Chữ và nghĩa , xét về khía cạnh dịch thuật!

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

huynhnhan

Banned
Ðề: Chữ và nghĩa , xét về khía cạnh dịch thuật!

Chả có tư liệu nào xác nhận chính xác điều này hết, chẳng qua là thấy chiếm tỷ lệ lớn cộng với bên TQ hiếm thấy nên bảo là họ gốc VN thôi. VN lúc đó chữ viết chính thức còn chưa có phải dùng tiếng Hán mà bảo gốc gì nữa.

Bạn có biết là bên TQ cũng có họ Nguyễn ko??
Tỷ lệ đông là do họ đẻ nhiều thôi! Bạn muốn kiếm sử Việt mà chứng minh về dòng tộc này hơi khó vì sử Việt bị Tàu nó qua cai trị nước mình nó đốt hết sách rồi còn đâu mà tìm, thêm nữa nước mình là nhiệt đới, mối mọt rất nhiều nên chuyện bảo quản sách lại là chuyện rất khó. Bây giờ chỉ có bác nào giỏi qua Tàu , vô thư khố của nó lục ra coi nó còn giấu tài liệu gì của mình ko? - mà theo mình biết thì thằng nào nó qua chiếm VN nó cũng rinh đồ VN về nước nó hết. Rồi nó trưng cho dân nó coi. Người Việt nào biết mà la lên là nó giấu mất tiêu luôn, không bao giờ thấy để mà đòi lại được.


Đây là chuyện đặt ra để giải thích sự việc theo hướng của người kể chuyện, có ai biết chính xác đâu. Văn hóa mà bạn đòi chính xác theo kiểu 1+1 = 2 hay sao.
bạn à! mình chưa bao giờ đòi 1+1= 2 cả vì chuyện văn hóa ko có chuyện 100% chính xác, tam sao thất bản mà. Nhưng ít ra phải truy nguyên gần đúng nhất để rõ ràng tra cứu và sử dụng sau này!

Bất thường thì bây giờ đừng nên xài nữa, cứ gọi là con vua Rồng cháu nữ Tiên thôi cho nó thuần Việt; cũng đừng gọi Hi lạp là Triết Khuê, Anh là Phương thiên đảo quốc .....Lúc đó không có ngôn ngữ của riêng thì phải mượn xài, tổ tiên cha ông cực chẳng đã mới làm vậy, bạn hiểu rõ vấn đề mà còn thắc mắc.
chữ Tiên cũng là chữ Hán Việt bạn à! chỉ có chữ Rồng thì còn có thể nói là thuần việt! người ta thắc mắc chữ Tiên này là dịch từ chữ gì tiếng Việt sang! bác manhphat định nghĩa dùm em chữ Tiên trong tiếng Hoa Hạ là gì đi! lại có bạn nhầm lẫn nữa rồi!
Chỉ muốn nói là bạn đừng bắt người khác phải theo mình hay chê bai chửi rủa người khác trong vấn đề văn hóa, từ ngữ. Điều này liên quan đến nhiều mặt chứ không phải là hoặc đúng hoặc sai như toán lý được.
Mình không chửi rủa, nhưng mình phải chê vì nếu dùng bình thường thì miễn bàn. Nhưng dùng có dính đến văn hóa thì không được. Phải chê để họ biết sai!
Nếu cách đây cả trăm năm các nhà ngôn ngữ học làm theo cách của bạn nghĩa là gọi Hi lạp là Triết Khuê, Anh là Phương thiên đảo quốc, Pháp là Khẳng Khái... thì bây giờ cũng chấp nhận thôi.
Hoàn toàn đồng ý với bạn về điểm này!
Tại sao lúc đó ai cũng biết xứ Thiên Trúc là India mà không chịu sửa, cứ gọi là Ấn độ thì chắc bác hiểu rõ nhỉ ?
Cái này thì mình không biết, bạn giải thích cho mình nghe thử????!!!
bạn luôn nhớ cuối đời nhà Thanh( lúc phương Tây bắt đầu qua giao thương). triều mãn thanh đã thối nát lắm rồi. Không còn thời kỳ huy hoàng rực rỡ của mấy trăm năm trước đâu nhá! Bạn nhớ thời Càn Long được cho là mạnh nhất nhưng vẫn yếu hơn VN nhá! Lúc đó Nguyễn Huệ tính chuyện đòi Lưỡng Quảng về. Không đòi được là coi chừng ổng đánh vô tới Bắc Kinh nhá!
Và con đường tơ lụa cũng đã bị dẹp ít nhất cũng vài trăm năm nên khi qua lăng kính tiếng Tây thì mấy dịch giả chả biết cái nước India mà phương Tây gọi là tên cũ là gì nhá và cũng chả biết nó nằm ở đâu! Nếu biết giỏi lắm thì cũng lờ mờ nghe mấy ông Tây kể sơ sơ về nó thôi! Còn mình biết là do được nhiều chuyên gia ngôn ngữ học nghiên cứu bao nhiêu năm. Những người này phải biết nhiều ngôn ngữ, học đọc tài liệu của các nước đó từ cổ chí kim, rồi tổng hợp lại mới ra được kết quả nhá!
Dù sao thì cũng ủng hộ quan điểm về cách sử dụng ngôn ngữ của bạn.
Mục đích của mình đưa ra bài này chỉ là giúp mọi người thấy những cái dở, rồi cùng nhau quan tâm đến tiếng Việt để giúp cho nó đẹp và sáng như thời cách đây hơn 30 năm về trước. Nếu nhà nhà đều quan tâm học hỏi, rồi họ đem dạy cho con cái, người người đều rõ chữ Việt hay đẹp, thông thạo , hiểu rõ chữ này phải dùng như thế nào và hoàn toàn không dùng theo thói quen nữa thì lúc đó sẽ không còn những cái như là thảm họa nhạc việt, nhạc mì ăn liền mà sẽ có được những thế hệ tài năng như Phạm Duy, Văn Cao, TCS, Ngô Thụy Miên,..... rồi trong các lĩnh vực khác đều trăm hoa đua nở. Lúc đó mình sẽ thật sự hạnh phúc.
mà nói thêm cái thảm họa nhạc mì ăn liền hay nhạc teen cũng không phải lỗi tại họ mà lỗi là do hệ thống giáo dục đào tạo ra những người chữ Việt không thông, thì khi viết nhạc làm sao mà biết đường chọn được chữ hay chữ đẹp mà viết được những lời ca đặc sắc như xưa được.
 

baolam1905

Member
Ðề: Chữ và nghĩa , xét về khía cạnh dịch thuật!

bạn à! thời chữ đó là đang nói là trong phim thanh xà bạch xà! thời đó mà đó là ở tàu, không ai dùng chữ nhà trọ cả bạn à! thời nào thì phải dùng chữ thời đó! còn người đời sau nên học để biết! người càng hiểu biết nhiều thì càng có lợi thôi! mà đặt biệt thì những chữ đó ko xa lạ gì với dân VN đặt biệt là những người khoảng U50! còn đa số dân sau 75 mù Hán Việt là do nền giáo dục.Một chương trình giáo dục ngu dân! bây giờ cải cách cho đã! cuối cùng hiện tại lại chạy về cách dạy của trước 75
Bác chém nhẹ tay thôi ! Không khéo người ta lại hiểu nhầm sau 75 con cháu chúng ta do chương trình giáo dục nên ngày càng ngu hơn thì khổ; mà khổ hơn nữa là hiểu theo kiểu : do nền giáo dục làm người dân mù hán Việt nên nền giáo dục đó là nền giáo dục làm ngu dân ---> từ hán Việt cũng có vị trí nhất định nhưng không thể quan trọng tới mức đó chứ? Em cũng bức xúc với tình nền giáo dục hiện tại lắm nên cũng hiểu sự bức xúc bác, có điều chém thế có hơi quá!

Lại bàn về ngôn ngữ. Cá nhân em khâm phục những hiểu biết về ngôn ngữ của bác và sẵn sàng tiếp thu học hỏi những kiến thức đó. Tuy nhiên do cách bác viết, với em, nói thẳng ra là "như bố người ta" vậy, khẳng định bác đúng và người khác thì sai, sai và cả ngu nữa, điều đó khiến cho em và nhiều người cảm thấy khó chịu và khó tiếp thu. Về lý sai thì ngu thì phải sửa, nhưng về tình chửi thế bố ai chịu sửa không?
Với em, một đứa học về kỹ thuật, ngôn ngữ hay văn hóa là những kiến thức động và có sự thay đổi, tiến hóa, biến hóa rất nhiều, và đôi khi rất nhanh theo thời gian. Chỉ cần xem lại thử vài phim của vài chục năm trước thôi là đã thấy khác biệt thế nào với hiện tại, vậy thì nói gì tới những điều của trăm năm, nghìn năm trước sao có thể giữ nguyên không thay đổi được. Kiến thức hay, đúng lúc nào cũng nên học hỏi, nhưng học hỏi rồi áp dụng như thế nào là do mình. Em tiếp thu những kiến thức của bác về các tên nước,tên người, về nguồn gốc, ý nghĩa...quả thật nó khá thú vị. Nhưng bảo em đem những tên đó, từ đó vào dùng trong cuộc sống hiện tại, xin thưa là không thể. Đừng bảo em phải ăn nói như các cụ của thế kỷ 19 vì sẽ chẳng ai hiểu em trong thế kỷ 21 này cả, đừng nói đến đúng sai ở đây vì nó chẳng có nghĩa lý gì khi ngôn ngữ mà không thể dùng giao tiếp được! Có thể ngôn ngữ bây giờ dùng từ không đúng với ý nghĩa gốc của từ mà bác đã dày công nghiên cứu ra, nói theo bác là "dùng sai". Nhưng nếu "dùng sai từ" mà mọi người đều hiểu đúng ý của mình, nếu cố ý dùng sai như một cách tạo ý nghĩa nội dung mới cho từ đó để phù hợp với xã hội hiện đại thì sao? một từ cũ được dùng với một ý nghĩa mới, hoặc một từ mới được thay thế cho từ cũ trong một thời đại mới, vậy là dùng sai hay là quy luật phát triển tự nhiên của ngôn ngữ?

Trong những post trên, bác phân tích nhiều từ Hán Việt và chê bai khá mạnh mẽ giới trẻ giờ do kiến thức về từ Hán Việt quá tệ. Xin thưa, nếu em chỉ làm việc trong những ngành nghề hiện đại, về kỹ thuật hay CNTT hay tài chính gì gì đó, không tiếp xúc nhiều với văn hóa xưa, kể cả qua sách báo phim ảnh cũng không thích dính dáng gì đến những thứ xa xưa cả, chỉ thích hiện đại và những gì mới mẻ nhất..thì vốn Hán Việt em cần được trang bị có lẽ ít, ít lắm so với tiêu chí của bác đó. Kiến thức cần phải học hỏi tiếp thu nhưng không thể tiếp thu tất cả, vì vậy trước hết hãy chọn những thứ có ích nhất cho mình. Không biết bác lớn tuổi chưa nhưng sợ rằng bác không thể cảm nhận được áp lực từ cái guồng quay của xã hội hiện đại đang thúc ép sau lưng những người trẻ chúng em như thế nào đâu. Em không nói chạy theo những điều đó là tốt xấu đúng sai, em chỉ nói đó là thực trạng hiện giờ, trước khi phê phán mạnh tay bác nên cân nhắc và nghĩ thoáng một chút . Có thể bác có thời gian tìm hiểu thời xưa cổ nhân đã chỉ chữ Minh dùng khác chữ Quang thế nào chứ người trẻ bọn em thì dùng quách chữ sáng luôn khỏi suy nghĩ, có thể sai chút ít với "cổ nhân" nhưng với những người hiện đại thì không vấn đề gì!

