Quy tắc đơn giản để setup loa Sub-woofer

Newbie_SG®

Well-Known Member
Quy tắc chỉnh loa Sub-woofer

KW-120_635042237688570000_medium.jpg

Vì thấy có nhiều bác hỏi cách chỉnh loa sub, nhất là mức cắt tần bao nhiêu là phù hợp, em đã post các bài lẻ tẻ trong các thớt, nay gom lại chia sẻ kinh nghiệm với mọi người

I. Cắt tần

Trong mỗi thùng loa và bộ loa có nhiều loa khác nhau, mỗi loa riêng lẻ và mỗi thùng loa chỉ đáp ứng và trình diễn tốt một dải tần số âm thanh nhất định. Có thể tạm phân chia ra các loại loa đơn lẻ như sau

- Super Tweeter: Chuyên cho âm thanh tần số rất cao
- Tweeter: Âm thanh tần số cao
- Mid Range: Âm thanh tần số trung
- Woofer: Âm thanh tần số thấp
- Sub-Woofer: Âm thanh tần số rất thấp

Loa Sub-woofer có thể được tích hợp luôn trong thùng loa chính, hay là đóng riêng ra một thùng.

Các bộ phân tần (cắt tần-Cross Over) là mạch âm thanh làm nhiệm vụ phân tách âm thanh theo dải tần số của nó và gửi ra loa phát thích hợp. (Như là trạm phân phối hàng hoá theo tiêu chuẩn tem phiếu vậy đó)

- Loa sub trình diễn các dải tần thấp cho đến mức cross-over (mức cắt tần)
- Các loa khác trình diễn các dải tần từ mức cross-over trở lên.
- Loa sub chuyên cho âm trầm/siêu trầm nên có thể nó trình diễn phần này "hay hơn" các loại loa khác...

SysAdj-011_zps39d68940.jpg

Lưu ý là tai người thường chỉ nghe được các âm thanh từ 20Hz đến 20kHz, các dải âm nằm dưới 20Hz ta không nghe thấy, nhưng nó vẫn đóng góp vào hiệu ứng chung của âm thanh...Âm trầm thường tạo cảm giác sợ hãi, lo lắng, kích thích thần kinh... nên các hiệu ứng tần số thấp (Low Frequency Effect - LFE) thường được sử dụng trong phim để tăng thêm ấn tượng cho các cảnh quay...

Có các lựa chọn để cắt tần như sau:

a. Sử dụng cắt tần của ampli/receiver. Cách này dùng cho các loa sub không có chức năng cắt tần (cross-over, x-over.... tuỳ theo cách mà NSX sử dụng cho sản phẩm của họ), hoặc dùng cho trường hợp loa sub có thể tắt chức năng phân tần, sẽ phát tất cả những gì mà ampli/receiver gửi cho nó...

b. Sử dụng cắt tần của loa sub. Dùng khi ampli/receiver không có cắt tần...

c. Phối hợp cả 2 bộ phân tần của ampli/receiver và của loa sub. Cách này dùng để tinh chỉnh và cắt bỏ một số dải tần mà ta không thích nghe chẳng hạn...



Sơ đồ để bộ dàn hát tất cả các dải tần
0Hz=====SUB-WOOFER=====||CROSS-OVER||===================Các loa khác===================20kHz


Sơ đồ để cắt bỏ một số dải tần thấp tiếng không hay, hoặc không thích nghe (phần x màu đỏ):

0Hz==SUB-WOOFER==||CROSS-OVER của loa SUB||xxxxxx||CROSS-OVER của ampli||=====Các loa khác=====20kHz
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Newbie_SG®

