét xử.

Một trong những nạn nhân bị giết hại đã được xác nhận danh tính là Stacey Stanley từ Greenwich, Ohio. Thi thể của nạn nhân còn lại vẫn đang được điều tra để làm rõ.

Stacey Stanley mất tích từ hôm thứ 5 tuần trước nữa, 8/9. Người phụ còn lại được cho là đã bị giết chết trong khoảng thời gian từ ngày 16/8 đến 13/9, theo như tài liệu của tòa án.

Sau đó, Grate đã đưa cảnh sát tới nơi xác chết thứ ba được giấu, gần một ngôi nhà đổ nát tại hạt Richland. Thi thể của nạn nhân thứ 3 cũng đang được xác định để khởi tố đối tượng gây án.
 

hoahongden12

Active Member

Vụ án như thế đã được khép lại một cách không minh bạch. Người đứng đầu viện công tố đưa ra lý do là thiếu chứng cứ để có thể tiếp tục cuộc điều tra! Với sự thừa nhận thất bại này, người ta cho rằng đây là một giai đoạn đáng hổ thẹn nhất trong lịch sử hiện đại của lực lượng Cảnh sát Anh.

Stephen Lawrence, sinh viên 18 tuổi ấp ủ hoài bão trở thành một kiến trúc sư, bị một nhóm thanh niên da trắng phân biệt chủng tộc đâm chết ở khu Eltham, vùng đông London, trong tháng 4/993. Và ai cũng biết rõ danh tính của 5 tên giết người này. Nhưng, bất chấp cuộc điều tra tiêu tốn hết 30 triệu bảng Anh, Cảnh sát London vẫn không thể truy tố vụ án ra tòa đủ để mọi người nhìn thấy công lý được thực thi. Cuối cùng chẳng ai bị buộc tội cả.

Trong khi đó, đơn tố cáo 5 hung thủ giết người của gia đình nạn nhân cũng không có được thành công. Sau vụ giết người, tờ Daily Mail đã cho đăng tải hình ảnh của 5 tên giết người lên trang nhất dưới tựa đề "Những kẻ giết người", cùng với lời thách thức tờ báo sẵn sàng bị kiện ra tòa nếu đó là sự sai lầm! Đó là: David Norris, Jamie Acourt, Gary Dobson, Neil Acourt và Luke Knight.

Tuy nhiên, Cảnh sát London phản ứng rất chậm chạp. Và người ta bắt đầu nghi ngờ Cảnh sát London có thái độ "phân biệt chủng tộc". Không có ai bị buộc tội cả. Một sự truy tố cá nhân được tư vấn không tận tình do gia đình của Stephen tiến hành chống lại 5 nghi can chính cũng không thành công. Có 2 sự thay đổi lớn từ sau cái chết oan uổng của Stephen được coi là rất quan trọng hiện nay.

Thứ nhất, là bước tiến nhảy vọt trong khoa học pháp y, đặc biệt là sự xử lý với bằng chứng ADN, từ thập niên 90 thế kỷ trước.

Thứ hai là sự hủy bỏ vào năm 2005 đạo luật đã 800 năm tuổi về sự tiếp tục truy tố đối với một tội đã qua xét xử, trong đó quy định một người được tuyên bố trắng án sẽ không bị xét xử lần thứ hai đối với cùng một tội. Sự thay đổi mang tính lịch sử này cho phép tòa phúc thẩm Anh tuyên bố bác bỏ bản án tha bổng đối với tội giết người hay các trọng tội khác và ra lệnh cho xét xử lại khi mà bằng chứng "mới và có sức thuyết phục" được đưa ra.