Em không phải dân ngôn ngữ học, những gì nói ở trên mang tính chất lập luận, hay có thể nói là "lý sự" với bác cũng được. Nhưng cái điều em muốn làm rõ qua đó là : bàn về ngôn ngữ học cũng như bàn về văn hóa, bàn về xã hội... có nhiều cách hiểu và tiếp cận tùy theo thời đại, tùy theo nhận thức và tuổi tác, và quan trọng hơn hết là không có một tiêu chuẩn thống nhất bắt buộc đúng cho tất cả mọi người với tuổi tác, thời đại, trình độ, nhận thức khác nhau như vậy được. vậy nên mong bác đừng cứng nhắc theo kiểu: phải thế này mới đúng, thế kia sai bét, dốt..thiếu hiểu biết.. Bác có đúng về mặt lịch sử, về phân tích từ nguyên nhưng không có nghĩa bác đúng và duy nhất đúng về xã hội, về áp dụng và cách dùng...

Một vài lời tâm huyết của một người trẻ, mong bác đọc và cố gắng nghĩ thoáng một chút để hiểu cho.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

baolam1905

Member
Ðề: Chữ và nghĩa , xét về khía cạnh dịch thuật!

vào đây thấy topic Thanh Xà Bạch Xà lại làm mình nhớ tới chuyện mà thể hiện là dân VN hiện nay dốt Hán Việt quá( đành rằng là gốc tàu nhưng thực tế các cụ ta đã bổ sung nó vào tiếng việt thì người Việt cũng nên học để mà dùng chứ).Trong phim khi Lâm phong nói: Anh có một ước nguyện là xây dựng được một Dược Điếm để giúp người! thì cả phòng ồ lên cười hô hố la lên: điếm , điếm. Rồi 2 con nhỏ ngồi cạnh bên lên tiếng: điếm là gì vậy! hết hồn chưa! dân bây giờ trình độ Hán Việt kém không chịu nổi!
À, nhân tiện chưa ngủ được nên moi chuyện này lên chém vài câu!
Phải nói là có hơi buồn vì từ dược điếm mà các bạn trẻ ấy cũng không hiểu và cười nhạo như thế, thông cảm với bác điều này.
Nhưng cũng đồng quan điểm với những bạn cho rằng nên dịch là phòng thuốc hay nhà thuốc thay cho dược điếm. Lý do:
1. Các cụ có thể "mượn" của tàu một số từ thì ta cũng có thể "trả lại" không dùng nếu có từ thay thế thích hợp, không nên lạm dụng từ hán Việt nhiều quá.
2. Phim này bối cảnh của tàu thời xưa, nhưng là thời nào? có phải là một thời gian cụ thể với nhân vật cụ thể trong lịch sử hay không? nếu là phim lịch sử em đồng ý phải tuân thủ tối đa việc bám sát thời đại, nhưng là một phim thần thoại thế này bác có chắc là trang phục, kiến trúc, phố xá, nhà cửa,văn hóa sinh hoạt...được dàn dựng trong phim là chính xác với cái "thời đó" mơ hồ nào đó không, đó là chưa nói ngay cả trong ngôn ngữ gốc trên phim có sử dụng đúng kiểu không hay sử dụng cách nói hiện đại của TQ ngày nay? Đừng nói chi xa xôi, chỉ so sánh với những phiên bản khác của bộ phim trước đó cũng đủ thấy những dấu ấn cách tân hiện đại trong phim rồi. Phim gốc đã thế sao mình khi chuyển ngữ cứ phải cứng nhắc?
3. Ngôn ngữ có sinh ra cũng có thể mất đi khi không ai còn dùng nữa. Cái từ lữ điếm hay dược điếm, với trình độ hiểu biết có hạn của em, em cho gần như đã chết rồi, chỉ còn biết qua sách vở, giờ chẳng mấy ai dùng giao tiếp nói chuyện thường ngày nữa. Một từ đã chết, đã không hợp thời nữa sao cứ cố vực nó dậy để gây khó khăn cho người khác?
Với em khi xem phim đọc thấy chữ dược điếm, tuy vẫn hiểu được ý nghĩa nhưng không khỏi hơi sốc và khó chịu vì cảm giác lạ lẫm không cần thiết mà nó mang lại trong khi mạch phim đang suôn sẻ.
Chém thêm vài câu ở đây không có ý nói nhều về phim, chỉ là thấy bác quá cứng nhắc và quan trọng hóa trong việc dùng từ Hán Việt, có vẻ như bác bị ám ảnh trong chuyên môn tìm hiểu về từ nguyên hay sao nên đụng đâu cũng phân tích từ dù việc đó đôi khi không cần thiết lắm!!
 

symphony

Well-Known Member
Ðề: Chữ và nghĩa , xét về khía cạnh dịch thuật!

Xét về bản chất, chữ là một phương tiện, còn nghĩa cũng chỉ là một chức năng cơ bản của ngôn ngữ mà thôi. Mà ngôn ngữ thì lại là một công cụ dùng để diễn đạt thông tin. Trong trường hợp này thì những thứ như Ấn Độ hay Hi Lạp làm rất tốt công việc của nó.

Còn về vấn đề giữ gìn ngôn ngữ mẹ đẻ của mình hay nói văn vẻ hơn là giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt thì theo mình cũng không nên quan trọng hóa, bởi như mọi sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới khách quan, nó cần và phải được phát triển và tiến hóa một cách tự nhiên, phù hợp với hoàn cảnh sống.

Hiện nay quá nhiều người cứ cho những từ lơ lớ tiếng Anh, tiếng Pháp là "không trong sáng" và tìm cách việt hóa một cách rập khuôn. Nhưng theo mình thì "xì teen" là "xì teen", có dịch hay việt hóa kiểu gì đi nữa thì cũng không thể tìm được một từ tiếng Việt để diễn đạt được nghĩa của nó. Mà nếu không làm được gì thì tốt nhất là cứ để nó phát triển một cách tự nhiên.
 

scotty

Well-Known Member
Ðề: Chữ và nghĩa , xét về khía cạnh dịch thuật!

Chủ đề của thớt là "Chữ và nghĩa, xét về khía cạnh dịch thuật!", nên scotty cho là không giới hạn bàn luận ở "chữ và nghĩa Hán Việt"...

1. Trong lúc scotty đang ngao du thớt này thì nhận được một PM (cách post này khoảng 2 phút) của một bác nhờ giúp dịch "Not So Naive algorithm". scotty đã trả lời rồi. Tuy nhiên, sẵn đang ở thớt này nên post lên đây tham khảo thêm ý kiến khác của anh em.

2. Xin bàn về dịch word by word mà trong một post trên có đề cập. Trong thớt này của scotty, có một câu tiếng Anh "If loving you is wrong, babe. Oh, I don't wanna be right!" và scotty dịch là "Nếu yêu em là ngang trái, anh thà chịu sai còn hơn!". Theo anh em, dịch như vậy có ổn không?

Xin cảm ơn anh em đã quan tâm :D
 

HDCP

Super Moderators
Ðề: Chữ và nghĩa , xét về khía cạnh dịch thuật!

“Những người dạy trong ngành giáo dục đa số là dốt! (bạn ko tin thì đi hỏi những người lớn tuổi đi) thời sau năm 75 , ai cùng đường ko còn chỗ nào làm thì xin vào ngành giáo dục đi dạy. Một nền giáo dục như vậy hỏi sao đa số học sinh ko đốt, rồi khi nó dốt thì đổ tội tại nó lười, cách dạy sử đầy tính tuyên truyền và khô khan, đám học sinh chán, ko học. Sau đó la hét kêu gào thét: học sinh quay lưng với sử. Rồi nào là người Việt mà ko biết gì về sử Việt( có dạy đâu mà biết, toàn là chống Mỹ, chống Pháp, rồi dạy lòg thù hận). Thời đi học. Mình ko bao giờ đọc học sử trong sách giáo khoa , thi toàn là copy. Nhưng mình đã dám mượn nguyên bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư về đọc đó.”

Chẳng biết bạn là ai, bao nhiêu tuổi, học vấn đến đâu, nhưng theo như cách nói của bạn tôi có thể hình dung bạn là người am hiểu chữ nghĩa. Qua đọc những lý giải của bạn về một số vấn đề “chữ và nghĩa trong dịch thuật”, tôi còn rất băn khoăn về một số điểm mà bạn đã đặt ra. Tôi mong bạn có một bài viết thật đầy đủ hơn, khoa học hơn và có dẫn chứng cụ thể, xác đáng để người đọc thấy rõ vấn đề hơn không? Và qua đây, cũng mong bạn khoan đã vội hô hào kẻ này ngu, kẻ kia dốt, nền giáo dục lạc hậu, điều này chỉ làm cho mọi người thấy bạn chỉ là kẻ phàm phu trong khoa học mà thôi.
Trở lại một số bài viết của bạn nhé!

“Ai đọc một số tài liệu về lịch sử văn hóa Tây Á trong đó có Hindu giáo. Sẽ có nghe nhắc tới một cái đạo mà gọi tiếng việt là bà la môn. Nghe cái tên mình cảm thấy cái đạo nhảm rồi đạo gì là đạo bà la với ông mắng.
Thực sự thì đó là sự dốt nát của những người dịch giả hiện đại khi dịch bừa phiên âm đại để dùng khi không biết rằng , các bật tiền nhân của ta đã có chữ thật đẹp và sát với nghĩa để gọi nó. Thực sự thì đạo này nó có gốc tích từ hindu giáo( đừng gọi ấn độ giáo vì nó là đọc trại một cách ngu dối từ chữ hindu ra). và phiên âm là: Brahman và dịch sang tiếng Việt với tên thật đẹp là: Phàm Thiên giáo.
Đạo này có từ lâu đời rồi và phàm thiên là gì? Phàm thiên nghĩa là : bao gồm mọi thứ trong trời đất mà thực tế chính là ám chỉ đến khí quyển. Khí quyển bao bọc toàn bộ sự sống của sinh linh và đó chính là nguồn gốc phát tích ra đạo này và nó cũng là một trong vài đạo giáo cổ nhất thế giới.Nên từ nay đừng gọi là bàlamôn nghe khó chịu lắm. Hãy cùng nhau sửa và gọi là Phàm Thiên giáo thì đẹp biết bao.”

