Xử lý âm cho phòng nghe nhạc, xem phim

manhthang

Huyền Thoại
Bài viết được tổng hợp từ nhiều nguồn trên internet và thực tế, do các tài liệu sưu tầm đã lâu nên em không thể nhớ nguồn của từng phần trong bài viết này.
Bài viết được chia thành nhiều phần để tiện theo dõi.

Xử lý âm học trong phòng nghe
Xử lý một phòng nghe nhạc có thể đơn giản chỉ là treo một tấm vải lên tường, xê dịch các tấm thảm hoặc kê lại đồ đạc... Cũng có thể dùng biện pháp phức tạp hơn, như lắp các thiết bị âm học nhà nghề.


01.jpg

Để giá sách trong phòng nhạc cũng là một cách hạn chế âm nhiễu.​

Sự cố thường gặp và cũng nghiêm trọng nhất trong phòng nghe là các bức tường song song, không được xử lý. Hai bức tường nhẵn đối diện nhau có thể gây ra hiện tượng âm thanh dội đi dội lại nhiều lần ngay cả khi âm thanh phát ra trực tiếp từ loa đã dừng hẳn. Hiện tượng này tương tự như khi bạn đứng trong một căn phòng trống không có thảm treo trên tường và vỗ tay, bạn có cảm giác âm thanh lưu lại trong trong không gian một lúc lâu sau khi hành động vỗ tay đã dừng. Hiện tượng dội âm gây những cảm giác sai lệch về âm thanh, khiến chúng bị méo mó, khác hẳn với âm thanh gốc.
Hiện tượng này rất dễ khắc phục. Chỉ cần đặt vật tiêu âm hoặc tán âm lên một trong hai bề mặt. Vật đó có thể là những tấm rèm vải dày, rèm nhung hoặc các tấm tiêu âm làm bằng gỗ, bằng tre nứa, bằng mút gai (mút trứng).

02.jpg

Một điều không thể tránh khỏi là các gia đình chơi âm thanh mà không có không gian thì thường phải để loa gần tường và sát với trần nhà nên âm thanh nghe được không chỉ phát ra trực tiếp từ loa mà còn bị phản xạ từ tường, sàn và trần. Âm thanh phản xạ không chính xác như âm thanh trực tiếp phát ra từ mặt trước loa. Thêm nữa, khi âm thanh trực tiếp và âm thanh phản xạ kết hợp với nhau, ta sẽ được một mớ âm thanh hỗn hợp từ hai nguồn âm này. Âm phản xạ đi tới tai nghe thường chậm trễ hơn âm trực tiếp, sinh ra hiện tượng lệch pha, khiến cho âm thanh bị méo. Chính vì thế mà phản xạ âm từ hai bên tường là một trong những nguyên nhân lý giải tại sao cùng một cặp loa nhưng đặt trong các căn phòng khác nhau thì tiếng cũng rất khác.
Hiện tượng phản xạ trên không chỉ ảnh hưởng đến tính cân bằng của âm thanh mà còn làm mất độ chính xác của âm hình. Nhưng theo kinh nghiệm của những người có kinh nghiệm chơi âm thanh, nếu duy trì được mức phản xạ vừa phải thì lại làm tăng độ rộng mở của sân khấu. Song, nếu thái quá lại gợi cảm giác rõ rệt về khoảng cách giữa các loa, xóa nhòa ranh giới giữa các âm hình và khiến cho sân khấu âm thanh thiếu tập trung và chính xác.

03.jpg

Âm thanh cũng phản xạ từ sàn và trần nhà. Phản xạ âm sàn ít ảnh hưởng tới sự nghe hơn phản xạ từ trần vì khoảng cách giữa loa tới sàn nhỏ hơn giữa loa và trần, nên đường truyền âm thanh cũng ngắn hơn, sai pha ít hơn. Nếu trần hơi nghiêng thì đặt loa phía trần bị nghiêng sẽ có lợi hơn. Thông thường, góc nghiêng c ủa trần sẽ hướng âm thanh phản xạ từ trần đi chệch khỏi tai người nghe. Tuy nhiên, việc xử lý âm thanh phản xạ từ trần khá đơn giản: chỉ cần đặt một vật tán hoặc tiêu âm lên hai bức tường bên, nhất là mảng tường giữa loa và người nghe. Xử lý phản xạ sàn còn dễ hơn nhiều: một tấm thảm đặt trên sàn sẽ hấp thu hầu hết âm dội. Một điều thú vị là mỗi loại thảm có tác động khác nhau lên âm thanh. Theo kinh nghiệm của nhiều dân chơi âm thanh ngoại quốc, thảm len sẽ làm cho âm thanh cân bằng và tự nhiên hơn thảm làm từ sợi tổng hợp, do các sợi trong thảm len có chiều dài và độ dày khác nhau, do đó hấp thu được các tần số khác nhau. Ngược lại, thảm tổng hợp được dệt từ các sợi có hình dáng và kích cỡ giống y như nhau nên chỉ hấp thụ dải tần hẹp.

04.jpg

Tiếng bass bị dày và nặng là một vấn đề nan giải mà nguyên nhân thường là do sự bất hợp lý về chế độ cộng hưởng của phòng, về vị trí và chất lượng của loa, hoặc độ hấp thu tiếng bass của phòng quá thấp. Ngay cả vị trí ngồi nghe cũng có liên quan đến độ dày và nặng của tiếng bass. Thông thường, chúng ta có thể khắc phục bằng cách đơn giản mà hiệu quả là dịch chuyển loa, nhưng nếu làm vậy mà chưa cải thiện được tình hình thì nên lắp các tấm tiêu âm bass. Chúng sẽ hút các tần số thấp và biến các tần số này thành nhiệt truyền vào trong các chất liệu sợi ở bên trong các tấm tiêu này. Bạn cũng nên làm thêm các cột "chân voi" đặt ở góc phòng để triệt tiêu sóng âm tần số thấp. Trong trường hợp tiếng bass quá dội, bạn có thể làm các hộp cộng hưởng Hemholtz là hiệu quả nhất.
Tất cả các đồ vật có tính phản xạ âm thanh đứng gần loa đều có thể làm âm hình bị biến dạng, thiếu chiều sâu. Ít người biết rằng chính chiếc tivi với màn hình thủy tinh có tính phản xạ âm thanh mạnh đặt giữa hai loa lại là thủ phạm làm xấu âm thanh rất nhiều. Chính vì thế, các bạn nên dịch chuyển chiếc tivi này, cũng như các vật cản khác (ampli công suất, loa sub...) ra càng xa loa càng tốt.

Còn tiếp...
 

manhthang

Huyền Thoại
Ðề: Xử lý âm cho phòng nghe nhạc, xem phim

Khai Thác Tối Đa Hiệu Quả Âm Thanh Của Phòng Nghe Nhạc
Để thưởng thức âm nhạc một cách trọn vẹn và phát huy tối đa khả năng trình diễn của một dàn máy, chúng ta cần quan tâm tới chất lượng của phòng nghe. Một phòng nhạc bố trí không hợp lý sẽ làm cho một hệ thống âm thanh có giá trị trở nên tầm thường. May mắn thay, chúng ta đã có những” mẹo” thật đơn giản có thể cải tạo được phần nào chất lượng âm nhạc cho phòng nghe của mình mà không cần phải đầu tư nhiều công sức hay tiền bạc. Một trong những cách điển hình là

I/ Thay đổi Vị Trí Đặt Loa
Vấn đề thường gặp ở những phòng nhạc là vị trí đặt loa không thích hợp. Một vị trí đặt loa đúng có thể tạo ra hiệu ứng cân bằng về âm sắc, nâng cao chất lượng âm bass, cũng như làm cho âm nhạc có chiều sâu và lan rộng hơn. Chúng ta hãy thử thay đổi vị trí đặt loa trong phòng nhạc của mình bằng cách dịch chuyển từ từ vị trí hiện tại của loa đến môt điểm nào đó ta sẽ có cảm giác âm thanh khác lạ và hay hơn trước, Đó là “ Vị Trí Đúng” của loa.