Well-Known Member
Ðề: Quy tắc đơn giản để setup loa Sub-woofer

II. Các giắc cắm, nút chỉnh thường thấy trên loa sub

1. Tín hiệu đầu vào


- Loa sub có thể có nhiều ngõ tín hiệu đầu vào, có thể kể ra các đường vào cơ bản như sau
+ Line Level Input: đây là đầu vào chưa có khuếch đại, nó có thể được nối với cổng LFE của ampli, hoặc cổng sub-out, hoặc pre-out sub-woofer của ampli. Lúc này ampli chỉ gửi tín hiệu âm trầm nhưng công suất rất yếu, sang cho sub, và sub sẽ dùng mạch tăng âm của bản thân nó để khuếch đại âm thanh đầu ra (sub điện).
+ Cổng LFE (Low Frequency Effect) dùng để nối với những ampli có ngõ ra LFE chuyên dành cho những "hiệu ứng âm thanh tần số thấp" thường được sử dụng trong các track phim.
+ High Level Input (speaker level input): đây là ngõ dành cho tín hiệu âm thanh đã được khuếch đại do ampli gửi ra, nó được nối với cọc loa L/R của ampli. Lúc này sub nhận được tất cả âm thanh của bài nhạc, nhưng nó sẽ có mạch phân tần nội tại để lọc bỏ những âm thanh tần số cao, chỉ phát âm trầm. Cách này dùng để nối sub hơi (không có mạch tăng âm), hoặc nhiều sub điện cũng có chức năng này.



velodyne-spl-1200-2-subwoofer-rear-panel.jpg



Nhiều sub thì có 2 cổng line level input dạng Left/Right, chúng ta có thể nối chúng với ngõ ra pre-out L/R tương ứng của ampli, lúc này sub cũng nhận được toàn bộ âm thanh của bài nhạc nhưng cũng dùng phân tần để lọc bỏ âm thanh tần số cao

Có sub thì trong 2 cổng Left/Right input kể trên, có một cổng có chức năng Mono. Cổng này ta nối với cổng sub pre out của ampli.


Câu hỏi: nếu sub có 2 đường vào L/R stereo, chúng ta chỉ nối 1 cổng với sub-pre-out của ampli thì có mất âm hình hay không?

- Trả lời: âm trầm có đặc tính lan toả vô hướng, tai người sẽ khó xác định vị trí của nguồn âm trầm/siêu trầm, vì thế nên nối mono hay stereo đều không ảnh hưởng gì đáng kể đến âm hình stereo cả.


x107RM6750B-o_subBACK.jpeg
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Newbie_SG®

Well-Known Member
Ðề: Quy tắc đơn giản để setup loa Sub-woofer

2. Nút xoay/gạt Low pass cross-over level: dùng để hiệu chỉnh mức cắt tần của loa sub. Mức này không có khuôn mẫu, mà nên hiệu chỉnh theo thực tế, như trong bài số 1 đã vẽ sơ đồ.

3. Low pass cross over on/off (hoặc direct, hoặc cross-over bypass, hoặc sub-woofer direct, hoặc internal X-over như trong hình Velodyne bên trên): dùng để bật hoặc tắt mạch phân tần của loa sub, khi tắt nó thì ta có thể dùng chức năng cắt tần của ampli. Khi đó loa sub sẽ trình diễn tất cả những gì mà ampli gửi cho nó.

4. Phase: nút đảo pha.
Nếu để Normal, thì pha của tiếng trầm từ loa sub sẽ trùng với pha tiếng trầm của các loa khác. Chúng có thể cộng hưởng hoặc triệt tiêu lẫn nhau tuỳ theo thực tế
Nếu để 180o, hoặc reverb, thì tiếng trầm loa sub lệch pha 180o với tiếng trầm của các loa khác, chúng cũng có thể cộng hưởng hoặc triệt tiêu nhau...

5. Nút standby On/Off/Auto/High/Low (trong hình Velodyne bên trên họ gọi là power on/auto)
Trong các bài nhạc/phim, nếu không có LFE hay âm trầm ra loa trong một thời gian nào đó, thì loa sub có thể tự động chuyển sang trạng thái nghỉ. Nó vẫn sẵn sàng chờ ở cổng LFE, nếu có tín hiệu đủ mạnh thì sẽ tự động bật ngay trở lại.
Chức năng này có thể có hoặc không tuỳ theo từng model loa sub khác nhau.
Nếu để mức Low thì loa ít nhạy hơn, để mức High thì loa nhạy hơn, chỉ cần chút xíu tín hiệu âm trầm là nó sẽ bật ngay trở lại.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Newbie_SG®

Well-Known Member
Ðề: Quy tắc đơn giản để setup loa Sub-woofer

Nếu bác nào còn có những quả sub khủng mà có những chức năng em chưa đề cập đến, xin hay post lên đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu thêm :D
 

quangtuong

Banned
Ðề: Quy tắc đơn giản để setup loa Sub-woofer

Tiếp đi bác .em có con sub boston acoutic hps 12oh nối với rec yamaha v371 mà thấy nó kg có lực .nó có liên quan tới phần bass của loa font kg ?
Ở nhà em volume , cross để max . rồi chỉnh trên rec . phase thì để 0.
 