Tôi thì không nghiên cứu nhiều về điều này, nhưng nếu bạn đã phản đối việc dùng từ như trên là sai thì cũng mong bạn nói rõ hơn cho người ta hiểu cặn kẽ như: đạo Balamon nó ra đời từ năm nào? Tên gốc của nó là gì? Mục đích ra đời? Và vì sao nó lại có nhiều cách gọi khác nhau như vậy? Và việc thay đổi tên gọi như hiện nay nó làm mất đi cái gì về mặt tư tưởng so với tên gốc của nó? Và các dịch giả của ta phiên âm như hiện nay nó sai ở điểm nào? (bạn đừng nói phát âm bà – la- môn” là không có nghĩa nhé, vì theo ngu ý của tôi nó chỉ là cách phát âm mà thôi, còn chữ nghĩa không thay đổi so với tiếng gốc (Brahman). Nói cụ thể như vậy thì may ra mới thuyết phục được người khác!
Cũng vậy, bạn nói đạo này về ta lại được gọi với một cái tên mĩ miều “Phàm Thiên Giáo” Vậy cái tên này xuất hiện ở ta từ thời nào? Do ai khởi xướng? Nó được ghi ở sách nào? Cái tên này có được phổ biến hay không? Và vì sao hiện nay tên gọi đó lại không được dùng nữa? Và bạn có thể nói rõ hơn cho người khác hiểu cơ chế dịch từ Brahman lại có nghĩa tương đương với cụm từ “Phàm Thiên Giáo”? Cái này cần nói rõ vì nhiều người ở đây không phải là nhà dịch thuật.
Nhìn lại trong bài viết trên bạn, bạn chưa làm được như vậy mà chỉ ngồi phán kiểu đánh đố thiên hạ thế kia thì việc người ta chưa nuốt trôi được cái bạn nói âu cũng chẳng có gì khó hiểu cả!
Bàn về cách phát âm tên gọi và cách kí âm của ta hiện nay, bạn có viết:

“…Nói tới cái nước mà bây giờ gọi tên là Ấn độ thì phải nói luôn. Đây cũng là cái tên đọc trại mấy lần của tên nước có Hindu giáo. Đọc tới đây mọi người sẽ thấy chữ Ấn độ đọc giống giống chữ Hindu. Thực tế nguyên gốc tích nó là thế này: Sau thời tự trị có nền văn hiến riêng, thì nước này bị một sắc dân khác nếu mình nhớ ko lầm là vương quốc Ba Tư chiếm đánh và cai trị họ. Thì họ chỉ biết rằng nước này chủ yếu là Hindu giáo. Thế là khi người phương tây tới: họ hỏi vùng đất này là vùng đất gì. Nhưng tiếc thay là họ chỉ biết cai trị mà không biết gì về văn hóa hay..về đất nước này và họ trả lời là: Indu. Thế là người phương Tây ký âm theo tiếng Phương Tây là: India. Thế là trên bản đồ tới giờ xuất hiện nước tên India. Trong khi đó mấy anh dịch giả Việt Nam và cả Trung Quốc, cứ thế dịch luôn cái tên đó sang tiếng nước mình thành: Ấn Độ. Vậy cái tên người viết khen đẹp và gốc là tên gì??
Nếu ai mê bộ Tây Du Ký luôn biết rằng Tam Tạng theo lời Quán Âm bồ tát đi qua một đất nước để lấy kinh và ai cũng biết đó là nước Ấn Độ ngày nay. Vậy cái tên thật đẹp trong phim là tên gì, rất đơn giản: Thiên trúc. Đây là tên phiên âm chính xác từ tên gốc của nước India từ thời xưa. Vậy từ nay nên gọi là Thiên trúc cho đẹp và đúng với gốc tích văn hóa của người ta hay gọi cái tên nôm na vô nghĩa Ấn độ kia???
Còn biết bao nhiêu cái tên thật đẹp của những nước có quan hệ văn hóa,giao thương của ta từ hơn ngàn năm trước mà giờ ta lại quên và gọi với những cái tên lơ lớ bây giờ như: Hi lạp, Hàn Quốc, Campuchia, Thái lan, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, I rắc, Lào,....”

Theo tôi, tên gọi nó có thể thay đổi theo từng thời kì, từng chế độ khác nhau. Cũng như Việt Nam đã bao phen thay đổi niên hiệu vậy. Cái nào phù hợp và số đông chấp nhận thì đó là quy luật phát triển, ngay cả hệ tư tưởng cũng chưa chắc nó đã chịu nằm yên một chỗ?
Vì vậy cũng không thể nói chúng ta phát âm tên của một số nước khác: Hy Lạp, Pháp, Thổ Nhĩ Kì, Lào, … như hiện nay là ngu là thiếu hiểu biết được. (Mặc dù tôi cũng đồng tình với bạn ở chỗ cũng cần phải biết cái tên gốc của nó là gì nhưng không nhất thiết phải thay đổi tên gọi như hiện nay.) Cho nên cái bạn nói ở đây cũng chỉ là tham khảo cho thú vị mà thôi cũng chẳng có ý nghĩa gì lắm về mặt khoa học và văn hóa. Vì sao tôi lại nói vậy: Vì văn hóa nó có tính bền vững, tìm hiểu văn hóa dĩ nhiên là nó phải gắn với từng thời kì, từng giai đoạn cụ thể. Việc phát âm tên một quốc gia như của ta nó không làm mất đi cái văn hóa vốn có của họ.
Tiếp theo bạn bàn về cách dùng chữ Hán hiện nay?

“Thêm một chuyện nữa nè, cho cãi đã luôn! Câu chuyện về nguồn gốc của dân tộc Việt Nam! ai cũng biết dân việt do mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân sinh ra!
Vậy một câu chuyện thuần Việt tại sao lại xuất hiện 2 cái tên rặc Tàu như vậy??? có ai thắc mắc không! Cái này phải nói là tội nghiệp dân việt lúc đó chưa có chữ khi nhà Tần hay Hán gì đó( có lẽ là Hán vì Hán Việt là ghép từ chữ Hán của thời Hán( Lưu Ban(Bang)- chả hiểu sao mấy cha XHCN lại dùng chữ Lưu Ban để chỉ là ở lại lớp - có lẽ vì Lưu Ban học dốt nổi tiếng nhất) với chữ việt của tộc Việt.Lạc Long Quân thì mình có thể đoán ra được là vua rồng( có thể nói là 2 chữ thuần Việt). Họ dùng chữ Hán chép xuống nên mới ra chữ Âu Cơ - Cơ tức là từ chỉ người con gái ví dụ như Soái Văn Cơ, Thạch Cơ,... và từ Âu thì không biết người ta dịch từ chữ gì ra thành chữ Âu vì ngày nay ko ai biết được chữ gốc là chữ gì!
Trước khi đoáng chữ Âu là chữ gì thì phải để ý biểu tượng các dân tộc lâu đời trên thế giới. như nước Khẳng Khái(Pháp) là con gà trống go loa. Nước Mexico là con đại bàng ngậm con rắn đậu trên cây xương rồng.,... thì có một số nước biểu tượng là 2 con vật , một là con dưới nước là con rắn, rồng,.. một con là bay trên trời( vì người ko thể sống dưới nước và bay trên trời nên họ cho là 2 con này có sự phi thường).
Nên có thể đoán là chim, và người Hán đoán là loài chim giao cấu được với rồng sống ở biển thì phải là chim biên, nên dùng chữ Âu của Hải Âu nên mới có chữ Âu Cơ.
Rồi thêm nữa là Chữ European này anh Tàu đọc trại thành Âu thêm chữ Châu vô thành tên lục địa. Chữ này đọc trại vô nghĩa, dịch đúng chữ European là Phương Tây.
Mà mọi người nên nhớ truyền thuyết về Phương tây họ kể là một người con gái tên là European bị bắt về từ bên Trung đông về vùng đất đó , rồi sinh sôi ra dân tôc Tây Phương” ngày nay. Nên chữ European nghĩa là nàng Phương Tây, còn đọc lơ lớ Âu châu thì gọi là nàng Âu.
Nếu lấy chữ Âu làm chuẩn. Một người học tiếng Việt hoặc một người Việt ngứa mắt thông hiểu mấy chuyện này hỏi. Thế cái bà Âu của Âu Châu với bà Âu -tổ của nước Việt ngày nay dính gì đến nhau sao lại cùng tên? vậy các bác trả lời sao, chả nhẽ nói cùng tên. Sao giải thích kiểu cùi bắp đó được.

Tôi rất đồng tình với cách giải thích như bạn conghieu1978 đã nói rõ ở trên. Cách giải thích dễ hiểu, có cơ sở khoa học của nó.
Ở đây mình cũng xin có một vài ý kiến với bạn về việc bạn lăn tăn vì sao trong truyền thuyết trên, cái tên Âu Cơ và Lạc Long Quân lại dùng từ Hán Việt. Thực ra gọi như thế cũng là chuyện bình thường, bởi vì tên người, tên địa lí của ta hiện nay cũng thường sử dụng từ Hán Việt cơ mà. Hơn nữa đây lại là một tác phẩm văn học dân gian (có tính chất truyền miệng) nên việc dùng từ Hán Việt để gọi tên cũng không phải hiếm. Vả lại truyện này mãi sau này nó mới được ghi thành văn bản. Nói đến điều này tôi lại sực nhớ đến truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giày” của ta. Mỗi khi Tết đến nhà nào cũng có bánh chưng và trên bàn thờ tổ tiên ngoài bánh chưng còn có cả bánh chày (miền Nam gọi là bánh Tét) vậy thử hỏi bánh chưng có trước hay bánh chày có trước? Trả lời được câu hỏi này, ta cũng phải tìm hiểu cái gốc tích của nó. Vậy là, muốn tìm hiểu nghĩa của từ Âu Cơ… ta cũng trở về với gốc tích của nó chứ không thể phiên bừa bậy bạ như bạn được.
Nói tóm lại, đã nói đến khoa học thì cũng mong bạn hãy chỉ ra tường tận cho người khác hiểu. Và khi đã nói thì phải đưa ra dẫn chứng cụ thể, đừng nói theo kiểu “úp mở, đánh đố”. Khi chưa có cơ sở vững chắc, chưa được chấp nhận thì khoan đã vội lên lớp người khác!
Cho nên tôi lại trở lại với lời này của bạn:

“Những người dạy trong ngành giáo dục đa số là dốt! (bạn ko tin thì đi hỏi những người lớn tuổi đi) thời sau năm 75 , ai cùng đường ko còn chỗ nào làm thì xin vào ngành giáo dục đi dạy. Một nền giáo dục như vậy hỏi sao đa số học sinh ko đốt, rồi khi nó dốt thì đổ tội tại nó lười, cách dạy sử đầy tính tuyên truyền và khô khan, đám học sinh chán, ko học. Sau đó la hét kêu gào thét: học sinh quay lưng với sử. Rồi nào là người Việt mà ko biết gì về sử Việt( có dạy đâu mà biết, toàn là chống Mỹ, chống Pháp, rồi dạy lòg thù hận). Thời đi học. Mình ko bao giờ đọc học sử trong sách giáo khoa , thi toàn là copy. Nhưng mình đã dám mượn nguyên bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư về đọc đó.”

Cha ông ta có câu: Tiên học lễ, hậu học văn” “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” chả biết bạn là người nào, học ở đâu lại có thể đi ngược lại điều đó! Bạn nói “Những người dạy trong nghành giáo dục đa số là dốt” vậy bạn đã làm được gì cho giáo dục. Ngay cả cái đạo lí “tôn sư trọng đạo” bạn còn chưa có thì làm sao đủ tư cách để bàn về văn hóa!
Kiến thức là vô biên, việc học là mãi mãi nên cũng mong trong giao tiếp đừng tỏ ra ta là người giỏi nhất! Bản thân có lòng khiêm tốn mới có thể làm cho người khác yêu mến, có yêu mến mới có lòng vị tha bạn nhé! Mong bạn hiểu rõ nó để cho ta có thể bàn tiếp về văn hóa. Có thế bạn nói người khác mới nghe và tôn trọng.
Đôi lời với bạn!
 
