Đừng mơ là audiophile chính hiệu, nếu bạn thuộc tuýp nghe nhạc này!

scotty

Well-Known Member
[JUST]Như trong bài dẫn về chủ đề audiophile: http://www.hdvietnam.com/diendan/61-thiet-bi-am-thanh/393157-khong-dua-muon-tro-thanh-1-a.html, scotty có ghi là chúng ta cần biết gì và cần phải làm gì trước. Lẽ ra scotty cần tiếp tục các bài tiếp theo như đúng kế hoạch, nhưng sau khi đọc tất cả các comment trao đổi của các bác, scotty nhận thấy là scotty cần phải nêu một chút "dây mơ rễ má" trước về chủ đề này, ngõ hầu để chúng ta hiểu ý của scotty hơn, để mà sau bài này thì có khi các bác sẽ thấy là... khỏi cần đọc tiếp mấy bài kia nữa.

Thế thì bài này sẽ nói cái gì đây hở ông scotty? :D

Vâng, bài này vẫn là thiên về kỹ thuật thôi các bác ạ, nhưng scotty sẽ diễn giải ra để "hợp lòng" với đa số chúng ta hơn. Tuy nhiên, sau khi đọc xong, scotty tin chắc là trong 100 người đọc, thì sẽ có ít nhất 80 người sẽ thuộc tuýp người nghe nhạc mà bài này đề cập, và điều này cũng có nghĩa là, có thể scotty khỏi phải mất công viết tiếp 2 bài còn lại trong loạt bài http://www.hdvietnam.com/diendan/61-thiet-bi-am-thanh/393157-khong-dua-muon-tro-thanh-1-a.html. (vâng, có thể thôi!)

hdvn-PandAudiophile.jpg

Trước hết, kỹ thuật âm thanh mà bài viết này đề cập chính là NHẠC NÉN. Tuy nhiên, để hiểu đúng thuật ngữ kỹ thuật âm thanh mà bài này đề cập, scotty xin lập bảng phân biệt như sau:

Cách thứcNgười thực hiện
Nén Dynamic Range
Mixing và Mastering nhạc trong phòng thuKỹ sư âm thanh
Nén Lossy
Rip từ đĩa CD và nén bằng các phần mềm ra file nhạc có định dạng như MP3, AAC, WMA, OGG, v.v…
Bất kỳ ai có PC, Mac, laptop…

Thế thì bài này sẽ nói cái gì nữa đây hở ông scotty? :D

Vâng, bài này sẽ nói về những lý do vì sao đại đa số người nghe nhạc hiện nay lại "ưa chuộng" nhạc nén Dynamic Range. Tức là, trước hết các bác cần hiểu giùm cho scotty là, mục đích của bài này là nói về nhạc nén Dynamic Range, chứ không phải là nhạc nén Lossy.

[INFO=Dynamic Range Compression]
Nhạc nén Dynamic Range và kỹ thuật nén Dynamic Range đã xuất hiện gần như cùng thời điểm ngành kỹ nghệ ghi âm ra đời. Tuy nhiên, phải qua một thời gian tương đối lâu, khoảng đâu hơn 1 thập niên trước, thì nhu cầu về nhạc nén Dynamic Range mới bắt đầu lên ngôi, và cộng đồng nghe nhạc nói chung ngày càng đòi hỏi mức độ nén Dynamic Range cao hơn trước.

Trong ngành ghi âm, các kỹ thuật mixing và mastering nhạc có sử dụng một phương pháp mà nói nôm na là "mẫu số chung nhỏ nhất", nhằm đẩy âm lượng của các đoạn nhạc nào mà nghe nhỏ, mỏng hoặc yếu xìu cho được lớn lên (các bác đọc lại bài viết về loudness war). Nhưng đổi lại, quy trình này tất yếu sẽ "tẩy xóa" đi toàn bộ những gì được cho là tính gốc của bài nhạc, bao gồm độ chi tiết, sự tinh tế, và các sắc thái của nhạc cụ và người hát. Một khi phần mix hoàn chỉnh (tức thành phẩm) đã bị nén về Dynamic Range, người nghe như chúng ta sẽ không bao giờ có cơ hội nghe được "tính gốc" của bài nhạc đó nữa.[/INFO]

scotty lập cái bảng phân biệt trên là nhằm để chúng ta thấy rằng, nhạc nén Dynamic Range mới là nguyên nhân của vấn đề - là cái đã nén từ gốc rồi, chứ không phải là nhạc nén lossy - là cái do người dùng cuối như chúng ta rip và nén lại lần nữa. Tức là, cho dù chúng ta có nghe đĩa CD gốc, hoặc nhạc lossless (được rip từ CD gốc và có chất lượng tương đương CD gốc), thậm chí là cả đĩa than Vinyl được xem là "hàn lâm", nhưng nếu Dynamic Range của nhạc mà bị nén quá mức rồi thì coi như là không được xếp vào danh mục nhạc Audiophile.