Newbie_SG®

Well-Known Member
Ðề: Quy tắc đơn giản để setup loa Sub-woofer

Tiếp đi bác .em có con sub boston acoutic hps 12oh nối với rec yamaha v371 mà thấy nó kg có lực .nó có liên quan tới phần bass của loa font kg ?
Ở nhà em volume , cross để max . rồi chỉnh trên rec . phase thì để 0.
Hí hí, bác thử tăng thêm level cho kênh sub xem sao, rồi dịch chuyển vị trí sub, đảo phase....
Cần nữa thì vào EQ của Yamaha tăng thêm ít dB cho loa sub
 

gvnth

Active Member
Ðề: Quy tắc đơn giản để setup loa Sub-woofer

Chơi Sub nghe nhạc không đơn giản setup mấy cái này đâu, vị trí và xử lý phòng nghe quan trọng hơn rất nhiều
 

newceco

Member
Ðề: Quy tắc đơn giản để setup loa Sub-woofer

Chơi Sub nghe nhạc không đơn giản setup mấy cái này đâu, vị trí và xử lý phòng nghe quan trọng hơn rất nhiều
Bác có cao kiến gì thì cùng chia sẻ với anh em, chứ bỏ lấp lửng kiểu này như kiểu ném đá hội nghị nhỉ. Mình thấy bàn về vấn đề kỹ thuật nhưng nhiều người cứ thích tỏ ra nguy hiểm khi post vài câu lấp lửng.
 

gvnth

Active Member
Ðề: Quy tắc đơn giản để setup loa Sub-woofer

Ý kiến rõ ràng thế này sao bác lại coi đây là đá gạch? Vị trí loa sub tùy thuộc vào từng không gian và đồ đạc trong phòng, có thể chủ nhân sẽ mất nhiều thời gian để tìm được vị trí hợp lý, làm gì có công thức chung. Trước đây có lúc nghe, tôi phải lôi sub dặt chình ình giữa cửa ra vào, nghe xong đẩy vào góc
 

dungsin_lqd

Well-Known Member
Ðề: Quy tắc đơn giản để setup loa Sub-woofer

--em bán mấy cái sub cũng vì vấn đề cân chỉnh không được...................
 

HD Hoi-Dap

New Member
Ðề: Quy tắc chỉnh loa Sub-woofer

KW-120_635042237688570000_medium.jpg

Vì thấy có nhiều bác hỏi cách chỉnh loa sub, nhất là mức cắt tần bao nhiêu là phù hợp, em đã post các bài lẻ tẻ trong các thớt, nay gom lại chia sẻ kinh nghiệm với mọi người

I. Cắt tần

Về mặt lý thuyết, chức năng của các loa trong bộ dàn như sau:

- Loa sub trình diễn các dải tần thấp cho đến mức cross-over (mức cắt tần)
- Các loa khác trình diễn các dải tần từ mức cross-over trở lên.
- Loa sub chuyên cho âm trầm/siêu trầm nên có thể nó trình diễn phần này "hay hơn" các loại loa khác...

Lưu ý là tai người thường chỉ nghe được các âm thanh từ 20Hz đến 20kHz, các dải âm nằm dưới 20Hz ta không nghe thấy, nhưng nó vẫn đóng góp vào hiệu ứng chung của âm thanh...Âm trầm thường tạo cảm giác sợ hãi, lo lắng, kích thích thần kinh... nên các hiệu ứng tần số thấp (Low Frequency Effect - LFE) thường được sử dụng trong phim để tăng thêm ấn tượng cho các cảnh quay...

Có các lựa chọn để cắt tần như sau:

a. Sử dụng cắt tần của ampli/receiver. Cách này dùng cho các loa sub không có chức năng cắt tần (cross-over, x-over.... tuỳ theo cách mà NSX sử dụng cho sản phẩm của họ), hoặc dùng cho trường hợp loa sub có thể tắt chức năng phân tần, sẽ phát tất cả những gì mà ampli/receiver gửi cho nó...

b. Sử dụng cắt tần của loa sub. Dùng khi ampli/receiver không có cắt tần...

c. Phối hợp cả 2 bộ phân tần của ampli/receiver và của loa sub. Cách này dùng để tinh chỉnh và cắt bỏ một số dải tần mà ta không thích nghe chẳng hạn...