Chỉnh sửa lần cuối:

huynhnhan

Banned
Ðề: Chữ và nghĩa , xét về khía cạnh dịch thuật!

Mình rút kinh nghiệm! sau này viết sẽ nhẹ nhàng chứ không bưc bội nữa! vì mình quá bức xúc , ngại viết vì mắc công bị chửi vì khó chịu. Nhưng tính bỏ qua nhưng gặp càng nhiều người tiếp xúc nhiều thì nếu ko nói thì tức lắm.
À bạn à! có thể mình nhỏ tuổi hơn bạn nhiều đó, mình mới có 23 tuổi thôi! Nhưng bạn nói mỗi người có việc phải học riêng. Nhưng theo mình nên học cả hiện đại lẫn cổ để có thể giữ gìn tốt văn hóa, và đọc những tài liệu xưa thì sẽ có nhiều cái hay mình học được đặt biệt là kinh nghiệm của tiền nhân! Nhiều người cho là những sách xưa viết đàng hoàng quá ,ko hay như bây giờ. thực ra ko có đâu! chỉ tại mấy người chỉ lấy những phần nghiêm chỉnh đàng hoàng ra dạy, còn mấy đoạn về xxx, hay tương tự như vậy thì giấu đi, sợ đám trẻ bây giờ biết thì kêu là ông bà xưa cũng đâu có đàng hoàng hơn mình đâu mà lên lớp thì khổ!! Mà nếu bạn có chịu đó học hỏi thì khi đọc sách xưa bạn sẽ thấy họ tả nhiều cảnh phòng the còn chi tiết và ác liệt hơn bây giờ nhiều, nhưng họ dùng lời văn rất đẹp nghe ko thấy tục, nhưng hiểu rõ từ ngữ thì sẽ thấy , độ chi tiết hơn mấy tác phẩm hiện đại này miêu tả nhiều!
Nhưng nếu mấy bạn trẻ bây giờ nói sai mà mọi người hiểu đúng thì mình sẽ không nói. Mà đã nói sai, mọi người cứ hiểu lơ mơ như thế, khi dùng lại dùng lơ mơ, đến đứa khác nghe, lại biến đi nữa thì càng ngày càng lệch làm xấu đi.
Thực sự thì ngôn ngữ luôn biến chuyển theo thời gian, nên ko ai bắt nó phải y chang như 200 năm trước. Nhưng căn bản vẫn phải hiểu đúng trước, rồi sau đó từ chuẩn mực đó có thể biến chuyển, những biến chuyển đó sẽ sâu sắc và hay hơn. Thực sự thì ngôn ngữ bây giờ có nhiều từ mới khá hay đó! nhưng những từ cũ thì dùng sai lệch nhiều quá.
Bạn nói là bạn cứ dùng từ sáng cho đơn giản. Nhưng khi cần thiết vẫn phải dùng từ minh và từ quang bạn à. Đâu phải lúc nàocũng dùng từ sáng được đâu. Như dùng từ minh ngọc mà bạn dùng từ sáng ngọc thì nghe có được ko! dĩ nhiên là ko!! nên điều cốt yếu là vẫn phải học thôi bạn à! giả sử như khi bạn đi làm ăn giao tiếp mà bạn nói chuyện với đối tác, bạn dùng từ bậy, đối tác biết thì lúc đó người ta sẽ coi trọng bạn ko??? ....nhiều trường hợp xảy ra lắm. Nên vẫn cần phải học bạn à!
Bác chém nhẹ tay thôi ! Không khéo người ta lại hiểu nhầm sau 75 con cháu chúng ta do chương trình giáo dục nên ngày càng ngu hơn thì khổ; mà khổ hơn nữa là hiểu theo kiểu : do nền giáo dục làm người dân mù hán Việt nên nền giáo dục đó là nền giáo dục làm ngu dân ---> từ hán Việt cũng có vị trí nhất định nhưng không thể quan trọng tới mức đó chứ? Em cũng bức xúc với tình nền giáo dục hiện tại lắm nên cũng hiểu sự bức xúc bác, có điều chém thế có hơi quá!

Lại bàn về ngôn ngữ. Cá nhân em khâm phục những hiểu biết về ngôn ngữ của bác và sẵn sàng tiếp thu học hỏi những kiến thức đó. Tuy nhiên do cách bác viết, với em, nói thẳng ra là "như bố người ta" vậy, khẳng định bác đúng và người khác thì sai, sai và cả ngu nữa, điều đó khiến cho em và nhiều người cảm thấy khó chịu và khó tiếp thu. Về lý sai thì ngu thì phải sửa, nhưng về tình chửi thế bố ai chịu sửa không?
Với em, một đứa học về kỹ thuật, ngôn ngữ hay văn hóa là những kiến thức động và có sự thay đổi, tiến hóa, biến hóa rất nhiều, và đôi khi rất nhanh theo thời gian. Chỉ cần xem lại thử vài phim của vài chục năm trước thôi là đã thấy khác biệt thế nào với hiện tại, vậy thì nói gì tới những điều của trăm năm, nghìn năm trước sao có thể giữ nguyên không thay đổi được. Kiến thức hay, đúng lúc nào cũng nên học hỏi, nhưng học hỏi rồi áp dụng như thế nào là do mình. Em tiếp thu những kiến thức của bác về các tên nước,tên người, về nguồn gốc, ý nghĩa...quả thật nó khá thú vị. Nhưng bảo em đem những tên đó, từ đó vào dùng trong cuộc sống hiện tại, xin thưa là không thể. Đừng bảo em phải ăn nói như các cụ của thế kỷ 19 vì sẽ chẳng ai hiểu em trong thế kỷ 21 này cả, đừng nói đến đúng sai ở đây vì nó chẳng có nghĩa lý gì khi ngôn ngữ mà không thể dùng giao tiếp được! Có thể ngôn ngữ bây giờ dùng từ không đúng với ý nghĩa gốc của từ mà bác đã dày công nghiên cứu ra, nói theo bác là "dùng sai". Nhưng nếu "dùng sai từ" mà mọi người đều hiểu đúng ý của mình, nếu cố ý dùng sai như một cách tạo ý nghĩa nội dung mới cho từ đó để phù hợp với xã hội hiện đại thì sao? một từ cũ được dùng với một ý nghĩa mới, hoặc một từ mới được thay thế cho từ cũ trong một thời đại mới, vậy là dùng sai hay là quy luật phát triển tự nhiên của ngôn ngữ?

Trong những post trên, bác phân tích nhiều từ Hán Việt và chê bai khá mạnh mẽ giới trẻ giờ do kiến thức về từ Hán Việt quá tệ. Xin thưa, nếu em chỉ làm việc trong những ngành nghề hiện đại, về kỹ thuật hay CNTT hay tài chính gì gì đó, không tiếp xúc nhiều với văn hóa xưa, kể cả qua sách báo phim ảnh cũng không thích dính dáng gì đến những thứ xa xưa cả, chỉ thích hiện đại và những gì mới mẻ nhất..thì vốn Hán Việt em cần được trang bị có lẽ ít, ít lắm so với tiêu chí của bác đó. Kiến thức cần phải học hỏi tiếp thu nhưng không thể tiếp thu tất cả, vì vậy trước hết hãy chọn những thứ có ích nhất cho mình. Không biết bác lớn tuổi chưa nhưng sợ rằng bác không thể cảm nhận được áp lực từ cái guồng quay của xã hội hiện đại đang thúc ép sau lưng những người trẻ chúng em như thế nào đâu. Em không nói chạy theo những điều đó là tốt xấu đúng sai, em chỉ nói đó là thực trạng hiện giờ, trước khi phê phán mạnh tay bác nên cân nhắc và nghĩ thoáng một chút . Có thể bác có thời gian tìm hiểu thời xưa cổ nhân đã chỉ chữ Minh dùng khác chữ Quang thế nào chứ người trẻ bọn em thì dùng quách chữ sáng luôn khỏi suy nghĩ, có thể sai chút ít với "cổ nhân" nhưng với những người hiện đại thì không vấn đề gì!

Em không phải dân ngôn ngữ học, những gì nói ở trên mang tính chất lập luận, hay có thể nói là "lý sự" với bác cũng được. Nhưng cái điều em muốn làm rõ qua đó là : bàn về ngôn ngữ học cũng như bàn về văn hóa, bàn về xã hội... có nhiều cách hiểu và tiếp cận tùy theo thời đại, tùy theo nhận thức và tuổi tác, và quan trọng hơn hết là không có một tiêu chuẩn thống nhất bắt buộc đúng cho tất cả mọi người với tuổi tác, thời đại, trình độ, nhận thức khác nhau như vậy được. vậy nên mong bác đừng cứng nhắc theo kiểu: phải thế này mới đúng, thế kia sai bét, dốt..thiếu hiểu biết.. Bác có đúng về mặt lịch sử, về phân tích từ nguyên nhưng không có nghĩa bác đúng và duy nhất đúng về xã hội, về áp dụng và cách dùng...

Một vài lời tâm huyết của một người trẻ, mong bác đọc và cố gắng nghĩ thoáng một chút để hiểu cho.
 

huynhnhan

Banned
Ðề: Chữ và nghĩa , xét về khía cạnh dịch thuật!

bạn à chữ thuốc là chữ quá hiện đại bạn à! mà chữ nhà theo định nghĩa nó là nơi để ở: không thể là nơi kinh doanh được . Tiếng Việt hiện đại thiếu chữ nên dùng bừa thôi bạn à. Mình thì vẫn thích chữ thời nào dùng cho thời đó. Kể cả phim hiện đại mà dùng ngôn ngữ sai vùng mình cũng không thích. Ví dụ: Cánh Đồng Bất Tận, vai Sương. trong phim một bà bắc kỳ vào miền Tây. giọng nói thì bắc zặc! nhưng ngôn từ và cấu trúc văn phạm lại rặc miền Tây! làm mình vô cùng khó chịu khi xem. Thực sự nhiều người học về văn học cũng thấy điều này( mình dân tay ngang và là dân học kỹ thuật).