Có thể đọc đến đây thì các bác hiểu ra vấn đề mấu chốt rồi, nhưng bài viết này cơ bản là liên quan đến việc trở thành 1 Audiophile thứ thiệt, và vì sao lại không thể trở thành Audiophile thứ thiệt nếu như chúng ta thuộc tuýp thích nghe nhạc nén Dynamic Range.

Sau đây là 10 lý do cực "chất", trả lời cho câu hỏi vì sao người ta vẫn còn thích nghe nhạc nén Dynamic Range, được liệt kê ra bởi Steve Guttenberg, nhà báo chuyên về âm thanh của CNET.

Lưu ý: Một lần nữa, nhạc nén ghi dưới đây xin hiểu là nhạc nén Dynamic Range, không phải là nhạc nén lossy.

[TIP=#10]Nhạc nén là một bộ phận không thể tách rời của nền âm nhạc hiện đại, bởi vì nhạc "không nén" đa phần cho ra âm thanh không được sinh động và dễ gây chán đối với đa số người nghe. Nói chung, nhạc nén có xu hướng đòi hỏi "sinh khí" (về mặt thể xác lẫn tinh thần) hơn là nhạc không nén (về mặt tinh thần).[/TIP]
Ví dụ điển hình cho lý do số 10 này là hãy nhìn vào các bảng xếp hạng nhạc của Anh, Mỹ ngày nay, chiếm vị trí xếp hạng toàn là nhạc Pop, Pop-Dance, Hip-Hop, Pop-Rock mà có tỉ lệ nén Dynamic Range rất cao. Cũng là lý do vì sao mà các bài nhạc đó chỉ tồn tại trong 1 thời gian ngắn ngủi trên bảng xếp hạng rồi biến mất đi như làn gió thoảng - nghe xong, thích xong, rồi quên đi. Vâng, đa phần người ta trong cuộc sống hiện nay là cần tiếp thêm sinh khí, sinh lực cho một cuộc sống không thoải mái gì, trong một xã hội đang gặp nhiều bức xúc về chính trị, kinh tế, việc làm, v.v...

hdvn-billboard_charts.jpg


[TIP=#9]Nhạc mà nghe lớn, thậm chí lớn hơn 1 chút, thì lúc nào nghe cũng thích hơn nhạc nghe nhỏ, nhẹ và êm ru.[/TIP]
Đúng thôi, bởi người ta nghe có phải chiêm nghiệm cho dữ đâu, chủ yếu là thoải mái và giải trí về một góc độ nào đó. Chúng ta cũng nên nhìn nhận là không phải ai (nếu không muốn nói là cực nhiều) rảnh không mà ngồi nghe nhạc "chiêm nghiệm", trừ phi họ là Audiophile thứ thiệt, hoặc họ là bác học hay có trình độ cao thâm gì đó mà có thói quen và thích nghe nhạc "hàn lâm" hay "bác học".​


[TIP=#8]Đa phần người nghe nhạc ngày nay thường dùng nhạc để kết hợp với những hoạt động các trong cuộc sống như là làm việc, lái xe, tập thể thao, các thể loại giải trí khác hoặc thậm chí là nấu ăn. Nếu dùng nhạc để phụ trợ cho các hoạt động như vậy thì loại nhạc không nén - với tính chất là có âm lượng nhỏ hoặc hay thay đổi âm lượng lên xuống vì sắc thái - sẽ gây khó chịu hơn là nhạc nén.[/TIP]
Ví dụ điển hình là những loại nhạc chơi kiểu tinh tế như nhạc giao hưởng, nhạc không lời... thường thể hiện rất nhiều sắc thái khác nhau trong một bài nhạc, lúc trầm lúc bổng, lúc thì du dương lúc thì vút lên đột ngột. Ở nhạc Jazz hay nhạc thậm chí là nhạc Rock kinh điển, cũng chú trọng về sắc thái của nhạc cụ và giọng hát... Tất cả kiểu tinh tế hay sắc thái hay thay đổi đó thì đúng là khó mà khiến cho người nghe vận động thân thể được, bởi nó đã chiếm hết tâm trí của người nghe rồi, khiến cho người nghe phải ngồi yên, tĩnh tâm mà thưởng thức.