Sơ đồ để bộ dàn hát tất cả các dải tần
0Hz=====SUB-WOOFER=====||CROSS-OVER||===================Các loa khác===================20kHz


Sơ đồ để cắt bỏ một số dải tần thấp tiếng không hay, hoặc không thích nghe (phần x màu đỏ):

0Hz==SUB-WOOFER==||CROSS-OVER của loa SUB||xxxxxx||CROSS-OVER của ampli||=====Các loa khác=====20kHz

Em và nhiều bác ở đây dân gà mờ ngay từ bài đầu đọc đã choáng. Cái cơ bản nhất mà em cần muốnbiết trước khi làm những thứ khác lại không thấy nói. Đó là cắt tần (Cross-Over) là gì? Tại sao phải cắt tần?
 

yeudesong87

Member
Ðề: Quy tắc đơn giản để setup loa Sub-woofer

Cái này hay cho ae mới tập chơi này...........
 

newceco

Member
Ðề: Quy tắc chỉnh loa Sub-woofer

Em và nhiều bác ở đây dân gà mờ ngay từ bài đầu đọc đã choáng. Cái cơ bản nhất mà em cần muốnbiết trước khi làm những thứ khác lại không thấy nói. Đó là cắt tần (Cross-Over) là gì? Tại sao phải cắt tần?
Bác Newbie_SG® nói mình thấy đã rất rõ nghĩa rồi mà bác vẫn chưa hiểu về cắt tần thì thật cũng không biết phải giải thích thế nào nữa. Để mình diễn giải thực tế chút xem bác có hiểu không nhé: ví dụ cặp loa chính của bác chơi tốt đến tần số 50hz thì đoạn tần số dưới 50hz loa sẽ không phát được hoặc có phát ra nhưng sẽ bị méo, ù. Mục đích thêm sub vào là để nó trình diễn tốt đoạn tần số từ 50hz trở xuống vì vậy lúc này để tần số cắt trên sub là 50hz thì đoạn tần số bên trên sẽ bị lọc ra & loa sub không thể hiện đoạn này.

Nhưng cái khó chịu ở đây mà mình nghĩ nhiều anh em mắc phải để rồi kêu ca là loa sub không thể dùng để nghe nhạc được đó là khi dùng sub đánh từ 50hz trở xuống rồi (ví dụ vậy) thì không cắt bỏ đoạn đấy khỏi cặp loa chính vẫn để cặp loa chính thể hiện nên sẽ bị tình trạng cả loa chính & loa sub cùng phát đoạn này thì rất dễ bị ù, nghe mệt. Nên, nếu như các bác sử dụng REC thì trong REC đã có sẵn chức năng cut tần cho loa thì thao tác rất dễ rồi, còn khi các bác nghe từ CDP thì các bác đấu nối trình tự như sau: CDP -> sub -> ampli -> cặp loa chính. Đấu như trên thì khi bác bác chỉnh cắt tần trên sub thì tín hiệu ra khỏi sub đã bị cắt bỏ đoạn dưới rồi nên hệ thống loa bây giờ phát sẽ rất chuẩn. Ở nhà mình đang sử dụng dàn loa 2.1 như thế này để nghe nhạc & mình bị sub mê hoặc rồi nên bây giờ đi nghe các dàn loa 2.0 loại tầm trung là thấy thiếu thiếu thế nào í. Lưu ý các bác là chỉnh như trên thì đòi hỏi phải chọn được loa sub cut tần chuẩn (chứ loại lởm khởm nó làm ra cái núm đấy nhưng vặn kiểu nào cũng không cut được thì như không).
 

HD Hoi-Dap

New Member
Ðề: Quy tắc chỉnh loa Sub-woofer

Bác Newbie_SG® nói mình thấy đã rất rõ nghĩa rồi mà bác vẫn chưa hiểu về cắt tần thì thật cũng không biết phải giải thích thế nào nữa. Để mình diễn giải thực tế chút xem bác có hiểu không nhé: ví dụ cặp loa chính của bác chơi tốt đến tần số 50hz thì đoạn tần số dưới 50hz loa sẽ không phát được hoặc có phát ra nhưng sẽ bị méo, ù. Mục đích thêm sub vào là để nó trình diễn tốt đoạn tần số từ 50hz trở xuống vì vậy lúc này để tần số cắt trên sub là 50hz thì đoạn tần số bên trên sẽ bị lọc ra & loa sub không thể hiện đoạn này.