1. Mối liên quan giữa vị trí đặt loa và người nghe : nên đăt loa ở vị trí tạo thành một góc tam giác với người nghe. Ở vị trí này người nghe sẽ cảm nhận chất lượng âm nhạc đầy đủ nhất, âm thanh sống động và đầy màu sắc hơn.
2. Vị Trí đặt loa và tường phòng : Loa được đặt gần vách tường hay các góc phòng sẽ cho chúng ta âm bass mạnh mẽ và sôi nổi hơn. Tuy nhiên âm Bass sẽ thiếu trung thực nếu đặt quá gần tường và góc phòng.
3. Vị trí người nghe và loa cũng quyết định đến cường độ âm cộng hưởng (âm vang) trong phòng. Người nghe càng ngồi xa vị trí loa thì càng nghe rõ âm cộng hưởng. Khi mức độ cộng hưởng âm của phòng giảm đi, âm bass sẽ nổi bật và sống động hơn.
4. Âm nhạc phát ra từ loa càng di chuyển xa trong phòng thì chiều sâu về âm sắc của nó càng nhiều và giàu hình ảnh hơn.
5. khoảng cách về chiều cao giữa người nghe và vị trí loa cũng tạo được hiệu quả cân bằng về âm sắc.
6. Đặt loa theo kiểu Toe-in: Là bố trí loa sao cho tạo ra được một “góc nhìn hợp lý” từ vị trí loa đến vị trí người nghe, hệ thống loa có khuynh hướng nghiêng về phía người nghe. Tại sao chúng ta phải đặt loa theo cách này?
Thật ra mối quan hệ về mặt hình học giữa vị trí người nghe và vị trí của hai loa là vô cùng quan trong. Nếu như không bàn đến phòng nghe nhạc thì mối quan hệ này có tính quyết định đến chất lượng của âm nhạc.
Người nghe nên ngồi ngay vị trí “chính xác” giữa hai loa, bảo đảm khoảng cách từ mỗi loa đến” vị trí nghe” phải lớn hơn khoảng cách của chính hai loa. Khoảng không gian chênh lệch này được gọi là “sweet spot” hay “ vị trí đúng” ( xem hình minh họa). Ngay vị trí này, người nghe sẽ cảm nhận được đầy đủ nhất nhạc tính của âm nhạc, âm nhạc sẽ sống động và mạnh mẽ hơn.
Nhìn chung, vị trí nghe càng gần loa người nghe sẽ có cảm giác âm nhạc gần gũi và “ trực tiếp” hơn. Trái lại, nền nhạc sẽ lan rộng và “mênh mông” hơn khi vị trí nghe có khuynh hướng cách xa loa.

Một “ góc nghe” hợp lý sẽ cho chúng ta một nền nhạc bao la đầy màu sắc.
Dựa vào mối quan hệ hình học về “góc nghe” này, chúng ta có thể sắp đặt vị trí loa và người nghe theo nhiều cách:
- Khoảng cách giữa loa và người nghe gần hơn ( đồng thời khoảng cách giữa các loa cũng gần hơn)
- Khoảng cách giữa loa và người nghe xa hơn ( đồng thời khoảng cách giữa các loa cũng xa hơn)
Tóm lại, thiết kế một vị trí đặt loa thích hợp cho phòng nghe nhạc, chúng ta sẽ có được chất lượng âm nhạc tốt hơn, sống động và đầy màu sắc hơn.

05.gif

Cách bố trí loa hướng vào TOE-IN sẽ làm tăng cường hiệu ứng Stereo.
Cách bố trí này sẽ giảm sự ảnh hưởng của hai bên tường tới chất lượng âm thanh.
Lưu ý: Đỉnh của tam giác phải trước vị trí ngồi nghe Khoảng 20-30 cm.

D1: Khoảng cách giữa 2 loa
D2: Khoảng các từ 2 loa đến
D3: Khoảng cáh giữa vị trí ngồi và tường phía sau

06.jpg

Hướng loa đặt theo cách tạo thành một góc tam giác với người nghe

II. Các rắc rối thường gặp của phòng nghe và cách xử lý.

1. Chưa xử lý tốt vấn đề “ mặt phẳng song song”


Có lẽ rắc rối thường gặp và gây ảnh hưởng nhiều nhất đến chất lượng âm thanh của phòng nhạc là do chúng ta chưa xử lý tốt vấn đề “mặt phẳng song song”. Vậy “mặt phẳng song song” là gì?
Khi đặt hai mặt phẳng có tính phản xạ âm đối diện với nhau trong phòng nhạc , sẽ xãy ra hiện tượng “ Flutter Echo” hay còn gọi là “phản xạ âm”. Đây là một tiếng “ngân vang”, khi âm thanh chính đã “tắt” trong quá trình di chuyển, trong khi âm thanh phản xạ của nó vẫn còn tồn tại.
Có thể mô tả hiện tượng này tương tự như khi bạn vỗ tay trong một căn nhà trống, bạn sẽ nghe được một âm thanh “vọng lại” trong không khí sau khi đã ngưng hành động vỗ tay một lúc.
.
Tiếng “Flutter Echo” này có ảnh hưởng rất nhiều đến âm trung và âm treble.
Tuy nhiên chúng ta vẫn có cách khắc phục chúng . Trước tiên phải tìm hiểu xem hai mặt phẳng song song nào đã tạo ra “phản xạ âm”, sau đó dùng những vật liệu có tính khuyếch tán âm hoặc hấp thu âm đặt lên trên mỗi mặt phẳng. Có thể dùng những vật liệu rẻ tiền và sẳn có như tấm màn treo cửa sổ hoặc tấm thảm trải sàn.
Như vậy điều tối kỵ cho phòng nghe nhạc là tồn tại 2 mặt phẳng có tính phản xạ âm song song với nhau. Ví dụ 2 tường bên nhẵn phẳng hoặc trần và nền cũng như tường phía trước và sau lưng chưa được xử lý.

07.jpg

Xử lý "mặt phẳng song song" bằng cách dán hai bên tường các vật liệu hút âm

2. Sàn và vách chưa được cách âm tốt

Thông thường chúng ta hay đặt loa cạnh các vách tường hay sàn phòng. Khi dàn âm thanh hoạt động, âm nhạc từ loa sẽ đi trực tiếp đến tai người nghe. Ngoài ra một phần năng lượng của chúng bị phản xạ trở lại do các vách tường, sàn và trần nhà. Các tín hiệu âm phản xạ này “đan xen” vào tín hiệu âm nhạc chính và “triệt tiêu” lẫn nhau làm cho chất lượng âm nhạc giảm đi đáng kể

Tuy nhiên hai tín hiệu âm thanh này có thời gian di chuyển khác nhau, vì vậy tín hiệu âm phản xạ cũng đến tai người nghe chậm hơn do quãng đường đi của nó dài hơn. Điều này làm cho người nghe có cảm giác chất lượng âm nhạc không đồng bộ và mất cân bằng về âm sắc.
Cùng một loại loa và cùng chất lượng như nhau, nhưng khi được đặt ở những phòng có diện tích khác nhau sẽ cho tín hiệu âm phản xạ khác nhau. Để khắc phục tình trạng “phản xạ âm” một cách đơn giản và ít tốn kém, người ta cũng sử dụng những vât liệu có tính hấp thu âm hay khuyếch tán âm có sẳn như các tấm màn hay thảm, treo chúng lên các vách tường ở vị trí giữa loa và người nghe.

Có vài cuộc tranh cãi giữa các “cư dân high-end” về vấn đề: “âm phản xạ”- nên được hấp thu hay khuyếch tán?
Nhóm ủng hộ “khuyếch tán” cho rằng, các sóng âm phản xạ có biên độ thấp sẽ dễ dàng lan truyền rộng khắp trong không gian, tạo điều kiện tốt cho âm nhạc “ bay bỗng” hơn.
Nhóm ủng hộ “hấp thu” thì giải thích như sau: Tín hiệu âm phản xạ khi đi lẫn lộn với âm thanh chính được phát ra trực tiếp từ loa, chúng có thể làm suy yếu âm thanh này, dẫn đến chất lượng âm nhạc cũng giảm đi đáng kể.