hdvn-audiophile1.jpg


[TIP=#7]Khi đang nghe một danh sách nhạc tự chọn (playlist) và nghe ở chế độ Shuffle (ngẫu nhiên), thường người ta hay có kiểu bấm bỏ qua những bài có nhạc chơi nghe âm lượng yếu xìu, hoặc tạo cảm giác thiếu sinh khí (xem lý do #10). Các nhà sản xuất đĩa nhạc chắc là rất thấu hiểu chuyện này và rất sợ bài nhạc của họ bị bỏ qua vì lý do không đáng đó.[/TIP]
Vâng, chí ít là họ sợ bài nhạc của mình bị bỏ "rơi" bởi các đài phát thanh hay đài truyền hình có lượng khán giả theo dõi cực lớn trong thời buổi hiện nay.

hdvn-playlist_shuffle.jpg


[TIP=#6]Vào thời kỳ ghi âm sơ khai khi mà chưa có kỹ thuật CD mastering thì các kỹ sư âm thanh cũng đã cần đến kỹ thuật nén Dynamic Range rồi. Đó là họ xử những âm thanh nhỏ nhất để sao cho âm lượng của chúng nằm trên mức nhiễu âm của đĩa LP, và giảm âm lượng của những âm thanh ồn nhất sao cho giữ được "độ nảy" cho đều. Ngày nay, ghi âm kỹ thuật số không mắc phải các vấn đề đó, nhưng nó vẫn thua kém về tỉ lệ Dynamic Range so với đĩa LP ngày trước.[/TIP]
Ví dụ điển hình cho #6 là 1 comment này của bạn prettypoy92 trong topic http://www.hdvietnam.com/diendan/61-thiet-bi-am-thanh/391003-loudness-war-da-giet-chet-am.html:

em vừa down album Thriller 1982 về so sánh với các bài trong album Ultimate Collection của MJ thì đúng là có sự khác biệt rõ rệt ở các bài , và nghe ở album cũ thì hay hơn nhiều , âm lượng nhỏ hơn hẳn , các nhạc cụ nghe sắc nét hơn :D mặc dù bộ dàn nhà em cùi bắp :D đúng là 1 bài viết hay ! quá hay !


[TIP=#5]Các kỹ sư âm thanh ngày nay thích dùng nhiều kiểu nén khác nhau, thậm chí khác lạ để tái tạo những âm thanh, âm sắc mới để hấp dẫn tai người nghe, hay nói cho vuông là đánh lừa tai người nghe. Xét về mặt cấp tiến và hợp thời đại thì chuyện đó không có gì sai cả.[/TIP]
Ví dụ điển hình ở đây là đĩa nhạc mới nhất của ban Scorpions có tựa là Comeblack, phát hành vào năm 2011. Đĩa này toàn những bài hát cũ nổi tiếng của ban và được ban chơi lại, hát lại và nhạc cụ cũng hoàn toàn mới và khác xưa. Đặc biệt nhất là kỹ thuật ghi âm đĩa này hoàn toàn "xịn" và cao cấp hơn xưa. Còn hay và chất lượng hơn, hay là dở hơn, so với các bài ghi âm cũ hay không thì tùy người nghe, nhất là fan của Scorpions nhận xét.

Wind of Change phiên bản mới trong album Comeblack
[video=youtube;gUlbgLpzIF4]http://www.youtube.com/watch?v=gUlbgLpzIF4[/video]​


[TIP=#4]Đôi tai nghe nhạc của đa phần người nghe ngày nay đã bị nhiễu bởi các âm thanh khác trong môi trường. Do vậy, họ cần nhạc nén để âm thanh của nhạc lấn át được các tiếng nhiễu, tiếng ồn kia.[/TIP]
Ví dụ rất đơn giản cho tình huống này là cuộc sống của đa phần người nghe đều ảnh hưởng bởi các hoạt động của chính họ mang lại (xem lý do #8), hoặc môi trường xung quanh như xe cộ, công trình xây dựng, láng giềng xung quanh hay thậm chí là người thân trong nhà... Muốn thoát khỏi tiếng ồn, tiếng nhiễu này thì trước hết nơi ở hay nơi nghe nhạc của họ phải cách xa các môi trường này, như nhà ở phải biệt lập, phải kín cổng cao tường, phải có cách âm đúng chuẩn. Vâng, scotty nói vế sau có nghĩa gì vậy? Có nghĩa là chúng ta phải có nhiều tiền, thậm chí là phải thật là thật nhiều tiền.

hdvn-L1010770.JPG


[TIP=#3]Nếu ai THẬT SỰ không thích nghe nhạc nén, tất yếu họ sẽ không mua đĩa hoặc nghe nhạc nén.[/TIP]
Tuy nhiên, xét về số lượng, thì tỉ lệ người nghe #3 hiện không còn nhiều nữa. Và đó là lý do vì sao có topic này và topic này.