Sự thay đổi cũng có thể có hiệu lực trở về trước, có nghĩa là đối với những vụ án đã xét xử trước năm 2005. Người đầu tiên sẽ phải đối mặt với phiên tòa xét xử lại là William Dunlop, kẻ đã nhận tội tại Tòa án Hình sự tối cao Old Bailey năm 2006 về vụ sát hại cô gái 22 tuổi tên là Julie Hogg ở Teesside năm 1989. William Dunlop đã bị xử hai lần trong năm 1991 về tội giết người nhưng trong cả hai lần đó bồi thẩm đoàn đều không có được phán quyết nên cuối cùng hắn ta được tha bổng. Và dĩ nhiên việc hủy bỏ đạo luật chống truy tố 2 lần cũng có nghĩa là Neil Acourt, Gary Dobson và Luke Knight - những tên từng được tha bổng trong vụ án sát hại Stephen Lawrence khi cuộc truy tố tư nhân chống lại chúng bị thất bại vào năm 1996 - có thể bị đưa ra tòa xét xử lại. Sự buộc tội của cảnh sát chống lại 2 tên khác - đó là Jamie Acourt và David Norris - trong số 5 tên bị nghi ngờ đã sát hại Stephen được tờ Daily Mail nêu tên trên mặt báo đã gặp thất bại ngay trước khi chúng bị đưa ra xét xử. Nhưng bằng chứng mới bắt buộc phải có sức "thuyết phục" mạnh mẽ.

Đặc biệt là trong vụ án Stephen Lawrence, các nhà điều tra muốn đưa vụ việc ra xét xử lại, sẽ gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại. Mặc dù vậy người ta vẫn nhìn thấy những dấu hiệu nhiều hứa hẹn mang lại công lý cho Stephen Lawrence.

Tháng 11/007, tờ Daily Mail đưa tin về bằng chứng pháp y mới "rất có sức thuyết phục" được các chuyên gia nghiên cứu vụ án Stephen phát hiện ra. Toàn bộ công việc giám định pháp y đều do LGC Forensics - cơ quan tư nhân cung cấp bằng chứng pháp y lớn nhất ở Anh - thực hiện. LGC Forensics từng đưa ra những bằng chứng xác thực dẫn đến việc xử lý rốt ráo hai vụ án mạng Rachel Nickell và Damilola Taylor.

Sử dụng các kỹ thuật mới, LGC Forensics phát hiện những sợi vải quần áo của Stephen vướng trên quần áo mà người ta cho là của những nghi phạm mặc trên người. Những sợi vải quần áo của chúng cũng vướng trên bộ quần áo đẫm máu của Stephen. Sự vướng những sợi vải vào nhau cho thấy Stephen đã ra sức vật lộn với bọn giết người để giành giật lấy mạng sống của mình một cách gay go như thế nào.

Hai năm đã trôi qua và bây giờ rõ ràng là bằng chứng mới về ADN và sợi vải sẽ đủ cơ sở để tiến hành một cuộc truy tố tội phạm lần nữa. Cuối cùng mọi người hy vọng vụ án sát hại Stephen sẽ được giải quyết và công lý sẽ được thực thi theo ý muốn của cha mẹ đã ly hôn của nạn nhân - Neville và Doreen. Chắc chắn Sở cảnh sát London phải có được giấy phép để lật lại vụ án trước mùa hè năm nay.

Vụ sát hại Stephen Lawrence chắc chắn là vụ án chưa giải quyết được thuộc loại quan trọng của nước Anh. Người ta đặt ra một số kịch bản có thể tin được.

Một là, một số cảnh sát liên quan đến vụ án thật ra là những kẻ phân biệt chủng tộc và thành kiến đã khiến cho họ hoặc là thủ tiêu, từ chối hay không cần biết đến bằng chứng.

Hai là, có lẽ một số cảnh sát đã bị gia đình của những nghi phạm giết người mua chuộc hoặc liên kết với họ.

Sự thật là vào năm 1999, Hãng Thông tấn BBC đã tiết lộ vụ việc một hạ sĩ cảnh sát trong đội điều tra vụ án Stephen có được sự "quan tâm" của gia đình Norris.

David Norris là con trai của tên gangster Clifford Norris, người từng ngồi tù 9 năm vì tội buôn ma túy và tấn công bằng súng. Căn biệt thự được canh gác nghiêm ngặt của hắn ta đã bị Cơ quan Thuế vụ và Hải quan Anh tịch thu. Người ta cho rằng Clifford Norris đã đút lót tiền cho viên cảnh sát nói trên để con trai hắn ta được yên thân.

Kịch bản thứ ba là cảnh sát có trình độ điều tra quá kém cỏi đến mức phá hỏng các bằng chứng trong vụ án mạng. Những giả thuyết này đều có sức thuyết phục, song chúng cũng chỉ là giả thuyết. Neil Acourt, hiện nay 34 tuổi, thường được coi là một thủ lĩnh gangster. Sau vụ giết chết thanh niên da đen Stephen, Neil Acourt tiếp tục phạm tội tấn công phân biệt chủng tộc khác đối với một cảnh sát da đen.