Lưu ý rằng, chúng ta không nhất thiết phải xử lý toàn bộ phòng âm để giải quyết vấn đề “phản xạ âm”. Thực ra tín hiệu “âm phản xạ” này chỉ xuất hiện ở một vài vị trí trên tường mà thôi.
Ở tần số trung và cao, tín hiệu âm thanh hoạt động tương tự như các tia ánh sáng vậy, do đó chúng ta chỉ cần tìm đúng các “điểm phản xạ” trên tường và xử lý chúng.

3. Âm Bass quá dày và cứng

Âm bass quá “dày” và “cứng” là nỗi phiền phức đối với những người chơi nhạc. Quá trình cộng hưởng âm của phòng, vị trí đặt loa không đúng, hay chất lượng của loa quá xấu là nguyên nhân chính gây ra “vấn nạn” trên.

Một thiết bị đơn giản, rẻ tiền nhưng hoạt động rất hiêu quả có tên là “ Tấm tiêu âm” sẽ giải quyết được tình trạng này.
“Tấm tiêu âm” có thể đứng riêng biệt một mình hoặc treo trên tường, sao cho mặt phẳng của nó tiếp xúc với vách tường. Trên bề mặt của thiết bị này có khoét nhiều lỗ nhỏ, có tác dụng “thu hút” những sóng âm có tần số thấp. Đặc biệt các nút điều chỉnh được thiết kế sẳn, cho phép chúng ta chọn lọc tần số, băng tần của sóng âm cần xử lý.

Ngoài ra chúng ta cũng không nên bỏ qua “ vị trí đặt loa”.Nếu đã điều chỉnh vị trí của loa rồi mà chất lượng âm bass vẫn chưa cải thiện, lúc này hãy nghĩ đến việc thay thế một bộ loa khác

4. Chất lượng âm thanh xấu do đặt những vật có tính” phản xạ âm” gần loa.

Các thiết bị ngoại vi hay vật dụng có kích thước lớn đặt trong phòng cũng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng âm thanh của loa. Một cửa sỗ nằm phía sau loa, những loa sub…hay thậm chí là bộ khuyếch đại công suất được đặt nằm trên sàn nhà đều có khả năng làm giảm chất lượng âm thanh của phòng nhạc.

Chúng ta nên thay đổi vị trí các vật này hoặc hạn chế ảnh hưởng của chúng đến chất lượng âm thanh. Chẳng hạn như đối với cửa sỗ nằm phía sau loa, ta có thể treo một tấm màn hoặc drap mỏng nhằm hạn chế mức độ “phản xạ âm” của nó.

08.jpg

Phía sau và 2 bên góc của loa có treo các tấm tiêu âm

Sau đây là tóm tắt ngắn gọn những phương cách đơn giản nhưng rất thực tiển và hiệu quả nhằm cải thiện chất lượng âm thanh của phòng nghe nhạc.

1. Vị trí loa : Chúng ta có thể hình dung , vị trí của một ngôi nhà sẽ quyết định đến giá trị của ngôi nhà đó. Tương tự như vậy, vị trí đặt loa trong một phòng nhạc sẽ quyết định chất lượng âm nhạc của phòng. Vì vậy khi cần xử lý âm để cải thiện chất lượng âm cho một phòng nhạc, điều đầu tiên chúng ta nên quan tâm là “ vị trí loa”.
2. Diện tích phòng: Khi chuẩn bị thiết kế một phòng nghe nhạc, chúng ta nhất định phải chú ý đến các thông số về kích thước ( chiều dài , chiều rộng và chiều cao). Đây là yếu tố rất quan trọng trong thiết kế phòng nhạc. Chất lượng âm nhạc phụ thuộc nhiều vào các yếu tố này.
3. mặt phẳng song song: Nếu phòng nhạc của bạn có hai mặt vách tường nằm đối diện nhau, điều này sẽ gây ra hiện tượng “ phản xạ âm”. Cách đơn giản nhất để khắc phục “phản xạ âm” là tận dụng những vật liệu có sẳn như tấm thảm trải sàn , tấm drap…treo hoặc dán lên hai bề mặt của vách tường.
4. Tường và trần : Tường và trần là tác nhân chính của “phản xạ âm” và “méo âm”. Chúng ta chỉ cần hạn chế đặc tính phản xạ của chúng bằng những vât liệu có tính hấp thu hay khuyếch tán âm như tấm xốp, thảm trải sàn, tấm drap...
5. vật mang tính phản xạ và loa : hạn chế đặt những vật có đặc tính phản xạ gần với loa như: Bộ khuyếch đại công suất, giá để loa…Vì các vật này sẽ hạn chế khả năng trình diễn âm nhạc của loa. Chúng ta có thể di chuyển chúng về vị trí phía sau loa hoặc che phủ chúng bằng những vật liệu có tính hấp thu âm.
6. Chiều cao và độ dốc của phòng : Một phòng nhạc có thiết kế trần cao và độ dốc hợp lý sẽ hạn chế được tình trạng “phản xạ âm” giữa trần và sàn phòng. Với phòng nhạc như thế này, nếu chúng ta chọn vị trí đặt loa ở điểm có trần thấp nhất ,dàn loa sẽ cho chúng ta âm bass sâu và mượt mà hơn.
7. Vật liệu hấp thu âm tần số cao và âm tần số thấp: Thông thường trong một phòng nhạc, vật liệu hấp thu âm tần số cao chiếm đa số so với vật liệu hấp thu âm tần số thấp. Điều này khiến cho độ “ vang âm “ của phòng không đồng bộ, âm bass cũng trở nên dày đặc và không sống động.
8. Thay đổi vi trí nghe nhạc : “sóng âm đứng” do âm thanh tạo ra sẽ hình thành các “vùng tỉnh” tại những vị trí có áp suất cao và thấp nhất của phòng. Điều chúng ta cần làm lúc này là thay đổi vị trí người nghe đến khu vực có áp suất cân bằng, xa tường phòng.
9. Triệt tiêu sóng đứng : Đối với các đồ vật trong phòng, nếu chúng ta biết xếp đặt chúng một cách có tính toán sẽ loại trừ đươc “sóng âm đứng”. Những vật có kích thước lớn nên được đặt phía sau vị trí người nghe nhằm khuyếch tán các sóng phản xạ từ phía sau.
 

manhthang

Huyền Thoại
Ðề: Xử lý âm cho phòng nghe nhạc, xem phim

Phòng Nghe Nhạc “Đạt Tiêu Chuẩn”

Một phòng nghe nhạc được xem là “ đạt tiêu chuẩn “ sẽ được thiết kế dựa trên các thông số về kỹ thuật như sau: chiều dài 7m rộng 4,8m, trần phòng cao và thông thoáng, độ dốc của trần cũng được tính toán hợp lý.

- Sàn phòng được trải thảm ( có tác dụng hấp thu sóng âm tần số cao và hạn chế hiệu ứng “ rung âm” giữa sàn và trần phòng).
- Mặt trước của tường nên treo một tấm màn mỏng, đối với cửa sổ cũng được xử lý tương tự như vậy.
- Phía sau lưng người nghe nên là vật liệu hấp thụ âm để tránh âm thanh phản xạ ngược về tai người nghe.
- Các thiết bị xử lý âm nên đặt ngay góc tường, phía sau hệ thống loa.
- Tạo ra những vùng” thiếu ánh sáng” cho phòng, vì bóng tối trong phòng có khả năng hạn chế độ “rung” của tín hiệu âm tần số thấp cũng như âm bass phản xạ.
- Tính toán khoảng cách thích hợp giữa vị trí loa và mặt sau của tường phòng.
- Không đặt những vật có tính phản xạ gần loa.
- Bộ khuyếch đại công suất nên đặt phía sau loa.

Một phòng nghe nhạc được thiết kế dựa trên những tiêu chí kỹ thuât như trên nhất định sẽ cho chúng ta chất lượng âm thanh hài lòng nhất, các thiết bị âm thanh của chúng ta sẽ có dịp trình diễn hết khả năng của chúng.

Sơ Lược Về Nguyên Lý Âm học
Thật ra chúng ta vẫn có thể tạo ra được những âm thanh như mong muốn từ các thiết bị âm thanh của mình mà không cần phải” thông suốt” về khái niệm âm thanh, âm học. Tuy nhiên, chúng ta cần phải tìm hiểu và nắm rõ cách thức hoạt động của âm thanh trong một phòng nghe nhạc như thế nào?