hdvn-BestAudiophileVoicesSelectionCD.jpg


[TIP=#2]Người ta thường nhầm nhọt nhạc nén là để có thêm tính "năng động" hay "độ nảy" (dynamics) bởi họ cứ theo cách nghĩ đơn giản và bình dân là âm thanh nếu mà to và "punchy" (nảy đến "thót tim") thì mới là "dynamic". Ác thay, trong ngành ghi âm chuyên nghiệp, thì nhạc có tính dynamic tự nhiên thì lại không được phép đụng tới kỹ thuật mix "nén".[/TIP]
Phần lý do #2 này thì nó thiên về kỹ thuật hơn, scotty cũng không biết lấy ví dụ thế nào để làm rõ. Có lẽ các bác hãy nghe lại những bài nhạc của Yanni mà được ghi âm trong studio và được ghi âm qua những cuộc biểu diễn (live) của ông thì có thể hiểu được cái chữ "punchy" đó.

Yanni Live! The Concert Event (2006)
[video=youtube;Km_c6gFsJgs]http://www.youtube.com/watch?v=Km_c6gFsJgs[/video]​


[TIP=#1]Audiophile có ác cảm với nhạc nén (chuyện này không cần bàn), nhưng thực sự là họ có thích nghe nhạc nén nữa đấy.[/TIP]
Lý do #1 này có vẻ hơi "củ chuối", nhưng lại được xếp là số #1. Vấn đề đã quá rõ rồi đó các bác ạ.

hdvn-51512drvalue1.jpg

6497-albums22709-picture49541.jpg


Phỏng theo CNET

Thế thì, scotty xin hỏi lại lần cuối, liệu các bác có cần đọc mấy bài tiếp theo trong loạt bài của scotty nữa không ạ?! Đặc biệt là, nếu như các bác vẫn còn nghe nhạc theo "cảm xúc" hơn là theo kỹ thuật, vẫn thấy mình nghe nhạc kiểu gì không quan trọng, miễn là, "thích... thì nhích".

Về phần scotty, comment sau có thể xác định ngay là scotty là người thuộc tuýp nghe nhạc nói trên: (scotty cũng rất mê nhạc dân ca qua các giọng hát của Quang Lê, Cẩm Ly...)

Đọc xong thấy hơi nhột. scotty vẫn còn nghe những bài nhạc rock nổi tiếng thập niên 80 và đầu 90, nhưng vì lỗ tai giờ đã quá quen mức loudness của các bản nhạc rock sau này nên thấy hơi khập khiễng mỗi khi nghe lại mấy bài cũ xưa. Đơn cử như 4 bài nhạc Rock sau (nghe bằng lossless):

When I See You Smile - Bad English (năm 1989), trừ tiếng piano quá ổn về âm lượng, còn lại các âm sắc âm thanh khác của drum, bass, guitar nghe có vẻ mong mỏng sao ý.

[video=youtube;XLc_Vug7mS0]http://www.youtube.com/watch?v=XLc_Vug7mS0[/video]


Love of a Lifetime - Firehouse (năm 1991), tiếng guitar intro thì nghe bén rẹn ở đoạn đầu đệm dẫn cho vocal, nhưng khi cả band chơi vào cho đến hết thì độ loud vẫn thấy yêu yếu thế nào ý. Có điều so với bài trên thì nghe loud hơn.

[video=youtube;5ETENrv8cnU]http://www.youtube.com/watch?v=5ETENrv8cnU[/video]


Nhưng đến thập niên 2000 về sau này thì độ loudness khác cảy:

[video=youtube;jpP0b_CQQi4]http://www.youtube.com/watch?v=jpP0b_CQQi4[/video]

[video=youtube;5BAiDKOqfvc]http://www.youtube.com/watch?v=5BAiDKOqfvc[/video]

Nói chung cái vụ loudness có lẽ một phần do thể loại và phong cách chơi nhạc (Rock) ngày nay khác xưa + chất lượng nhạc cụ + chất lượng phòng thu studio sắc sảo hơn. Tất nhiên là vẫn còn những thể loại nhạc cần sự tinh tế về thẩm âm lẫn âm lượng nên buộc phải thoát khỏi "vòng xoáy" loudness này.

Tổng hợp các ý kiến chuyên môn của các bác HDvietnam:

Bổ sung cho bài viết của Scotty thì mình thấy cần làm rõ khái niệm: "Dynamic range", tạm dịch là "độ động", theo mình hiểu "độ động" là mức độ thay đổi của cường độ âm thanh từ nhỏ nhất đến lớn nhất (mà tai người nghe được) trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể. Mức độ thay đổi càng lớn, diễn ra trong thời gian càng ngắn thì độ động càng lớn.