À, nhân tiện chưa ngủ được nên moi chuyện này lên chém vài câu!
Phải nói là có hơi buồn vì từ dược điếm mà các bạn trẻ ấy cũng không hiểu và cười nhạo như thế, thông cảm với bác điều này.
Nhưng cũng đồng quan điểm với những bạn cho rằng nên dịch là phòng thuốc hay nhà thuốc thay cho dược điếm. Lý do:
1. Các cụ có thể "mượn" của tàu một số từ thì ta cũng có thể "trả lại" không dùng nếu có từ thay thế thích hợp, không nên lạm dụng từ hán Việt nhiều quá.
2. Phim này bối cảnh của tàu thời xưa, nhưng là thời nào? có phải là một thời gian cụ thể với nhân vật cụ thể trong lịch sử hay không? nếu là phim lịch sử em đồng ý phải tuân thủ tối đa việc bám sát thời đại, nhưng là một phim thần thoại thế này bác có chắc là trang phục, kiến trúc, phố xá, nhà cửa,văn hóa sinh hoạt...được dàn dựng trong phim là chính xác với cái "thời đó" mơ hồ nào đó không, đó là chưa nói ngay cả trong ngôn ngữ gốc trên phim có sử dụng đúng kiểu không hay sử dụng cách nói hiện đại của TQ ngày nay? Đừng nói chi xa xôi, chỉ so sánh với những phiên bản khác của bộ phim trước đó cũng đủ thấy những dấu ấn cách tân hiện đại trong phim rồi. Phim gốc đã thế sao mình khi chuyển ngữ cứ phải cứng nhắc?
3. Ngôn ngữ có sinh ra cũng có thể mất đi khi không ai còn dùng nữa. Cái từ lữ điếm hay dược điếm, với trình độ hiểu biết có hạn của em, em cho gần như đã chết rồi, chỉ còn biết qua sách vở, giờ chẳng mấy ai dùng giao tiếp nói chuyện thường ngày nữa. Một từ đã chết, đã không hợp thời nữa sao cứ cố vực nó dậy để gây khó khăn cho người khác?
Với em khi xem phim đọc thấy chữ dược điếm, tuy vẫn hiểu được ý nghĩa nhưng không khỏi hơi sốc và khó chịu vì cảm giác lạ lẫm không cần thiết mà nó mang lại trong khi mạch phim đang suôn sẻ.
Chém thêm vài câu ở đây không có ý nói nhều về phim, chỉ là thấy bác quá cứng nhắc và quan trọng hóa trong việc dùng từ Hán Việt, có vẻ như bác bị ám ảnh trong chuyên môn tìm hiểu về từ nguyên hay sao nên đụng đâu cũng phân tích từ dù việc đó đôi khi không cần thiết lắm!!
 

huynhnhan

Banned
Ðề: Chữ và nghĩa , xét về khía cạnh dịch thuật!

bạn bàn chữ xteen thì mình cũng nói luôn. Bạn dịch nghĩa dùm mình xteen nghĩa là gì đi nhá?? lúc trước mình cũng không hiểu từ này lắm. Nhưng đi học AV thì có một hôm ông thầy hỏi có ai biết tuổi xteen là từ mấy tuổi đến mấy tuổi ko?? thế là ổng giải thích tại sao lại gọi như vậy. Mình hiểu thì thấy 1 điều là mấy bạn trẻ tiếng anh thì ko giỏi, mà suốt ngày lấy chữ tây ra dùng nhiều đến độ mà nhiều lúc xài nó vô nghĩa luôn. Còn chữ này tiếng Việt có nhiều chữ đẹp lắm chứ: tuổi ô mai, tuổi thần tiên, tuổi mộng mơ! đầy bạn à! Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn chuyên viết cho tuổi này nè!
Xét về bản chất, chữ là một phương tiện, còn nghĩa cũng chỉ là một chức năng cơ bản của ngôn ngữ mà thôi. Mà ngôn ngữ thì lại là một công cụ dùng để diễn đạt thông tin. Trong trường hợp này thì những thứ như Ấn Độ hay Hi Lạp làm rất tốt công việc của nó.

Còn về vấn đề giữ gìn ngôn ngữ mẹ đẻ của mình hay nói văn vẻ hơn là giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt thì theo mình cũng không nên quan trọng hóa, bởi như mọi sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới khách quan, nó cần và phải được phát triển và tiến hóa một cách tự nhiên, phù hợp với hoàn cảnh sống.

Hiện nay quá nhiều người cứ cho những từ lơ lớ tiếng Anh, tiếng Pháp là "không trong sáng" và tìm cách việt hóa một cách rập khuôn. Nhưng theo mình thì "xì teen" là "xì teen", có dịch hay việt hóa kiểu gì đi nữa thì cũng không thể tìm được một từ tiếng Việt để diễn đạt được nghĩa của nó. Mà nếu không làm được gì thì tốt nhất là cứ để nó phát triển một cách tự nhiên.
 

huynhnhan

Banned
Ðề: Chữ và nghĩa , xét về khía cạnh dịch thuật!

Chẳng biết bạn là ai, bao nhiêu tuổi, học vấn đến đâu, nhưng theo như cách nói của bạn tôi có thể hình dung bạn là người am hiểu chữ nghĩa. Qua đọc những lý giải của bạn về một số vấn đề “chữ và nghĩa trong dịch thuật”, tôi còn rất băn khoăn về một số điểm mà bạn đã đặt ra. Tôi mong bạn có một bài viết thật đầy đủ hơn, khoa học hơn và có dẫn chứng cụ thể, xác đáng để người đọc thấy rõ vấn đề hơn không? Và qua đây, cũng mong bạn khoan đã vội hô hào kẻ này ngu, kẻ kia dốt, nền giáo dục lạc hậu, điều này chỉ làm cho mọi người thấy bạn chỉ là kẻ phàm phu trong khoa học mà thôi.
Trở lại một số bài viết của bạn nhé!



Tôi thì không nghiên cứu nhiều về điều này, nhưng nếu bạn đã phản đối việc dùng từ như trên là sai thì cũng mong bạn nói rõ hơn cho người ta hiểu cặn kẽ như: đạo Balamon nó ra đời từ năm nào? Tên gốc của nó là gì? Mục đích ra đời? Và vì sao nó lại có nhiều cách gọi khác nhau như vậy? Và việc thay đổi tên gọi như hiện nay nó làm mất đi cái gì về mặt tư tưởng so với tên gốc của nó? Và các dịch giả của ta phiên âm như hiện nay nó sai ở điểm nào? (bạn đừng nói phát âm bà – la- môn” là không có nghĩa nhé, vì theo ngu ý của tôi nó chỉ là cách phát âm mà thôi, còn chữ nghĩa không thay đổi so với tiếng gốc (Brahman). Nói cụ thể như vậy thì may ra mới thuyết phục được người khác!
Cũng vậy, bạn nói đạo này về ta lại được gọi với một cái tên mĩ miều “Phàm Thiên Giáo” Vậy cái tên này xuất hiện ở ta từ thời nào? Do ai khởi xướng? Nó được ghi ở sách nào? Cái tên này có được phổ biến hay không? Và vì sao hiện nay tên gọi đó lại không được dùng nữa? Và bạn có thể nói rõ hơn cho người khác hiểu cơ chế dịch từ Brahman lại có nghĩa tương đương với cụm từ “Phàm Thiên Giáo”? Cái này cần nói rõ vì nhiều người ở đây không phải là nhà dịch thuật.
Nhìn lại trong bài viết trên bạn, bạn chưa làm được như vậy mà chỉ ngồi phán kiểu đánh đố thiên hạ thế kia thì việc người ta chưa nuốt trôi được cái bạn nói âu cũng chẳng có gì khó hiểu cả!
Bàn về cách phát âm tên gọi và cách kí âm của ta hiện nay, bạn có viết:



Theo tôi, tên gọi nó có thể thay đổi theo từng thời kì, từng chế độ khác nhau. Cũng như Việt Nam đã bao phen thay đổi niên hiệu vậy. Cái nào phù hợp và số đông chấp nhận thì đó là quy luật phát triển, ngay cả hệ tư tưởng cũng chưa chắc nó đã chịu nằm yên một chỗ?
Vì vậy cũng không thể nói chúng ta phát âm tên của một số nước khác: Hy Lạp, Pháp, Thổ Nhĩ Kì, Lào, … như hiện nay là ngu là thiếu hiểu biết được. (Mặc dù tôi cũng đồng tình với bạn ở chỗ cũng cần phải biết cái tên gốc của nó là gì nhưng không nhất thiết phải thay đổi tên gọi như hiện nay.) Cho nên cái bạn nói ở đây cũng chỉ là tham khảo cho thú vị mà thôi cũng chẳng có ý nghĩa gì lắm về mặt khoa học và văn hóa. Vì sao tôi lại nói vậy: Vì văn hóa nó có tính bền vững, tìm hiểu văn hóa dĩ nhiên là nó phải gắn với từng thời kì, từng giai đoạn cụ thể. Việc phát âm tên một quốc gia như của ta nó không làm mất đi cái văn hóa vốn có của họ.
Tiếp theo bạn bàn về cách dùng chữ Hán hiện nay?



Tôi rất đồng tình với cách giải thích như bạn conghieu1978 đã nói rõ ở trên. Cách giải thích dễ hiểu, có cơ sở khoa học của nó.
Ở đây mình cũng xin có một vài ý kiến với bạn về việc bạn lăn tăn vì sao trong truyền thuyết trên, cái tên Âu Cơ và Lạc Long Quân lại dùng từ Hán Việt. Thực ra gọi như thế cũng là chuyện bình thường, bởi vì tên người, tên địa lí của ta hiện nay cũng thường sử dụng từ Hán Việt cơ mà. Hơn nữa đây lại là một tác phẩm văn học dân gian (có tính chất truyền miệng) nên việc dùng từ Hán Việt để gọi tên cũng không phải hiếm. Vả lại truyện này mãi sau này nó mới được ghi thành văn bản. Nói đến điều này tôi lại sực nhớ đến truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giày” của ta. Mỗi khi Tết đến nhà nào cũng có bánh chưng và trên bàn thờ tổ tiên ngoài bánh chưng còn có cả bánh chày (miền Nam gọi là bánh Tét) vậy thử hỏi bánh chưng có trước hay bánh chày có trước? Trả lời được câu hỏi này, ta cũng phải tìm hiểu cái gốc tích của nó. Vậy là, muốn tìm hiểu nghĩa của từ Âu Cơ… ta cũng trở về với gốc tích của nó chứ không thể phiên bừa bậy bạ như bạn được.
Nói tóm lại, đã nói đến khoa học thì cũng mong bạn hãy chỉ ra tường tận cho người khác hiểu. Và khi đã nói thì phải đưa ra dẫn chứng cụ thể, đừng nói theo kiểu “úp mở, đánh đố”. Khi chưa có cơ sở vững chắc, chưa được chấp nhận thì khoan đã vội lên lớp người khác!
Cho nên tôi lại trở lại với lời này của bạn:



Cha ông ta có câu: Tiên học lễ, hậu học văn” “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” chả biết bạn là người nào, học ở đâu lại có thể đi ngược lại điều đó! Bạn nói “Những người dạy trong nghành giáo dục đa số là dốt” vậy bạn đã làm được gì cho giáo dục. Ngay cả cái đạo lí “tôn sư trọng đạo” bạn còn chưa có thì làm sao đủ tư cách để bàn về văn hóa!
Kiến thức là vô biên, việc học là mãi mãi nên cũng mong trong giao tiếp đừng tỏ ra ta là người giỏi nhất! Bản thân có lòng khiêm tốn mới có thể làm cho người khác yêu mến, có yêu mến mới có lòng vị tha bạn nhé! Mong bạn hiểu rõ nó để cho ta có thể bàn tiếp về văn hóa. Có thế bạn nói người khác mới nghe và tôn trọng.
Đôi lời với bạn!
Giải thích mình đã giải thích rồi! bạn muốn thì đọc lại! mình ko rảnh ngồi gõ lại đâu!
tôi nói đa số chứ không nói toàn bộ! thực sự khi đi học tôi rất nể một số thầy cô vì họ thực sự giỏi và kiến thức họ bao la! chính tôi học ở họ điều là phải thường xuyên học hỏi! còn chuyện tôi chê nền giáo dục bây giờ là đúng vì tôi có liên quan đến nó nên tôi biết thực sự nó thế nào! chứ không phải ngồi ở ngoài mà phán vào!
Bạn thấy bình thường là chuyện của bạn. Ở VN có nhiều nơi tên chữ Hán rất bình thường vì mình bị nó đô hộ cả ngàn năm thì dễ gì ko dính. Còn câu chuyện này có trước khi Tàu qua thì làm sao lại xuất hiện tên Tàu vô được. Bạn thấy được nhưng mình thấy ko.
Người Việt ta có thói quen hay đó là do sự dạy dỗ: người lớn nói là chắc chắn phải đúng, coi cãi cha mẹ trăm đường con hư! chính điều này làm cho tạo ra một thế hệ ko biết thắc mắc! tôi nghĩ bạn chắc cũng thuộc đường lối này! cái gì bạn nói ra là đố con bạn dám cãi hay thắc mắc! tôi thấy con nít ở phương Tây hay hơn ở VN nhiều! cái gì nó cũng thắc mắc! và thực sự người lớn ở phương Tây cũng chịu ngồi giải thích cặn kẽ ! còn người VN con mà hỏi ít còn ráng trả lời! hỏi nhiều một chút là nạt ngang luôn ( mình có nằm trong đám này, đang ráng sửa mà ko biết khi nào mới sửa được, he he).
Nhiều câu truyện ở trang đâu tôi có úp mở để mọi người tò mò mà đi tìm hiểu! rồi lúc đó bàn luận mới vui! chứ viết ra hết thì còn gì là hấp dẫn nữa!