Nguyên Tắc Cộng Hưởng Âm Trong Phòng Nghe Nhạc
Cộng hưởng là qúa trình “rung động” của một vật ở một tần số tự nhiên của vật đó, chất liệu và kích thước của vật cũng quyết định đến qúa trình này. Cộng hưởng diễn ra quanh chúng ta mọi lúc, mọi nơi. Tiếng chuông ngân, tiếng bật nắp của một chai soda…cũng xãy ra cộng hưởng.
Để hiểu về hiện tượng này một cách thấu đáo hơn, chúng ta hãy xem qua ví dụ sau đây:

Một cô ca sĩ khi cất lên tiếng ca có thể làm vỡ chiếc cốc thủy tinh bằng chính giọng hát của mình. Có thể giải thích hiện tượng này như sau:
Thật ra bản thân cô ca sĩ không phải là tác nhân làm vỡ chiếc cốc. Khi giọng ca của cô ta chạm đến tần số cộng hưởng của không khí bên trong chiếc cốc, năng lượng từ giọng ca càng được tăng cường thêm do qúa trình cộng hưởng, đến một giới hạn nào đó, bản thân chất liệu làm nên chiếc cốc không thể chịu đựng nổi áp lực này, chiếc cốc sẽ vỡ tan ra.

Là những người say mê âm nhạc, chúng ta không thể không quan tâm đến “cộng hưởng âm”. Sự tăng cường cộng hưởng trong một không gian khép kín như phòng nghe nhạc là điều thú vị đáng quan tâm đối với những “cư dân” mê âm thanh.

Không gian trong phòng nghe nhạc là một không gian khép kín, vì vậy, khi bị tín hiệu âm thanh phát ra từ loa kích ứng, không gian của phòng sẽ ”phản ứng” lại bằng một tần số riêng, mức độ” phản ứng” này còn tùy thuộc vào khoảng cách giữa các vách tường, sàn và trần phòng. Quá trình này được gọi là “ cộng hưởng âm không gian hẹp”

Phòng nghe nhạc hoạt động tương tự như một thiết bị điều chỉnh tần số âm thanh giữa loa và tai người nghe, nó khuyếch đại những âm có cường độ mạnh và làm suy yếu những âm có cường độ yếu hơn. Như vậy sẽ làm cho chất lượng âm nhạc trong phòng giảm đi.

Hiểu được nguyên lý hoạt động của âm thanh trong một phòng nghe nhạc như thế nào, chúng ta sẽ dể dàng làm chủ đươc chúng. Chúng ta có thể hạn chế được những tác nhân “ có hại” cho âm nhạc cũng như tạo ra được “ môi trường âm nhạc tốt” để âm nhạc có thể trình diễn hết khả năng của chúng.

Các Tỉ Lệ Về Kích Thước Phòng Hợp Lý
Thử tưởng tượng xem điều gì sẽ xãy ra với phòng nhạc khi không khí trong phòng bị âm thanh của loa kích ứng mạnh? Như chúng ta đã biết, tương tự như trên ,tần số và cường độ “cộng hưởng âm” được quyết định bởi khoảng cách giữa các vách tường , sàn và trần phòng. Khoảng cách này càng lớn tần số cộng hưởng càng giảm. Ngoài ra , một phòng nhạc có trần phòng dốc sẽ hạn chế “cộng hưởng âm” tốt hơn một phòng có trần phẳng.
“Sự kích ứng” do âm thanh phát ra từ loa tác động đến không gian của phòng sẽ giảm dần đi theo sự tăng kích thước về chiều dài, rộng và chiều cao của phòng nhạc.

Sóng Âm Đứng
Nếu chúng ta đã từng chứng kiến hình ảnh một tách café được đặt trên một mặt phẳng đang rung, chúng ta đã nhìn thấy sóng đứng rồi đó.

Sự rung động tác động lên chất lỏng bên trong tách café tạo ra làn sóng lan truyền từ trung tâm ra đến thành của tách, Theo qui luật tự nhiên , sau khi chạm đến thành ly làn sóng này sẽ phản xạ theo chiều ngược lại.
Ở một vài vị trí các rợn sóng này sẽ bổ sung năng lượng cho nhau, ở những vị trí khác các rợn sóng bị triệt tiêu. Kết quả là hình dáng bên ngoài của tách café vẫn bình thường, mặc dù chất lỏng bên trong đang chuyển động.
Hiện tượng này giống như hiện tượng cộng hưởng âm trong phòng nhạc của chúng ta.

Sóng đứng là những vùng cố định có áp lực về âm cao hoặc thấp hơn những khu vực khác của phòng âm.
Chúng được tạo ra từ sự phá vỡ cấu trúc giao thoa giữa âm thanh trực tiếp từ loa và âm thanh phản xạ. Ví dụ như khi pha dương của sóng âm phản xạ xếp chồng lên pha dương của sóng âm trực tiếp từ loa, hai dạng sóng này sẽ tương tác lực lẫn nhau và tao ra một “ đỉnh sóng” . Ngược lại khi pha âm của hai sóng này giao thoa với nhau chúng sẽ triệt tiêu lẫn nhau và biến mất.

Quá trình giao thoa này sinh ra những khu vực “tĩnh”, có tần số âm bass thấp hơn hoặc cao hơn các khu vực khác trong phòng.
Tuy nhiên sóng đứng lại tạo ra những vùng có cường độ âm bass lớn và mềm mại hơn.
Mặc dù hiện tượng giao thoa tạo ra sự mất cân đối về âm cho phòng nhạc nhưng chúng ta có thể tận dụng những ưu điểm của nó. Nếu như hệ thống loa và bản thân phòng nghe của chúng ta có khuynh hướng thiên về âm bass, hãy di chuyển vị trí người nghe về phía trước hoặc phía sau cho đến khi chọn được vị trí nghe được âm bass mềm mại và êm hơn.

Sự Vang Âm
Âm thanh chúng ta nghe được trong phòng nhạc là kết hợp giữa ba yếu tố ,đó là:
1.Âm phản xạ trễ ( Âm Vang).
2.Âm thanh trực tiếp từ loa.
2.Âm phản xạ sớm của tường , trần và sàn phòng.


Âm vang là thành phần cơ bản của âm thanh. Mặc dù chúng ta không thể nghe riêng biệt chúng, âm vang góp phần làm cho tiếng nhạc ấm áp và sâu hơn.

Âm vang ít có tác dụng với phòng nghe nhạc nhỏ hơn là vói những phòng hòa âm có qui mô lớn. Do những tác dụng của nó đã bị các vật liệu trong phòng hấp thu hoặc khuyếch tán.
Một phòng nhạc có nhiều bề mặt phản xạ sẽ kéo dài thời gian hiệu ứng của âm vang. Trái lại một phòng có nhiều vật liệu hấp thu âm như thảm, drap…sẽ nhanh chóng làm mất tác dụng của âm vang.

Như vậy thời gian lý tưởng để âm vang tồn tại trong phòng là bao lâu? Kết hợp các vật liệu phản xạ và hấp thu âm như thế nào để tạo điều kiện cho thời gian tồn tại của âm vang lâu hơn?

Câu trả lời như sau : Thời gian tồn tại của âm vang trong một phòng nhạc sẽ thay đổi theo thể tích của phòng. Với một phòng có thể tích 300m3 thời gian thích hợp là 0.9 giây. Đối với phòng có thể tích 2000m3 thời gian lý tưởng là 1.4 giây.

Chúng ta có thể kiểm tra độ vang của phòng bằng tiếng vỗ tay hay bằng cách ném một quả bóng nhỏ trên nền, độ vang của tiếng vỗ tay và của quả bóng sẽ cho ta biết được mức độ vang âm của phòng.