- Hiểu rõ độ động như vậy để thấy rằng, ngày nay, đa phần các thể loại nhạc mà chúng ta nghe có độ động thấp, chỉ trừ các thể loại nhạc giao hưởng, nhạc hòa tấu với dàn nhạc lớn kiểu như Yanni, Kitaro, ca nhạc Opera, kịch ca vũ nhạc...các thể loại này do đặc điểm của nó người ta vẫn phải để cho độ động còn khá lớn.

- Tuy vậy, không phải amply nào cũng thể hiện được độ động cao, thường các amply không thiết kế mạch feedback sẽ có độ động cao hơn (amply đèn), hoặc các amply bán dẩn có thiết kế cho khả năng chịu dòng cao cũng có khả năng thể hiện độ động lớn. Do vậy, bác nào cho rằng dùng AV Receiver mà nghe được nhạc giao hưởng thì đúng là chỉ nghe được phần giai điệu hoặc tiết tấu mà thôi, không thể nghe được cái hồn của bản nhạc, sẽ không có những đoạn cao trào bùng nổ, không có những đoạn thì thầm đến tỉnh lặng.....Cũng may là ngày nay, số người nghe nhạc cần độ động cao không còn nhiều, nên các hãng sản xuất âm thanh tha hồ mà nén Dynamic range.

[/JUST]
 
Chỉnh sửa lần cuối:

minhtuantkh

New Member
Scotty, tôi xin ngài! Hãy để cho những ai đã đang và sẽ bị là Audiophile được yên!

Nhân danh những người thường bị đau đầu mất ngủ sau khi đọc những bài viết " nghiêm túc và không đùa" của ngài gần đây, tôi thỉnh cầu ngài giảm bớt lượng kiến thức uyên bác mà ngài đã tra tấn chúng tôi thường xuyên và liên tục. Với những tâm hồn non nớt và mong manh như tôi...có lẽ phải vỡ mộng Audio thật rồi.

Những thông tin mà ngài, với tư cách là ông trùm của dàn "viên chiên" chân ngắn đầy lông nhiều sẹo, ngài đã làm cho tôi đi từ sự kinh ngạc này đến nỗi khiếp sợ kia trong một niềm kinh hoàng tột độ. Nếu những điều mà ngài nói đang lẩn khuất đâu đó trong mỗi người như tôi thì đúng là thảm họa của giới cứ tưởng mình là Audiophile.

Tôi không biết ngài suy nghĩ gì khi thấy chúng tôi hàng ngày phải vật vã với những nâng cấp đổi chác chỉ để mong một ngày nào đó có ai lỡ miệng gọi chúng tôi 1 chữ Audiophile ...rồi có chết cũng thỏa lòng. Có lẽ ngài hoan hỉ, khoái trá mỗi khi phát hiện ra cái điều sai lầm gì đó từ chúng tôi. Hỡi Scotty, ngài có thấy là ngài thật cay nghiệt và quá thể đáng như ...Lê Hoàng không hả?

Ủa mà bài này của ngài là bài dịch chứ đâu có phải là từ cái kiến thức chết tiệt nào đó trong đầu của ngài đâu.
Mệt quá! Quá mệt với cách chơi chữ và dùng từ của ngài.

Thế bài sau ngài định nói về cái quái gì thế hả! Scotty ?
 

scotty

Well-Known Member
Bác Tuấn trao đổi như thế em thích em thích lắm :x Bài viết này "trẻ con" đó mà bác Tuấn, chí ít là của một kẻ kiếm miếng ăn từng bữa còn phải suy nghĩ, thì viết ra để thấy (để răn[STRIKE]g[/STRIKE] mình) là, tốt nhất là mình đừng mơ... :))

/mấy lời này để nói với bác Tuấn thôi ạ :-S
 
Chỉnh sửa lần cuối:

anhtuqn2

Active Member
Từ xưa nay tai em nó vốn thế này : nên chả dám phán bừa
Tuy nhiên đọc bài của bác chủ cũng nâng cấp lên được cỡ này : Cám ơn Bác!
 

minhtuantkh

New Member
Thưa ngài Scotty, nếu bài sau còn đày đoạ chúng tôi kiểu này...chắc có ngày tôi phải tha thiết được bóp cổ ngài đấy ạ!
P/s: Tối 1/7 ngài trốn vào cái xó xỉnh nào thế, cái nhóm chân ngắn của ngài làm hỏng bét cái kịch bản lên sóng trực tiếp rồi.
 