À quên một bạn nào đó nói Âu Lạc là từ Âu Việt và Lạc Việt kết hợp . Bạn sẽ hiểu lý do tại sao sau này An Dương Vương đặt tên nước là ÂU Lạc!
Đây là một điểm rất kỳ lạ! Nếu mình coi Hùng Vương là vua nước Việt, thì không thể coi An Dương Vương là vua nước Việt được! vì ông này là dân phương Bắc kéo xuống đánh chiếm nước Văn Lang ,rồi lập nên Âu Lạc! ông này cũng giống giặc Phương Bắc thôi! nhưng khác một chỗ là ông cai trị trực tiếp luôn , còn đám Tàu( mình dùng chữ tàu này là sai vì thời đó chưa có Tàu- chỉ có nước Tần hay đại loại như vậy!) Mình từ từ tìm hiểu rồi trả lời vấn đề Âu Việt, Lạc Việt.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

huynhnhan

Banned
Ðề: Chữ và nghĩa , xét về khía cạnh dịch thuật!

Chủ đề của thớt là "Chữ và nghĩa, xét về khía cạnh dịch thuật!", nên scotty cho là không giới hạn bàn luận ở "chữ và nghĩa Hán Việt"...

1. Trong lúc scotty đang ngao du thớt này thì nhận được một PM (cách post này khoảng 2 phút) của một bác nhờ giúp dịch "Not So Naive algorithm". scotty đã trả lời rồi. Tuy nhiên, sẵn đang ở thớt này nên post lên đây tham khảo thêm ý kiến khác của anh em.

2. Xin bàn về dịch word by word mà trong một post trên có đề cập. Trong thớt này của scotty, có một câu tiếng Anh "If loving you is wrong, babe. Oh, I don't wanna be right!" và scotty dịch là "Nếu yêu em là ngang trái, anh thà chịu sai còn hơn!". Theo anh em, dịch như vậy có ổn không?

Xin cảm ơn anh em đã quan tâm :D
Câu này nhìn đơn giản chứ dịch ra hơi khó à! mình thì thấy anh này dịch không sai. Nhưng công nhận anh này dịch văn vẻ ghê,dùng từ Hán Việt vô cho nó bay bổng ! để mọi người chém trước đi! rồi mình mới dám chém theo! he he! câu này với mình thì chỉ dùng 4 chữ tiếng Việt thôi: tình yêu mù quáng!
 

baolam1905

Member
Ðề: Chữ và nghĩa , xét về khía cạnh dịch thuật!

bạn à chữ thuốc là chữ quá hiện đại bạn à! mà chữ nhà theo định nghĩa nó là nơi để ở: không thể là nơi kinh doanh được . Tiếng Việt hiện đại thiếu chữ nên dùng bừa thôi bạn à.
--> chịu bạn này luôn, ngày xưa thiếu chữ các cụ mượn của tàu thì khen lấy khen để, giờ bảo Tiếng Việt hiện đại thiếu chữ nên dùng bừa..
mà chữ nhà theo định nghĩa nó là nơi để ở: không thể là nơi kinh doanh được
-->ơ, nhà trọ,nhà khách là nơi vừa để ở vừa kinh doanh, kinh doanh nơi ở mà. Còn nhà hàng bạn tính sao? chưa kể những từ được dùng nhiều như nhà nghề, nhà thương..thì sao? Đã đành định nghĩa ban đầu là như thế, nhưng theo thời gian bổ sung thêm những ý nghĩa hay cách dùng khác thì có gì sai?
Mình hiểu thì thấy 1 điều là mấy bạn trẻ tiếng anh thì ko giỏi, mà suốt ngày lấy chữ tây ra dùng nhiều đến độ mà nhiều lúc xài nó vô nghĩa luôn. Còn chữ này tiếng Việt có nhiều chữ đẹp lắm chứ: tuổi ô mai, tuổi thần tiên, tuổi mộng mơ! đầy bạn à! Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn chuyên viết cho tuổi này nè!
-->Tuổi ô mai: không biết ở ngoài Bắc thế nào chứ trong Nam mình thấy món ô mai hơi bị hiếm, có vẻ tàu hũ đá hay bánh tráng trộn hợp hơn!
-->Tuổi thần tiên, tuổi mộng mơ: cái này giờ chỉ dành cho các bé, học sinh cấp 2-3 giờ chỉ biết có ma cà rồng với người sói chứ thần hay tiên không quan tâm lắm, có mơ mộng cũng mơ về thần tượng ca nhạc hay một cái điện thoại, laptop mới nào đó.
---> bạn góp ý thì cũng thực tế chút, đừng cứ quanh quẩn với con chữ, với từ ngữ mà quên cái xã hội thực tế bên ngoài nó đã đi đến đâu rồi.
Bạn nói là bạn cứ dùng từ sáng cho đơn giản. Nhưng khi cần thiết vẫn phải dùng từ minh và từ quang bạn à. Đâu phải lúc nàocũng dùng từ sáng được đâu. Như dùng từ minh ngọc mà bạn dùng từ sáng ngọc thì nghe có được ko
-->mình không định tranh luận về từ ngữ với bạn, mình nêu ra mấy chữ đó để minh họa cho những cách nghĩ cách dùng khác nhau thôi. Không biết là bạn không hiểu ý mình hay hiểu mà vẫn muốn tranh luận về từ ngữ theo thói quen cố hữu?
--> mà đã lỡ nói thì mình cũng nói luôn cho hết: đâu phải lúc nào cũng dùng từ minh được. Một câu đơn giản: " đó là một viên ngọc sáng" và "đó là một viên minh ngọc" bạn thấy cái nào nên dùng trong cuộc sống bây giờ? Ví dụ thế có phần khiên cưỡng nhưng do cách bạn hay đưa ra ví dụ trong những phần trước cũng giống vậy nên mình cũng đưa ra để bạn tự nhìn lại xem.

Mình trích dẫn và phản bác lại một số điểm như trên không phải để bắt bẻ hay tranh cãi, và đây là lần cuối mình trích dẫn kiểu đó vì mọi người đọc chắc cũng tự nhận ra được.
Tranh luận về những vấn đề này sẽ không có hồi kết. Quan điểm và cách nhìn nhận của mình cũng như bạn, có lẽ đã thể hiện rõ, vậy là đủ. Góp ý của mình và mọi người về cách viết hơi quá bức xúc và "dạy khôn" người khác của bạn cũng đã được bạn tiếp thu, vậy là tốt rồi. Còn cách bạn hay lạm dụng việc phân tích về từ ngữ mình chấp nhận nó như một thói quen của bạn và không khó chịu cũng như ý kiến gì nữa.
Vậy nhé, chào bạn.
P/S: Góp thêm chút kiến thức:
Còn câu chuyện này có trước khi Tàu qua thì làm sao lại xuất hiện tên Tàu vô được.
Theo như mình đọc được ở vài cuốn sách thì huyền thoại "con rồng cháu tiên", "họ Hồng Bàng" được ra đời sau này, cha đẻ của nó là Thiền sư Vạn Hạnh, Quốc sư và cũng là thầy của Lý Công Uẩn. Ông cũng được cho là người sáng tạo ra huyền thoại Thánh Gióng.
 

HDCP

Super Moderators
Ðề: Chữ và nghĩa , xét về khía cạnh dịch thuật!

Giải thích mình đã giải thích rồi! bạn muốn thì đọc lại! mình ko rảnh ngồi gõ lại đâu!
tôi nói đa số chứ không nói toàn bộ! thực sự khi đi học tôi rất nể một số thầy cô vì họ thực sự giỏi và kiến thức họ bao la! chính tôi học ở họ điều là phải thường xuyên học hỏi! còn chuyện tôi chê nền giáo dục bây giờ là đúng vì tôi có liên quan đến nó nên tôi biết thực sự nó thế nào! chứ không phải ngồi ở ngoài mà phán vào!
Bạn thấy bình thường là chuyện của bạn. Ở VN có nhiều nơi tên chữ Hán rất bình thường vì mình bị nó đô hộ cả ngàn năm thì dễ gì ko dính. Còn câu chuyện này có trước khi Tàu qua thì làm sao lại xuất hiện tên Tàu vô được. Bạn thấy được nhưng mình thấy ko.
Người Việt ta có thói quen hay đó là do sự dạy dỗ: người lớn nói là chắc chắn phải đúng, coi cãi cha mẹ trăm đường con hư! chính điều này làm cho tạo ra một thế hệ ko biết thắc mắc! tôi nghĩ bạn chắc cũng thuộc đường lối này! cái gì bạn nói ra là đố con bạn dám cãi hay thắc mắc! tôi thấy con nít ở phương Tây hay hơn ở VN nhiều! cái gì nó cũng thắc mắc! và thực sự người lớn ở phương Tây cũng chịu ngồi giải thích cặn kẽ ! còn người VN con mà hỏi ít còn ráng trả lời! hỏi nhiều một chút là nạt ngang luôn ( mình có nằm trong đám này, đang ráng sửa mà ko biết khi nào mới sửa được, he he).
Nhiều câu truyện ở trang đâu tôi có úp mở để mọi người tò mò mà đi tìm hiểu! rồi lúc đó bàn luận mới vui! chứ viết ra hết thì còn gì là hấp dẫn nữa!

À quên một bạn nào đó nói Âu Lạc là từ Âu Việt và Lạc Việt kết hợp . Bạn sẽ hiểu lý do tại sao sau này An Dương Vương đặt tên nước là ÂU Lạc!
Đây là một điểm rất kỳ lạ! Nếu mình coi Hùng Vương là vua nước Việt, thì không thể coi An Dương Vương là vua nước Việt được! vì ông này là dân phương Bắc kéo xuống đánh chiếm nước Văn Lang ,rồi lập nên Âu Lạc! ông này cũng giống giặc Phương Bắc thôi! nhưng khác một chỗ là ông cai trị trực tiếp luôn , còn đám Tàu( mình dùng chữ tàu này là sai vì thời đó chưa có Tàu- chỉ có nước Tần hay đại loại như vậy!) Mình từ từ tìm hiểu rồi trả lời vấn đề Âu Việt, Lạc Việt.