Thiết Kế Phòng Nghe Nhạc
Mục này không hướng dẫn cho chúng ta qui trình phức tạp của công việc xây dưng một phòng nghe nhạc đủ tiêu chuẩn mà chỉ hướng chúng ta đến các tiêu chí thiết kế của một phòng nghe nhạc mà thôi.
Đầu tiên tự chúng ta nghĩ ra chủ đề và cách kiến trúc cho phòng nhạc, nhờ một người có chuyên môn và am hiểu nhiều về âm thanh tư vấn cho chúng ta trong quá trình xây dựng và thiết kế.
Thật sự chúng ta cũng có thể tạo ra một phòng nhạc có chất lượng như mong muốn mà không cần phải đầu tư nhiều tiền bạc và công sức
Về kiến trúc bên trong đảm bảo đầy đũ các tiêu chí kỹ thuật và các thiết bị xử lý âm thanh của một phòng nghe nhạc. Với cách đầu tư như vậy, rất thích hợp cho những ai không có nhiều thời gian tìm hiểu nhiều về kỹ thuật âm thanh cũng như đáp ứng được vấn đề tiết kiệm.

Cách Âm Cho Phòng Nhạc

Nhiều người chơi nhạc có sở thích mở âm lượng cao, sôi động nhưng lại sợ làm phiền đến những người xung quanh. Điều này buộc chúng ta phải tạo ra môt không gian riêng, cách biệt với không gian bên ngoài, đó gọi là cách âm.
Cách âm sẽ ngăn chặn âm thanh từ khu vực này lan truyền sang khu vực khác.

Một ví dụ điển hình của hiêu quả cách âm là một phòng thu âm ở thành phố Mahattan có thể làm việc bất cứ thời gian nào trong ngày, kể cả vào những giờ cao điểm mà không làm ảnh hưởng đến môi trường bên ngoài.

Âm thanh từ phòng nhạc có thể thoát qua môi trường bên ngoài bằng nhiều cách như qua đường cửa phòng, các khe hở hay thậm chí là những điểm tiếp xúc giữa trần nhà và cửa phòng. Hiện tượng này gọi là “ hở sườn”.

Để khắc phục tình trạng này, chúng ta nên xử lý cách âm cho các điểm hở, cửa phòng bằng những vật liệu cách âm như của tủ lạnh, sử dụng bản lề cho cửa phòng bằng loại có lõi chất lỏng.
Tường phòng quá dày và cứng sẽ tạo ra âm bass dày và đặc. Vì vậy cần lắp đặt thêm các vật liệu hấp thu âm để hạn chế âm trầm.

Phòng Nhạc Kỹ Thuật Số - Một Hứa Hẹn Tương Lai​
Thiết bị xử lý âm kỹ thuật số cho phòng nhạc gọi tắt là DSP ( Digital Signal Processing)
Trong một phòng nhạc kỹ thuật số, tín hiệu âm thanh được xử lý bằng kỹ thuật số, các rắc rối thường gặp của phòng âm như cộng hưởng âm, phản xạ âm…sẽ được loại trừ bằng các thiết bị lọc. Kết quả là âm thanh đến tai người nghe tròn trịa và trung thực hơn , sự méo âm sẽ không còn.

Phòng âm kỹ thuật số không chỉ chỉnh sửa được hiện tượng méo âm, các tần số âm đối kháng mà còn khắc phục được tình trạng phản xạ âm..

Trên đây là những hiệu quả thực tế mà phòng âm kỹ thuật số làm được. Khi chúng ta trang bị một hệ thống xử lý âm kỹ thuật số cho phòng nghe nhạc của mình , nhân viên bán hàng sẽ tiến hành đo đạc diện tích phòng, vị trí nghe nhạc… trước khi tiến hành lắp đặt thiết bị này. Các thông số kỹ thuật sau khi đo đạc sẽ được gởi về hệ thống DSP của nhà sản xuất và được lưu vào thiết bị lọc của DSP.

Sau cùng tất cả các dữ liệu này được nhà sản xuất cài vào bộ nhớ trong DSP của chúng ta, mỗi khi DSP hoạt động vi xử lý sẽ điều khiển bộ lọc làm việc theo đúng các thông số kỹ thuật đã được cài đặt

Các Thiết Bị Xử Lý Âm Thanh

Mặc dù hầu hết những thiết bị xử lý âm thanh được giới thiệu đều sử dụng cho nhu cầu chuyên nghiệp như phòng thu âm, phòng hòa nhạc qui mô lớn , nhưng chúng lại tỏ ra rất hiệu quả đối với một phòng nghe nhạc gia đình. Nhìn chung chúng trông giống những thiết bị âm thanh chuyên dụng hơn là của một phòng nhạc gia đình.

Các tấm xốp, tấm lợp trần Sonex,rất đa dạng về màu sắc và kích cở, thích hợp với nhiều kiểu thiết kế của phòng âm, tuy nhiên chúng khá đắt tiền và thường được sử dụng cho phòng thu âm nhiều hơn.

Tấm lợp trần Sonex : trông bắt mắt hơn nhưng khả năng hấp thụ âm kém hơn
Tấm xốp. Tuy nhiên ngoài ngoài mục đích thiết kế để lợp cho trần phòng, chúng còn có thể được sử dụng ở nhiều vị trí khác như những thiết bị hấp thu âm.

Tấm xốp Marker : không đẹp nhưng có giá rẻ và hiệu quả hấp thụ âm tốt hơn.

Tấm lợp Marker Blade có khả năng chống cháy, dễ lắp đặt và xử lý âm tốt.

Bẫy lọc âm hình tháp : là thiết bị xử lý âm hiệu quả, có phạm vi hoạt động rộng, được sử dụng nhiều trong các phòng thu, phòng nhạc, và cả nhà thờ. Tính năng hấp thu âm bass của chúng rất cao, triệt tiêu được âm phản xạ do tường phòng tạo nên. Bẫy lọc có mẩu mã đẹp, giá cả chấp nhận được và hiệu quả làm việc cao.
Thiết Bị Khuyếch Tán Âm RPD : có phạm vi hoat động rộng, thường được trang bị riêng cho các thiết bị âm thanh của phòng nhạc gia đình, thính phòng, phòng thu âm và cả các phòng hòa nhạc có qui mô lớn.

Kết Luận
Chương sách này không nhấn mạnh đến phương pháp xử âm thanh một cách chuyên nghiệp cho phòng nhạc, nó chỉ gợi ý cho chúng ta về những ý tưởng “ Làm sao để có chất lượng âm thanh tốt nhất cho phòng nhạc của mình” và giới thiệu với chúng ta những nguyên lý cơ bản về cách thức hoạt động của âm thanh trong phòng nghe nhạc một cách đơn giản và dễ hiểu.
 

manhthang

Huyền Thoại
Ðề: Xử lý âm cho phòng nghe nhạc, xem phim

Tự làm tiêu âm phòng nghe

Khi bạn có ý định bố trí một không gian để nghe nhạc, vấn đề kiểm soát chất lượng âm học của phòng nghe là đặc biệt quan trọng bởi kết cấu phòng nghe, đồ đạc, trang trí nội thất… đều ảnh hưởng đến hiệu quả của âm thanh. Vậy cần phải chọn lựa vật liệu xử lý âm học như thế nào, đặt chúng ở đâu và “liều lượng” là bao nhiêu? Quan trọng hơn là có thể tự làm lấy các thiết bị xử lý này một cách hiệu quả và kinh tế hay không?

09.jpg

Không phải tự nhiên trong phòng nghe có các tấm mút, thảm trải sàn...

Đôi nét về âm học phòng nghe
Trong một căn phòng, âm thanh từ nguồn âm lan truyền tới người nghe theo 2 cách:
Thứ nhất, sóng âm đi trực tiếp từ loa tới người nghe, ta gọi đó là âm thanh trực tiếp hay trực âm.
Thứ hai, sóng âm đến tai người nghe qua sự phản xạ, va đập vào các bề mặt tường, trần, sàn của căn phòng và các đồ vật trong phòng…, ta gọi đó là âm thanh phản xạ hay phản âm.
Vì mỗi căn phòng có kích thước và đặc tính âm học riêng biệt nên âm thanh của mỗi phòng có thể khác nhau khá nhiều. Chất lượng âm thanh khi nghe trong phòng phụ thuộc vào kích thước, vật liệu làm phòng, kích thước và vị trí các đồ vật đặt trong căn phòng đó. Về mặt lý thuyết, một vật liệu hút âm hoàn hảo sẽ hấp thụ toàn bộ năng lượng âm thanh mà không gây ra hiện tượng phản xạ nào. Có thể mô tả đặc tính hút âm như một ô cửa sổ mở toang trong một căn phòng: sóng âm đi qua đây và không bao giờ quay trở lại bên trong phòng và điều này tương đương với việc toàn bộ năng lượng âm thanh được “hút” vào khoảng trống trên bề mặt của cửa sổ. Như vậy, nếu như bất kỳ ai trong số chúng ta muốn hạn chế sự phản âm sẽ phải mở toang hết cả cửa sổ và cửa ra vào. Một điều khó mà xảy ra trong thực tế.