scotty

Well-Known Member
Thưa ngài Scotty, nếu bài sau còn đày đoạ chúng tôi kiểu này...chắc có ngày tôi phải tha thiết được bóp cổ ngài đấy ạ!
P/s: Tối 1/7 ngài trốn vào cái xó xỉnh nào thế, cái nhóm chân ngắn của ngài làm hỏng bét cái kịch bản lên sóng trực tiếp rồi.
Chí ít thì bác cho phép em viếng thăm cái góc "chiến lược" của bác trước đã, để liệu xem là em sẽ để "bóp cổ" 1 cách "đơn giản" hay là "phức tạp" =))

/Ngày 1/7 là 1 ngày quan trọng ngẫu nhiên, ngẫu nhiên 1 cách "bất công", bác Tuấn ạ - giữa họp gia đình để xác định... với chúc mừng sinh nhật... Em có báo trước với đồng chí Bình rồi ạ :(
 

hoadien

Active Member
Ðề: Đừng mơ là audiophile chính hiệu, nếu bạn thuộc tuýp nghe nhạc này!

He ... Cũng có vài điều đáng suy gẫm ... thanks scotty !
 

HLT

Member
Ðề: Đừng mơ là audiophile chính hiệu, nếu bạn thuộc tuýp nghe nhạc này!

Đau đầu, quá nhiều dữ kiện. Đọc bài này không thể nhớ loáng thoáng được. Hỡi những ai tự coi mình là audiophile (trong tâm niệm thôi nhá) hãy luôn sửa mình để đừng đi vào con đường lầm lạc. Tội lỗi , tội lỗi ...
 
Ðề: Đừng mơ là audiophile chính hiệu, nếu bạn thuộc tuýp nghe nhạc này!

chúng tôi không gậm nhấm sâu vào âm nhạc mà chỉ xem nó như một phần thiết yếu của cuộc sống !! thanks!
 

rockkid_cr9

New Member
Ðề: Đừng mơ là audiophile chính hiệu, nếu bạn thuộc tuýp nghe nhạc này!

Đọc bài đầu tiên của bác, em thấy thích và có ý định cố gắng trở thành 1 audiophile thứ thiệt, bắt đầu bằng dàn loa cùi cỡ 6-7tr và lang thang trên mạng tìm mấy album lossless của các ca sĩ mà em yêu thích.
Đọc bài này xong, em tự hạ tiêu chuẩn xuống còn musicphile thôi.
Nhiều khả năng bài thứ 3 của bác xuất xưởng, em sẽ bán dàn loa của em để nghe nhạc trên loa máy tính là vui rồi! =))

Ôi con đường trở thành audiophile còn non trẻ của em đã bị bác bóp nát. BTW, em vẫn còn là teenager ạ! :">
Vãi Scotty!
 

nguyenvinh1973

Well-Known Member
Ðề: Re: Đừng mơ là audiophile chính hiệu, nếu bạn thuộc tuýp nghe nhạc này!

Scotty, tôi xin ngài! Hãy để cho những ai đã đang và sẽ bị là Audiophile được yên!

Nhân danh những người thường bị đau đầu mất ngủ sau khi đọc những bài viết " nghiêm túc và không đùa" của ngài gần đây, tôi thỉnh cầu ngài giảm bớt lượng kiến thức uyên bác mà ngài đã tra tấn chúng tôi thường xuyên và liên tục. Với những tâm hồn non nớt và mong manh như tôi...có lẽ phải vỡ mộng Audio thật rồi.

Những thông tin mà ngài, với tư cách là ông trùm của dàn "viên chiên" chân ngắn đầy lông nhiều sẹo, ngài đã làm cho tôi đi từ sự kinh ngạc này đến nỗi khiếp sợ kia trong một niềm kinh hoàng tột độ. Nếu những điều mà ngài nói đang lẩn khuất đâu đó trong mỗi người như tôi thì đúng là thảm họa của giới cứ tưởng mình là Audiophile.

Tôi không biết ngài suy nghĩ gì khi thấy chúng tôi hàng ngày phải vật vã với những nâng cấp đổi chác chỉ để mong một ngày nào đó có ai lỡ miệng gọi chúng tôi 1 chữ Audiophile ...rồi có chết cũng thỏa lòng. Có lẽ ngài hoan hỉ, khoái trá mỗi khi phát hiện ra cái điều sai lầm gì đó từ chúng tôi. Hỡi Scotty, ngài có thấy là ngài thật cay nghiệt và quá thể đáng như ...Lê Hoàng không hả?

Ủa mà bài này của ngài là bài dịch chứ đâu có phải là từ cái kiến thức chết tiệt nào đó trong đầu của ngài đâu.
Mệt quá! Quá mệt với cách chơi chữ và dùng từ của ngài.

Thế bài sau ngài định nói về cái quái gì thế hả! Scotty ?