Qua cách diễn đạt của bạn, tôi thấy bạn còn trẻ, kiến thức còn non nớt cho nên kinh nghiệm xử lý kiến thức còn sách vở lắm! Chắc bạn đang là sinh viên?
Tôi nói cho bạn điều này:
-Thứ nhất, Khi đưa ra một vấn đề khoa học để tranh cãi và làm sáng tỏ, nó không đơn giản như những cái bạn đã viết lan man ở trên đâu! Cái gì cũng vậy, viết phải có lập luận và luận cứ chính xác, toàn diện để chứng minh hay giải thích một vấn đề nào đó. Bạn thử đọc lại xem bạn đã có đủ các yếu tố trên chưa?
-Thứ hai, nếu bạn không đồng ý về một vấn đề nào đó trong nền giáo dục thì cũng đừng nên chửi đổng ở đây! Hãy soi mình vào gương rồi mới lên tiếng chỉ trích.
-Thứ ba, bạn có thắc mắc về vấn đề chữ Hán có trong truyền thuyết con Rồng cháu Tiên tôi đã giải thích vậy mà bạn vẫn không hiểu, điều này chứng tỏ kiến thức của bạn lại có vấn đề. Bạn cần xem lại cho thật kỹ Đại Việt sử kí toàn thư hoặc Đại Việt sử lược! (Đọc xong bạn sẽ biết cặn kẽ về người Âu Việt và Lạc Việt có nguồn gốc xuất xứ, ngôn ngữ gì) Hơn nữa, tôi đã nói nó là văn học dân gian có tính truyền khẩu nên không thể biết đích xác truyện này nó ra đời trong khoảng thời kì nào? Điều này thêm một lần nữa chứng tỏ vốn kiến thức văn hóa dân gian của bạn còn quá kém!
-Thứ tư, bạn nói An Dương Vương là gì nhỉ? Tham khảo nhé! "Theo hai bộ sử ký Đại Việt sử ký toàn thư (viết ở thế kỷ 15) và Đại Việt sử lược (viết ở thế kỷ 13), thì nhà nước Âu Lạc được Thục Phán (thủ lĩnh bộ tộc Âu Việt) thành lập vào năm 258 TCN sau khi đánh bại vị vua Hùng cuối cùng của nước Văn Lang, ông lên ngôi và lấy niên hiệu là An Dương Vương." Nói An Dương Vương là giặc hay gì nữa thì đó là cảm nhận của mỗi người, ở đây tôi không bàn.
-Vài lời thế thôi! Cố gắng học hỏi cho tốt! Và cũng nói thêm với bạn điều này, biết đọc tài liệu là tốt, nhưng kinh nghiệm để xử lí tài liệu để từ đó bộc lộ hiểu biết cá nhân thì cần có kinh nghiệm và sự thông minh. Cái này theo tôi nghĩ bạn vẫn còn non lắm, cần cố gắng hơn nữa!
Có lẽ đây là comment cuối cùng, trước khi kết thúc tôi có một điều này cần nhắc nhở thêm - cần phải KHIÊM TỐN!
 

ktq

Member
Ðề: Chữ và nghĩa , xét về khía cạnh dịch thuật!

Làm văn hóa thì phải dung hòa giữa kiến thức và văn hóa, bác chủ thớt này coi bộ mất cân bằng hai miếng này rồi (chưa biết kiến thức có được bi nhiêu).

Thấy bảo là rút kinh nghiệm ở bài trên, bài dưới chưa gì đã phán luôn An Dương Vương là giặc phương Bắc. Xin vui lòng cung cấp thông tin rõ ràng. Có thể bạn đúng, nhưng ông này là thuộc về tổ tiên nước Việt (và cũng có thể là bao người phương Bắc sang đây thống trị - nghìn năm chứ ít ỏi gì), người dân đã bao đời tôn trọng mà phán thẳng cánh như vậy là không ai chấp nhận cho văn hóa của bạn cho dù bạn đúng.

Chuyện của VN có lâu đời nhưng lại dùng văn tự TQ ghi lại, do vậy từ ngữ trong tài liệu lưu giữ lại được cũng phải theo đó thôi; còn lời truyền miệng dân gian mới gọi là thuần Việt thì làm sao mà đầy đủ được. Cứ thắc mắc làm gì mấy chuyện từ ngữ thời cổ xưa đó, có thắc mắc thì thắc mắc ý nghĩa của nó kìa.

Bạn là người diễn dịch ý nghĩa là trước tiên rồi mới tìm từ để diễn đạt; nhưng mà thưa bạn, giờ bạn học đủ thứ mới biết nghĩa của nó đó mà đòi mấy ông ngôn ngữ học xa xưa biết như bạn sao, đòi mấy thầy cô mấy chục năm trước biết như bạn sao, đòi người dân bình thường hiểu biết như một "chuyên gia ngôn ngữ" như bạn sao ? Những người đó dốt lắm bạn à, bạn phải nói khéo người ta mới hiểu và quan trọng hơn là chấp nhận cho bạn.

Làm văn hóa thì chí ít cũng trưng ra thông tin trước khi kết luận, lúc bạn nghe truyện Lạc Long Quân-Âu Cơ bạn có thắc mắc gì không ? Sao không ai kể là Long Quân - Âu Cơ hay Long Quân (vua Rồng) - Thiên Cơ (Thiên Nữ) thôi mà phải là Lạc Long Quân - Âu Cơ mới chịu ? Giờ bạn tự mình tìm hiểu rồi thấy lạ về cái từ Âu đó hay là người khác nói cho bạn nghe điểm lạ đó ? Bạn có biết bao người dân Việt họ đâu có màng gì tới từ Lạc Long Quân hay Âu Cơ mà chỉ quan trọng là con Rồng cháu Tiên thôi bạn biết không ? Bạn thắc mắc sử Việt tên rặt Tàu mà bạn đòi chuyển ngữ từ Hi Lạp ra Triết Khuê, Anh ra Phương Thiên đảo quốc... là sao ? Bây giờ có người định nghĩa Hi Lạp là từ thuần Việt, nghĩa là trí tuệ thông suốt thì bạn chịu không ?
 

ktq

Member
Ðề: Chữ và nghĩa , xét về khía cạnh dịch thuật!

--> mà đã lỡ nói thì mình cũng nói luôn cho hết: đâu phải lúc nào cũng dùng từ minh được. Một câu đơn giản: " đó là một viên ngọc sáng" và "đó là một viên minh ngọc" bạn thấy cái nào nên dùng trong cuộc sống bây giờ? Ví dụ thế có phần khiên cưỡng nhưng do cách bạn hay đưa ra ví dụ trong những phần trước cũng giống vậy nên mình cũng đưa ra để bạn tự nhìn lại xem.

Bạn nói vậy chưa hợp lý lắm, lại không có sang, phải nói là : "Thiệt là một hạt minh châu đó ha" mới hợp.=))=))
 

siusiuenen

New Member
Ðề: Chữ và nghĩa , xét về khía cạnh dịch thuật!

2. Xin bàn về dịch word by word mà trong một post trên có đề cập. Trong thớt này của scotty, có một câu tiếng Anh "If loving you is wrong, babe. Oh, I don't wanna be right!" và scotty dịch là "Nếu yêu em là ngang trái, anh thà chịu sai còn hơn!". Theo anh em, dịch như vậy có ổn không?

Xin cảm ơn anh em đã quan tâm :D

Câu trên có thể dịch sát nghĩa " Nếu yêu em là sai thì anh không muốn mình đúng " đó là cách nói của người da đen hoặc tiếng Anh không phải là tiếng mẹ đẻ . Nhưng cách cua gái của người Việt mình có vẻ cao thủ hơn " Nếu yêu em là mê muội thì anh thà mình đừng sáng suốt " .
Nói về chữ nghĩa , mình không dám lạm bàn vì cảm thấy tiếng Việt của mình mai một nhiều . Nhờ tham gia forum này mà nó trở lại được rất nhiều qua trao đổi với các bạn ở đây . Xin kể câu chuyện thế này :
Khi mới qua Mỹ và có bạn gái là người Việt sanh đẻ tại đây, co này có tính giống gái Mỹ và ăn nói rất vui nhộn và ồn ào như con trai . Một lần đi chơi, cô bảo mình đứng chờ , hỏi thì cô phán tỉnh bơ và rõ to : " Em đi ĐÁI " . Vì là người mới chân ướt chân ráo quen vơi kiểu kín đáo của con gái Việt nam lúc đó thường không bao giờ nói mình đi trường hợp như vậy . Đang thú vị vì cá tính và cái giọng lơ lớ rất dễ thương của cô nàng tính dạy em nói : " em đi TIỂU " cho nó thanh thoát , chợt nghĩ tại sao không nhỉ ? " Đái " hay " Tiểu" cũng chỉ là từ chỉ về một hành động , chẳng lẽ bọn tàu , từ thằng quí tộc tới thằng rửa cầu tiêu nó dùng từ " tiểu tiện " hằng ngày thì cao sang quí sì tộc hơn người Việt chúng ta dùng tiếng thuần mẹ đẻ sao ?
Nhìn lại các quốc gia châu Mỹ , chỉ bị xâm chiếm vài trăm năm, tiếng mẹ đẻ của họ hoàn toàn biến mất mà chỉ còn sài tiếng Tây ban nha hoặc Bồ đào nha thì mới thấy cái công của ông bà còn giữ lại tiếng nói cho mình dù nó mai một dưới sự mưu đồ đồng hóa của bọn tàu trong hơn cả ngàn năm .
Một lần thấy trong một forum , bọn tàu mỉa mai : " Bọn mày vay mượn tới 60% từ ngữ của tao " thì thấy đau lắm .
 

baolam1905

Member
Ðề: Chữ và nghĩa , xét về khía cạnh dịch thuật!

2. Xin bàn về dịch word by word mà trong một post trên có đề cập. Trong thớt này của scotty, có một câu tiếng Anh "If loving you is wrong, babe. Oh, I don't wanna be right!" và scotty dịch là "Nếu yêu em là ngang trái, anh thà chịu sai còn hơn!". Theo anh em, dịch như vậy có ổn không?

Xin cảm ơn anh em đã quan tâm :D
Mình nghĩ dịch sao cũng dựa vào ngữ cảnh mới chính xác, mới hay. scotty đưa ra câu đó mà không cho biết nói trong hoàn cảnh nào, người nói như thế nào thì anh em lên góp ý sẽ có rất nhiều câu khác nhau,hay thì đều hay cả nhưng không chắc là đều dùng được hết.
Nếu yêu em là ngang trái, anh thà chịu sai còn hơn!"
--> câu này làm em nghĩ tới một khung cảnh lãng mạn và ướt át
" Nếu yêu em là mê muội thì anh thà mình đừng sáng suốt "
--> khung cảnh này ít lãng mạn hơn nhưng nghiêm túc và dứt khoát hơn
câu này với mình thì chỉ dùng 4 chữ tiếng Việt thôi: tình yêu mù quáng!
--> cái này mình phát triển thêm nhé: "Dù biết yêu em là mù quáng, anh vẫn chấp nhận" --> dùng cho một anh ngoan cố vừa phát hiện ra người mình yêu đã có gia đình hoặc đã phạm một tội lỗi gì ghê ghớm lắm nhưng vẫn tiếp tục yêu.
 

manhthang

Huyền Thoại
Ðề: Chữ và nghĩa , xét về khía cạnh dịch thuật!