10.jpg

Các tấm tán âm lồi lõm đặt trong phòng nghe/phòng thu

Nhưng một phòng nghe tạo ra âm thanh hấp dẫn, còn được gọi là âm thanh “đẹp”, không có nghĩa là phòng hút âm hoàn toàn. Ngược lại, âm thanh trong phòng vẫn phải có một độ vang âm nhất định, có như thế, người nghe mới có cảm nhận âm thanh thật hơn, tự nhiên hơn.

Nhận biết đặc điểm âm học phòng nghe của bạn
Cách đơn giản nhất để kiểm tra chất lượng phòng nghe là sử dụng phép thử sau:
- Nghe thử ở chế độ mono, cùng mức tín hiệu và âm lượng với cả hai loa.
- Đặt núm volume ở mức thích hợp, không quá lớn và cũng không quá nhỏ.
- Nghe một đoạn nhạc quen thuộc.
- Ngồi tại vị trí nghe tốt nhất (ngay chính giữa trục 2 loa)
- Tập trung xác định xem âm thanh rộng và vang bao xa.
Trong một phòng có âm thanh tốt, âm nhạc sẽ chỉ tập trung như là đang ở thẳng phía trước bạn. Nếu âm thanh nghe thấy ở cả ngoài xa, nghĩa là phòng nghe của bạn bị phản xạ nhiều.
Cách thử độ vang của phòng nghe thông thường nhất là vỗ tay. Nếu tiếng vỗ tay nghe “khô” và tắt ngay lập tức, chứng tỏ phòng nghe của bạn tiêu âm khá tốt. nếu có tiếng dội, tiếng vang, bạn cần phải xử lý phòng nghe mới có thể nghe nhạc hay được.
Nói chuyện trong một căn phòng cũng biểu thị những đặc tính của trung âm. Đôi tai của bạn rất nhạy cảm đối với các tần số của giọng nói. Nếu giọng nói bình thường trong một căn phòng mà đã bị vang (oang oang) thì chắc chắn khi nghe nhạc, giọng hát cũng không thể nào ngọt ngào, trầm ấm.

13.jpg

Tán âm được thiết kế với độ lồi lõm khác nhau

11.jpg

Tấm gỗ có thể uốn cong để điều hướng âm than

12.jpg

Một tấm tán âm với nhiều khe có độ sâu khác nhau.

Tự làm thiết bị xử lý âm học
Có rất nhiều phương pháp xử lý âm học phòng nghe. Trước hết và cũng là đơn giản nhất là bạn hãy xác định đúng vị trí đặt loa, hướng loa, bố trí các đồ nội thất và hướng ngồi nghe trong phòng sao không gây ra sự cản trở đối với âm thanh từ thùng loa.
Sau khi đã sắp xếp phòng nghe ổn định như trên, chúng ta sẽ nghe thử để xem âm thanh của bộ dàn như thế nào? Có dải âm nào quá thừa hay thiếu? có bị tiếng vang, tiếng dội hay không? Từ đó, có cơ sở để định hình cần làm những thiết bị âm học gì? Có nhiều hãng trên thế giới chuyên sản xuất các thiết bị xử lý âm học với chủng loại sản phẩm đa dạng và giá thành không phải thấp. Tuy nhiên, cấu tạo của các thiết bị xử lý âm học lại khá đơn giản, chúng ta có thể tự chế tạo lấy để sử dụng với một giá thành rất dễ chịu.

Tự làm hút âm tần số thấp:
Trong các căn phòng, đặc biệt phòng nhỏ hoặc ít đồ đạc tiếng bass thường hay bị dội nghe rất mệt. Các bạn có thể xử lý tiếng bass dội bằng cách đặt loa lên giá sắt nặng hoặc các chân côn kim loại để chống rung và trải một tấm thảm xuống sàn nhà, đặc biệt là khu vực gần nơi đặt cặp loa.

14.jpg


Nếu tiếng bass vẫn còn dội, cần tiếp tục xử lý thêm các vật tiêu âm bass như sau:
Tấm hút tiếng trầm
Tấm này được gắn trực tiếp lên mặt tường, mặt trần hoặc để trên chân kê sát tường.

Tấm hấp thụ âm trầm
15.jpg


Hộp cộng hưởng Hemholtz
Hộp cộng hưởng được gắn lên tường hoặc để lên sàn phía sau loa, sau vị trí người ngồi nghe. Cộng hưởng Hemholtz có hiệu quả triệt tiếng trầm rất tốt. Tuy nhiên kích thước hơi cồng kềnh.

Cộng hưởng Hemholtz
16.jpg


Cột chân voi
“Cột chân voi” là cách gọi của dân chơi đối với cột tiêu tiếng trầm kê góc, còn gọi là “bass trap”. Chân voi thường được đặt ở 4 góc phòng để triệt sóng đứng do tiếng trầm tạo ra. Tuy nhiên, chân voi cũng có thể phân bố rải rác dọc các bức tường sau loa và 2 tường bên. Nhìn chung, chân voi vừa có tác dụng tiêu âm, vừa có tác dụng tán âm bass.

17.jpg


Tự làm hút âm tần số trung và tần số cao
Tiếng trung và tiếng cao nhiều hoặc bị dội sẽ tạo ra cảm giác âm thanh oang oang, chát chúa hoặc giọng hát không được ngọt ngào, thiếu tình cảm. Để tiêu âm trung và cao, có thể sử dụng nguyên lý tấm hút tương tự tấm hút âm trầm nhưng có cấu tạo hơi khác. Một cách đơn giản nhất để tiêu tiếng trung và tiếng cao là mua những tấm mút gai (mousse, foam) thường được bán ở các hàng đệm với kích thước khoảng 180 x 120 x 6 cm.

18.jpg


Từ tấm lớn xẻ ra làm 3 tấm nhỏ 60 x 120 x 6 cm đóng vào khung gỗ có đáy rồi treo dọc hai bên tường phòng nghe.
Cũng có thể treo rèm nhung, rèm vải mềm và dày dọc theo các bức tường. rèm là hệ thống dễ làm nhất và hiệu quả hút âm trung, cao cũng rất tốt. Rèm càng dày, càng mềm, diện tích càng lớn khả năng hút âm càng xuống được các tần số thấp. Sử dụng rèm sẽ rất linh hoạt trong việc thay đổi liều lượng thẩm hút âm, phù hợp với thể tích căn phòng cũng như âm lượng theo yêu cầu.

Tấm hấp thụ âm trung/cao
19.jpg


Các tấm tán âm
Tấm tán âm thường được làm bằng gỗ, có bề mặt cứng nhưng lại có độ lồi lõm cao thấp khác nhau, mục đích làm cho âm thanh bị phản xạ theo nhiều hướng không đồng nhất. Tấm tán âm được đặt xen kẽ với các tấm tiêu âm phía tường sau loa và dọc theo 2 tường bên của phòng nghe. Mục đích của tấm tán âm là làm cho phòng nghe vẫn có độ vang âm nhất định nhưng âm phản xạ sẽ bị suy giảm rất nhiều, không ảnh hưởng xấu tới âm thanh trực tiếp.