Ông này cóp nhặt biên sọan lung tung đọc chẳng hiểu gì, lộn tùng phèo và nói thật là chẳng thấy ý nghĩa gì cả. Công sức bạn đi sưu tầm tôi rất tôn trọng nhưng định hướng riêng cho người đọc thì bạn chẳng có chút gì mà chính bạn suy ngẫm, hoặc từ kinh nghiệm của bạn, bạn giật tít nghe giật gân làm tôi cứ tưởng bạn vừa có điều gì mới phát hiện ra, bạn khuyên mọi người sau khi đọc bài này không cần đọc bài của người khác nữa liệu có ngạo mạn với kiến thức bạn đang có không? Hihihihihihihi chọc tức bạn tí nhưng chắc cũng làm bạn phải suy nghĩ một chút nhỉ???
 

minhtuantkh

New Member
Re: Ðề: Re: Đừng mơ là audiophile chính hiệu, nếu bạn thuộc tuýp nghe nhạc này!

Ông này cóp nhặt biên sọan lung tung đọc chẳng hiểu gì, lộn tùng phèo và nói thật là chẳng thấy ý nghĩa gì cả. Công sức bạn đi sưu tầm tôi rất tôn trọng nhưng định hướng riêng cho người đọc thì bạn chẳng có chút gì mà chính bạn suy ngẫm, hoặc từ kinh nghiệm của bạn, bạn giật tít nghe giật gân làm tôi cứ tưởng bạn vừa có điều gì mới phát hiện ra, bạn khuyên mọi người sau khi đọc bài này không cần đọc bài của người khác nữa liệu có ngạo mạn với kiến thức bạn đang có không? Hihihihihihihi chọc tức bạn tí nhưng chắc cũng làm bạn phải suy nghĩ một chút nhỉ???
Không hiểu ý bác khi comment bài với chủ thớt nhưng lại Quote lại post của em?
Em nghĩ bác không hiểu ý và cách viết bài của bác chủ nên đọc cm của bác em thấy cũng giống như cái bôi đen đậm kia. Ở bài trước của bác chủ thấy bác cũng đã dùng từ tương tự @-), vậy có lẽ bài tiếp theo của bác chủ em khuyên bác không nên đọc làm gì cho ...mệt não vì "chọc tức" thì vô ích còn "làm bạn phải suy nghĩ một chút" thì chẳng có ký lô nào đâu ạ :D
 

scotty

Well-Known Member
Re: Ðề: Re: Đừng mơ là audiophile chính hiệu, nếu bạn thuộc tuýp nghe nhạc này!

Ông này cóp nhặt biên sọan lung tung đọc chẳng hiểu gì, lộn tùng phèo và nói thật là chẳng thấy ý nghĩa gì cả. Công sức bạn đi sưu tầm tôi rất tôn trọng nhưng định hướng riêng cho người đọc thì bạn chẳng có chút gì mà chính bạn suy ngẫm, hoặc từ kinh nghiệm của bạn, bạn giật tít nghe giật gân làm tôi cứ tưởng bạn vừa có điều gì mới phát hiện ra, bạn khuyên mọi người sau khi đọc bài này không cần đọc bài của người khác nữa liệu có ngạo mạn với kiến thức bạn đang có không? Hihihihihihihi chọc tức bạn tí nhưng chắc cũng làm bạn phải suy nghĩ một chút nhỉ???
Bác yên tâm ạ, trên diễn đàn em quen biết ko nhiều đâu, nhưng mà những người em quen biết thì họ thâm thúy lắm, và họ người lớn đúng chất người lớn luôn đó bác. Thế nên em tuy thua họ 3-4 tuổi nhưng cảm thấy như mình thua họ cả 1 thế hệ :D
 

Penumbra

Active Member
Ðề: Đừng mơ là audiophile chính hiệu, nếu bạn thuộc tuýp nghe nhạc này!

Lão Sờ cố ti nên nghe qua bài: Thuốc giảm đau :D của Judas Priest coi có mỏng không nha:

[video=youtube;nM__lPTWThU]http://www.youtube.com/watch?v=nM__lPTWThU[/video]
 

tusontay

Huyền Thoại
Mượn một câu trong cái Sig của bác MTV08: "HẠNH PHÚC KHÔNG PHẢI LÀ CẢM GIÁC TỚI ĐÍCH MÀ TRÊN TỪNG CHẶNG ĐƯỜNG ĐI"
Cá nhân E chưa bao giờ mong được gắn mác audiophile, vì để đạt đựoc công lực cấp đó thì dễ Tẩu hoả nhập ma như chơi ấy. :D
Mỗi ngày E chỉ cần dành ra 1,2h để nghe một vài bản nhạc yêu thích, vậy là đã thấy happy rùi ạ!
Thanks bác Sờ Ty Cô cho bài viết này! :)>-
 

lehoang40

New Member
Ðề: Đừng mơ là audiophile chính hiệu, nếu bạn thuộc tuýp nghe nhạc này!