Nhưng cái khó chịu ở đây mà mình nghĩ nhiều anh em mắc phải để rồi kêu ca là loa sub không thể dùng để nghe nhạc được đó là khi dùng sub đánh từ 50hz trở xuống rồi (ví dụ vậy) thì không cắt bỏ đoạn đấy khỏi cặp loa chính vẫn để cặp loa chính thể hiện nên sẽ bị tình trạng cả loa chính & loa sub cùng phát đoạn này thì rất dễ bị ù, nghe mệt. Nên, nếu như các bác sử dụng REC thì trong REC đã có sẵn chức năng cut tần cho loa thì thao tác rất dễ rồi, còn khi các bác nghe từ CDP thì các bác đấu nối trình tự như sau: CDP -> sub -> ampli -> cặp loa chính. Đấu như trên thì khi bác bác chỉnh cắt tần trên sub thì tín hiệu ra khỏi sub đã bị cắt bỏ đoạn dưới rồi nên hệ thống loa bây giờ phát sẽ rất chuẩn. Ở nhà mình đang sử dụng dàn loa 2.1 như thế này để nghe nhạc & mình bị sub mê hoặc rồi nên bây giờ đi nghe các dàn loa 2.0 loại tầm trung là thấy thiếu thiếu thế nào í. Lưu ý các bác là chỉnh như trên thì đòi hỏi phải chọn được loa sub cut tần chuẩn (chứ loại lởm khởm nó làm ra cái núm đấy nhưng vặn kiểu nào cũng không cut được thì như không).

Cám ơn bác, nói như thế thì em bắt đầu hiểu ra được phần nào rồi ạ.
Câu hỏi kế tiếp là làm sao biết loa cùi của mình mua (cũ hoặc được cho) về chơi tốt từ tần số nào đến tần số nào? Có cách gì đo được không hay nghe rồi đoán đoán vậy thôi?
 

newceco

Member
Ðề: Quy tắc chỉnh loa Sub-woofer

Cám ơn bác, nói như thế thì em bắt đầu hiểu ra được phần nào rồi ạ.
Câu hỏi kế tiếp là làm sao biết loa cùi của mình mua (cũ hoặc được cho) về chơi tốt từ tần số nào đến tần số nào? Có cách gì đo được không hay nghe rồi đoán đoán vậy thôi?
Tặng bác cái CD test tần số loa này về thử xem loa của bác hót tốt đến tần số nào, rồi từ đó thêm sub phụ vào đoạn phía dưới nhé.

Fshare - CD test tan so loa

Trong đó có hướng dẫn sử dụng luôn rồi nhé.
 

newceco

Member
Ðề: Quy tắc đơn giản để setup loa Sub-woofer

Sub càng to đánh càng hay, càng khỏe??
Hồi mình chuẩn bị mua cục sub mình đang dùng cũng lăn tăn về vấn đề này lắm, lúc đó có 2 lựa chọn: 1 là lấy sub 15" (Velodyne EQ-max 15), 2 là lấy sub 10" (Velodyne optimum 10) lúc đó 2 em này có giá tương đương nhau. Cuối cùng thì mình chọn em optimum 10 vì tuy em nó nhỏ hơn nhưng lại thuộc dòng cao cấp hơn, nội công của em nó thâm hậu hơn (công suất ampli lớn hơn nhiều) & điều nữa là em nó là loại thùng kín là loại mình thích chất tiếng của loa bass thùng kín.
 

vinagoh

Well-Known Member
Ðề: Quy tắc đơn giản để setup loa Sub-woofer

Con Optimum 10 có đk bass 25cm, thùng kín, nguồn biến thiên (lại nghe nói :)) ), dùng mạch khuếch đại class D, nhưng liệu công suất có ảo không các Bác nhỉ? 8->
 

quangtuong

Banned
Ðề: Quy tắc đơn giản để setup loa Sub-woofer

Có bác nào thử bịt lổ thông hơi của sub chưa ? Kg biết nó có hay hơn kg nhỉ ? .bên VNAV có bác bịt lại để nghe nhạc đấy
 
Bên trên