20.jpg

21.jpg


Kinh nghiệm xử lý âm học phòng nghe
Vật liệu hút âm được sử dụng nhằm giảm thiểu sự phản âm quá lớn gây ảnh hưởng xấu đến việc thưởng thức âm thanh. Tuy nhiên, việc xác định một “liều lượng” bao nhiêu là vừa đủ lại không dễ dàng. Về nguyên tắc là từ 15 – 30% tổng diện tích bề mặt của căn phòng cần phải đặt tiêu âm. Nhưng điều này phụ thuộc vào từng phòng nghe và mong muốn chủ quan của chính bạn. Nó cũng giống như bí quyết tăng giảm gia vị để tạo ra một món ăn ngon lành của một đầu bếp có tài vậy… Trong quá trình nghe thử, thấy cần phải điều chỉnh dải tần nào, bạn sẽ tự làm những thiết bị tương ứng để lắp đặt. Nên làm dần từ ít đến nhiều, vừa làm vừa nghe thử và hiệu chỉnh dần cho đến khi đạt kết quả tốt nhất.
Xử lý âm học là công việc mang tính nghệ thuật và khoa học. Mọi căn phòng đều có những thách thức riêng của nó. Để quá nhiều hoặc sử dụng sai vật liệu xử lý âm học sẽ có tác dụng xấu đến việc thưởng thức âm thanh. Cần lưu ý: nên sử dụng vật liệu đa dạng. Sử dụng quá nhiều một loại vật liệu sẽ làm cho âm thanh bị biến đổi. Ví dụ như dùng quá nhiều một loại vật liệu hút âm tốt ở khoảng tần số nào đó, sẽ làm cho âm thanh suy giảm quá nhiều ở dải đó, gây mất tính tự nhiên và cân bằng của âm thanh. Thông thường nên đặt các vật liệu tiêu âm và tán âm xen kẽ với nhau, hoặc tạo ra những mảng trống giữa chúng. Hãy nghe thử trong vòng một tuần. Tiếp tục hiệu chỉnh cho tới khi nào bạn cảm thấy ổn nhất.
 

manhthang

Huyền Thoại
Ðề: Xử lý âm cho phòng nghe nhạc, xem phim

Bài học lý thuyết áp dụng vào thực tế

Giữ chỗ lâu quá, giờ mới chụp được hình, các bác cáo lỗi về sự chậm chễ.

Đây là phòng xem phim của em, làm theo tiêu chí ngon - bổ - rẻ, tức là phải đạt được độ tiêu/tán âm, đảm bảo tính thẩm mỹ và rẻ tiền khi thi công nhưng đạt yêu cầu mỹ mãn, phòng có độ vang vừa phải (không triệt âm, cũng không bị vọng).

Sử dụng rèm nhung đỏ tạo không khí rạp hát, tường được làm bởi 3 lớp: xương gỗ -> lớp MDF lót -> lớp MDF dán da cải xen kẽ với da đục lỗ, với cách làm này đạt được các tiêu chí: khắc phục 2 mặt phẳng cứng song song, tán âm (da trơn), tiêu âm (da đục lỗ)
12.jpg

01.jpg


Trần thạch cao
11.jpg


Sàn gỗ và lót thảm khu vực để đồ
09.jpg



=================================================================================
Đây là hình ảnh phòng nghe nhạc được xử lý cách âm của bác Audioman71 bên audiovnclub, hình ảnh được tường thuật khá đầy đủ các bước thi công

Khung xương gỗ
PhongNgheAudioman71-10.jpg


Cho bông thủy tinh tỉ trọng 128 vào các khoang - thành phần cốt yếu để cách âm
PhongNgheAudioman71-13.jpg


Ốp lớp gỗ để "nhốt" đám bông thủy tinh lại
PhongNgheAudioman71-17.jpg


Trần giật cấp
PhongNgheAudioman71-22.jpg


PhongNgheAudioman71-37.jpg


Và hoàn thiện
PhongNgheAudioman71-41.jpg


PhongNgheAudioman71-44.jpg


PhongNgheAudioman71-89.jpg


phongngheaudioman214.jpg
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ðề: Xử lý âm cho phòng nghe nhạc, xem phim

Tại hạ xin bái phục bác Thắng, cảm ơn bài viết hay.
Em về làm thử xem hiệu quả thế nào.
 

THIEN_THANH

New Member
Ðề: Xử lý âm cho phòng nghe nhạc, xem phim

Làm vậy chắc tốn $$$$$$ nhiều hơn bộ HSC quá
 

July16

New Member
Ðề: Xử lý âm cho phòng nghe nhạc, xem phim

Rất hay, rất chi tiết. Mong được tham khảo những kinh nghiệm quý báu từ bác chủ. Ủng hộ bác viết tiếp này.
 

ngoibet

Member
Ðề: Xử lý âm cho phòng nghe nhạc, xem phim

Cảm ơn bác vì seri bài viết. Tôi cũng đang đau đầu vì cái ấm bass bị dền, ko căng. Đã ra J&C thay toàn bộ dây đồng nhưng chưa thể nói là đã ổn. Tôi cũng nghi là do phòng, vì phòng ngoài kệ chứa tất đồ nghe và nhìn ra thì ko kê gì. Tôi đa kê loa cách tường sau ~45cm, trần phòng nghe khá cao (3,6m). Tôi đoán do mặt tường đối diện, chỉ treo 1 bức tranh 60*80, ko bàn ghế (vì tôi thường...ngồi bệt để nghe và xem). Còn một thủ phạm nữa có thể là mặt sàn, tôi đã thử trải chiếu, bày hết gối bông trước loa và thấy đỡ hơn, nhưng ko nhiều.
Tiện đọc được bài viết giá trị này của Bác, Bác có cao kiến gì giúp tôi vụ này với!!!
Thanks!
 

manhthang

Huyền Thoại
Ðề: Xử lý âm cho phòng nghe nhạc, xem phim

Tiếng bass bị dền tức là phòng bị dội và thừa bass.
Để khắc phục thì trước hết phải hạn chế vấn đề 2 mặt phẳng cứng song song (có thể là sàn và trần, 2 bức tường đối diện).
Nói theo lý thuyết thì rất mông lung và khó áp dụng vì đắt tiền và bừa bộn. Mấy bữa nữa em chụp hình 1 số phòng anh em HP đã được xử lý âm tốt cho bác tham khảo. Đáng tiếc là khi thi công, em chưa có ý định viết bài viết này nên không chụp lại quá trình thi công từng bước làm tài liệu tham khảo.

Để khắc phục, trước mắt bác thay đổi vị trí loa sub xem. Tiếp theo là mua 1 tấm thảm nhỏ nhưng càng dầy càng tốt về trải phía dưới loa sub. Có thời gian bác nên làm cái chân voi (bass trap) vì phòng bác không có vật liệu tiêu âm gì.
 

ngoibet

Member
Ðề: Xử lý âm cho phòng nghe nhạc, xem phim

Tiếng bass bị dền tức là phòng bị dội và thừa bass.
Để khắc phục thì trước hết phải hạn chế vấn đề 2 mặt phẳng cứng song song (có thể là sàn và trần, 2 bức tường đối diện).
Nói theo lý thuyết thì rất mông lung và khó áp dụng vì đắt tiền và bừa bộn. Mấy bữa nữa em chụp hình 1 số phòng anh em HP đã được xử lý âm tốt cho bác tham khảo. Đáng tiếc là khi thi công, em chưa có ý định viết bài viết này nên không chụp lại quá trình thi công từng bước làm tài liệu tham khảo.

Để khắc phục, trước mắt bác thay đổi vị trí loa sub xem. Tiếp theo là mua 1 tấm thảm nhỏ nhưng càng dầy càng tốt về trải phía dưới loa sub. Có thời gian bác nên làm cái chân voi (bass trap) vì phòng bác không có vật liệu tiêu âm gì.
Trời ạ, chiều nay Tôi vật ngửa hai cái loa ra, vặt hết lũ chân đinh, dựng em nó lên, cắm CD Sumo contest (Vnav) vào và...ngỡ ngàng với tiếng bass. Vui lắm Bác ạ, lẳng lặng tắm rửa, ăn cơm xong rủ gấu tắt đèn...nghe nhạc để test mù. Gấu bật dậy ngay, tưởng tôi thay CDP rồi. Quá lạ phải không Bác, lại phát hiện ra là ngồi bệt nghe thì hay hơn nằm, phen này có khi nghĩ lại vụ thay CDP, dành tiền mua cái ghế của anh Quân VTTV về ngồi nghe bác ạ!
 