Bài viết của scotty rất hay, về khía cạnh kỹ thuật nó giúp ta hiểu hơn cái âm thanh mà ta đang nghe thường ngày, tuy vậy cái kiểu giật "Title" đao to búa lớn thế này làm mất đi tính nghiêm túc của một bài viết nặng về kỹ thuật. Mình không thích cái kiểu viết tựa bài như thế này tí nào cả............:)

Bổ sung cho bài viết của Scotty thì mình thấy cần làm rõ khái niệm: "Dynamic range", tạm dịch là "độ động", theo mình hiểu "độ động" là mức độ thay đổi của cường độ âm thanh từ nhỏ nhất đến lớn nhất (mà tai người nghe được) trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể. Mức độ thay đổi càng lớn, diễn ra trong thời gian càng ngắn thì độ động càng lớn.

- Hiểu rõ độ động như vậy để thấy rằng, ngày nay, đa phần các thể loại nhạc mà chúng ta nghe có độ động thấp, chỉ trừ các thể loại nhạc giao hưởng, nhạc hòa tấu với dàn nhạc lớn kiểu như Yanni, Kitaro, ca nhạc Opera, kịch ca vũ nhạc...các thể loại này do đặc điểm của nó người ta vẫn phải để cho độ động còn khá lớn.

- Tuy vậy, không phải amply nào cũng thể hiện được độ động cao, thường các amply không thiết kế mạch feedback sẽ có độ động cao hơn (amply đèn), hoặc các amply bán dẩn có thiết kế cho khả năng chịu dòng cao cũng có khả năng thể hiện độ động lớn. Do vậy, bác nào cho rằng dùng AV Receiver mà nghe được nhạc giao hưởng thì đúng là chỉ nghe được phần giai điệu hoặc tiết tấu mà thôi, không thể nghe được cái hồn của bản nhạc, sẽ không có những đoạn cao trào bùng nổ, không có những đoạn thì thầm đến tỉnh lặng.....Cũng may là ngày nay, số người nghe nhạc cần độ động cao không còn nhiều, nên các hãng sản xuất âm thanh tha hồ mà nén Dynamic range.
 

meamthanh11

Active Member
Ðề: Đừng mơ là audiophile chính hiệu, nếu bạn thuộc tuýp nghe nhạc này!

1/7 đợi gặp "hàn lâm đại nhạc sỹ"scotty mà bác lại đâu mất vậy,bữa nào bác mở 1 bữa off để phổ cặp lỗ tai ace từ vỡ lòng đến nâng cao gần bên hông "hàn lâm" được ko ah?
 

dotrongnhan24

New Member
Ðề: Đừng mơ là audiophile chính hiệu, nếu bạn thuộc tuýp nghe nhạc này!

các cụ nhà mình nói: vợ đẹp là vợ người ta- vợ " xấu như ma " mới là vợ mình
e thì e nói : Loa hay là của người ta - như " kèn đám ma " là loa nhà mình.
vài dòng tức khí sinh tình , mong các bác thư giãn. riêng e kết nhất câu của bác nào đó nói trong diễn đàn mà e quân mất tên rùi : mình nghe thấy hay là được .
Chúc các bác tiếp tục nhiều sức khoẻ
 

scotty

Well-Known Member
Lão Sờ cố ti nên nghe qua bài: Thuốc giảm đau :D của Judas Priest coi có mỏng không nha:

[video=youtube;nM__lPTWThU]http://www.youtube.com/watch?v=nM__lPTWThU[/video]
Thực sự thì bác và cả scotty khi đưa thể loại nhạc dạng như vầy vào trao đổi, đã chứng tỏ mình chỉ là "trẻ con" trong thế giới Audiophile thôi bác ạ. Bài viết này đối với scotty nó ko cần liều "cắt cơn (đau)", bởi suy cho cùng, mình có gì để đau đâu mà cắt cơn :))

Tuy nhiên, làm trẻ con có cái "sướng" của nó. Bản chất đó nếu như bác nào hiểu bắt đầu từ bài viết "Không đùa..." của scotty sẽ cảm nhận được ngay. Tiếc thay, ko ai nói thế (hoặc có thể thấy rồi nhưng vì ngại scotty phật lòng hay bực mình sao đó), may có bác Tuấn thâm thúy, đã khiến scotty nói ra vậy :))
 
Bên trên