Lúc đầu cứ tưởng bạn huyanhnhan là người có kiến thức sâu rộng về ngôn ngữ nên mới lập topic này hóa ra bạn chỉ cũng nông cạn, có 1 ít kiến thức do cao nhân nào đó chỉ giáo chứ hoàn toàn không có nền tảng kiến thức căn bản.
Chính vì vậy tôi viết bài này để các bác HDVN thấy rõ trình độ cũng như tư duy lệch lạc của bạn mà ngừng cái việc tranh luận vô nghĩa này.

Mở đầu topic bạn cho rằng sự dốt nát của những người dịch giả hiện đại khi dịch bừa phiên âm mà không biết rằng người dốt nát trong lĩnh vực chính là bạn.
Ví dụ tên quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ, được người Trung Quốc dùng các từ đồng âm để ký âm lại bằng Hán tự sao cho có cách phát âm giống của người Thổ Nhĩ Kỳ. Các dịch giả Việt Nam khi dịch lại đã phiên âm theo âm Hán Việt vì tiếng Việt không có cách pháp âm giống với tiếng Hán nên mới phiên thiết thành Thổ Nhĩ Kỳ. Có nghĩa là chữ Thổ Nhĩ Kỳ trong tiếng Hán vốn có cách đọc giống với cách phát âm của người TNK chứ không phải họ dịch chữ TNK ra tiếng Hán.
Bạn lại đi méo mó dịch lại 1 lần nữa từ Hán Việt sang tiếng Việt thành đất nước có lỗ tai kỳ lạ thì chính bạn mới là người nhảm nhí, thiếu hiểu biết, phát biểu bừa bãi.

Nói về chuyện phiên âm danh từ riêng từ tiếng nước này sang nước khác đầu tiên bạn cần phải hiểu biết về các ngôn ngữ đó, vì trong cách phát âm hoặc trong bảng chữ cái của 1 số quốc gia không có 1 số phụ âm hoặc có cách phát âm khác nhau nên dẫn tới tình trạng đọc trại là phổ biến.
Ví dụ:
- Tiếng Pháp không phát âm phụ âm H mặc dù phụ âm này có mặt trong bảng chữ cái nó vẫn là 1 phụ âm câm. Chính vì vậy người Pháp nói tiếng Anh thường trở thành đề tài đàm tiếu hay trò vui cho dân Ăng lê.
- Tiếng Nga còn không có phụ âm H trong bảng chữ cái của mình, khi phiên âm danh từ riêng tiếng nước ngoài, họ dùng chữ X để thay thế.
- Tiếng Trung không có phụ âm B và Đ, người Trung Quốc khi học tiếng nước ngoài sẽ phát âm B thành P, Đ thành L.

Một ví dụ nữa về lối đọc trại khi được chuyển ngữ qua lại nhiều lần đó là tác phẩm Don Quixote de la Mancha (Don Quixote xứ Mancha). Chữ X được người Tây Ban Nha đọc H chính vì vậy phiên âm tiếng Anh của tác phẩm này là Don Kihote.
Bản tiếng Việt dịch lần đầu dịch từ tiếng Nga, do tiếng Nga dùng X thay cho H nên dịch giả phiên âm lại thành Đông Ki Xốt (đoạn này thì loạn lên chưa, X thành H, rồi H lại thành X). Bản dịch tiếng Việt sau này có hiệu đính lại thành Đôn Ki Hô Tê (có cách đọc giống bản gốc hơn là Đông Ki Xốt).
Tương tự như vậy tên các quốc gia phương Tây trong tiếng Việt thời gian đầu là do phiên thiết từ Hán Việt sang do Việt Nam không trực tiếp tiếp xúc với các nền văn hóa này chính vì thế những cái tên Anh, Pháp, Đức, Mỹ, .... mới ra đời và tồn tại đến ngày nay thì nó trở thành tập quán không thể thay đổi.

Sự đọc trại của danh từ riêng còn được giải thích bằng tập quán ngôn ngữ của các quốc gia. Trừ các quốc gia sử dụng bảng chữ cái Latin và Scandinavia ghi lại phiên âm theo phương pháp đánh vần.
Các quốc gia sử dụng ký tự riêng như Trung Quốc dùng từ đồng âm để ghi lại cách phát âm bằng Hán tự, Nhật Bản dùng bảng ký âm Romaji rồi chuyển dùng bảng ký tự Katakana để ghi. Việc dùng Katakana cũng là để phân biệt với những từ có nguồn gốc Nhật bản được viết bằng chữ Hiragana.
Ví dụ chữ Việt Nam trong tiếng Nhật dùng bảng ký âm romaji là Betonamu, khi viết thì dùng chữ katakana
betonamu.gif

Do Nhật Bản không có phụ âm V cũng như nguyên âm ie nên dùng Be thay cho Vie, to thay cho t => có chữ Beto. Chữ Nam được ghép bằng chữ Na và Mu (do không có chữ M) nên mới có cả chữ Việt Nam là Betanamu.
Giờ thì bạn huynhnhan sang Nhật mà mắng sao lại dịch nhố nhăng như vậy đi nhé.

Đúc kết bài viết của bạn huynhnhan thì thấy bạn chủ yếu ưu điểm ở cái Phàm Thiên Giáo và Phương Thiên Đảo Quốc. Đương thời Hồ chủ tịch luôn kêu gọi chúng ta giữ gìn sự trong sáng cho tiếng Việt, cố gắng dùng từ thuần Việt ở mức cao nhất có thể thì bạn toàn chơi Hán Việt.
Cứ cho là bạn đúng và Việt Nam áp dụng luôn thì giả sử Sir Winston Churchill có sống lại mà sang Việt Nam chơi, thấy băng rôn Việt Nam - Phương Thiên Đảo Quốc hẳn ông ấy tưởng đang chào đón bọn bỏ mẹ nào đó hay cái đảo nào đó của Tàu cũng nên.
Rồi bạn lại lôi cả Minh Giáo và Tây Vực từ tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung ra đối bạn conghieu1978, khi tôi có giải thích về nguồn gốc của 2 từ này thì bạn lại cho khoe trong khi bạn là người lôi ra dọa nạt người khác trước.

Tiếp đến để giải thích việc dịch danh từ riêng là hết sức bậy bạ tôi đã ví dụ tên bạn là Nhân khi dịch ra tiếng Anh là Human bạn lại cãi là chữ Nhân của bạn là Nhân ái chứ không phải con người. Một lần nữa bạn lại thể hiển sự kém hiểu biết chính ngôn ngữ mẹ đẻ của mình trong khi chê bai các dịch giả.
Cấu tạo của tiếng Việt là đơn âm chứ không phải đa âm như các quốc gia khác, chữ viết của tiếng Việt quốc ngữ là chữ Latin chứ không phải Hán tự. Chỉ có Hán tự mới có nhiều từ đồng âm khác nghĩa nên mới có lối giải thích chữ gì trong từ gì, ví dụ chữ shu (thư) trong văn nói thì cần phải giải thích đó là chữ shu nào: hay thư (chị) hay thư (sách).
Chữ Nhân ái trong tiếng Việt là 1 từ ghép Hán Việt. Nhân là người, ái là yêu. Nhân ái là yêu thương con người. Nếu tên bạn hàm ý là Nhân ái thì người dịch tên bạn ra tiếng Anh là Human là hoàn toàn đúng, bao giờ người ta dịch thành Core (nhân, lõi) thì mới sai về mặt nghĩa.
Để hiểu sâu sắc về 1 ngôn ngữ nào đó cần phải bỏ ra cả đời để tìm hiểu, một dịch giả mà gặp từ nào cũng bỏ công ra nghiên cứu thì chắc mất cả đời mới dịch được 1 tác phẩm văn học, mất cả tháng để dịch xong1 phụ đề phim.
Chính vì vậy tôi hết sức tán thành việc để nguyên tên riêng nước ngoài hoặc viết theo tiếng Anh sẽ rất dễ dàng cho người đọc nếu cần tra cứu. Nếu giờ cái tên riêng nào cũng bị dịch ra Hán Việt hết, khi ai cần tìm hiểu mà tìm thì tìm ở đâu? Tài liệu tiếng Việt rất hạn chế, hướng tìm chủ yếu là tài liệu tiếng Anh trên mạng internet. Nếu máy tìm kiếm Google mà biết nó nó chẳng chửi bố lên cho khi hỏi Phương Thiên Đảo quốc là quốc gia ở đâu cho ấy chứ.
Việc phiên âm danh từ riêng và biến nó trở thành từ trong từ điển nước mình là việc quốc gia nào cũng làm, không 1 ai làm theo cách dịch nghĩa như bạn huynhnhan cả.

Mặc dù rất ghét 1 số dịch giả, phóng viên ngày nay bị cuồng ngôn loạn ngữ dùng từ sai linh tinh nhưng tôi cũng không thể chấp nhận lối tư duy phiến diện của bạn huynhnhan. Còn nếu như bạn không hài lòng với bất kỳ bản dịch nào (tác phẩm văn học, phụ đề, ....) thì bạn chỉ việc bỏ công ra dịch lại theo nghĩa chuẩn văn, chuẩn chữ của bạn, làm như thế sẽ khối người cảm ơn bạn chứ đừng nên chỉ dựa vào vài từ mình biết mà la lối thì chối lắm.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

siusiuenen

New Member
Ðề: Chữ và nghĩa , xét về khía cạnh dịch thuật!

--> cái này mình phát triển thêm nhé: "Dù biết yêu em là mù quáng, anh vẫn chấp nhận" --> dùng cho một anh ngoan cố vừa phát hiện ra người mình yêu đã có gia đình hoặc đã phạm một tội lỗi gì ghê ghớm lắm nhưng vẫn tiếp tục yêu.

Mình thích câu dịch này của bác . Rất chuẩn theo cách nói của người Việt .

Mình đồng quan điểm với bác Manhthang . Tên riêng cứ nên giữ nguyên văn . Thứ nhất là tôn trọng, thứ hai là cũng như bac Manhthang đã trình bày . Ví dụ mình đã quen thuộc với cái tên Kha luân Bố cho đến khi qua bên này có ngày lễ Columbus thì chẳng biết là ai mãi mới nhận ra cả hai chỉ là một người .
Ở bên này có ký giả Bùi Bảo Trúc rất uyên bác ( một lò Hán Việt) trước đây làm kí giả cho BBC . Ông nói trên đài rằng mỗi lần đọc trên đài một cái tên mà không biết thì phải hỏi một ông tàu coi ông ta đọc thế nào thì phiên âm theo Hán Việt ?????????? cho đến khi đọc một cái tên Korea khi hỏi một ông Nam Hàn thì ông ta bảo : Tên của chúng tôi ông nghe sao thì đọc y chang vậy . Làm ơn đừng chuyển qua tiếng Hán . Chúng tôi là người Korea ! (Kim Jung Ill thì cứ đọc thế chứ đừng Kim Chính Nhật )
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Bên trên