Em gái Jamis Acourt của hắn, nay 33 tuổi, bị kết tội ăn cắp một kho hàng cùng với bạn trai của ả là David Norris.

Còn Norris, nay 33 tuổi, cũng bị kết tội cùng với Neil Acourt tấn công một cảnh sát da đen. Đám bạn của hắn ở Eltham nói không biết hiện giờ hắn sống ở đâu. Mọi người hy vọng sắp tới đây cả 5 tên liên quan tới cái chết Stephen Lawrence sẽ tái hợp lại trước Tòa án Old Bailey để trả lời trước pháp luật về tội ác chúng đã gây ra
 

hoahongden12

Active Member

Là đối thủ trên đấu trường âm nhạc

Biggie Smalls và Tupac Shakur từng là hai cái tên đình đám của dòng nhạc hip hop. Đáng tiếc là cả hai đã ra đi khi còn rất trẻ, đau đớn hơn là chính những viên đạn đã cướp đi mạng sống của họ.

Ra đi ở độ tuổi 25 nhưng Tupac Shakur đã có một bảng thành tích sự nghiệp vô cùng đáng nể. Sau khi thôi học lại Trường Nghệ thuật Baltimore, chàng thanh niên 17 tuổi lập tức được tham gia vào nhóm nhạc rap Digital Underground.

Sau một thời gian hoạt động trong những dự án của nhóm, năm 1991, Tupac kí hợp đồng với hãng đĩa Interscope. Album đầu tay của nam ca sĩ là 2pacalypse Now đã đứng thứ 13 trên bảng xếp hạng âm nhạc năm 1992.

Tupac chính là "cỗ mãy tạo hit" của hãng đĩa Interscope với hàng loạt những album và ca khúc nằm trên thứ hạng cao của bảng xếp hạng. I Get Around, Keep Ya Head Up, 2 of Americaz Most Wanted, God Bless the Dead, Hail Mary,... vẫn còn vang lên trong tai của giới trẻ.

Tuy bảng thành tích không được dài nhưng Biggie Smalls vẫn xứng đáng là đối thủ của Tupac.

Trong suốt sự nghiệp của mình, Biggie Smalls chỉ cho ra duy nhất một album đó là Ready to Die (1994). Tuy nhiên màn ra mắt này đã tạo dấu ấn sâu đậm trong lòng người hâm mộ hip hop.

Biggie Smalls chính là quân Át chủ bài của hãng đĩa Bad Boy, giúp đưa hãng này lên hàng những hãng thu âm thành công nhất trong thập niên 90 của dòng nhạc Rap và Ramp;B.

Album Ready to Die nằm chễm chệ trên vị trí thứ 3 của bảng xếp hạng nhạc Ramp;B. Nhiều ca khúc trong album này đã trở thành hit lớn như Juicy, Big Poppa, One More Chance/Stay With Me,...

Theo thời gian, Biggie Smalls đã chứng minh mình là con người tài năng trong làng giải trí. Anh liên tiếp xuất hiện bên cạnh Michael Jackson trong các tác phẩm This Time Around, HIStory Past, Present and Future, Book I,...

Trước khi mất, thậm chí anh đã bắt đầu gây dựng hãng đĩa Undeas của riêng mình. Biggie Smalls đã tham gia sản xuất âm nhạc cho Junior M.A.F.I.A vào năm 1996.

Cuộc đối đầu Bờ Đông - Bờ Tây của dòng nhạc hip hop diễn ra vào khoảng những năm 1991 đến năm 1997. Tài năng của Tupac Shakur và Biggie Smalls đã khiến hai người nghệ sĩ này là đại diện đối đầu nhau của hai miền.

Tupac đã cho ra mắt nhiều bài hát mang ca từ ám chỉ hoặc đe dọa Biggie và hãng đĩa của đối thủ, Bad Boy như Against All Odds, Bomb First (My Second Reply), Hit ‘Em Up,...