Chỉnh sửa lần cuối:

manhthang

Huyền Thoại
Ðề: Xử lý âm cho phòng nghe nhạc, xem phim

Em đã update hình ảnh thực tế phòng HT tại trang 1, các bác có thể tham khảo và đóng góp thêm ý kiến cho anh em chơi sau rút kinh nghiệm.
 

vodanh81

Member
Ðề: Xử lý âm cho phòng nghe nhạc, xem phim

Cảm ơn bài viết của bác, em đang chờ bac up tiếp ảnh thực tế.
Bác cho em hỏi là phòng HT của bác kích thước bao nhiêu vậy? Em chuẩn bị làm phòng HT 14m2 kích thước 4x3,5x3,5 nên nhờ bác manhthang tư vấn cho em nhé, chủ yếu là ngon bổ rẻ bác nhỉ. Bác cho em hỏi mình có thể xây tường theo kiểu tiêu, tán âm luôn được không bác? Sàn thì trải thảm.
Cảm ơn bác nhiều.
 

manhthang

Huyền Thoại
Ðề: Xử lý âm cho phòng nghe nhạc, xem phim

Cảm ơn bài viết của bác, em đang chờ bac up tiếp ảnh thực tế.
Bác cho em hỏi là phòng HT của bác kích thước bao nhiêu vậy? Em chuẩn bị làm phòng HT 14m2 kích thước 4x3,5x3,5 nên nhờ bác manhthang tư vấn cho em nhé, chủ yếu là ngon bổ rẻ bác nhỉ. Bác cho em hỏi mình có thể xây tường theo kiểu tiêu, tán âm luôn được không bác? Sàn thì trải thảm.
Cảm ơn bác nhiều.

Xây nhà có thiết kế tiêu tán âm tuy không tốn kém về kinh phí nhưng lại gặp phải vấn đề về diện tích và không gian sử dụng.
Các làm tiêu/tán ngon rẻ thì nhiều, nhưng phải áp dụng trên điều kiện thực tế tại các phòng không giống nhau.
Phòng của em có kích thước là 3x5.8m, lẽ ra định thiết kế rộng hơn nữa nhưng vì đảm bảo tính riêng biệt và khả năng cách âm nên đành chấp nhận làm nhỏ lại.
 

vodanh81

Member
Ðề: Xử lý âm cho phòng nghe nhạc, xem phim

Xây nhà có thiết kế tiêu tán âm tuy không tốn kém về kinh phí nhưng lại gặp phải vấn đề về diện tích và không gian sử dụng.
Các làm tiêu/tán ngon rẻ thì nhiều, nhưng phải áp dụng trên điều kiện thực tế tại các phòng không giống nhau.
Phòng của em có kích thước là 3x5.8m, lẽ ra định thiết kế rộng hơn nữa nhưng vì đảm bảo tính riêng biệt và khả năng cách âm nên đành chấp nhận làm nhỏ lại.

Em muốn hỏi bác là đằng nào tường 4 xung quanh cũng phải trát, thì làm theo kiểu sần sùi hay gì đó để nó tiêu, tán âm có được không? Hay là cứ trát phẳng xong rồi làm tiêu, tán âm sau? Như phòng của bác là tường 4 xung quanh làm sau đúng ko bác?
Cảm ơn bác đã chia sẻ.
 

manhthang

Huyền Thoại
Ðề: Xử lý âm cho phòng nghe nhạc, xem phim

Em muốn hỏi bác là đằng nào tường 4 xung quanh cũng phải trát, thì làm theo kiểu sần sùi hay gì đó để nó tiêu, tán âm có được không? Hay là cứ trát phẳng xong rồi làm tiêu, tán âm sau? Như phòng của bác là tường 4 xung quanh làm sau đúng ko bác?
Cảm ơn bác đã chia sẻ.

Làm tường vẩy tổ mối có ưu điểm là tiêu âm tốt với chi phí thấp nhưng tính thẩm mỹ không cao và không làm cách âm được, hoặc chi phí cách âm lại quá cao (xây tường 2 lớp với độ dày cao => tốn diện tích + chi phí)
Phòng của mình chỉ làm tiêu/tán âm vì tường xây 20cm bằng gạch đặc, sàn + trần bê tông 30cm.
Ngay cả việc tiêu tán âm cũng phải cụ thể tại phòng, phải tiêu bao nhiêu là đủ, tán như thế nào cho âm thanh trải đều. Nếu tiêu âm quá thì có nghĩa là âm thanh bị "chết" (không có độ vang) nghe nhạc cũng khó mà xem phim cũng dở vì âm lượng mở lớn nhưng đi đâu hết.
 

manhthang

Huyền Thoại
Ðề: Xử lý âm cho phòng nghe nhạc, xem phim

Update thêm hình ảnh phòng nghe cho các bác tham khảo tại trang 1.
 
Ðề: Xử lý âm cho phòng nghe nhạc, xem phim

nói chung tất cả các bài viết về vấn đề xử lý âm học cho phòng nghe chỉ là lý thuyết thôi
chứ còn để đọc xong mà tự thực hiện được thì không đơn giản một tí nào

đầu tiên bạn phải có tiền , rất rất nhiều tiền là khác
bạn phải có đam mê , có "gu" nghe nhạc tinh tế một chút ( không ai xây dựng phòng nghe nhạc hoàn hảo lại chỉ để nghe mấy ông như Ưng hồng rẻ tiền ..mấy cái thể loại nhạc teen anh anh ..em em ..yêu yêu nhấm nhẳng)

bạn phải có một không gian riêng biệt ,
và hàng loa - amli -dây dợ tín hiệu của bạn cũng phải thuộc hàng khá khá để ra được chất âm mà bạn yêu thích ,thể loại nhạc bạn cần nghe (chứ chảng mấy ai làm tiêu tán âm mà phòng chơi loa KODA..v.v.v )

và cuối cùng khi bạn đã có những đồ chơi thuộc hàng cao cấp rồi , muốn hay hơn nữa thì mới tính toán đến việc làm tiêu -tán âm
mà việc đó bạn nên dành cho những người chuyên môn về việc này
vì đầu tiên là họ có thiết bị đo tần số , tính toán được phòng của bạn tiêu âm ở góc nào -tán âm ở chỗ nào
sau đó thì ở đấy cũng sãn các loại miếng tiêu và tán âm (hàng gia công có-hàng nhập khẩu có ), sẽ đưa đến lắp đặt cho bạn
chứ còn nói thật ,nếu bạn có tự làm thì chẳng biết mua các nguyên vật liệu đó ở đâu , tính toán kích thước như nào ? nhét bông bao nhiêu thì cắt được tần số này
đưa tán âm ở chỗ nào thì mới có hiệu quả
http://www.vnav.vn/forum/viewtopic.php?f=35&t=19319

http://www.vnav.vn/forum/viewtopic.php?f=35&t=18694
đâu có phải là cứ theo lý thuyết -hình vẽ -đặt là có hiệu quả ngay
 
Chỉnh sửa lần cuối:

leepham

Well-Known Member
Ðề: Xử lý âm cho phòng nghe nhạc, xem phim

Cảm ơn bác vì seri bài viết. Tôi cũng đang đau đầu vì cái ấm bass bị dền, ko căng. Đã ra J&C thay toàn bộ dây đồng nhưng chưa thể nói là đã ổn. Tôi cũng nghi là do phòng, vì phòng ngoài kệ chứa tất đồ nghe và nhìn ra thì ko kê gì. Tôi đa kê loa cách tường sau ~45cm, trần phòng nghe khá cao (3,6m). Tôi đoán do mặt tường đối diện, chỉ treo 1 bức tranh 60*80, ko bàn ghế (vì tôi thường...ngồi bệt để nghe và xem). Còn một thủ phạm nữa có thể là mặt sàn, tôi đã thử trải chiếu, bày hết gối bông trước loa và thấy đỡ hơn, nhưng ko nhiều.
Tiện đọc được bài viết giá trị này của Bác, Bác có cao kiến gì giúp tôi vụ này với!!!
Thanks!

Em như bác này :( tiếng bass ko chắc và hơi rền tạo cảm giác dập vào người rất " tức ". Em ko có điều kiện trải thảm ( vì nó nóng và khó vệ sinh ) . Phòng e phòng ngũ . E định mua mấy cái mút gai làm trần lại ko bít có cải thiện được phần nào ko bác manhthang ? :-<
 
Bên trên