Không phải dạng vừa, Biggie cũng đáp trả lại đối phương bằng những lời bài hát trong ca khúc Long Kiss Goodnight. Cả hai thường xuyên bị đem ra so sánh trên các phương tiện truyền thông, cộng đồng fan của họ cũng từng có những trận tranh cãi nảy lửa trong một thời gian dài.

Hai cái chết bí ẩn nhất nền âm nhạc

Ở tuổi đời còn rất trẻ, người hâm mộ đã đặt kì vọng vào Tupac Shakur và Biggie Smalls sẽ trở thành hai tượng đài lớn của dòng nhạc Ramp;B và hip hop. Ấy vậy mà chỉ trong vòng nửa năm, hai người nghệ sĩ đã lần lượt ra đi, để lại bao tiếc thương cho người hâm mộ.

Vào tối ngày 07/09/1996, Tupac Shakur bị bắn khi đang trên xe tại ngã tư đường Flamigo và Koval, Las Vegas. Anh được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Trung tâm phía nam Nevada nhưng đã không thể qua khỏi sáu ngày sau đó.

Khi cả thế giới vẫn còn đang thương tiếc cho Tupac thì sáu tháng sau, vào tối ngày 09/03/1997, chiếc xe chở Biggie đang dừng lại chờ đèn đỏ tại ngã tư đại lộ Wilshire và South Fairfax thì bất ngờ bốn phát đạn đã nã trúng anh.

Mặc dù được đưa đi cấp cứu ngay nhưng Biggie Smalls đã ra đi ngay trong đêm đó. Năm ấy người nghệ sĩ mới 24 tuổi.

Cho tới nay đã hai thập kỉ trôi qua nhưng danh tính của kẻ đã nã súng vào Tupac Shakur và Biggie Smalls vẫn còn là bí ẩn. Nhưng có một điều người ta tin chắc rằng đó là hai cái chết này phải có mối liên hệ với nhau.

Nguyên nhân tử vong của cả hai đều là bị bắn chết trên xe hơi, hơn nữa vào thời điểm đó, Tupac và Biggie lại đang đối đầu nhau trong giới showbiz. Đã có nhiều giả thuyết về thủ phạm được đưa ra.

Suge Knight - CEO của hãng đĩa Death Row, đơn vị mà Tupac Shakur đang kí hợp đồng ghi âm thời bấy giờ, là cái tên được nhắc đến trong cả hai vụ án. Suge có vẻ như là người có nhiều động cơ gây án nhất ở đây.

Vào đêm Tupac Shakur bị giết, Suge Knight đã có hiềm khích với băng Southside Crip, chính Tupac là người xô xát với Orlando Anderson, một thành viên của băng đảng này.

Một hành vi mà người ta để ý được rằng Suge Knight đã không hề ra can ngăn cuộc ẩu đả mà lập tức ra ngoài gọi điện thoại. Sau đó anh ta nằng nặc đòi Tupac phải đi chung xe với mình.

Việc Tupac ngồi xe nào và vị trí ngồi ở đâu chỉ có Suge Knight mới biết. Hơn nữa, anh này đang nợ Tupac một khoản 3 triệu đô, đây cũng có thể là động cơ gây án của Suge. Tuy nhiên Suge Knight cũng bị thương khi thủ phạm nã súng, vì thế giả thuyết này không chắc chắn.

Sáu tháng sau cái chết của Tupac Shakur, cái tên Suge Knight lại được đưa ra. Lần này giả thuyết chính là Suge Knight đã cấu kết với cảnh sát bẩn để giết Biggie nhằm trả thù cho Tupac.

Russell Poole - cựu sĩ quan của sở cảnh sát LAPD chính là người đã đưa ra giả thuyết này. Một trong những cảnh sát bẩn mà ông buộc tội là David Anthony Mack, người từng làm vệ sĩ của Suge Knight.

Khi Russell trình những giả thuyết của mình lên sở cảnh sát, ông đã bị yêu cầu ngừng điều tra vụ việc này. Động thái này chỉ khiến cho những giả thuyết trên được củng cố hơn.

Đã 20 năm trôi qua nhưng hai vụ án này vẫn chưa chính thức được phá. Người hâm mộ đến nay vẫn còn tỏ lòng thương tiếc với Tupac Shakur và Biggie Smalls, hai con người quá đỗi tài năng nhưng lại ra đi quá sớm.
 
Bên trên